VN
quản lý vốn nhà nước ‘không giống ai’
Cập nhật: 11:37 GMT - thứ sáu, 5 tháng 7, 2013
Vụ bê bối Vinashin cho thấy chính phủ nhúng tay quá sâu vào quản
trị doanh nghiệp nhà nước.
Hãng
tin tài chính BấmBloomberg hôm
05/07 có bài nói Việt Nam nên cân nhắc đi theo mô hình như các tập đoàn Temasek
của Singpore và Khazanah của Malaysia, là các đại công ty quản lý vốn có sự
tham gia của nhà nước.
Ông Marco Breu, Giám đốc văn phòng Việt Nam của hãng tư vấn
McKinsey & Co. được dẫn lời nói về điều ông gọi là sự thành công của các
tập đoàn nhà nước nhưng áp đặt chuẩn mức quản lý cao và đặt ưu tiên kinh doanh
trên hết.
Các bài liên quan
- VN phá giá tiền đồng, hỗn loạn giá vàng
- VN: Hai thành phố lớn tăng trưởng chậm
- VN chi bừa bãi để tạo tăng trưởng?
Chủ đề liên quan
Singapore lập ra Temasek vào năm 1974 để đỡ đầu cho doanh nghiệp
nhà nước bao gồm công ty điện thoại nhà nước và hàng không quốc gia, quản lý
169 tỉ đôla trong cho các danh mục đầu tư tính tới 31 tháng Ba năm nay.
Khazanah được thành lập vào năm 1993 với sứ mệnh tương tự với
giá trị tài sản ròng đạt 27 tỉ đôla vào cuối năm 2012.
Việt Nam đã và đang thực hiện những bước nhỏ để bắt chước các
doanh nghiệp như Temasek với mô hình của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn
Nhà nước (SCIC), trực thuộc Bộ Tài Chính, được thành lập vào năm 2006 để quản
lý các công ty của chính phủ.
Tuy nhiên mô hình giống Temasek sẽ khó hoạt động trong khuôn khổ
cấu trúc quyền lực bị chia nhỏ tại Việt Nam, kinh tế gia Jonathan Pincus thuộc
Chương trình Việt Nam của Trường Harvard Kennedy tại Tp HCM được Bloomberg dẫn
lời.
Kinh doanh hay làm
chính sách?
"Mô hình
giống Temasek sẽ khó hoạt động trong khuôn khổ cấu trúc quyền lực bị chia nhỏ
tại Việt Nam"
Kinh tế gia Jonathan Pincus
“Vấn đề nằm ở mọi cấp bậc của các định chế có yếu tố thương mại
mà chính phủ nắm. Chúng ta thấy SCIC và Bộ Tài Chính muốn đóng vai trò của
Temasek, nhưng chẳng ai sẽ muốn giao cho họ bất kỳ tài sản nào.”
Ông Breu nói rằng một trong các vấn đề đối với doanh nghiệp nhà
nước là ở chỗ những yếu kém trong quản lý thường bị giấu đi bởi công ty quốc
doanh phải đóng vai trò phục vụ các chính sách của nhà nước.
“Nhiều khi các công ty nhà nước hoạt động như một cách để giữ
mức thất nghiệp thấp”.
“Trừ phi người ta thay đổi về cơ bản các doanh nghiệp nhà nước,
còn không thì Việt Nam cũng sẽ chỉ đạt được tăng trưởng từ 4.5-5%”, Ông Marco
Breu, Giám đốc văn phòng Việt Nam của hãng tư vấn McKinsey & Co. nhận định.
Được biết 20% các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
đều thua lỗ trong năm nay, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước,
nói vào tháng trước.
Vào tháng Ba năm nay, truyền thông trong nước mô tả điều họ gọi
là 'SCIC đem cả chục ngàn tỉ gửi ngân hàng lấy lãi'.
"SCIC tập trung vào ngân hàng, bất động sản và điều khiến
dư luận quan tâm là SCIC sử dụng những khoản tiền lời kếch sù thu về từ những
nguồn nói trên như thế nào", báo BấmTuổi Trẻ cho
biết.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan được báo BấmDân Trí dẫn
lời nói “Thực tế SCIC không đem lại nhiều lợi ích như chúng ta mong muốn”.
"Yếu kém trong quản lý
thường bị giấu đi bởi công ty quốc doanh phải đóng vai trò phục vụ các chính
sách của nhà nước"
Marco Breu, McKinsey & Co
“Cần đưa SCIC khỏi Bộ Tài chính, buộc nó phải công khai, chịu sự
giám sát như công ty niêm yết” và SCIC nên hoạt động theo đúng mô hình Temasek
định hướng ngay từ đầu".
Trang web của SCIC hiện vẫn để tên ông BấmVương Đình Huệ,
Trưởng ban Kinh tế Trung ương, cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính, nằm trong ban lãnh
đạo SCIC với chức vụ hiện là Chủ tịch Hội đồng Thành viên.
Hiện chưa rõ Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng có vai trò gì
trong việc quản lý SCIC hay không.
Việt Nam đang cố tăng năng lực cạnh tranh và tăng hiệu quả của
các công ty nhà nước, với nhiều tổng công ty làm ăn không có lãi và trở thành
gánh nặng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng Hai năm nay chuẩn thuận kế
hoạch buộc các công ty tập trung vào ngành kinh doanh chính cũng như tăng tốc
cổ phần hóa.
Tín nhiệm nợ của Việt Nam bị hai hãng đánh giá là Moody’s
Investors Service và Standard & Poor’s hạ điểm vào năm 2010 do bê bối nợ
xấu của Vinashin.
Cách xử lý vụ Vinashin khiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng phải
xin lỗi trên truyền hình trước Quốc hội và phải đối mặt với có cuộc lấy phiếu
tín nhiệm tháng trước.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment