Friday, August 9, 2013

Học giả Mỹ bày kế "hạ" Trung Quốc



 Xin mời Quý Vị cùng theo dõi.

===========================================

Nhà Báo Bùi Tín trước các sôi động tại VN


http://www.youtube.com/watch?v=y-bvY6F5TVY

===========================================

 

Học giả Mỹ bày kế "hạ" Trung Quốc


Luttwak đề xuất phương án gây áp lực địa chính trị chiến lược lên Trung Quốc, đánh quỵ kinh tế của đại lục đến cấp độ không còn có thể gây ra các mối đe dọa, loại bỏ khả năng Trung Quốc thống trị thị trường thế giới.


Tác giả người Mỹ, một chuyên gia trong lĩnh vực chiến lược Edward Luttwak đã phân tích và bày kế khống chế Trung Quốc trong cuốn "Sự trỗi dậy của Trung Quốc đi ngược logic chiến lược phát triển» đã đưa ra những phân tích và luận điểm rất đáng chú ý về Trung Quốc.

 

Trung Quốc 'quá tự phụ'

E. Luttwak, một chuyên viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies), trên quan điểm cá nhân của mình và cũng là một quan điểm khá độc đáo trong cuộc tranh luận về làm thế nào để kiềm chế "nguy cơ Trung Quốc".

Luttwak tin rằng hiện tượng tăng trưởng địa chính trị của Trung Quốc trên ba vị trí cơ bản - kinh tế, sức mạnh quân sự và ảnh hưởng chính trị và ngoại giao - không thể tiếp tục mãi mãi và chắc chắn sẽ gây ra phản ứng từ các nước khác. Những nước này nhận thức được rằng sự phát triển tiềm lực quốc gia hùng mạnh của Trung Quốc đi cùng với việc thiết lập quyền kiểm soát và ảnh hưởng - đầu tiên ở châu Á và sau đó là trên quy mô toàn cầu.

Theo Luttwak, quyết định đúng đắn nhất của Trung Quốc là tự kiềm chế: Bắc Kinh duy trì một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhưng loại trừ khả năng tăng cường tương xứng về sức mạnh quân sự và ảnh hưởng chính trị. Chỉ theo phương án này, Trung Quốc có thể giảm thiểu những lo ngại của các nước khác và tránh bị đối đầu với một liên minh phản đối mạnh, tương tự như liên minh chống lại Đức vào đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, tác giả tin tưởng rằng, đợi cho Trung Quốc có một một tầm nhìn chiến lược như vậy là không thể.

Nguyên nhân chính của vấn đề này – tính tự phụ quá lớn của một siêu cường – tự phụ của một siêu cường được hiểu như là sự tập trung tối đa cho các công việc nội bộ và không hề quan tâm đến những gì đang xảy ra bên ngoài biên giới. Tính tự phụ còn được thể hiện ở trong lĩnh vực đối ngoại, các lãnh đạo hoàn toàn không muốn nghe và không muốn biết, các nước láng giềng họ nghĩ gì về mình. Căn bệnh tự phụ này là bản chất của các siêu cường – nước lớn như Mỹ, Nga, Ấn Độ. Nhưng với Trung Quốc, nó đặc biệt nghiêm trọng.

Trung Quốc đã quá tự phụ với sức mạnh của mình và say sưa với 'giấc mơ Trung Hoa'. Ảnh: Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình thị sát quân đội sau khi trở thành người đứng đầu nhà nước



Học giả Mỹ đánh giá Trung Quốc đã quá tự phụ với sức mạnh của mình và say sưa với 'giấc mơ Trung Hoa'. Ảnh: Ông Tập Cận Bình thị sát quân đội sau khi trở thành người đứng đầu nhà nước.

Thứ nhất: Chính quyền Trung Quốc tập trung toàn bộ sự quan tâm của mình đối với những nguy cơ có thể đe dọa đến nền chuyên chính của giai cấp. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không có quá nhiều thời gian và sức lực để nghiên cứu và phân tính những tiến trình phát triển của thế giới.

Thứ hai: Ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thống lịch sử - Trung Quốc tự coi mình là nước lớn và là trung tâm của thế giới, các nước láng giềng quanh đại lục được nhìn nhận như những nước nhược tiểu. Truyền thống này đã định hướng các mối quan hệ nước ngoài từ rất lâu và ảnh hưởng trực tiếp đến ngày nay, đồng thời là trở ngại khiến Trung Quốc không nhìn nhận được các nước khác như các đối tượng bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Mặc dù có một nền văn hóa lâu đời, Trung Quốc rất thiếu kinh nghiệm trong các mối quan hệ quốc tế - đặc biệt là trong các quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước đối tác trong khu vực.

Thứ ba: Một trong những ảnh hưởng tai hại đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc là niềm tin vào những lý luận chiến lược của các học giả Trung Hoa cổ đại, một trong những tác phẩm đó là “Nghệ thuật chiến tranh” của Tôn Tử. Những bài học lý luận, được trình bày trong tác phẩm đó – được xây dựng trên nền tảng kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh trong nội bộ Trung Quốc ( có cùng ngôn ngữ, cùng văn hóa và tư duy chiến lược) đặc biệt trong thời kỳ “Chiến quốc” (thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên - 221 TCN).

Đạt đến giới hạn cuối cùng của chủ nghĩa thực dụng, luôn có xu hướng thúc đẩy giải quyết vấn đề bằng cách kích động một cuộc khủng hoảng, các kỹ thuật khác nhau của âm mưu và các thủ đoạn - những đặc điểm này và các đặc trưng khác của “Binh pháp Tôn tử” Trung Quốc có thể đạt hiệu quả trong bối cảnh của nền văn minh Trung Hoa, nhưng thường không đạt hiệu quả trong đối phó với các nền văn hóa và các dân tộc khác. Bằng chứng cho thấy rằng, huyền thoại về sự ưu việt của tư duy chiến lược và các chính sách đối nội, đối ngoại của Trung Quốc, tác giả Luttwak tin rằng thực tế là hơn một thiên niên kỷ, người Hán thực tế (người Trung Quốc) trong triều đại của mình chỉ trị vì có một phần ba thời gian. Các bộ tộc du mục dễ dàng xâm lược và đánh bại các triều đại Trung Quốc, những người tự hào là có tư duy "khôn khéo và đầy cơ mưu tầm chiến lược."

Lầu Năm Góc: TQ là 'đối tượng tác chiến số 1'

Sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc hiện đại và quan điểm cứng rắn không khoan nhượng của Bắc Kình về nhiều vấn đề (đặc biệt là trong các tranh chấp ở biển Hoa Đông và Biển Đông) đã dẫn đến thực tế là chống lại Bắc Kinh bắt đầu hình thành một liên minh không chính thức, trong đó bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Đông Nam Á và các nước Châu Á -Thái Bình Dương khác. Hoa Kỳ, tất nhiên cũng tham gia vào liên minh và là động lực mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, Luttwak tin rằng sự hình thành của liên minh này không có quá nhiều xúi giục từ phía Washington. Những nước tham gia năng động nhất  là nước láng giềng bị o ép của Trung Quốc.



Chiến hạm Trung Quốc bắt đầu vươn ra Thái Bình Dương, thách thức vị thế thống trị của Mỹ lâu nay.

 



Trung Quốc đã và đang ráo riết phát triển vũ khí nhằm tiêu diệt các đội tàu sân bay Mỹ.

Trong một quan điểm, Úc đóng vai trò của một trong những nước khởi xướng và dẫn dắt chính sách ngoại giao đa phương chống Trung Quốc. Việt Nam là đất nước có lịch sử dân tộc chống ngoại xâm phương Bắc trong nhiều thế kỷ. Quan điểm phản kháng cũng được Mông Cổ duy trì quyết liệt và nhận thức được vấn đề không thể duy trì độc lập nếu rơi vào quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc.

Indonesia và Philippines được Luttwak trích dẫn như là ví dụ về các quốc gia, nửa đầu thập kỷ 1990 đã sẵn sàng làm bạn với Trung Quốc, nhưng sang đến thập kỷ 2000 đã kiên quyết phản đối Trung Quốc – mà đó là lỗi của Bắc Kinh, khi cách cư xử của quốc gia này trên Biển Đông trở nên không thể chấp nhận.

Câu chuyện đối ngoại chính trị tương tự cũng xảy ra với Nhật Bản trong mối quan hệ Trung Nhật. Không lâu lắm, vào khoảng năm 2009, khi đảng Dân chủ Nhật Bản lên nắm quyền, có cảm giác rằng Tokyo đang chuyển hướng dần về phía Trung Quốc và có thể nói là, âm thầm rơi vào tầm ảnh hưởng chiến lược của Trung Quốc. Nhưng những hành động gây căng thẳng do chính Trung Quốc tiến hành ở quần đảo Senkaku và trên biển Hoa Đông – Biển Đông đã gạch chéo lên tất cả mọi kế hoạch hợp tác hữu nghị và đẩy Nhật Bản về mối quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn với Mỹ.




Căn cứ tàu ngầm của hải quân PLA ở Hải Nam.



Trung Quốc luôn mơ về các hạm đội viễn dương với các đội tàu sân bay thống trị đại dương như Mỹ.



Và tích cực phát triển 'sát thủ' diệt tàu sân bay DF-21 nhằm đối phó tàu sân bay Mỹ.

Một ngoại lệ trong xu hướng phản kháng Trung Quốc lại là Hàn Quốc, theo quan điểm của tác giả cuốn sách này, Hàn Quốc luôn thể hiện “sự phụ thuộc” vào Bắc Kinh. Đã từ lâu Hàn Quốc đã quá coi trọng nền văn minh Trung Hoa và trên thực tế khá lệ thuộc Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế. Để duy trì được khả năng tiếp cận nền kinh tế Trung Quốc, Hàn Quốc đã làm mờ đi những quan hệ còn lại của chính mình. Luttwak đưa ra một dự đoán cho quan điểm chính trị của Hàn Quốc – đó là giải pháp "Thoát ly chiến lược", cho rằng không thể xem xét Hàn Quốc là một đồng minh đáng tin cậy trong liên minh phản kháng Trung Quốc.

Không chỉ riêng đối với Hàn Quốc, ngay cả chính quyền Mỹ cũng còn xa mới đạt được sự đồng thuận chống những nguy cơ từ Trung Quốc. Tác giả Luttwak cho rằng, chính sách đối ngoại đối với Trung Quốc của Mỹ bị ảnh hưởng bởi 3 nhóm lợi ích: nhóm thứ nhất là Bộ Tài chính, nhóm thứ hai là Bộ Ngoại giao và nhóm thứ ba – Bộ quốc phòng Mỹ.

Bộ Tài chính đại diện cho nhóm lợi ích của phố Wall. Đối với nhiều tập đoàn kinh tế mạnh của Mỹ, thương mại với Trung Quốc là một nguồn lợi nhuận vô cùng lớn. Bỏ qua nguồn lợi này, các tập đoàn không sẵn sàng. Lợi nhuận trong quý tiếp theo của một năm tài chính quan trọng hơn lợi ích lâu dài của an ninh quốc gia. Vì vậy, Bộ Tài chính luôn có quan điểm thân thiện với Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao, đặc biệt là trong thời kỳ bà Hillary Clinton không phủ nhận tầm quan trọng hợp tác thương mại với Bắc Kinh, nhưng nhận định rằng, hầu hết các vấn đề lợi ích của Mỹ và Trung Quốc luôn luôi đối kháng lẫn nhau. Công bố chính sách đối ngoại của chính quyền Obama "Trở lại Châu Á - Thái Bình Dương”, theo Luttwak, không có gì khác hơn một chính sách đối ngoại chính trị nhằm ngăn chặn Trung Quốc.

Chính sách kiềm chế đối ngoại do Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành, được sự hỗ trợ bởi sức mạnh quân sự của Lầu Năm Góc. Bộ Quốc phòng Mỹ có quan điểm coi Trung Quốc là "kẻ thù chính" đồng thời lên kế hoạch tác chiến chiến lược, đưa ra các đơn đặt hàng vũ khí mới với quan điểm coi Trung Quốc là “đối tượng tác chiến số 1”.

Đánh quỵ bằng đòn phong tỏa

Tuy nhiên, tác giả Luttwak khẳng định, giải pháp quân sự để giải quyết vấn đề Trung Quốc là không thể được xét trên mọi góc độ, ngay cả trong trường hợp Quân đội Mỹ có ưu thế thống trị chiến trường. Trong kỷ nguyên của vũ khí hạt nhân, xung đột vũ trang giữa hai cường quốc quân sự có thể rất dễ dàng dẫn đến thảm họa toàn cầu.



Mỹ hoàn toàn có khả năng phong tỏa con đường huyết mạch trên biển của Trung Quốc. Nhưng nếu Trung Quốc duy trì tốt quan hệ chiến lược với Nga thì không có gì bảo đảm chiến lược phong tỏa sẽ thành công.

Từ những quan điểm và phân tích đánh giá đã nêu. Tác giả Luttwak đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết những nguy cơ từ phía Trung Quốc, mà theo tác giả là rất nghiêm trọng:

Giải pháp nhằm giải quyết vấn đề nguy cơ Trung Quốc, Luttwak đề xuất phương án gây áp lực địa chính trị chiến lược lên Trung Quốc, với mục đích làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của đại lục đến cấp độ không còn có thể gây ra các mối đe dọa, nhằm cân bằng lực lượng trên trường thế giới và loại bỏ khả năng Trung Quốc đạt được quyền thống trị thị trường thế giới. Mục tiêu đó có thể đạt được, nếu chặn được hàng hóa Trung Quốc trên các thị trường của các đối tác chính. Đồng thời với việc ngăn chặn khả năng Trung Quốc tiếp cận các tài nguyên khoáng sản và công nghệ, mang ý nghĩa sống còn với đời sống kinh tế Trung Quốc trong điều kiện hiện nay. Theo ông Luttwak đã có những dấu hiệu đối kháng đại lục trong lĩnh vực kinh tế: Úc cấm các công ty Trung Quốc mua các khu tài nguyên và nguyên liệu thô, Argentina và Brazil đã ra lệnh cấm các doanh nhân Trung Quốc mua các vùng đất đai nông nghiệp của họ, chính quyền Mỹ không cho phép các công ty Trung Quốc bỏ thầu trong các hợp đồng mua sắm công, v.v….

Tất nhiên, có thể gọi giải pháp đó là “phong tỏa kinh tế”, đòi hỏi rất nhiều thời gian, sức lực và quan hệ ngoại giao. Trong cái gọi là “phong tỏa địa chính trị Trung Hoa” vị trí then chốt đối với Mỹ lại chính là Nga. Luttwak đã nhận thấy một vấn đề khá rõ nét: Nếu người Mỹ và các đồng minh của họ tiến hành phong tỏa kinh tế Trung Quốc, vòng phong tỏa này sẽ không thành hiện thực nếu không có sự tham gia của Nga và các nước Trung Á, nằm trong tầm ảnh hưởng của Nga. Ngay cả trong trường hợp cứng rắn hơn, Mỹ phong tỏa quân sự đường biển, Trung Quốc vẫn có thể nhận được những nguồn nguyên liệu thô, năng lượng từ những đối tác Trung Á và châu Âu của họ.

Nếu tham gia phong tỏa kinh tế Trung Quốc có cả Nga và các nước Trung Á, thì nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ. Rõ ràng, trong liên mình đối kháng với Trung Quốc, Moscow đóng vai trò then chốt chiến lược. Về vấn đề này, nếu Nhật Bản coi như là một thành viên chống Trung Quốc, ông Luttwak cho rằng Nhật Bản nên bình thường hóa quan hệ với Nga và có những xem xét mang tính xây dựng cho tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Nam Kuril: Tranh chấp nhỏ phải nhường cho lợi ích lớn – một liên minh ngăn chặn Trung Quốc.



Trung Quốc rất cần Nga nhưng Nga chưa chắc đã cần Trung Quốc. Ảnh: Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn Nga là địa chỉ trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nằm quyền lực tối cao.

Mặc dù không nói ra, nhưng rõ ràng logic Luttwak đã nhận định vị thế vô cùng quan trọng của Nga trong mối quan hệ địa chính trị của Trung Quốc trên bản đồ thế giới. Trung Quốc cần Nga như một đối tác chiến lược sống còn trong khi Nga thì không. Về nguyên tắc, Nga có thể loại bỏ khả năng hợp tác kinh tế với Trung Quốc, dù có những tổn thất lợi ích không hề nhỏ. Trung Quốc đứng vị trí hàng đầu trong kinh doanh thương mại với Nga, nhưng Nga hoàn toàn không mua và không có những lợi ích mang tính tồn vong từ Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, vấn đề thương mại thông suốt với Nga đóng vai trò sống còn có tính chiến lược trong hiện tại và tương lai.
Lịch sử thế giới đã chứng minh một chân lý mà Luttwak một lần nữa chứng minh lại: Trước nguy cơ một quốc gia trở thành một thế lực với những chính sách mang tính áp đặt ảnh hưởng cao, các quốc gia khác sẽ liên kết lại trong các hoạt động phản kháng hiệu quả. Trong trường hợp này có Trung Quốc.

Nhưng vấn đề tồn tại ở điểm, không phải lúc nào logic của sự cân bằng lực lượng cũng có ưu thế trước một thế lực áp đặt đơn cực. Trong lịch sử quan hệ thế giới không ít những ví dụ cho thấy, các quốc gia nhỏ hơn không chống lại được quyền lực ảnh hưởng của một cường quốc – thường là có nguyên nhân quan trọng – không có khả năng tổ chức được những hoạt động phản kháng tập thể (collective action problem) bản thân các nước thành viên cũng không có khả năng huy động các nguồn lực trong nước để đẩy lùi nguy cơ, cũng như sự không có sự chắc chắn về mối nguy hiểm chính đến từ hướng nào.

Từ góc nhìn của Luttwak cho thấy: sự trỗi dậy của Trung hoa đại lục trong giai đoạn gần đây đã gây lên những hoài nghi, lo lắng, và thậm chí sự phản kháng trong nhiều học giả, các nhà chính trí và các nhà lý luận chiến lược đối ngoại trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Giải pháp phong tỏa nền kinh tế Trung Quốc từ một góc độ nào đó, có thể phản ánh những quan điểm của các chính trị gia phương Tây.

Lịch sử các cuộc đầu tranh kinh tế - chính trị đương đại sau Đại chiến thế giới lần thứ II cho thấy những mâu thuẫn đối đầu và sự phát triển mạnh mẽ. Sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể không khác gì hơn như một áp lực địa chính trị buộc các nước trong khu vực và trên thế giới có một quan điểm, một góc nhìn và sự phát triển mới. Tương tự như Ấn Độ, trước những áp lực của Trung Quốc trên biên giới và trên Ấn Độ Dương, Ấn Độ cũng có những giải pháp đáp trả mạnh mẽ, như xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh và sẵn sàng cho mọi hoạt động, từ đối ngoại chính trị đến đấu tranh vũ trang.

 

Tư pháp Việt Nam dàn dựng vụ án nhằm bỏ tù LS Lê Quốc Quân




Buổi thắp nến đòi công lý cho luật sư Lê Quốc Quân tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội, ngày 30/06/2013. Đứng đầu trong ảnh là nhà đấu tranh chống tham nhũng Lê Hiền Đức.

REUTERS/Kham

Trọng Thành RFi


Ngày 09/07/2013, tòa án Việt Nam sẽ đưa luật sư Lê Quốc Quân ra xét xử với tội danh « trốn thuế ». Việc tư pháp Việt Nam truy tố ông Lê Quốc Quân bị công luận khắp nơi trong và ngoài nước phản đối. Mới đây có một số thông tin cho thấy vụ án xét xử ông Quân vì tội danh kinh tế chỉ là một dàn dựng của chính quyền nhằm bỏ tù một người đấu tranh dân chủ.


Ngày 01/07, đại diện của hơn 10 tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế viết thư gửi đến đại diện ngành Ngoại giao và An ninh của Liên Hiệp Châu Âu để yêu cầu can thiệp. Ngày hôm qua 03/07, gia đình và thân hữu luật sư Lê Quốc Quân có buổi cầu nguyện tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo phận Vinh, với các khẩu hiệu đòi tự do cho ông Lê Quốc Quân. Liên tục trong những ngày gần đây, các cộng đồng Công giáo, cùng thân hữu, khắp nơi trên cả nước tổ chức các buổi hiệp thông hướng về Lê Quốc Quân.

Để chuyển đến quý thính giả thông tin về vụ án, RFI Việt ngữ đặt câu hỏi với ông Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Lê Quốc Quân.




Ông Lê Quốc Quyết (Vinh)

 

04/07/2013

 




 

 

RFI : Xin anh cho biết những những suy nghĩ của anh về vụ án xử người anh trai của anh, luật sư Lê Quốc Quân.

Ông Lê Quốc Quyết : Đã có thông báo chính thức là ngày 09/07 tới, sẽ xảy ra phiên xử anh Quân và truy cứu anh Quân ở điều 161, tội trốn thuế... Đây là một điều mà gia đình Quyết thực sự thấy khó chấp nhận. Bởi vì bản thân công ty anh Quân là một công ty thực hiện nhiệm vụ về thuế tốt và chưa bao giờ có một cảnh báo nào từ cơ quan thuế. Thứ hai nữa chính bản thân công ty anh rất nhiều lần bị khám nhà không có mặt anh, tức là cho đến ngày anh Quân bị bắt, đã khám đến 4 lần, mà có lần khám trong đêm, không có sự chứng kiến của anh. Nhà thì khám từ 8 giờ tối đến 1 giờ sáng, rồi hết nhà chuyển sang công ty khám đến 4 giờ sáng…. Khám trong lúc anh đang bị bắt mang đi một chỗ khác. Việc truy cứu anh liên quan đến các hoạt động của công ty là điều khó chấp nhận. Bản thân gia đình Quyết thì không tin điều đó là có thật.

Về cá nhân Quyết, Quyết có biết các hoạt động của công ty anh, và cũng nắm trong tay các hồ sơ liên quan đến các hoạt động, khai báo thuế. Bản thân công ty anh đang được công ty thuế đang còn xếp vào danh mục thưởng bằng khen thuế, đóng thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên là cao. Điều đấy không thể kết tội anh là trốn thuế được. Công lý được thực thi có nghĩa là anh phải được trả tự do, không phải là tại tòa, mà trước khi phiên tòa xảy ra, thì đúng hơn, cũng như ba lần bắt trước.

RFI : Phải thả trước phiên tòa cũng có nghĩa là những chứng cớ để buộc tội không phù hợp với ý định ban đầu ?

Ông Lê Quốc Quyết : Theo như Quyết biết là đầu tiên họ bắt đầu bắt anh Quân với cái cớ trốn thuế để họ tìm kiếm một cái gì đấy có tính chất chính trị trong công ty anh Quân. Nhưng sau khi họ đã lỡ rồi, những bằng chứng chính trị không có, thì họ vẫn tiếp tục giữ quan điểm và tìm mọi cách để chứng mình rằng anh có trốn thuế. Nhưng mà theo như hồ sơ mà Quyết có trong tay, thì họ không chứng minh được là anh trốn thuế. Mà bản thân nhà nước đang nợ anh đến 172 triệu đồng.

RFI : Đây có phải là điểm cũng tương đối mới trong hiểu biết về vụ án này không ạ ?

Ông Lê Quốc Quyết : Vì luật sư cũng bị cản trở tiếp cận hồ sơ và gia đình đến nay cũng chưa được thăm gặp để biết thực hư. Nhưng cách đây khoảng 10 ngày, luật sư được tiếp cận hồ sơ, tiếp cận tương đối nhiều cái mới trong hồ sơ của anh Quân, cụ thể thứ nhất là việc bổ nhiệm các điều tra viên chính trị. Hầu hết là các điều tra viên chính trị, (nhưng lại) làm việc về vấn đề trốn thuế. Thứ hai là, qua những con số chứng minh các chứng cứ, thì luật sư mới tính ra, thì hóa ra là, việc « trốn thuế » của anh Quân là -172 triệu (tức là nhà nước còn thiếu của luật sư Lê Quốc Quân số tiền này).

RFI : Anh nói đến 5 điều tra viên chính trị thì có nghĩa như thế nào ?

Ông Lê Quốc Quyết : Thông thường, ở Việt Nam, bên công an họ phân ra các phòng, nếu về thuế thì thuộc phòng điều tra kinh tế-xã hội. Đó là phòng PC 46. Họ phụ trách về thuế, các doanh nghiệp, buôn lậu, kinh doanh trái phép… Nhưng đây lại là do các điều tra viên của Cơ quan điều tra của Công an thành phố Hà Nội. Điều thứ hai là, họ làm một cách vụng về, họ bổ sung văn bản lung tung. Có những văn bản ra ngày 09/10/2012, thì lại căn cứ vào một văn bản ra sau đó, tức là ngày 24/10/2012. Không hiểu họ ra kiểu gì ?!

Những yếu tố nhìn thấy được như vậy trong hồ sơ (điều tra) của anh Quân, thì có thể thấy là hồ sơ làm một cách ngang ngược.

Thứ hai là Quyết thấy được rõ. Cái thứ hai mà Quyết thấy rõ động cơ chính trị trong việc bắt.anh Quân, chứ không phải về thuế. Điều này thể hiện qua việc điều động từ bên an ninh qua. Các văn bản điều động từ bên an ninh qua là một, cộng với đối xử với các gia đình. Các đối sách về vụ án này. (…) Trong quan hệ quốc tế thông thường, thì gia đình phải được gặp người thân ngay sau khi kết thúc điều tra. Hoặc theo luật, luật sư phải thăm ngay, mỗi lần lấy cung phải có luật sư. Ngay từ khi bị bắt, anh Quân đã tuyệt thực, để đòi phải có luật sư thì mới làm việc, nhưng mà họ cứ cản trở mãi. Đến khi họ cho luật sư vào, nhưng gặp thì gặp, hồ sơ vẫn không được tiếp cận. Cho đến bây giờ anh ấy vẫn nhịn ăn, 6 tháng rồi, mà gia đình vẫn chưa có một ai được thăm gặp anh. Anh lại bị đối xứ phân biệt, không được như các tù nhân khác, không được gửi nước sạch để uống, mặc dù anh đã nhiều lần yêu cầu. (…) Một đối xử như vậy không phải đối với người bình thường, mà họ chọn cách đối xử với anh Quân, như một tội phạm, đặc biệt nghiêm trong, hoặc là tội phạm an ninh quốc gia.

Trong quá trình đối với anh Quân xưa nay, thì thấy cũng rất rõ. Tức là cả một chiều dài anh Quân sách nhiễu, bị bắt đàn áp, bị tìm đủ cách để bắt bớ. Và anh đã bị bắt đến lần thứ 3, cộng với hai lần quyết định xử phạt và quản chế tại địa phương, thì thấy được rõ ràng là họ tìm mọi cách để bắt anh Quân, bất cứ bằng cách nào, từ năm 2007 đến giờ.

Trong thời gian hoạt động, công ty của anh Quân nhiều lần phải chuyển dịch vì các hành vi quấy nhiễu của an ninh. Mỗi lần anh Quân ký hợp đồng xong là an ninh đến làm việc với chủ nhà và họ lại từ chối không cho anh Quân thuê nữa. Cho nên anh Quân phải thay đổi trụ sở và phải chuyển đối giấy phép khá nhiều lần. Mặc dầu gây khó khăn thế, nhưng mà vì anh Quân là luật sư tư vấn, chủ yếu cho các hãng quốc tế, nên anh Quân vẫn duy trì được công việc tư vấn của mình, nhưng trụ sở thì liên tục bị thay đổi.

Còn cá nhân Quyết thấy là, nếu (thật sự là) họ làm thuế để truy thu về cho nhà nước, thì không thể có cách làm như vậy được. Bởi vì, quá trình làm việc với công ty của anh Quân, của Quyết, thì họ tiêu hao rất nhiều tiền của Nhà nước, của người đóng thuế, cho việc làm vụ án này. Chẳng hạn như, đôi khi chỉ là một việc nhỏ nhỏ, như ở văn phòng đại diện của Quyết của phía nam, một phiếu thu tiếp khách 11 triệu, mà họ muốn chứng minh việc tiếp khách không có thật, thì ba điều tra viên bay từ Hà Nội vào, bay ra, bay vào đến cả 20 triệu tiền vé.

Công ty của anh Quân và của Quản, thì hiện tại họ thu con dấu, họ không cho hoạt động, mặc dầu theo luật, thì tội trốn thuế không liên quan đến các hoạt động khác của công ty. Vì thương hiệu và hoạt động khách hàng của công ty không phải do hành vi trốn thuế (nếu có) mang lại. Chỉ được bắt người chịu trách nhiệm trong giai đoạn trốn thuế ấy, sau đó là theo luật là phải ủy quyền, hoặc được phép ủy quyền cho ai khác điều hành công ty tiếp tục hoạt động. Nhưng họ không làm như vậy, thêm vào đó, họ cản trở không cho gia đình được gặp mặt, không cho Quản và anh Quân được ủy quyền ra ngoài để công ty tiếp tục hoạt động. Thậm chí họ còn thu cả con dấu, không muốn cho công ty Quyết hoạt động nữa. Trong khi đó, (về nguyên tắc) họ làm để thu thuế cho nhà nước, mà mỗi năm công ty Quyết đóng thuế khá nhiều, nhưng họ chỉ muốn công ty chết, gây áp lực với anh Quân về mọi mặt, cả kinh tế và gia đình.

Gia đình đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại, yêu cầu trả lại con dấu, nhưng cũng không có phản hồi chính thức nào từ cơ quan hành pháp cả.

RFI : Thưa anh, gia đình có tin gì mới về sức khỏe của Luật sư Lê Quốc Quân ?

Ông Lê Quốc Quyết : Lần gần nhất, hôm thứ sáu tuần trước, luật sư có vào. Đấy là ngày cuối cùng của đợt anh Quân tịch cốc. Đây không là tuyệt thực, như anh nói. Lúc mới bị bắt, anh tuyệt thực 15 ngày và ra yêu sách để đòi có kinh Thánh để đọc, và chỉ chấp nhận làm việc khi có luật sư.

Còn lần này, từ ngày 23/06 anh tịch cốc. Bởi vì anh biết ở bên ngoài, có nhiều người quan tâm, có các cơ quan đài báo, cũng như các giáo dân, những người cầu nguyện công khai, cũng như âm thầm. Cho nên anh nói là báo ra với luật sư là anh sẽ tịch cốc 7 ngày. Ngày luật sư vào là ngày 29/06, anh gầy gò, anh phải nói nhỏ nhẹ với luật sư, mặc dầu đang làm việc, cần nhiều việc phải nói. Anh nói ngày 30/06, anh sẽ ăn lại để lấy sức khỏe để ra tòa.

Rất cám ơn khán thính giả và anh em làm truyền thông đã quan tâm đến gia đình Quyết. Bởi vì đến lúc này, Quyết chỉ mong muốn được nhân rộng các thông tin rõ hơn về vụ án của anh Quân, và những cách hành xử (của các cơ quan nhà nước) đối với anh Quân và gia đình Quyết, những cách hành xử rất ngang ngược và bất chấp tất cả mọi thủ tục pháp lý.

RFI xin chân thành cảm ơn ông Lê Quốc Quyết đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn.


 

Quê Hương và Chủ Nghĩa Xã Hội !
Tác Giả : Nguyễn Quốc Chánh, Saigon


Chủ nghiã dạy em, thù hận hờn căm
Chủ nghiã dạy em, độc ác bất nhân
Chủ nghiã dạy em, lọc lừa xảo trá
Chủ nghiã dạy em, dối gian trăm ngả

Chủ nghiã dạy em, bội phản vong ân
Chủ nghiã dạy em, giết chết lương tâm
Chủ nghiã dạy em, vô thần đấu tố

Chủ nghiã mù, rước voi dày mả Tổ
Chủ nghiã ngu, thờ đồ tể ngoại bang
Chủ nghiã bưng bô, xây dựng thiên đàng
Chủ nghiã lừa em, những con bò sữa
Chủ nghiã bất lương, ma cô nhà chứa

Chủ nghiã tú bà, dụ dỗ thơ ngây
Chủ nghiã cò mồi, vơ vét luôn tay

Chủ nghiã cai thầu, bán buôn Tổ-Quốc
Chủ nghiã lưỡi câu, móc mồi dân tộc

Chủ nghiã bịp lừa, bánh vẽ tự do
Chủ nghiã cá ươn, tư tưởng vong nô
Chủ nghiã chết đi, Quê Hương vẫn sống

Ai nhân danh hạnh phúc
Thứ hạnh phúc ngục tù

Ai nhân danh dân chủ
Thứ dân chủ si ngu

Ai nhân danh chân lý
Thứ chân lý đui mù

Bao nhiêu năm, ai nhân danh chủ nghiã,
Tự-Do xích xiềng, Dân-Chủ dối gian
Mác-Lênin, đâu phải người Việt Nam !

Sự thật đó có làm em đau nhói ?
Vẫn chập chờn lượn bay bầy quạ đói
Chồn cáo kia có rình rập trước sau

Ngẩng mặt cao và đừng sợ đớn đau
Đứng lên em bằng tâm hồn biển động.

Em đứng lên như đại dương dậy sóng
Tiếng sét thần tuổi trẻ nổ ầm vang

Những tượng hình, chủ nghiã, phải tiêu tan
Cây Dân-Chủ bừng lên ngàn sức sống,

Em bây giờ khôn lớn
Mắt rực lửa yêu thương,
Biết đâu là sự thật
Em tìm thấy con đường.
Tự-Do sẽ nở hoa
Trên quê hương khốn khó

Anh như con ngựa già
Vẫn cúi đầu kiên nhẫn
Đốt những đám cỏ khô
Dọn đường cho em đi làm lịch sử

Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh sinh năm 1958 ở Bạc Liêu, hiện sống tại Sài Gòn. Tác giả của nhiều tập thơ như Ðêm mặt trời mọc, Khí hậu đồ vật và Của căn cước ẩn dụ, và Ê, tao đây. Thơ của ông đã được nhiều tác giả dịch ra tiếng Anh. Trong bài phỏng vấn dành cho nhà văn Vi Ký, nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh nhận xét về đảng Cộng Sản:


Ðảng Cộng sản thắng Tây và Mỹ bằng máu của dân tộc, bằng vũ khí của Nga và Tàu, rồi nộp “độc lập dân tộc” cho cộng sản Tàu và Nga. Ai chỉ ra tình trạng thế chấp và bán đứng đó đều bị cho là phản động. Kẻ phản động có thể gây tai họa cho Ðảng nhưng lại là phúc của dân.
Những ai vì Ðảng sẽ kết án kẻ phản động, còn những ai vì con người thì sẽ hoan hô kẻ phản động. Hãy nhớ câu nói lịch sử của ông Nguyễn Văn Thiệu:
“Ðừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”.

(Gửi tuổi trẻ Việt Nam )

Em hãy ngồi xuống đây
Anh kể câu chuyện này

Trên cánh đồng cỏ cháy
Ngậm ngùi như khói bay


Con ngựa già một đời
Chưa thấy được ngày vui
Mắt mỏi mòn trông đợi
Những mầm cỏ xanh tươi.


Đã bao nhiêu năm rồi
Hướng nhìn về xa xôi
Tâm tư đau nhức nhối
Cuộc đời vẫn nổi trôi


Em nhìn về tương lai
Cố dấu tiếng thở dài
Mắt dường như ngấn lệ
Có phải vì khói cay?


Em thấy đó, trên đường đi không đến,
Quê hương đau, chồn cáo vẫn nghêng ngang

Những con thú người nhảy múa kiêu căng
Ngửa mặt hú một bài ca chủ nghiã.
Ngôn ngữ văn nô, đỉnh cao trí tuệ.
 


Mh

 

Phản ứng của Nguyễn Hoàng Đức qua vụ bị chặn xuất cảnh sang Italia: KHUÔN MẶT CỦA NHÀ NƯỚC VÔ LUẬT PHÁP QUA CỬA KHẨU


 (Đi thoi vi nhà nước Bt hp hiến ca đc đng Vit Nam)

Nguyn Hoàng Đc










































Vương Đình Huệ gặp Vương Dũng





















Tại sao Trung Quốc lại có một nền kinh tế bất bình đẳng nghiêm trọng và bị nhà nước khống chế đến như thế. Ta sẽ có câu trả lời cực kì đơn giản, nếu xem xét kĩ hệ thống chính trị và lịch sử đương đại của Trung Quốc. Mặc dù các cuộc cải cách kinh tế đã tự do hóa thị trường hàng hóa và thị trường lao động, nhà nước vẫn tiếp tục nắm chặt nhiều định chế tài chính. Về bản chất, lĩnh vực tài chính thu tiền kiếm được từ trao đổi ngoại tệ và tiền tiết kiệm của các gia đình và chuyển cho các doanh nghiệp nhà nước do chính quyền trung ương hay địa phương kiểm soát. Do chẳng có mấy lựa chọn, người dân Trung Quốc buộc phải gửi tiền vào ngân hàng nhà nước và với tốc độ lạm phát hiện nay, họ sẽ được lợi tức âm vì nhà nước ấn định lãi suất tiền gửi thấp hơn tỉ lệ lạm phát. Trong khi đó, các công ty địa ốc với những mối liên hệ với chính quyền hay với các doanh nghiệp nhà nước có thể vay với lại suất gần như bằng không. Kết quả là hệ thống tài chính của Trung Quốc chuyển tài sản của người dân bình thường cho một nhúm doanh nghiệp nhà nước và những doanh nhân có liên hệ với chính quyền. Chắc chắn là các nước châu Á khác cũng đã từng theo mô hình cấp vốn như thế. Nhưng Trung Quốc theo mô hình này trong thời gian dài nhất. Trong khi đó chưa có dấu hiệu gì chứng tỏ việc tự do hóa lĩnh vực tài chính sẽ diễn ra trong tương lai gần.


Kết quả là các gia đình bình thường thực sự nghèo đi, theo nghĩa tương đối và thậm chí cả theo nghĩa tuyệt đối nữa. Trong khi tốc độ tăng trường dường như rất lớn, nhưng  bản chất của tăng trưởng thì thay đổi theo thời gian. Ông Yasheng Huang thuộc trường Sloan Business School ở đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology)  đã viết trong tác phẩm Chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc (Capitalism with Chinese Characteristics) rằng những năm 1980 là giai đoạn phát triển lành mạnh nhất ở Trung Quốc. Đấy là lúc người nông dân làm ra và bán các sản phẩm hàng công nghiệp nhẹ và nông phẩm cho thị trường hàng hóa vừa xuất hiện. Nhưng cuối những năm 1990, Trung Quốc tiến hành “tái cơ cấu” các ngân hàng của họ để những ngân hàng này có thể chuyển những khoản vay lãi suất thấp cho những công ty khổng lồ của nhà nước, sau những vụ kết hợp trong những năm 1990 những công ty này thậm chí còn lớn hơn trước. Sự tăng trưởng từ đó phụ thuộc vào xuất khẩu ròng và đầu tư của nhà nước và ngày càng ít phụ thuộc vào tiêu dùng cá nhân. Mặc dù sự phát triển như thế còn có thể tiếp tục trong một vài năm nữa, phần lớn người dân Trung Quốc sẽ chẳng được lợi lộc gì.







https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi9nkCHmAGlHfNyH1WWLW8Xwb-mX64SonIt-2xCSbsw3zxW3wVXYRnOz2-UbZSB6ucI9Bdc3YYavh6MUbaxZAQ3LZumI04qvKOFXh_pl4D67j4x4yOoQRN3_o1qM27U7hXDzeMuQW7fq5LR/s1600/hienphap-cuadang-Danlambao.jpg




Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


000_Del353914-305.jpg











Bản thân tôi chỉ là thành phần hạ tiện vô danh tiểu tốt trong xã hội, từ khi còn tuổi thiếu niên tôi đã chứng kiến cảnh cha tôi đã bị chế độ cộng sản giết chết lầm lẫn và oan ức một cách dã man trong thời kỳ gọi là “phong trào giết lầm hơn tha lầm” nên phải nói đầu óc của tôi luôn mang nặng ấn tượng về cái tính cách cai trị giả dối, áp đặt, xem thường mạng sống người dân của chế độ hiện tại, nên tôi rất nhạy cảm với mọi động thái của chế độ và của các viên chức an ninh ở địa phương, vì họ biết gia đình tôi thuộc loại có ác cảm đối với chế độ và cũng nhờ có chút ít kiến thức về lịch sử, nên tôi cũng biết chế độ cộng sản này rất độc đoán và ác độc từ xưa với mọi người dân trong cách cai trị của họ nên tôi vẫn luôn dè chừng và phòng xa mọi trường hợp có thể xảy ra cho bản thân mình và gia đình, vì có con làm lao công trong một công ty kinh tế nhỏ của nhà nước, lương mỗi tháng dù chẳng bao nhiêu, nhưng đó là tất cả những gì chúng tôi có để sinh sống hàng ngày, bản thân tôi lớn tuổi thất nghiệp sống kiếp chùm gửi vào con, vì sợ con bị đuổi việc thì chắc chắn tai họa sẽ tức thì đến với bản thân và gia đình nên chúng tôi chẳng bao giờ dám nói ra sự thật lòng mình dù đó là những điều chúng tôi nghĩ là bản hiến pháp mới nên bỏ điều 4 để tạo cơ hội cho đất nước tiến lên dân chủ, vì chỉ có con đường đó thì đất nước mới có cơ hội trở nên cường thịnh và công bằng xã hội được, nhưng vì bản chất hèn hạ cầu an, từ nhỏ luôn sợ hãi mặc cảm với chế độ mà tôi đã đánh mất cơ hội để góp tay xây dựng nền dân chủ cho đất nước.
















Việt Nam cho chuyển đi 11 ký lô uranium có độ giàu cao (HEU)

















Các nhà lãnh đạo Việt Nam viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hồi đầu năm
































Lực lượng an ninh trấn áp người biểu
 tình chống Trung Quốc hồi tháng Sáu












http://www.vlink.com/hihoa/hihoababui_cantau.jpg






Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (P) dự Hội nghị  các ngoại trưởng ASEAN
 lần thứ 46 tại Bandar Seri Begawan  30/06/ 2013.
















https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiUnCfbZ1kIaIDVpzaRSwAuLbR_TJi9-au4oAP2pXT_6Ahn_Dmm0MknA2BP6DWbTxn21_Cr5jvTqwNFDbIqm_b1T4maFwZHa9hxan5KWeLp-t7-IC7ym__R-UMUOg6MTRx9QpUzGxUB99ww/s1600/babui_092009_1.jpg








Giáo dân tại giáo xứ Thái Hà, Hà Nội thắp nến cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân ngày 30/06/2013.
















































































 


Nhà Báo Bùi Tín trước các sôi động tại VN




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link