Hạ viện Mỹ thông qua
dự luật về VN
Cập nhật: 07:43 GMT - thứ năm, 1 tháng 8, 2013
Một số hạ nghị sỹ Mỹ tổ chức họp báo về nhân quyền VN ngày
24/07/2013.
Dự luật Nhân quyền
Việt Nam HR 1897 kêu gọi siết chặt chế tài với Hà Nội vừa được Hạ viện Hoa Kỳ
thông qua trước hạn, nhưng còn phải qua Thượng viện.
Các nguồn
tin từ Washington DC cho hay dự luật này được thông qua lúc 19:45 tối giờ địa
phương tại phiên họp chung của Hạ viện, sớm hơn dự kiến tới hai tháng.
Các bài liên quan
- ‘Mỹ phải
gây sức ép về nhân quyền’
- VN bị chỉ
trích mạnh về nhân quyền
- Kêu gọi EU
ép Việt Nam về nhân quyền
Chủ đề liên quan
Đây là dự
luật do hai nghị sỹ Ed Royce, đảng Cộng hòa, bang California; và Chris Smith,
đảng Cộng hòa, bang New Jersey, khởi xướng.
Dự luật HR 1897 đưa ra khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình nhân
quyền ở Việt Nam thông qua ràng buộc điều kiện nhân quyền và dân chủ vào các
khoản viện trợ phi nhân đạo dành cho chính phủ Việt Nam, đồng thời cổ súy thái
độ cứng rắn hơn đối với Hà Nội trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo.
Dự luật này sẽ phải được chuyển qua cho Thượng viện xem xét, có
thể vào sang năm.
Nếu được thông qua tại Thượng viện, dự luật sẽ được chuyển lên
trình Tổng thống để ông Barack Obama phê chuẩn thành luật. Chỉ khi đó, nó mới
có hiệu lực.
Tuy nhiên các dự luật tương tự đã nhiều lần bị chặn lại tại
Thượng viện.
Những người đề xướng cho rằng dự luậ́t này sẽ giúp cải thiện
tình hình nhân quyền trong nước Việt Nam, thúc đẩy nhà nước cộng sản tôn trọng
tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và các quyền dân chủ, lao động khác, đồng
thời giải quyết nạn buôn người.
Dân biểu Chris Smith mới đây nói trong một thông cáo gửi tới BBC
rằng phiên điều trần về nhân quyền mới đây tại Hạ viện, với các nhân chứng
người Việt, cho thấy tình trạng vi phạm "rất nghiêm trọng".
Ngược lại, chính phủ Việt Nam nhiều lần gọi dự luật nói trên là
"sai trái" và khẳng định "những năm qua, Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trên mọi lĩnh vực dân sự,
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và được cộng đồng quốc tế ghi nhận".
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment