From: Hoa Thuong Thich Tue Minh <
Sent: Wednesday, May 11, 2016 10:01 AM
Subject: Re: Fw: Chính quyền Việt Nam CS đang kích động nổi loạn -
Sent: Wednesday, May 11, 2016 10:01 AM
Subject: Re: Fw: Chính quyền Việt Nam CS đang kích động nổi loạn -
Không thể tha thứ được. Dân là vạn đại; chúng ta sẽ không
để cho cảnh trạng này xảy ra nữa.
Unforgivable.
Vietnamese of Communist Party must be died. Don't let them go;
also don't let them runaway.
TRƯỚC TỘI ÁC TÀY TRỜI PHÁ HỌAI MÔI TRƯỜNG, "DIỆT
CHỦNG" CỦA CÔNG TY FORMOSA MÀ CHỦ TỊCH NGUYỄN PHÚ TRỌNG VÀ TẬP ĐÒAN CSVN
VẪN IM LẶNG BAO CHE TỘI ÁC, THẤY RÕ CHÚNG ĐANG LÃNH LƯƠNG FORMOSA VÀ FORMOSA
ĐANG CÓ LÁ BÀI TẨY TRONG TAY VÀ NẮM ĐẦU SAI KHIẾN TÒAN BỘ CƠ CẤU ĐẢNG CSVN!!
THEO NGƯỜI VIỆT -
Chính quyền Việt Nam CS
đang kích động nổi loạn
Monday, May 9, 2016 2:30:14 PM
Monday, May 9, 2016 2:30:14 PM
SÀI GÒN (NV) - Cá chết trắng biển đã
đẩy tâm trạng bất an do môi trường sống bị đầu độc thành bất bình và việc đàn
áp phản kháng ô nhiễm khiến bất bình chuyển thành căm giận.
Ví dụ về vượt ngưỡng...
Dân chúng Việt Nam vẫn tiếp tục loay hoay trong việc làm sao để
được sống an toàn. Lối hành xử vô trách nhiệm trong quản trị xã hội khiến trộm
cướp, đâm chém trở thành một loại “giặc” mà hệ thống công quyền bó tay. Ðồng
hành với thứ “giặc” ấy là tai nạn giao thông, an toàn thực phẩm - những vấn nạn
trầm kha của Việt Nam CS.
Ðòi được sống sạch, ăn sạch. (Hình: Facebook) |
Giữa tuần vừa qua, có một sự kiện có thể dùng như ví dụ minh họa
cho sự ngột ngạt vì bất an về môi trường sống tồi tệ ở Việt Nam CS đã đến mức
vượt ngoài sự tưởng tượng của nhiều người: Ðài truyền hình Việt Nam CS công bố
một video clip cho thấy, do người tiêu dùng tại Việt Nam sợ rau non, đẹp nên
nông dân phải dùng chổi tre phá rau mà họ trồng để có thể bán được rau.
Video clip này ghi lại cảnh nông dân dùng chổi tre quét lên các
luống rau nhằm làm cho rau mà họ trồng bị rách lá, thủng lỗ. Tâm sự của những
nông dân trồng rau khiến nhiều người dở khóc, dở cười. Theo họ, bởi tất cả mọi
người cùng bị ám ảnh rằng, rau mơn mởn, bắt mắt là nhờ hóa chất trừ sâu và
thuốc kích thích tăng trưởng, nguy hại cho sức khỏe nên lúc này, người tiêu
dùng ở Việt Nam chỉ mua những loại rau bị sâu ăn thủng lá hay già, héo...
Khi nhiều người đinh ninh, rau bị sâu ăn hoặc già, héo mới là
rau... sạch vì không dính hóa chất trừ sâu hay thuốc kích thích tăng trưởng thì
người trồng rau chỉ còn một cách là... hủy hoại rau họ trồng cho hợp với... thị
hiếu của người mua.
Video clip vừa kể chỉ ra rằng, vấn nạn an toàn thực phẩm đã hủy
hoại cả sức khỏe lẫn niềm tin của con người vào sự thiện lương của đồng loại.
Việt Nam đang trong giai đoạn mà dân chúng phải tự gạt bỏ những điều tưởng như đương
nhiên: Ðược ăn ngon (rau non, xanh) để chọn những thứ vốn dành cho heo (rau bị sâu
ăn, già héo), với hy vọng sẽ không chết dần, chết mòn.
Tại sao vậy?
Tại vì chính quyền dung dưỡng chuyện đầu độc con
người. Dân chỉ là công cụ, không phải là đối tượng phải phục vụ hay bảo vệ.
Ai cũng muốn được sống an toàn
Bối cảnh xã hội như đã kể khiến nhiều người cảm thấy phải bày tỏ
thái độ. Họ xuống đường tham gia các cuộc biểu tình phản kháng ô nhiễm, đe dọa
quyền được sống an toàn của chính mình và thân nhân của mình. Thảm họa môi
trường: Cá chết trắng một đoạn bờ biển dài tới 250 cây số ở phía Bắc miền Trung
thật ra chỉ là giọt nước làm tràn ly.
Ðược sống an toàn là lợi ích chính đáng nhưng lợi ích đó không
được bảo vệ. Bày tỏ thái độ là quyền hợp pháp, song quyền đó không được nhìn nhận.
Biểu tình không chỉ bị ngăn chặn mà còn bị trấn áp thô bạo.
Internet đã bày ra cho mọi người “tận mục sở thị” sự thô bạo đó đến mức độ nào.
Nhiều người không gọi đó là thô bạo nữa, họ gọi cách mà chính quyền Việt Nam
ứng xử với những người bày tỏ khát vọng được sống an toàn là tàn bạo.
Thông qua đàn áp, chính quyền Việt Nam CS tiếp tục chứng minh họ
khinh dân.
Khác nhiều cuộc biểu tình trước, lần này, tâm sự của những người
biểu tình bị bắt, bị đánh, cho thấy mầm loạn đả rất lớn.
Và cách đáp ứng từ chính quyền “của dân, do dân, vì dân.” (Hình: Facebook) |
Yếu tố đầu tiên là lai lịch của những người biểu tình. Tham gia
đòi quyền được sống an toàn hôm Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016, có những người vốn
gắn bó mật thiết với chính quyền hiện tại. Sự ngột ngạt về môi trường sống hiện
tại, tâm trạng bất an khi nhìn đến tương lai đã đẩy họ ra đường, đồng hành cùng
những người khác.
Một facebooker với nickname là “Chuối Chín Cây” viết status “Ơn
Trời tôi đã bị bắt.” “Chuối Chín Cây” khẳng định, những người biểu tình đã hành
xử hết sức ôn hòa nhưng đủ loại lực lượng mặc đồng phục và những kẻ mặc thường
phục (mà ai cũng biết là ai) vẫn xông vào đánh họ bằng tay chân, dùi cui, thậm
chí đánh vào hạ bộ... rồi túm họ đẩy lên bus. Trong đó có cả những người bị
tách khỏi con và những đứa trẻ chỉ mới hai tuổi, bốn tuổi, không có cha mẹ, ngơ
ngác dưới lòng đường.
Hàng trăm người bị bắt đã bị đưa về sân Hoa Lư ở đường Ðinh Tiên
Hoàng, quận 1, đói, khát vì bị giữ cho đến chiều để phân loại và lập biên bản
cảnh cáo vì “gây rối trật tự công cộng.”
Theo lời “Chuối Chín Cây” thì khi phải làm việc với công an, bà đã
khẳng định sẽ tiếp tục cùng mọi người biểu tình chống Trung Quốc và yêu cầu
chính quyền phải có biện pháp tích cực hơn trong việc bảo vệ môi trường.
Thật ra, so với chuyện mà nhiều người đã kể thì cả tường thuật lẫn
thái độ của “Chuối Chín Cây” chẳng có gì khác, trừ... điểm xuất phát của bà.
“Chuối Chín Cây” là một nhà báo kỳ cựu của tờ Phụ Nữ TP.HCM, chồng là cựu tổng
biên tập tờ Pháp Luật TP.HCM. “Chuối Chín Cây” đã nói với những sĩ quan “an
ninh” làm việc với bà rằng: “Cô tin với trái tim của người Việt chân chính, các
con cũng sẽ làm như cô nếu các con không mặc đồng phục!”
