Tuesday, October 8, 2013

CỘNG SẢN VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN DỐI TRÁ VỀ ‘SỬA HIẾN PHÁP’




 
 

Sửa đổi Hiến pháp chỉ là hình thức...

 

Dân góp ý kiến nhưng Trọng Lú sửa ý kiến theo ý đảng csVN
Trọng Lú nói không đúng sự thật về Dân góp ý kiến để sửa đổi Hiến pháp
Trọng Lú không muốn sửa Hiến pháp theo theo ý Dân
Trọng Lú muốn Hiến pháp phản dân chủ, phản cuộc sống và đi ngược lại lòng Dân
Đảng csVN đã quyết định hoàn toàn sửa đổi Hiến pháp theo ý đảng để tiếp tục cai trị
Tự do tôn giáo ở Việt Nam là không đúng sự thật
Đảng csVN muốn cai trị tôn giáo ở Việt Nam
Chủ nghĩa xã hội đã chết trong lòng Dân Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ còn trên danh nghĩa chứ không còn trong lòng Dân Việt Nam
Tự do và Dân Chủ lành mạnh đòi hỏi sự tham dự của tòan Dân trong và ngoài nước Việt Nam
Tự do và Dân Chủ đòi hỏi nỗ lực và hy sinh đóng góp
Cơ Hội Tự do và Dân Chủ Cho Việt Nam đang ở trong tay tất cả mọi người
Vai trò lịch sử của cả dân tộc Việt Nam không một ai có thể bỏ qua

 




CỘNG SẢN VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN DỐI TRÁ VỀ ‘SỬA HIẾN PHÁP’



Những con số từ cuộc khảo sát mang tên “Chỉ số công lý 2012”, cho thấy nhà cầm quyền CSVN dối trá khi đề cập đến sự ủng hộ của dân chúng đối với việc sửa Hiếp pháp.

Cách nay khoảng 4 tháng, vào ngày 17 tháng 5, tại buổi họp báo về những kiến nghị liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp, ông Trần Tiến Dũng, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp loan báo: “Các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức được 28,014 hội thảo, hội nghị lấy ý kiến và tiếp nhận khoảng 18 triệu lượt ý kiến góp ý của các tập thể, cá nhân” và “phần lớn các ý kiến thể hiện quan điểm tán thành với việc ghi nhận về vị trí và vai trò lãnh đạo của Đảng trong hiến pháp”.

Cách nay khoảng 4 tháng, vào ngày 17 tháng 5, tại buổi họp báo về những kiến nghị liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp, ông Trần Tiến Dũng, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp loan báo: “Các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức được 28,014 hội thảo, hội nghị lấy ý kiến và tiếp nhận khoảng 18 triệu lượt ý kiến góp ý của các tập thể, cá nhân” và “phần lớn các ý kiến thể hiện quan điểm tán thành với việc ghi nhận về vị trí và vai trò lãnh đạo của Đảng trong hiến pháp”.

Trước nữa, hồi cuối tháng 3, trong “Báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, Ủy ban Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam viết: “Công tác tuyên truyền, phổ biến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đến các tầng lớp nhân dân được tiến hành khẩn trương, tích cực” nên đã “tạo ra một đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp, thu hút được sự quan tâm và tham gia đông đảo của người dân” và “đến ngày 30/3/2013 theo thống kê bước đầu của Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 5 tổ chức chính trị – xã hội (chưa bao gồm các tổ chức thành viên khác) đã có tổng số 3,181,529 lượt người” đóng góp “8,071,919 ý kiến vào hầu hết các nội dung của Dự thảo Hiến pháp”.

Đã có nhiều người chỉ trích những số liệu vừa được trích dẫn. Chẳng hạn nhóm soạn thảo “Kiến nghị 72” (cách gọi kiến nghị của một nhóm gồm 72 nhân sĩ, trí thức yêu cầu không hiến định vai trò lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng CSVN và kiến nghị này đã có hàng chục ngàn người ký tên ủng hộ). Trong thư ngỏ phản đối Dự thảo Hiến pháp được Ủy ban soạn thảo Hiến pháp trình Quốc hội CSVN vào tháng 7 năm nay, nhóm này nhận định: “Ai cũng thấy cuộc sinh hoạt chính trị kiểu này (tổ chức góp ý cho dự thảo hiến pháp – NV) mang nặng tính hình thức, áp đặt và quá tốn kém. Mọi ý kiến về những điều cốt yếu khác với quan điểm hoặc ý muốn của cơ quan lãnh đạo đều không được chấp nhận, thậm chí không được công bố và thảo luận công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà chỉ bị phê phán, quy kết một chiều”.

Những chỉ trích như thế tuy xác đáng vì sát thực tế song không được minh họa cụ thể. Mãi đến hôm 3 tháng 10-2013, khi Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng, công bố kết quả cuộc khảo sát “Chỉ số Công lý 2012”, người ta mới có cơ sở để thấy Đảng, chính phủ và các đoàn thể chính trị tại Việt Nam đã toa rập với nhau để nói dối.

Theo kết quả cuộc khảo sát “Chỉ số Công lý 2012”, thì 42.4% dân chúng Việt Nam không biết gì về Hiến pháp hoặc chưa bao giờ nghe nói đến Hiến pháp.

Với 57.6% còn lại – những người biết hiến pháp là gì hoặc đã từng nghe nói tới Hiến pháp thì có tới 23% không hề biết Việt Nam đang tổ chức góp ý sửa đổi Hiến pháp.

Nói cách khác có tới 65.4% dân chúng Việt Nam không biết cũng như không can dự vào kế hoạch sửa đổi Hiến pháp hiện hành, vốn đã được chế độ Hà Nội ‘phát động” từ đầu năm nay.

Nói cách khác “18 triệu lượt ý kiến góp ý” qua “28,014 hội thảo, hội nghị” do “các bộ, ngành, địa phương tổ chức” như Bộ Tư pháp công bố được lấy từ bao nhiêu người?

Nói cách khác “3.181.529 lượt người” đóng góp “8.071.919 ý kiến vào hầu hết các nội dung của Dự thảo Hiến pháp” như Ủy ban Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam loan báo thực ra là của bao nhiêu người để có số “lượt” như thế?

Hôm 28 tháng 9-2013, tại cuộc gặp cử tri các quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, với tư cách đại biểu cho dân chúng của khu vực này tại Quốc hội, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN, khi đề cập đến vấn đề quốc hiệu được nêu trong dự thảo Hiến pháp mới, ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Tuyệt đại đa số người dân đồng ý với tên gọi hiện nay – nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Ngay sau đó, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, cựu Phó Ban Tổ chức của Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN, khẳng định, ông Trọng nói “sai sự thật” và điều ông Trọng nói “không đáp ứng nguyện vọng của nhân dân”.

Kết quả của cuộc khảo sát “Chỉ số Công lý 2012” cho thấy, ông Nguyễn Trọng Vĩnh nhận định chính xác.

Khi có tới 65.4% dân chúng Việt Nam không biết cũng như không can dự vào kế hoạch sửa đổi Hiến pháp hiện hành thì làm sao có thể bảo rằng đó là “tuyệt đại đa số người dân Việt Nam”. Chưa kể 34.6% còn lại – những người biết về kế hoạch sửa hiến pháp, chắc gì đã đồng tình hoàn toàn với việc giữ nguyên quốc hiệu Việt Nam là “Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Trong buổi công bố kết quả của cuộc khảo sát “Chỉ số Công lý 2012”, ông Lê Minh Tâm, Phó chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, nhận định thế này: Nhiều người dân, đặc biệt là nhóm yếu thế, chỉ nghe đến khẩu lệnh liên quan đến Hiến pháp chứ chưa thực sự tiếp cận và biết Hiến pháp như thế nào. Do đó họ cũng không thể biết quyền của mình trong Hiến pháp nên rất dễ bị tổn thương.

Nhóm yếu thế (nghèo khổ, thất học) mới là nhóm chiếm “tuyệt đại đa số”. Giống như cách nay tám thập niên (1930), nhóm này vẫn tiếp tục bị Đảng CSVN nhân danh và dối gạt. (G.Đ)

_______

Tiếng Nói Dân Chủ là diễn đàn chia sẻ những quan điểm dân chủ từ nhiều nơi khác nhau. Ban Biên Tập không chịu trách nhiệm nội dung các bài viết đã được đăng tải, cũng như bài viết không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tiếng Nói Dân Chủ.

  •  
  •  
  •  

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link