Tuesday, August 14, 2012

Ấn tượng xấu về du lịch Việt Nam






Ấn tượng xấu về du lịch Việt Nam



Lại có thêm những ấn tượng không đẹp về du lịch Việt Nam. Mỗi câu chuyện thực tế từ du khách đề cập đến một vấn đề "muôn thuở" nhưng luôn đáng để suy ngẫm.



Bất ngờ đầu tiên mang tên “Taxi”…



Cô bạn Ceridwen xuống sân bay Phú Bài (Huế). Cô đưa địa chỉ ghi trên mảnh giấy cho anh taxi để yêu cầu được về đúng khách sạn đã đặt từ trước. Mọi thứ dường như ổn thỏa cho đến khi Ceridwen bước vào phòng tắm của khách sạn.



Cô hoảng hốt vì địa chỉ ghi trên khăn tắm chính xác không phải là địa chỉ mà cô yêu cầu. Sau khi thanh toán tiền phòng 1 đêm ở khách sạn với giá: 500 ngàn đồng, thay vì 300 ngàn đồng như giá niêm yết, cô lập tức chuyển sang khách sạn như ban đầu cô muốn đến (khách sạn 2 sao với mức tiện nghi hơn khách sạn kia, với giá chỉ 10 euro = 280.000 VND).



Ceridwen nói với tôi: “Tôi không hiểu tại sao người taxi đã làm như vậy, nhưng dường như điều đó luôn xảy ra đối với những người nước ngoài tại Việt Nam. Khi tôi nhận ra rằng, tôi không phải ở DMZ, khách sạn đã lấy Passport của tôi, vì vậy tôi không thể thay đổi khách sạn”.



Giá thức uống "bí mật" và 10 USD "boa" cho người chèo đò



Tôi nghỉ đêm tại Hạ Long trên con tàu gỗ H.. Trên tàu chỉ có vợ chồng tôi là người Việt, còn lại là khách nước ngoài. Ở đây có một điểm rất kỳ lạ là không cho du khách biết giá thức uống. Tôi ngồi ăn trưa cùng bàn với một gia đình người Pháp, họ có hỏi tôi về giá một số loại thức uống để gọi thêm.



Tôi đã đến hỏi lễ tân cũng như người phục vụ, nhưng tuyệt đối họ không hé răng mà chỉ nói: “Anh chị cứ uống thoải mái đi, trước khi lên bờ mới có phiếu tính tiền”. Nhưng sau đó cả tôi và hầu như toàn bộ du khách trên tàu đều "méo mặt" khi phải thanh toán thức uống với giá "bí mật": Tiger lon 60.000 đồng (tương đương 2,5 USD), gấp gần 6 lần giá bình thường và gấp 3,4 lần giá dịch vụ trong các nhà hàng khác. Một cốc nước cam giá 80.000 VND (tương đương 3,9 USD), gấp 4 lần giá dịch vụ ở các nhà hàng khác….



Khi đoàn chúng tôi chia nhau lên các ghe nhỏ để đi thăm một số nơi trên vịnh Hạ Long (giá vé tour đã bao trọn gói) thì đến phiên người chèo thuyền không hề để cho tôi và 3 du khách yên chút nào. Cô ta luôn miệng kêu la như kiểu ráng hết sức mỗi khi vung tay chèo, một người khách quay sang hỏi tôi: “Cô ấy bị đau à?” .



Tôi thấy rõ sự khó chịu hằn lên trên mặt các du khách. Suốt quá trình đi, cô ta luôn nhắc đến từ “boa” rõ to với đồng nghiệp của cô ấy đang tác vụ ở chiếc thuyền sát bên. Khi lên bờ tôi đưa cho cô ta 50.000 VND và tội thay, gia đình ở chiếc xuồng bên kia phải móc ra đến 10 USD để “boa” cho người chèo thuyền. Họ nói với tôi: “Chúng tôi phải trả thêm tiền cho những người này để được họ chở đi à?!!...”




Gia đình người Pháp đã phải “boa” cho người chèo đò vì tưởng đó là bắt buộc.

Ấn tượng cuối cùng khi rời Việt Nam



Trên chuyến xe Bus 24 chỗ ngồi ra sân bay, Josiane, một du khách người Pháp nhớ lại: “Tôi không thể hiểu tại sao người tài xế này có thể lái xe bằng một tay, còn tay kia lại có thể gọi điện thoại để luyên thuyên về một vấn đề gì đó suốt nhiều phút liên tục. Anh ta cũng không thèm thắt dây an toàn. Với chúng tôi tất cả điều đó là tối kỵ. Khi xe đỗ xịch trước sân bay, chúng tôi mới thực sự tin là mình an toàn. Cầu chúa cho điều đó”.




Cặp vợ chồng Josiane và Alain sau chuyến du lịch an toàn trở về Pháp


Ngồi trên máy bay với những nghĩ suy miên man về chuyến du lịch Việt Nam, đôi vợ chồng Josiane và Alain lại tiếp tục bất ngờ về cung cách phục vụ của tiếp viên hàng không: “Họ chìa trước mặt chúng tôi một trong hai cái bình gì đó và nói một cách cộc lốc "trà hay cà phê ?", liệu có phải đó là cách mời chào thông thường của tiếp viên nước bạn? Josiane hỏi tôi như vậy!



Khi tôi hỏi lại: “Bạn thấy thế nào khi đến du lịch Việt Nam”, bà cho hay: “Tôi hài lòng khi được khám phá các nền văn hóa dân tộc bản địa của các bạn, Hà Nội thật tuyệt đẹp, nhưng có vẻ như người Hà Nội sống khép kín hơn so với người Sài Gòn”.



Cũng đúng thôi, bất cứ du khách nào đến Việt Nam đều thực sự ấn tượng với cảnh quan thiên nhiên đẹp, với các nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Nhưng với cách làm du lịch như trên thì Josiane đã kết thúc bằng câu nói: “Thật khó cho tôi khi nói về cách làm du lịch của đất nước bạn với các bạn bè của tôi khi họ muốn đến Việt Nam”.

Bị đuổi, bị chửi và bị dọa đánh ở Hà Nội



“Cái con dở hơi kia, tao có ăn cắp, có bóp chét gì mày hay bà kia đâu mà mày phải kéo bà ý đi như vậy. Mày có tin là tao tát thẳng vào mặt mày không?”- mấy người bán hàng rong ở Văn Miếu đã chửi chúng tôi như vậy khi không mua hàng của họ.



Tôi thường qua Bờ Hồ, Hà Nội, để có cơ hội nói chuyện với du khách nước ngoài nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp. Hôm đó, khi đi quanh bờ hồ tôi gặp Paml, một giáo viên đến từ Mỹ.



Bà ấy hỏi đường đến Văn Miếu nhưng rất khó khăn nên tôi đã chủ động đến làm quen và làm hướng dẫn viên miễn phí đưa bà ấy đi thăm thú Hà Nội.



Trên đường đi chúng tôi trò chuyện rất vui vẻ, nhưng thỉnh thoảng lại có mấy người bán hàng rong đến chèo kéo. Tất nhiên điều này không thể tránh khỏi, nhưng vấn đề ở đây là Paml từ chối rất nhiều mà họ vẫn nhất quyết bám theo. Ngay bản thân tôi cũng thấy rất khó chịu huống chi là khách tham quan tới đây.



Khi tới cổng Văn Miếu, có mấy người bán hàng rong đến hỏi han xem khách du lịch có mua gì không, rồi họ gọi mấy người khác cùng tới bán.



Paml liên miệng nói “Sorry” (Xin lỗi) nhưng họ vẫn không chịu buông tha. Thấy vậy tôi bảo họ là bà ấy không muốn mua, họ liền trừng mắt nhìn tôi và mắng: “Mày là đứa nào, tao hỏi bà ấy chứ có hỏi mày đâu!”



Tôi không bận tâm và dẫn Paml đi nhưng người bán hàng kia còn sưng sỉa chửi: “Cái con dở hơi kia, tao có ăn cắp, có bóp chét gì mày hay bà kia đâu mà mày phải kéo bà ý đi như vậy. Mày có tin là tao tát thẳng vào mặt mày không?”



Tôi chỉ là dân huyện lên đây học, chả bao giờ dám đôi co với họ làm gì nên thôi thì đi nhanh tới cổng mua vé vào là thượng sách. Nếu như Paml hiểu những gì mấy cô bán hàng kia nói thì không hiểu liệu bà ấy nghĩ gì về con người Việt Nam, về du lịch Việt?



Chuyện chưa kết thúc ở đó. Khi chúng tôi ra khỏi Văn Miếu, Paml muốn được đi xe xích lô quay về Bờ Hồ, chúng tôi đã hỏi và định giá trước khi lên xe là 120.000 đồng.



Vậy mà khi xuống xe Paml đưa cho ông xích lô 150.000 đồng nhưng ông ta cố ý lờ đi, không thối tiền lại.



Tôi hỏi lại ông ấy thì ông ấy à ờ một lúc rồi mới trả lại 20.000 đồng và nói mấy câu bâng quơ rồi bỏ đi luôn. Dẫu biết là Tây họ cũng chả tính toán thiệt hơn mấy đồng làm gì, nhưng dù sao nó cũng phản ánh một điều trong mắt họ là người Việt mình thiếu trung thực cho dù chỉ là bộ phận nhỏ.



Chưa hết, chiều hôm đó Paml có nhờ tôi dẫn bà ấy đến hồ Tây thăm thú. Sau khi đi loanh quanh bờ hồ, vì khá mệt nên tôi và Paml chọn một ghế đá ngồi nghỉ chân.



Một bà hàng nước bước tới hỏi chúng tôi có uống gì không, chúng tôi bảo không. Sau một hồi giới thiệu nước non này nọ nhưng không nhận được sự đồng tình từ vị khách Tây, bà hàng nước liền buông một câu xanh rờn: “Mày dẫn bà kia đi đi, đây là chỗ tao bán hàng, không phải chỗ cho chúng mày ngồi”.