Giống như “Chuối Chín Cây” và hàng trăm người khác đã bị bắt sáng
8 tháng 5 tại Sài Gòn, một facebooker tên “Hương Tô” bị tống lên bus sau khi
bảo với những người tham gia vây bắt, đánh đập những người biểu tình rằng, hãy
nghĩ cho gia đình của họ, điều họ đang chống lại chính là thứ đang cố giúp họ,
còn thứ mà họ đang phục tùng sẽ không mang lại thứ gì sạch để ăn.
Hương Tô “bị xô ngã xuống đất, đá vào đầu, đạp vào bụng, kéo lê
trên mặt đất” song cô khẳng định vẫn “không là gì so với những anh chị, cô chú
đáng tuổi cha mẹ chúng mà đầu vẫn tuôn máu ướt vai áo.” “Hương Tô” nhấn mạnh
“Có đi, có trải.”
“Hương Tô” là một họa sĩ thiết kế. Cha cô từng là tổng biên tập tờ
Sài Gòn Giải Phóng. Mẹ cô từng là sĩ quan công an.
Yếu tố thứ hai về mầm loạn đang lớn là tường thuật của những người
nhập cuộc như “Chuối Chín Cây,” “Hương Tô” cho thấy một điều quan trọng khác.
“Chuối Chín Cây” nhận định: “Nói cho công bằng thì cũng có một số
khá đông anh em thanh niên xung phong, cảnh sát cơ động, công an và an ninh cư
xử nhũn nhặn khi bị chúng tôi từ chối thẳng thừng và phản ứng gay gắt về việc
lăn tay, chụp hình. Hoặc khi thấy một số người quật dân biểu tình bằng dùi cui,
họ hò hét che chắn cho những người già như tôi. Một số khác dù không nói ra
nhưng nhìn ánh mắt của họ, tôi hiểu họ bắt giữ chúng tôi chỉ vì công vụ thôi.”
“Hương Tô” cũng đề cập đến những người “thực thi công vụ” cúi mặt khi người biểu tình bảo với họ rằng, biểu tình là cách đòi quyền lợi cho chính họ - những kẻ đã ngăn chặn biểu tình.
“Hương Tô” cũng đề cập đến những người “thực thi công vụ” cúi mặt khi người biểu tình bảo với họ rằng, biểu tình là cách đòi quyền lợi cho chính họ - những kẻ đã ngăn chặn biểu tình.
Khi những người như “Chuối Chín Cây,” “Hương Tô” bị chính quyền mà
họ hoặc cha mẹ họ từng phục vụ đẩy đến chỗ phải nhập cuộc thì thời điểm mà “cha
mẹ, vợ con, anh em, bạn bè” của các thành viên “thực thi công vụ” cũng nhập cuộc
chắc chẳng còn xa.
Tiếp tục nhẫn nhục - chuyện khó tin
Báo chí Việt Nam không có dòng nào về hai cuộc biểu tình phản
kháng ô nhiễm, diễn ra vào Chủ Nhật, 1 tháng 5, và Chủ Nhật, 8 tháng 5. Một
facebooker hiện là biên tập viên của tờ Tuổi Trẻ đã viết như thế này trên trang
facebook của ông ta - nguyên văn:
Câm nín và đối thoại
(Chuyện nghe được ở quán cà phê Ðu Ðủ Xanh)
(Chuyện nghe được ở quán cà phê Ðu Ðủ Xanh)
- Này, mấy ông làm báo cái kiểu con c... gì thế?
- Thế ông muốn hỏi cái con c... gì?
- Tại sao vụ cá chết người ta biểu tình rầm trời ở cả hai đầu đất nước
mà tôi thấy báo chí mấy ông đ... đăng lấy một dòng?
- À, thì đ... đăng lấy một dòng chứ sao!
- Mấy ông điếc à, hay mù?
- Không điếc, cũng không mù mà là không được phép đăng.
- Mấy ông không thấy nhục khi bán báo à?
- Thấy chứ. Nhục cũng có mà không nhục cũng có.
- Lại ăn nói lòng vòng đ... hiểu cái con c... gì?
