Monday, May 9, 2016

Thảm họa môi trường biển Việt Nam ...Vì sao cờ đỏ ‘biến mất’ trong cuộc biểu tình ngày 1/5 năm 2016?




Thảm họa môi trường biển Việt Nam: Sydney đồng hành cùng quốc nội

Mặc Thủy

        Cùng tác giả:

        xem tiếp
Sáng Chủ Nhật 8/5/2016, bầu trời thành phố Cabramatta ở Sydney không có sắc trong xanh của không khí mùa Thu, mà lại u ám lất phất mưa, dường như đang hòa cùng nỗi buồn trong lòng những đồng hương Việt Nam đang hướng tâm trí theo dõi tình hình đang diễn ra ở quê nhà.
Cùng với khối 1706, cơ sở Việt Tân tại Sydney đồng hành với đồng bào trong nước xuống đường tố cáo tội ác đầu độc môi trường biển của công ty thép Formosa Hà Tĩnh và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, đồng thời vận động đồng hương ký kháng thư “Yêu cầu Bộ trưởng Tài Nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà từ chức - đòi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam và Formosa phải bồi thường thiệt hại”.
Tham dự chương trình có Dân biểu Liên bang Chris Hayes, một chính khách Úc hết lòng quan tâm đến tình hình nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam; Tiến sĩ Hà Cao Thắng, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt tự do NSW; Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong, Ủy viên Trung ương đảng Việt Tân; và đại diện các hội đoàn. Đặc biệt có sự hiện diện của Nhạc sĩ Trúc Hồ, tác giả của nhiều ca khúc đấu tranh nổi tiếng như “Triệu Con Tim”, “Trả Lại Cho Dân”…
Mặc dù trời lất phất mưa, nhưng những tấm hình triển lãm được nhiều đồng hương Việt và cư dân các sắc tộc khác ghé thăm và chăm chú theo dõi cũng như bàn luận. Có 4 nội dung tóm lược tình hình đang diễn ra tại quốc nội cũng như hải ngoại sau đây:
1/ Bảng 1 - Khiếp nhược trước Trung Cộng - CSVN im lặng hậu thuẫn cho Formosa Hà Tĩnh gây thảm họa xả độc ra Biển Đông.
2/ Bảng 2 - Dân chúng ồ ạt biểu tình khắp nước đòi Formosa Hà Tĩnh và nhà cầm quyền CSVN trả lại môi trường sống.
3/ Bảng 3 - Bao che cho Formosa Hà Tĩnh - CSVN phát ngôn dối trá và thẳng tay dùng bạo lực đàn áp người dân đến đổ máu.
4/ Bảng 4 - Ủng hộ tinh thần đồng bào quốc nội - Người Việt hải ngoại khắp thế giới biểu tình phản đối CSVN và Formosa Hà Tĩnh.
Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, số người hưởng ứng kháng thư lên đến 780 chữ ký. Ngoài ra có nhiều đồng hương cũng như cư dân sắc tộc khác xin các bản kháng thư để đem về đưa cho gia đình và bạn bè cùng ký.
Mặc dù khung thời gian của chương trình đã hết nhưng số lượng đồng hương ghé quầy triển lãm vẫn rất đông cho thấy sự quan tâm của đồng hương đối với thảm họa đang diễn ra tại quê nhà.
JPEG - 33 kb
JPEG - 32.8 kb
JPEG - 23.1 kb
Nhạc sĩ Trúc Hồ, Dân biểu Chris Hayes cùng phu nhân
JPEG - 35 kb
JPEG - 32.7 kb
Mặc Thủy tường trình từ Sydney

Người dân VN tiếp tục xuống đường biểu tình vì cá chết

GNsP

        Cùng tác giả:

        xem tiếp
(08.05.2016)
Kết thúc hai cuộc biểu tình lớn xảy ra tại Hà Nội và Sài Gòn là sự bắt bớ, đánh đập, câu lưu giữa “đầy tớ nhân dân” – lực lượng công an, an ninh, dân phòng… còn đảng còn mình – với “người làm chủ đất nước” – là nhân dân, người đã nai lưng, chắt chiu từng đồng từng cắc để đóng thuế nuôi cả một bộ máy “đầy tớ nhân dân”.
Tại Sài Gòn:
11 giờ 25: Một bạn trẻ bị lực lượng công an xịt hơi cay vào nước được những người tham gia cuộc biểu tình cứu giúp.
Tham gia bảo vệ môi trường cho quê hương VN được trong sạch nhưng lực lượng công an Tp.HCM ra tay đàn áp.
Tại Hà Nội
11 giờ 00: Anh Hoàng Bình cho biết, cha Toản, DCCT, xuống đường tuần hành bảo vệ môi trường biển đã bị công an bắt và đưa về đâu không rõ
Từ Hà Nội, Nhà văn Thùy Linh tham gia cuộc biểu tình chia sẻ: “Ra bờ Hồ đúng lúc mọi người bị dồn lên xe bus. Đám an ninh bóp cổ các nam thanh niên và kéo xềnh xệch nữ thanh niên tống lên bus… Một chị trung niên đứng khóc nức nở, động viên thì chị nói: sao họ ác thế? Người ta biểu tình ôn hoà chứ có làm gì đâu? Mình cười buồn: chị ngạc nhiên lắm à? Chị bảo: ngày trước tôi không quan tâm, nhưng vụ Vũng áng làm tôi đau quá nên tham gia biểu tình. Giờ đến muối, nước mắm cũng sợ… Rồi lại mếu máo… An ninh đang tập dượt giải quyết nhanh, tiêu diệt gọn các đám biểu tình, bất kể là ôn hoà. Ừ thì không để xảy ra biểu tình… Cái này chính quyền làm ngon. Nhưng vô tình họ đã đặt nhiều đường ống phẫn nộ và căm thù của dân dài và to hơn đường ống ở Vũng áng đổ thẳng vào chính quyền… Tất cả sáng nay còn lại hai cha con người trẻ tuổi này đi trên đường. Lạc lõng và đơn độc giữa thác người trên phố…”
10 giờ 15: Cựu TNLT Trung Nghĩa cho biết: “Mọi người quyết định toạ kháng nhưng vẫn bị đàn áp bắt bớ tại bờ hồ.”
Nghệ sĩ Kim Chi cho hay, bà và cùng một số người đã bị bắt đưa lên xe buýt và đưa về đâu không rõ.
Tại Sài Gòn:
10 giờ 15: Lực lượng An ninh vây và dồn người biểu tình đến trước cổng trường Hòa Bình, bên cạnh Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn để vây bắt và đưa lên 5 chiếc xe Bus. Ước lượng hơn 100 người đã bị bắt
10 giờ:00 – Số lượng người biểu tình ở Sài gòn ngày càng tăng. Lúc đầu khoảng gần 100 người. 15 phút diễu hành tăng lên khoảng 300. Và lúc này sau gần 1 tiếng đã hơn 1000 người.
Nhiều người đi đường muốn nhập đoàn nhưng bị ngăn cản quyết liềt. Lực lượng “áo xanh” dưới sự điều khiển từ xa đã kết thành tường rào ngăn cản người dân tham gia vào đoàn biểu tình.
Đã xảy ra những xô đẩy giữa hai bên. Có thể xảy ra sự đàn áp.
Sài gòn đã bắt đầu biểu tình vào lúc 9 giờ sáng, người biểu tình bị bao vây. Nhiều người từ sáng sớm bị chặn không cho ra khỏi nhà. Nhiều người đã bị an ninh bắt đi. Các quán cafe ở khu vực Hồ Con Rùa bị buộc đóng cửa. Nhiều công an mang sắc phục và an ninh chìm đóng chốt theo dõi, dò xét người đi đường.
Mạng internet bị nghẽn và rất khó truy cập…
Lực lượng an ninh Tp.HCM vẫn bao vây người dân.
Tại Hà Nội:
9 giờ 40: “Cựu TNLT Trung Nghĩa cho hay: “Hà Nội đang bị đàn áp bắt bớ. Nhiều nhóm đã bị bắt và phá lẻ. Nhiều công dân bị lực lượng bắt lên xe buýt đưa về phường Gia Lâm.”
9 giờ 57: Ông Lê Hoàng cho biết: “Nhà cầm quyền đã bắt 40 người cả người lớn và trẻ con họ chỉ đứng bên cánh gà Nhà Hát Lớn Hà Nội, những người này bị đưa về công An quận Long Biên. Rất mong cộng đồng quan tam. CA quận Long Biên lại một lần nữa nổi tiếng thêm rồi.”
Thông tin từ ông Nguyễn Lân Thắng cho hay: “Mọi người đang ngồi toạ kháng trước UBND Tp.HN, giơ hai tay chéo lên đầu không nói một câu nào trước đám sai nha đông đặc…”
Tại Sài Gòn:
9 giờ 30: Theo nguồn tin từ bà Sương Quỳnh cho biết: “Rất đông người dân xuống đường biểu tình. Con số đã lên đến hơn 300 người. Lực lượng áo xanh vây kín người dân nhưng ý chí người dân vẫn không nao núng.”
Cuộc tuần hành “vì nước sạch – Vì chính quyền minh bạch”, sáng ngày 08.05.2016 đã bắt đầu lúc 8 giờ tại trung tâm Sài Gòn.
Tại Hà Nội
9 giờ 15: Ông Lê Hồng Phong bị bắt vào công an phường Bồ Đề, Hà Nội trên đường ra Nhà Hát Lớn tham gia tuần hành phản đối Formosa xả thải gây thảm họa ô nhiễm môi trường.
8 giờ 50: Cuộc biểu tình chưa diễn ra nhưng một số người đã bị công an bắt, trong đó có bạn trẻ Dương Văn Tuấn.
JPEG - 24 kb
8 giờ 30: Nghệ sĩ Kim Chi cùng với một số bà con dân oan đã có mặt trước tượng đài Lý Thái Tổ sẵn sàng chờ đợi mọi người cùng đồng hành bảo vệ biển. Nghệ sĩ Kim Chi nói: “Trước nhà hát lớn công an đông nghẹt. Các bạn cẩn thận coi chừng chó cắn càn.”
JPEG - 41.3 kb
Tin từ Dũng Phi Hổ tại Hà Nội cho biết: “Nhà hát lớn xe phá sóng, an ninh dày đặc. Có mấy nhóm chưa kịp tụ đã bị bốc, có khi nên chuyển sang phương án dạo bờ Hồ Hoàn Kiếm để tụ quân.”
JPEG - 26.1 kb
JPEG - 15.4 kb
JPEG - 17.1 kb
Hàng ngàn người dân ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn tiếp tục xuống đường biểu tình phản đối nhà cầm quyền cộng sản đã tiếp tay gây ra thảm họa “biển chết” tại các tỉnh Miền Trung trong suốt hơn 1 tháng qua, bắt nguồn từ khu vực khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Từ cuối tháng 4.2016, người dân ở khắp nơi trên đất nước VN – tùy theo hoàn cảnh và theo cách thức riêng – họ xuống đường yêu cầu nhà chức trách can thiệp tìm ra nguyên nhân cá biển chết hàng loạt, biển bị ô nhiễm trầm trọng nhưng cho đến thời điểm này, đã hơn một tháng, nhà chức trách vẫn rêu rao đang đi tìm nguyên nhân và cho rằng khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả thải đúng quy trình.
Trong cuộc biểu tình vào đầu tháng 5, ngày 01.05.2016, lực lượng công an, an ninh Tp.HCM đã hành hung nhiều công dân tham gia xuống đường, đặc biệt là phụ nữ.
Trước khi cuộc biểu tình diễn ra, lực lượng công an đã đến tư gia của nhiều công dân VN kiểm tra hộ khẩu, hoặc chốt chặn nhiều nơi, ngăn cấm không cho những người này ra khỏi nhà… thậm chí an ninh mặc thường phục còn phá hoại tài sản của người dân VN.
Tại Hà Nội
Ông Hà Thanh cho biết: “Sáng sớm ngày chủ nhật 8-5 lực lượng an ninh đông đảo đã canh đầu ngõ, còn một chốt nữa không biết tổng là bao nhiêu để canh giữ lão đây? An ninh Hà Nội quá lãng phí khi sử dụng tiền thuế của dân vào việc vô ích.”
JPEG - 20.3 kb
Chiều qua, côn đồ được bảo kê bởi an ninh đã dùng gạch ném vỡ kính xe ô tô của ông Lã Việt Dũng. Ông Dũng nói: “Chúng nó lượn 2 lần, một lần ném vào hông xe không vỡ, 5 phút sau cầm gạch ném thẳng cửa kính xe rồi chạy mất. Việc này không giúp chính quyền đe doạ được mình mà ngược lại, sẽ càng thúc đẩy việc mình đi biểu tình ngày mai. Đề nghị các anh an ninh, công an không rình rập, cản trở tôi thực hiện quyền công dân của mình. Việc của các anh là bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, điều tra tội phạm chứ không phải là tìm mọi cách tước đoạt tự do của nhân dân!”.
JPEG - 25.4 kb
Tại Sài Gòn:
Tình trạng bị nhà chức trách canh gác cũng tương tự như người dân ở Hà Nội. Bác sĩ Đinh Đức Long cho hay: “Họ lập chốt ngay đối diện nhà tôi, canh gác suốt đêm qua. Sáng nay bổ xung thêm anh cảnh sát khu vực, khi chụp ảnh thì họ đều tránh mặt, chỉ có anh cảnh sát khu vực là hiên ngang ngẩng đầu cho chụp. Tôi giải thích là chụp làm kỷ niệm và để sau này lịch sử cùng nhân dân sẽ “vinh danh” công lao các anh thôi mà. Họ im lặng, chỉ có cậu trẻ tuổi nhất, đang rình trước cổng trường học thì nói ” cháu xấu trai, chú chụp làm gì”. Không, cháu đẹp trai chứ, chỉ có việc cháu đang làm là không đẹp thôi…”
Còn ông Trần Bang ra khỏi nhà thì bị 10 tên côn đồ cao to đẩy thẳng vào trong nhà, ngang nhiên câu lưu ông tại tư gia
Pv.GNsP

Trung Quốc phát lệnh xả độc trên biển

Tuấn Khanh

       Cùng tác giả:

        xem tiếp
Chỉ cần một chút tinh ý, bạn sẽ nhìn thấy đất nước Việt Nam đang lâm vào cuộc bao vây nào, cũng như sự im lặng của nhiều quan chức Việt Nam là hoàn toàn có thể phỏng đoán được vì sao.
Đầu tháng 5/2016, tương tự như người dân ở 4 tỉnh miền Trung việt Nam, những người dân Phi Luật Tân sống ở gần đảo Pag-asa (Thị Tứ), một hòn đảo gần ở vùng biển phía Tây Phi Luật Tân, cho biết họ kinh hoàng nhìn thấy hàng hàng lớp lớp các loài sinh vật biển chết, trôi dạt đầy các bờ. Thủ phạm cũng không khó tìm: chính các tàu cá giả dạng của chính quyền Trung Quốc đã đến gần, đổ hàng tấn hóa chất độc xuống nhằm hủy diệt môi trường, nhằm triệt hạ đường sống của ngư dân ở đây.
JPEG - 99.9 kb
Cảnh cá chết vì độc trên bờ biển đảo Pag-asa (Thị Tứ).
Lời tố cáo chính thức, phát đi trên trang Elitereaders, cho biết hành động hủy diệt này của Trung Quốc là có chủ ý rõ ràng. Khi môi trường của khu vực này bị hủy diệt, tức đời sống và nền kinh tế của dân cư chung quanh đó tê liệt và sợ hãi, sẽ khiến họ rời bỏ ngư trường. Đảo và biển sẽ bị bỏ hoang. Sau đó, Trung Quốc sẽ tiến vào bất ngờ tiến vào kiểm soát, và thiết lập căn cứ quân sự ở đó.
Trung Quốc đẩy mạnh việc xả độc vào các vùng biển mà họ đang tranh chấp hay nhắm tới, nơi mà họ dùng ngư dân hoặc giả dạng ngư dân làm lá chắn để gây hấn. Đặc biệt, chiến dịch xả độc và gây hấn sẽ tăng mạnn trong mùa đi biển của ngư dân các nước.
“Tháng Ba, bà già đi biển”, mùa làm ăn Bính Thân 2016 của ngư dân Việt vừa khởi động đã vấp phải sự cố xả độc chất ra biển của Formosa Hà tĩnh, Vũng Áng. Toàn bộ 4 tỉnh miền Trung hoàn toàn tê liệt trước thảm cảnh thủy sinh vật chết tràn ngập các bờ biển. Bên cạnh đó, hàng trăm ngàn tàu cá Trung Quốc ra khơi được trang bị vũ khí là một tín hiệu đe dọa cho bất kỳ tàu cá nào của Việt Nam muốn vượt xa ngoài 20 hải lý – đánh bắt dài ngày – để tìm nguồn cá sạch mang về đất liền. Hàng trăm cây số bờ biển Việt Nam bị cô lập.
Cùng thời điểm mà Formosa Hà Tĩnh bất ngờ đẩy mạnh việc xả hàng tấn độc chất ra biển, cũng là lúc nhiều tàu cá Trung Quốc nhận nhiệm vụ âm thầm xâm nhập sâu bờ biển Việt Nam. Nhiệm vụ của họ không phải là đánh cá. Ngày 8 tháng 4, lực lượng tuần tra biên phòng Quảng Bình chận bắt 6 tàu cá như vậy mà chỉ còn cách cửa Nhật Lệ (TP Đồng Hới) khoảng 19 hải lý về phía Đông, cách cửa Gianh khoảng 24 hải lý về phía Đông Đông Nam. Hồ sơ của biên phòng biển Quảng Bình ghi nhận rằng các ngư dân này bất hợp tác, nhiều phần là tàu trinh sát giả dạng.
6 chiếc tàu nói trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Có thể hình dung rằng ngoài việc Formosa “vô tình” ồ ạt xả độc ra biển vào thời điểm cụ thể, thì những chiếc tàu Trung Quốc như vậy cũng thực hiện nhiệm vụ thả các thùng độc chất dọc bờ biển không khác gì họ đã làm trên đảo Pag-asa mà người Phi Luật Tân báo động. Biển nhiễm độc kéo dài không điểm dừng tạo nên nỗi sợ hãi của người dân Việt, đồng thời gây hoang mang, tạo cớ cho những thành phần thông đồng với Formosa, núp bóng trong chính quyền hiện hành, lên tiếng chạy chữa, hoặc im lặng né tránh cho tội ác của khu tự trị Vũng Áng.
Nhiều ngày sau khi Formosa Hà Tĩnh ngưng xả độc và bất hợp tác với chính quyền sở tại trong việc cung cấp các dữ liệu MSDS (Material Safety Data Sheets), tức các thành tố minh chứng an toàn trong việc xả độc của họ, cá vẫn chết dọc miền Trung. Ngày 1/5, ngư dân vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị cách bờ 20 hải lý cho biết lặn sâu dưới mặt biển 5m vẫn thấy hàng đàn cá lờ đờ nhiễm độc và chết dần. Nước biển thì loang màu đỏ nâu.
JPEG - 75.7 kb
Nước biển màu đỏ nâu xuất hiện ở Bố Trạch, Quảng Bình hôm 4-5-2016.
Cho đến ngày 4/5 thì nước biển màu đỏ nâu này nổi rõ, xuất hiện dài đến 1,5km ở Bố Trạch Quảng Bình. Dân chúng hoảng sợ, các quan chức thì chết lặng với hiện tượng mới này, không tìm ra cách đối phó. Đồng thời ở Thừa Thiên Huế, cá nuôi nước biển cũng chết dần hàng loạt, bí ẩn. Có phải những thùng độc chất được đục thủng và cho chảy dần, thả dưới lòng biển, tương tự như ở đảo Pag-asa đã bắt đầu có tác dụng?
Ngày 4/5, ông Lê Hữu Phước, Phó Chủ Tịch UBND huyện Hải Lăng, Quảng Trị bàng hoàng trước tình trạng cá chình chết trôi lạ lùng. “Cá chình hết sức khó bắt vì nó sống ở tầng nước sâu, trong kẽ san hô nhưng giờ phải ngoi lên mặt nước là chuyện hết sức lạ thường” – ông Phước nhấn mạnh.
Đến lúc này, mọi chuyện không chỉ nên dừng ở Formosa, mà đó có thể là một nghi vấn về sự liên kết chặt chẽ trong cuộc bao vây đường biển và ngư dân Việt. Một sách lược rất quen thuộc mà ai cũng có thể biết, nếu đã từng tham chiếu phương thức lấn đất, công thành của người Trung Quốc qua các thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc: bỏ độc và bao vây.
Những ngày cá chết rộ lên, độc chất lộ ra… cũng là những ngày mà dân biển Thừa Thiên Huế nói họ nhìn thấy nhiều tàu cá Trung Quốc im lặng xâm nhập sâu. Ngày nước biển Quảng Trị bốc lên mùi hôi thối kỳ lạ, cũng là ngày mà đại tá Hồ Ngọc Hoàng, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết tàu cá Trung Quốc bất ngờ xâm phạm hải phận của tỉnh, chỉ còn cách đảo Cồn Cỏ từ 8-10 hải lý.
JPEG - 55.4 kb
Tàu Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam.
Chiến thuật bao vây biển cũng chặt chẽ hơn khi ngư dân Việt muốn thoát khỏi sự cùng quẩn của thảm họa gần bờ, họ đi xa hơn 20 hải lý thì luôn bị rượt đuổi, đâm tàu bởi các nhóm đi biển Trung Quốc, hơn nữa, các nhóm tàu cá Trung quốc hung dữ này giờ lại được phát súng.
Câu chuyện cá chết hôm nay, hoàn toàn khác với 15-20 ngày trước. Bên cạnh thảm họa về môi trường còn là một cảnh báo về an nguy của Việt Nam trước Trung Quốc. Viễn tượng thù trong giặc ngoài đang mỗi lúc một hiện rõ, mà nhân dân là người gánh chịu đau thương. Câu chuyện cá chết, biển nhiễm độc hôm nay chính là giờ phút đòi hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải chứng minh mạnh mẽ lời thề của mình khi nhậm chức, chứng minh sự dứt khoát chọn lựa thế đứng của mình thuộc về đâu, trước hiện thực đã quá rõ của thời cuộc.
Thông Tin Đức Quốchttp://www.ttdq.de/node/2761

Vì sao cờ đỏ ‘biến mất’ trong cuộc biểu tình ngày 1/5 năm 2016?

 Phạm Chí Dũng
Người dân Hà Nội xuống đường biểu tình vụ cá chết, ngày 1/5/2016.Biến mất’
Quan sát rất kỹ từng chi tiết qua nhiều video về cuộc biểu tình môi trường nổ ra ngày 1/5/2016 tại Hà Nội, Sài Gòn và một số địa phương khác, một ký giả quốc tế thường trú tại Việt Nam đã nêu ra một nhận xét tinh tế với tôi: không còn thấy cờ đỏ - quốc kỳ Việt Nam - như vẫn thường hiện diện trong nhiều cuộc biểu tình trước đây.
Tôi cũng ngạc nhiên như anh. Trong đất nước ngày càng trở nên quá bất thường về biến động tâm trạng chính trị này, có những điều mà mắt thường không thể nhìn thấy được, dù hình ảnh của chúng chợt lồ lộ nơi công cộng vào một lúc nào dó ta khó ngờ nhất.
Nhận định của ký giả trên đã được xác nhận bởi những người tham gia cuộc biểu tình ngày 1/5. Từ nhiều góc ở nhiều khu vực, kể cả những góc khuất, người ta đều hầu như không nhận ra bóng dáng quốc kỳ Việt Nam được đám đông biểu tình sử dụng. Những tấm ảnh có thấp thoáng cờ đỏ và cờ búa liềm lại chỉ là cờ được các nhà dân và trụ sở công quyền phô ra vào dịp lễ 30 tháng Tư, 1 tháng Năm theo chỉ đạo bắt buộc của chính quyền địa phương.
Còn trong đám đông biểu tình ngày 1/5 vừa qua, thậm chí còn không nhận ra ai mặc áo in hình cờ đỏ sao vàng. Thay cho cờ đỏ là những khẩu hiệu biểu tình và màu xanh da trời - tượng trưng cho ý nghĩa bảo vệ môi trường.
Sự thay thế của màu xanh cho màu đỏ là một hiện tượng đáng lưu ý về tâm lý xã hội - chính trị ở Việt Nam. Hiển nhiên, sự việc này đã thu hút sự chú tâm đặc biệt của các nhà báo quốc tế. Với họ, đó là một sự thay đổi không nhỏ về não trạng.
Ký giả trên lại đặt câu hỏi với tôi: vì sao cuộc biểu tình ngày 1/5 - trùng với một dịp lễ được xem là trọng đại của chế độ cộng sản ở Việt Nam - nhưng người biểu tình lại không “mượn” cờ đỏ để mong làm dịu thái độ căng thẳng và trấn áp của “các lực lượng giữ gìn trật tự công cộng”?
Quả thật trong rất nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc trước đây, quốc kỳ được xem là biểu tượng chủ đạo, được nhiều người biểu tình mang theo và giương lên, một phần để bày tỏ lòng yêu nước, phần khác mong làm nhẹ bớt thái độ trấn áp hung hãn của lực lượng công an và dân phòng.
Trong nhiều cuộc biểu tình khiếu kiện đất đai ở nhiều vùng, dân oan cũng thường dùng cờ đỏ và hình Hồ Chí Minh. Cuộc biểu tình chống tham nhũng vào năm 1997 trên diện rộng nhiều tỉnh ở miền Bắc, khởi phát từ Thái Bình, là một bộ phim bát ngát hình ảnh cờ đỏ. Đến năm 2005, sau 10 năm tung hoành của các nhóm lợi ích và nhóm quyền lực chính trị về thu hồi và chiếm đất vô lối của nông dân lẫn thị dân, phong trào khiếu kiện tập thể đã biến thành những đám đông phản kháng với cờ đỏ dẫn đầu. Trong một ít trường hợp, cán bộ tiếp dân và lực lượng cưỡng chế đã tỏ ra chùn bước trước rừng cờ đỏ.
Nhưng những năm sau đó thì chính quyền bất chấp, cho dù bà con khiếu kiện đã phải dùng đến bàn thờ và hình ảnh Hồ Chí Minh. Hiện tượng rất đáng mổ xẻ là phản ứng của chính quyền và công an đã trở nên chai lì trước những biểu tượng mà giới  này vẫn thường tuyên rao “học tập và làm theo…”. Vài năm qua, không ít lần công an và quan chức chính quyền thẳng tay giật cờ đỏ từ tay dân oan rồi quẳng xuống đất. Thậm chí còn có hình ảnh một công an thản nhiên giẫm lên cờ đỏ. Cách đây không lâu, một xe xúc cưỡng chế còn hung dữ cán qua người một nông dân biểu tình cùng lá cờ đỏ sõng soài dưới bùn đất.

Tương tự, hình Hồ Chí Minh và bàn thờ mà dân oan khiếu kiện đưa ra cũng không còn khiến lực lượng cưỡng chế đất “xúc động”. Một số ghi nhận đã cho thấy ngay cả hình Hồ Chí Minh cũng bị giằng giật đến nhàu nát. Khá nhiều minh họa đã lộ hình tại Dương Nội (Hà Nội), Văn Giang (Hải Dương) ở miền Bắc và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ…
‘Chán ghét chế độ’

Nếu trong cuộc biểu tình phản đối chặt hạ cây xanh ở Hà Nội vào tháng 5/2016, người ta vẫn còn thấy một số người biểu tình mang theo cờ đỏ, thì đến cuộc biểu tình “cá chết Formosa” vào tháng Năm năm 2016, cờ đỏ hầu như đã biến mất.
Vì sao lại có sự trống vắng quốc kỳ đến mức kỳ lạ trong biểu tình ở Việt Nam?
Ý kiến rất đa chiều, thậm chí trái chiều.
Có người lý giải: cuộc biểu tình ngày 1/5/2016 là vì môi trường chứ không phải mục tiêu chính trị nên không nhất thiết phải giương cờ đỏ lên. Người này “hành nghề” dư luận viên.
Nhưng nhiều người khác lại phản bác: giương cờ đỏ mà “chúng nó” còn chà đạp thì giương làm gì!
Hẳn người lý giải về lý do môi trường để không dùng cờ đỏ là phần nào có lý. Nhưng cũng không thể phủ nhận một tán thán từ những người khác: “Chán cái chế độ này lắm rồi! Có mang theo cờ cũng chẳng có chút ý nghĩa nào!”.
Phẫn nộ nhất là những dân oan đã hoàn toàn tay trắng và hàng ngày phải lê lết trước trụ sở tiếp dân ở Hà Nội, TP.HCM để đòi lại một chút công lý. Hầu hết những người dân này đều đã bị công an Việt Nam thẳng tay đánh đập, bắt nhốt và vò nát quốc kỳ.

Ký giả quốc tế lại nêu ra một nhận xét với tôi: Rất có thể, tâm lý quá thất vọng đối với chế độ cầm quyền đã khiến nhiều người dân và cả cán bộ về hưu không còn mấy tha thiết với lá cờ đỏ. Tâm lý chán ghét và đang tìm cách phản ứng với chế độ lại dần chuyển thành tâm lý xa rời hoặc quên lãng một biểu tượng vốn có là cờ đỏ.
Theo quan điểm của ký giả này, biểu tượng chỉ là biểu tượng, chẳng có tội lỗi gì hết. Tội lỗi từ con người cầm quyền mà ra. Anh cũng lấy bài học ở những nước Đông Âu để chứng minh rằng một khi chính quyền và cảnh sát hành xử quá ác độc với người dân, ngay cả những công dân “yêu nước” cũng trở nên thù địch với chính biểu tượng mà trước đó còn ăn sâu vào lòng họ.
Rồi anh hỏi tôi: Thế sắp tới tình hình biểu tượng quốc kỳ ở Việt Nam sẽ ra sao?
Tôi nhìn anh như hỏi lại. Giống nhiều người khác, từng một thời tôi đã tự hào về lá cờ đỏ sao vàng, nhưng bây giờ thì lại cảm thấy nó xa lạ. Những người hàng xóm, có cả công chức, đã nói với tôi rằng nếu không bị “phường” bắt buộc, họ sẽ không muốn treo cờ đỏ vào các dịp lễ chính trị. Với họ, chuyện cờ quạt chỉ còn thuần túy mang màu sắc chế độ chứ chẳng mang lại “cơm no áo ấm” cho người dân, đặc biệt là người nghèo.
Mới đây, một người bạn Tây Ban Nha cười ẩn dụ với tôi: ý thức hệ chỉ còn là vấn đề rất mờ nhạt đối với công chức nhà nước Việt Nam. Có lẽ bây giờ chỉ còn mỗi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là còn tin vào chủ nghĩa xã hội.
Không khó để hình dung rằng với diễn biến tâm lý đang thay đổi bằng gia tốc ngày càng lớn trong dân chúng và cả cán bộ, ngay cả những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam trong thời gian tới cũng chỉ xuất hiện cờ đỏ với mật độ thưa hơn hẳn hình thức biểu tình trước đây.
Rất thường là, sự triệt tiêu chế độ chính trị khởi nguồn từ dấu hiệu biến mất của các biểu tượng của chế độ đó.
__._,_.___

Posted by: ly vanxuan 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link