Không còn biết nói gì tôi đành cười bảo Paml tiếp tục đi. Thế đấy!



Nguyễn Thị Trâm



Why I'll Never Return To Vietnam


By Matt Kepnes

Posted: 01/30/2012 8:00 am



lake in vietnam with bonsaiTraveling through Southeast Asia, you are frequently asked where you are going. "Everywhere," I tell people. This is my last adventure through the region. Except, I'll be skipping Vietnam. After my experience there in 2007, I'll never go back to that country. Never, ever, ever. A business trip or a girlfriend may force me there in the future but for as long as I can see down the road, I'll never touch down again in that country.



No one ever wants to return to a place where they felt treated poorly. When I was in Vietnam, I was constantly hassled, overcharged, ripped off and mistreated. I never felt welcome.



I met street sellers who constantly tried to overcharge me. There was the bread lady who refused to give me back the proper change, the food seller who charged me triple even though I saw how much the customer in front of me paid, or the cabbie who rigged his meter on the way to the bus station. While buying t-shirts in Hoi An, three women tried to keep me in their store until I bought something, even if that meant pulling my shirt.



On a trip to Halong Bay, the tour operator didn't have water on the boat and the operator overbooked the trip, so people who paid for single rooms suddenly found themselves with roommates... sometimes in the same bed!





a rice paddy in vietnam


One of the worst experiences came while in the Mekong Delta. I was catching a bus back to Ho Chi Minh City. I was thirsty, so I bought a common drink in Vietnam - water, lemon, and some powdery, sugary substance in a plastic bag. You can find it everywhere, especially in transit stations. I went to the one next to the bus and pointed at what I wanted. She looked at me and nodded. The woman then started making this drink, turned to her friends, said something, laughed, then started laughing at me while clearly not putting in all the ingredients into this drink. I knew I was being blatantly ripped off.



"She's telling her friends she's going to overcharge and rip you off because you're white," said a Vietnamese American who was also on my bus. "She doesn't think you will notice." "



How much should this really cost?" I asked him. He told me. It was some tiny number -- a few cents. I gave the vendor the correct change, told her she was a bad person and walked away onto my bus. It wasn't the money that I was upset about but the disrespect and contempt she had for me.



I wondered if it was just me. Perhaps I simply had a bad experience and Vietnam was really great. The countryside is stunning and I can only imagine what it looked like before America napalmed most of it. Maybe I just had bad luck. Maybe I caught people on an off day. However, after talking to a number of other travelers, I realized that we all had the same story. They all had tales of being ripped off, cheated, or lied to. We all had to struggle for everything. We never felt welcome in the country.



Additionally, I witnessed other people having problems in Vietnam. I saw friends of mine getting ripped off. Once my friend bought bananas and the seller walked away before giving change back. At a supermarket, a friend was given chocolate instead of their change. Two of my friends lived in Vietnam for 6 months, and even they said the Vietnamese were rude to them despite becoming "locals." Their neighbors never warmed up to them. Wherever I went, it seemed my experience was the norm and not the exception.



the skyline of dalat vietnam


While in Nha Trang, I met an English teacher who had been in Vietnam for many years. He said that the Vietnamese are taught that all their problems are caused by the West, especially the French and Americans, and that the West "owes" Vietnam. They expect Westerners to spend money in Vietnam, so when they see western backpackers trying to penny pitch, they get upset and treat them poorly. Those who are spending money, however, seem to be treated quite well. I don't know if this is true or not but based on what I had seen and the experiences I had heard, it did make some sense.



Two friends were out eating once and a woman came riding up on a very nice looking bike. My friend Sean describes it as one of those Huffy mountain bikes you were always jealous your neighbor had as a kid. The woman locked up her bike and then proceeded to go around the restaurant asking for money. When she came to my friends, they asked the Vietnamese woman if she could afford such a nice bike, why couldn't she afford food? That's my sisters bike, the woman said. Sean looked at her and said "Then she can pay for your food."



I'm not here to make judgments about Vietnam or the Vietnamese. I only have my experience to fall back on. However, the stories and anecdotes I've heard from other people only reinforce that experience and the feelings I have.



Travel doesn't always need to be perfect. I like it when it is difficult. I like the struggle and having to find my way through the world. I think it builds character. And I don't mind paying more money. A dollar for them goes a lot further than a dollar for me. I get that we will haggle in the market, have a laugh, and I'll still overpay. But what I don't like is being treated like I'm not a person. I don't like being disrespected or cheated. I don't want to look at everyone and wonder if they are trying to cheat me. Every interaction doesn't need to be a struggle.



After three weeks in Vietnam, I couldn't get out fast enough and I'll be happy to never go back.



Author's Note: While I had a bad experience in Vietnam, many people have had good experiences. You need to find out for yourself. Learn about the good, the bad, and the ugly to become an informed traveler, and then go experience it for yourself. I'm not advocating anyone skip Vietnam. I'm just saying I have no desire to return.

Follow Matt Kepnes on Twitter: www.twitter.com/nomadicmatt

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link