- Nhục là vì chúng tôi lỡ bước chân vào cái nghề này nên phải
chịu... nhục. Còn không nhục là vì chúng tôi đã cố gắng đăng nhưng cái kiểu làm
báo xứ Việt ta là thế, họ đ... muốn anh đăng thì anh đ... được đăng, hiểu chưa,
đồ ngu?
- Vậy chẳng lẽ mấy ông cứ im lặng chịu nhục ngày này sang ngày
khác à?
- Ðúng vậy. Bọn trẻ thì phải cắn răng tiếp tục chịu... nhục, bọn
già thì mong đến ngày về hưu để hết... nhục. Vậy thôi!
- Vậy thôi?
- Buồn nhỉ?
- Ừ, buồn lắm. Bỏ nghề thì không đành vì đeo theo nó nhiều năm, nó
thành máu rồi. Mà bỏ nghề thì biết làm gì? Chẳng lẽ đi bán bánh canh như thằng Ðủ?
Thôi thì tìm đọc “Ðể Gió Cuốn Ði” của Ái Vân cho đỡ buồn vậy!
Chỉ trong vài tiếng, status mới trích dẫn nhận được khoảng 150
likes, kèm nhiều bình luận. Khoảng hai phần ba những người thích status này đã
từng hoặc đang làm cho nhiều tờ báo ở Việt Nam. Có người khẳng định, về hưu rồi
thì vẫn nhục, nhục từ trong máu nhục ra!
Người ta sẽ cắn răng chịu nhục để cả mình lẫn con cháu chết dần,
chết mòn? Dường như chính quyền Việt Nam vẫn còn tin là có thể làm được như vậy.
Tội nghiệp! (G.Ð)
Chính nghĩa
xuống đường từ cá
Tuesday, May 10, 2016 11:21:39 AM
Tuesday, May 10, 2016 11:21:39 AM
Trần Tiến Dũng/Người Việt (Viết từ Sydney)
Trong hai ngày chủ
nhật đầu tháng 5, Sài Gòn, Hà Nội và nhiều tỉnh thành Việt Nam đã xuống đường
vì cá, vì biển. Có thể nói đây là một trong những lần xuống đường qui mô lớn
nhất sau năm 1975, ngày chế độ chuyên chế áp đặt trên cả nước.
Bức
ảnh bà Hoàng Mỹ Nguyên đi biểu tình bị đánh dã man lan truyền nhanh kỷ lục
trên mạng xã hội facebook. (Hình: Facebook)
|
Từ các đợt biểu tình chống Trung Quốc đến xuống đường vì môi
trường sống còn của cả dân tộc, hành trình ý thức của người Việt, nhất là của
thế hệ trẻ đã mở cửa lớn đi vào đại lộ đấu tranh vì quyền con người, bất chấp
sự xâm đoạt hoặc đánh tráo ý thức của chế độ.
Đồng thời, dư luận cũng chứng kiến qui mô chưa từng có khi chế độ
huy động các công cụ chuyên chế đàn áp. Hình ảnh các công dân xuống đường bất
bạo động hứng chịu các hành động bạo lực đã làm xúc động dư luận.
Các cuộc tranh luận trên mạng xã hội mấy ngày qua về trường hợp bà
Hoàng Mỹ Quyên Và bé Saphia bị thương tích cả thể xác và tinh thần bởi sự hung
hãn của lực lượng đàn áp.
Tất nhiên luôn có hai luồng dư luận đối lập nhau quanh chuyện này,
rằng nên hay không nên đưa trẻ con xuống đường cùng bố mẹ. Nhưng dù quan điểm
của ai đó nhân danh sự an toàn trẻ em thì cũng không thể, không bao giờ có thể
làm mờ được hình ảnh chính nghĩa thuộc về hai mẹ con và cộng đồng xuống đường
vì sự sống của biển Việt và người Việt hôm nay và mai sau.
Chính nghĩa! Có một thời kỳ lịch sử, dù không minh bạch, người
cộng sản đã dùng ngọn cờ đó để thực hiện việc nắm chính quyền. Nay các cuộc
biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm biển Đông và nhất là hai cuộc biểu tình vì
môi trường môi sinh tồn vong của dân tộc, đã đặt người cộng sản vào thế chọn
lựa chính nghĩa hay quyền lực cai trị chuyên chế phi nghĩa.
Hai cuộc biểu tình vừa qua có phải là thông điệp chính nghĩa của
nhân dân hay không? Câu trả lời đơn giản từ công dân ý thức là: Tiền nhân để
lại cho dân tộc hôm nay cả một biển trời bao la tinh sạch, và bao đời cá là
nguồn thực phẩm chính duy trì sự sống.
Vậy thì xuống đường bảo vệ cá sạch cho từng mâm cơm Việt hôm nay
và mai sau không chỉ là chân lý mà còn vì sự sống còn của từng người Việt, kể
cả người sẽ sinh ra vào ngày mai.
Nếu lập luận biểu tình là gây rối trật tự làm mất ổn định... thì
liệu biển, cá và các nguồn kiếm sống từ biển đang nhiểm độc trơ trơ kia không
phải đã cho thấy làm gì còn trật tự nào, ổn định nào khi cả dân tộc mất an toàn
ngay trong từng bữa cơm.
Hàng triệu gia đình Việt, hàng ngày quanh mâm cơm dù thiếu cá ăn
hay có cá ăn nhưng lúc nào cũng hoang mang lo sợ cá nhiễm độc, vậy thì họ bị
buộc phải chọn cam chịu bị đầu độc dần mòn cho đến khi mang trọng bệnh tức thì
hoặc về lâu về dài. Họ không chấp nhận điều đó, họ chọn phải vượt qua nỗi hãi
bạo lực chuyên chế để xuống đường bảo vệ nguồn sống.
Người
biểu tình sáng 8 Tháng Năm, 2016 tại Sài Gòn. (Hình: Facebook Lộc Phạm)
|
Đâu có sức mạnh nào, bạo lực nào ngăn được sự đấu tranh vì chính
nghĩa tồn vong của dân tộc. Hẳn người cộng sản lớp trước hiểu hơn ai hết điều
đó nhưng những người cộng sản đang cai trị hôm nay thì không. Vì sao chỉ dùng
dùi cui và hơi cay thay cho đối thoại ôn hoà minh bạch.
Không một ai trong chóp bu quyền lực cai trị chọn đối thoại ôn hoà
với người dân! Sợ chăng? Sợ gì? Phải chăng là sợ mình không còn chính nghĩa hay
chính giới cầm quyền để tuột mất hoặc vứt bỏ vì lợi quyền cai trị.
Thật thần kỳ chỉ qua mỗi một sự kiện cá chết ở biển miền Trung
người xuống đường đã bước qua khỏi ranh giới sợ hãi, cầu an.
Điều rõ ràng là các công dân biểu tình ôn hoà, sự ôn hoà của họ có
thể nói là minh bạch như ở các quốc gia văn minh khác.
Nhìn hình ảnh người biểu tình trợ giúp cho một cá nhân trong lực
lượng trấn áp bị dính hơi cay là đủ biết người xuống đường luôn ý thức chính
nghĩa thuộc về họ.
Tấm gương sáng ngời ôn hoà và rộng lòng cảm hoá đó không bắt nguồn
từ động lực nào khác mà tất cả là từ ý thức yêu nước yêu đồng bào.
" Ơn trời tôi đã bị bắt...! Đó là câu thốt lên mạnh mẻ nhất
từ một nữ nhà báo, cựu biên tập viên báo 'Phụ Nữ TP.HCM' trong cuộc xuống đường
8 tháng 5.
Câu nói đó đã cho thấy đỉnh cao ý thức ôn hoà của một người tiêu
biểu và cho cả thế hệ mới, những công dân đã bỏ lại phía sau sự sợ hãi và đang
nắm giữ chính nghĩa.
Qua hai cuộc xuống đường vì sự sống của biển, vì môi trường sinh
tồn của dân tộc. "Hôm nay. Ơn trời, tôi đã bị bắt" là động lực sẵn
sàng đối diện với bạo lực trấn áp, sẳn sàng để bị bắt. Với hùng lực ý thức đó
của hàng triệu người yêu nước, ngày mai, nhà tù nào của chế độ có thể nhốt
được.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment