Tuesday, August 6, 2013

CÔ ĐƠN VÀ TỘI LỖI


From: [mailto:@
Sent: Tuesday, August 06, 2013 9:20 AM
Subject: CÔ ĐƠN VÀ TỘI LỖI

 

      CÔ ĐƠN VÀ TỘI LỖI 

 

Kính Thưa Diễn Đàn ! Tôi là một người sống tại Hà Nội, do vậy tôi được chứng kiến  rất nhiều điều ngang ngược của chính quyền đối với cá nhân tôi cũng như đối với nhiều người khác nữa. Trong quá trình theo rõi trên diễn đàn, có một số tác giả ở hải ngoại cho rằng người Việt trong nước tỏ ra yếu hèn khi gặp cảnh ngang trái như công an trấn tiền của người tham gia giao thông, chính quyền sách nhiễu người dân. .v.v.

          Thực tế là  trong nước có rất nhiều người khi bị công an hay chính quyền làm khó dễ thường hay dùng tiền để giải quyết, mà ít ai lại dám đấu tranh vạch trần cái sai trái của chính quyền. Nhưng cho rằng họ HÈN thì không đúng, họ đôi khi buc phải làm như vy vì những lý do sau :

              1/ Chính sách của cộng sản là chia để trị. 

          Dưới thời Pháp Thuộc, chúng ta có nghe tới một chính sách như thế, nhưng theo cách tôi hiểu thì chia để trị trong thời thuộc Pháp không giống như cách chia để trị của chế độ cộng sản. Ngày nay, chính quyền mật vụ công an dầy đặc của Hà Nội  tìm mọi cách  xé lẻ tình cảm của mọi người mọi tầng lớp với nhau, như không cho lập hội đoàn, không cho tự do phát biểu chinh kiến. Trong từng khu phố, xóm ấp hoặc trong các trường đại học, công sở, có rất nhiều tay chân chỉ điểm để phát hiện ra những phần tử chống đối , để theo rõi rồi trù úm, gây khó dễ trong cuc sống của họ. Các chính sách xã hội thì  chồng chéo, lắt léo, đầy mánh khóe để cho người chồng có thể áp hiếp người vợ, người con có thể sỉ mắng cha mình, anh em có thể đâm chém tranh giành đất cát, của cải.v.v..
 
Từ thực tế đó mà người Việt sinh ra ngờ vực, nghi kỵ ngay cả đến anh em chú, bác, cô ruột của mình. Tâm lý đó đè nặng mấy chục năm qua, làm cho xã hôi Việt Nam trở nên u ám, người với người như một lũ chó cắn xé nhau chí tử. Thật là đau lòng.

          Bây giờ, mặc dù dưới áp lực của phong trào dân chủ trên toàn thế giới, buộc chính quyền Hà Nội phải nới lỏng các quyền tự do, và  không thể tùy tiện hành hạ người dân như trước nữa nhưng đa số người dân vẫn chưa dám dùng quyền làm người để phản kháng lại những bất công và bạo tàn. Hiềm nghi về đối tượng quanh ta có thể là công an chìm, có thể là kẻ sẽ vu cáo, xuyên tc các lời nói hay  hành  động của ta để kéo ta  liên lụy vào những vấn đề rắc rối với chính quyền.
 
Đó  vẫn  là nỗi ám ảnh rất lớn trong tâm trí mọi người. Họ đã coi chính quyền là một bầy sâu mọt hủi lậu , tốt nhất là không nên dính mắc vào. Đó là Aquy. Thật đáng tiếc là cách nhìn này lại rất đông , dẫn đến nhiều người đã bàng quang về những  sự cố về nhân quyền. Không dám biểu hiện sự đồng tình, không  ủng hộ những  việc mà họ thấy đúng. ...

          2/ Chính sách bật đèn xanh cho phạm pháp. Chính sách này dựa vào tâm lý sợ cô đơn của người. Cụ thể như sau :

          Chính quyền Hà Nôi ban hành rất nhiều văn bản pháp luật, nghị định, thông tư về rất nhiều điều nhân nghĩa như luật bảo vệ đất đai, môi trường , tín ngưỡng v.v Tôi xin lấy một ví dụ : những cư dân trong cư xá Thanh Xuân chẳng hạn , họ không được phép tùy tiện cơi nới, sửa chữa căn hộ đang ở, vì theo luật như thế là phá vỡ cảnh quan đô thị,  nhưng chính quyền lại bật đèn xanh cho một số tổ chức được phép đập phá, mở rộng diện tích mọi nơi, mọi lúc..

          Thế cho nên nếu bạn là một cư dân mới dọn đến , bạn ở một căn phòng chỉ có 20 mét vuông tại tầng hai, căn phòng đó có cửa sổ thông với khoảng không của một cái sân chung, vậy căn phòng của bạn về kỹ thuật có thể cơi nới thêm khoảng 10 mét vuông nữa. Nhưng nếu bạn đến chính quyền đề đạt nguyện vọng , bạn sẽ nhận được cái cười nhạt với rất nhiều lý do…Nhưng có một nhóm người lại sẵn sàng làm việc này miễn bạn chồng đủ tiền, với lời hứa đảm bảo sẽ không có bất cứ một phiền hà nào từ phía chính quyền.

          Ở Việt Nam có rất nhiều chuyện ngang trái như vậy :  xây dựng không có giấy phép, đậu xe ở nơi cấm đỗ, cơi nới sửa chữa chung  cư không  cần đơn, vợ lẽ không chính thức .v.v. Theo như quy định thì họ là những người PHẠM PHÁP, nhà cửa,  nếu xây trái phép sẽ bị tịch thu bất cứ lúc nào, xe đỗ trên đường cấm sẽ bị phạt, vợ lẽ là phạm vào luật hôn nhân.…Các bác từ Hải Ngoại đừng ngạc nhiên về điều này.
 
Đã là ngang nhiên phạm luật phải có nghĩa là phải có cái gì đó to hơn luật mới đè chết được luật chứ. Có thể  dẫn chứng như vậy sẽ dẫn các bác Hải Ngoại đến hai suy diễn :

          1/ Chính quyền không có khả năng bao quát, tức là không có khả năng quản lý , không theo rõi kịp tình hình.

          2/ Công dân Việt Nam là hạng công dân ngang bướng  không chịu thi hành luật pháp ?

 

          Cả hai suy diễn trên đều không đúng.

          a/ Thứ nhất là ở Việt Nam có một luật bất thành văn : Muốn  hoạt động trái pháp luật thì phải làm luật . Tất cả những công dân Việt Nam muốn làm ăn , sinh sống thuận lợi thì phải LÀM LUẬT.  Tất cả những chuyện như lấn chiếm đất công, ngang nhiên đậu dừng xe không theo đúng  nơi  quy đinh, vận tải quá trọng v.v. đều đã được làm luật rồi.

          Khái niệm làm luật trong thời đại hiện nay có nghĩa là nếu tôi muốn vượt rào ( tức là phạm vào một điều nào đó của luật pháp thì ) thì tôi phải làm luật.

          Như vậy luật pháp ở Việt Nam bây giờ không nhằm làm thuận lợi cho các công dân làm ăn và sinh sống, ngược lại luật pháp chỉ là cái mốc để chính quyền làm GIÁ LUẬT đối với mọi người mà thôi.

          Thật vậy. Như trên đã dẫn, bạn là một cư dân mới tới ở chung cư trong một căn phòng bé tý 20 m2 , bạn muốn cơi thêm 10m2 để không gian của bạn rông thêm ra, nhưng bạn không thể làm thế được vì luật pháp không cho phép, nhưng chính quyền lại bật đèn xanh cho bạn, có nghĩa là chính quyền sẽ làm ngơ không đồng ý mà cũng không phạt bạn với một điều kiện bạn phải nộp một khoản tiền không chứng từ , không văn bản. Đây gọi là TIỀN LÀM LUẬT thông qua một tổ chức đập phá nào đó có một cái tên rất kêu như “ DỊCH VỤ SỬA CHỮA NHÀ CHUNG CƯ 24/24”

Tiền làm luật này đủ rẻ nếu như bạn so sánh với việc bạn mua thêm 10m2 chung cư nữa.

Như thế thì trên góc độ làm KINH TẾ thì chính quyền là những người rất biết làm KINH TẾ. Họ chỉ việc đưa ra những đạo luật vớ vẩn, gây khó khăn cho người dân rồi người dân sẽ lũ lượt đến đóng tiền LUẬT cho họ. Những công  chức trong chính quyền có thể không biết đến điều mà ANHXTANH tuyên bố  : mọi chuyện động trong vũ trụ đều dưới dạng ĐƯỜNG CONG, nhưng đối với tiền, họ  đã làm đúng luật.

 

 Cho nên, ở trong nước những cảnh ngang trái xẩy ra hàng ngày như  vỉa hè là nơi không gian chung cho mọi cư dân trong khu tập thể nhưng có một ông X ngang nhiên chiếm lấy làm bãi gửi  xe  thu tiền hàng tháng vào túi có  đến mấy chục triệu đồng . Ông X liệu có dám không đóng tiền luật cho chính quyền không ? Chính quyền đã không tạo công ăn việc làm cho dân nhưng chính quyền sẵn sàng tạo khe hở cho người dân lương thiện phạm pháp.
 
Tôi không ghen với ông X có chỗ làm ăn béo bở nhưng chắc chắn là trong lương tâm ông X có chút áy náy vì  đã lấy đi một phần cuộc sống của bà con trong chung cư.
 
Về già,  khi tóc bạc già mồi chắc chắn ông phải có chút ân hận vì đã gom biết  bao nhiêu là tiền của bà con gửi xe trong chung cư, cái ơn ông phải trả đáng ra là bà con khối phố nhưng đàng này ông lại phải dâng tiền cho nhân viên nòa đó của chính quyền.
 
Một bọn dửng mỡ phè phỡn, rồi còn lại nạt nộ dân đen nữa chứ. Đó là những cảnh ông X sẽ thấy hàng ngày và chắc chắn một ngày nào đó ông sẽ phải ân hận …Ông từ một người bình thường theo dòng đời xô đẩy đã trở thành kẻ vô ơn , bất lương.

 

          b/ Măc cảm cô đơn. Người Việt Nam khi có tuổi, nếu không có tiền để bồi bổ, hoặc  du hý đâu đó thì một cách  rất tự nhiên, trí tuệ và thể lực bị suy  giảm  rất  nhanh,  trở thành người vô dụng. Đồng nghiệp xa lánh, bạn bè ít viếng thăm, thảm cảnh bất lực trước cuộc sống dẫn đến tâm lý cô đơn buồn chán, không muốn làm gì, đó chính là nghịch lý của xã hội Việt  Nam hiện nay ? Bất cứ một ai , dù người đó có một thân phận thấp hèn đến mấy, khi đã trải qua một kiếp sống trần gian 50 năm tại mảnh đất Việt Nam này, thì ít nhất  họ phải là bậc thấy về một điều gì đó. Một kinh nghiệm sống trong một hoàn cảnh nào đó sẽ là điều mà không thể tìm kiếm được trong sách vở. Trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, đại đa  số gia đình có cảnh : chồng  có bồ nhí, vợ già sợ cô đơn không dám ly hôn, hàng ngày căm tức thàng chồng bạc bẽo thì đi  rình chồng như chó , về nhà chỉ chờ chồng hở miếng là rít lên như  động kinh.  
 
Anh  em ruột chỉ mặt nhau thề không đội trời chung… Trong một hoàn cảnh xã hội phức tạp và éo le như vậy  thì chính những người già phải là những người hoạt động xã hội mạnh mẽ nhất. Như tôi đã dẫn trên , ông X lúc về già chắc phải có lúc ngồi ngẫn nghĩ lại những ai oán của cuộc đời, chắc có lúc cũng phải  ân hận vì sự bạc tình bạc nghĩa của chính mình với bà con lối xóm, chắc ông cũng phải nhận ra cái câu của các cụ “ bòn nơi khố rách đãi nơi quần hồng ”. Hàng ngày ông vẫn căng mặt, dương oai để tận thu từng đồng bạc lẻ  của các cháu đến gửi xe, của các người từ tỉnh xa nhỡ nhàng phải qua đêm muốn nhờ ông một chỗ gửi xe để mai tiếp tục công việc nơi đô thành. Thế nhưng chỉ cần thoáng thấy bóng dáng đồng chí công an khu vực thì khuôn mặt ông X lại từ héo tàn thành tươi rói, mồm miệng nham nhở tranh nhau nói…
 
Đó không phải là thành ý của ông mà đấy chẳng qua như mọi người đều nói : vì cuộc sống, vì dòng đời xô đẩy… Tôi chắc rằng càng về già thì cũng là lúc ông X càng cảm thấy phải ăn năn, sám hối… Nhưng thật là trớ trêu, tuy có hối lận thật đấy nhưng  ông X không bao giờ dám vạch mặt chỉ tên những kẻ thông đồng , bất nhân trước đó. Có phải chăng vì cô đơn và tội lỗi đã xiết chặt trái tim , làm tê liệt mọi tri giác và trí óc trong con người ông X  : “Dại rồi khôn biết sao đây” – (Lời của Nguyễn Du có thể không chính xác xin cáo lỗi )

          Hiện tại  chúng ta lại gặp tình cảnh ngược lại. Những bạn trẻ hăng hái đi biểu tình, rải truyền đơn, tuyên truyền nhân quyền v.v. nhưng trí khôn của họ chưa đủ lớn, lời nói của họ chưa thuyết phục vì những điều họ nói và họ làm là theo sự bồng bột của tuổi trẻ không phải từ những đau thương, oán nghiệt  của cuộc  đời , những thứ mà chỉ có những người già mới có trải nghiệm mà thôi.  Như trên đã nói ở phần một , chính quyền Việt Nam hiện thời là một chính quyền tội phạm , giăng bẫy để người lương thiện phải phạm vào tội lỗi, nên đại đa phần những người có tuổi ở Việt Nam dù ít thì nhiều đều mắc vào lỗi do chính quyền cố ý gây ra. Khi về già mặc cảm cô đơn ùa vào tâm hồn họ , cùng với mặc cảm tội lỗi, hai thế kẹp  đã làm tê liệt mọi ý chí của những người có tuổi và như thế,  họ nhiều khi thấy những việc của lớp trẻ làm là có lý nhưng họ không dám đi cùng , không dám ủng hộ . Xã hội Việt Nam lại bị chia rẽ trong cộng đồng của những người có cùng một ý chí .

 

    CHIA RẼ, ĐIÊU TÀN , ĐÓ LÀ SỰ BẾ TẮC CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM NGÀY NAY.  

 

          Các vị ở hải ngoại khi lên án chúng tôi , những người trong nước là yếu hèn , vậy các vị có chắc rằng khi các vị tham gia cuộc sông tại quê nhà , theo dòng đời xô đẩy, vì cuộc sống các vị có giữ được lương tâm mình trong sạch không ? hay như tất cả phần đông người Việt ở trong nước thường nói với nhau “ Lương tâm tôi đã bị chó nhá từ lâu rồi” !!!

 

    HÀN QUANG TỰ

Người nghiên cứu KINH DỊCH và các Triết Học Đông Phương cổ

 

CÔNG AN ĐÁNH CHẾT DÂN



 

Chính quyền cộng sản Việt Nam cướp đất của dân (Phần 1) ( 147 tập )



 

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link