“Đảng ta” diễn
trò “khai trừ” ?
Ông Lê Hiếu Đằng: Chủ nghĩa xã hội chỉ là ảo tưởng
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) -
Có những sự việc mà
trong và ngoài nước ai cũng am hiểu, nhìn vào thấy buồn cười đến phát tởm,
nhưng CSVN vẫn cứ làm, vì cho đó là giá trị “bộ mặt đảng ta”!?
Đảng viên công khai bằng văn
bản trên mạng truyền thông công cộng, tuyên bố rằng: Tự nguyện ly khai, chính
thức từ bỏ đảng CS. Thì vài tuần sau “đảng ta” lại tổ chức hội nghị gọi là để
“khai trừ”!??.
Cựu đảng viên đã vứt lại “búa
liềm” phủi đít, đi rồi, thì khai trừ cái gì? Khai trừ cái “cục kít” của người
ta còn rớt lại ấy à? chứ còn gì nữa đâu mà khai trừ?
Khai trừ, có nghĩa là bắt buộc
đưa ra ngoài tổ chức đối tượng còn đứng trong hàng ngũ mình, một khi người ta
đã vứt lại “búa liềm” rỉ sét, ném trả cái danh từ “đồng chí” bạc màu, tung bay
ra khỏi cái lồng độc tài CS/XHCN để như cánh chim tự do hòa mình vào vùng trời
chân lý bao la của dân chủ tự do thì giá trị của việc “khai trừ” liệu có hơn
một vở kịch hài ?
Món hàng ôi thiu người ta dứt
khoát trả lại không mua thì sao lại vênh váo lên rằng chấm dứt “không Bán”!? Ai
còn tiếc nó nữa đâu mà không bán, khai trừ ?
Đã thế, cái “khai” nó không
“trừ” đi mà còn bốc mùi nồng nặc khi gần 2/3 đảng viên trong hội nghị ấy bác bỏ
hình thức kỷ luật “khai trừ” - vì trong tư duy họ, bỏ đảng không phải là cái
tội (Nhà báo Phạm Chí Dũng bị mang ra 'đấu tố') (1)
Ngày 18 tháng 12, 2013, đảng
ủy của Viện Nghiên cứu Phát triển TP. HCM tổ chức một hội nghị bất thường để
kiểm điểm ông Phạm Chí Dũng một đảng viên CS, từng là cán bộ Ban An ninh Nội
chính của Thành ủy Sài Gòn, sau khi ông này tuyên bố ly khai tử bỏ đảng CSVN
trước đó.
Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng – Nhà
văn đ/v CS tuyên bố: “từ bỏ đảng CSVN”
Trong hội nghị, khoảng 60%
đảng viên CSVN đang sinh hoạt đảng tại Viện Nghiên cứu Phát triển TP. HCM,
không tán thành yêu cầu của đảng ủy cấp trên: Bỏ phiếu khai trừ ông Phạm Chí
Dũng
Chỉ có 10/24 đảng viên đồng ý
khai trừ ông Dũng ra khỏi đảng. Còn 14/24 đảng viên còn lại (hơn 60%) hoặc
không bày tỏ chính kiến, hoặc cho rằng chỉ nên “khiển trách” hay “cảnh cáo” vì
ông Dũng đã tuyên bố ly khai.
Và dù có “khiển trách” hay
“cảnh cáo” thì cũng phi lý và buồn cười? Vì trong tâm thư ly khai ngày 5 tháng
12 năm 2013 ông Dũng ghi dòng chữ tô đậm Tôi chính thức từ bỏ đảng Cộng sản
Việt Nam.
Người ta đã tuyên bố ly khai
từ bỏ (có nghĩa từ nay không còn đứng trong tổ chức) thì “khiển trách” hay
“cảnh cáo” ai? Có mời người ta cũng không qua lại, bằng chứng: Sau tuyên bố ly
khai, đảng ủy của Viện Nghiên cứu Phát triển TP. HCM và đảng ủy Khối Dân Chính
- đảng của Thành ủy TP. HCM đã tìm nhiều cách để “vận động” ông Dũng “rút lại
đơn xin ra khỏi đảng” nhưng không thành công, Ông Dũng cho biết như vậy.
Và vì “vận động” không được
thì đảng ủy của Viện tuyên bố “khai trừ” hành vi ấy nó cũng khôi hài như: “tôi
khuyến mãi rủ rê anh mua hết nước bọt nhưng anh cứ một mực không mua thì tôi
tuyên bố với mọi người là tôi “không bán” cho anh”!?? Thật khôi hài hết chỗ nói
tư duy của “đảng ta”?
Mục đích “khai trừ” là bôi
nhọ danh dự, nhân phẩm của ông Phạm Chí Dũng đồng thời răn đe những người đang
có ý định tuyên bố ly khai đảng CSVN một cách công khai khác.
Nhưng chính họ - CSVN - Lại
vạch cái bịp bợm vô liêm sỉ của mình ra cho mọi người nhìn, bởi người ta vứt
cái sản phẩm CNCS vào mặt anh, có mua đâu? mà anh “không bán”!? Đấy, buồn cười
như lũ con nít làm trò hề là như thế đấy!
Chuyện khai trừ ông Dũng cũng
y hệt, không khác gì chuyện tổ chức kiểm điểm “khai trừ” ông Phạm Đình Trọng,
một nhà văn và là một đại tá quân đội trước đây. Năm 2009, ông Trọng tuyên bố
ly khai đảng CSVN, đáp lại, đảng CSVN tổ chức kiểm điểm ông suốt năm tháng và
quyết định “khai trừ” ông Phạm Đình Trọng ra khỏi tổ chức đảng vì “không đủ tư
cách đảng viên”!??.
Đại Tá nhà văn quân đội
Phạm Đình Trọng - “từ bỏ đảng CSVN”
Đây! “không đủ tư cách đảng
viên” là như thế này: Lời mở đầu Thư thông báo của đại tá nhà văn gửi đảng UỶ
PHƯỜNG 15 quận Tân Bình TP/HCM:
“Tội là Phạm Đình Trọng, nhà
văn, là đảng viên Cộng sản từ 19. 5. 1970. Đến nay, 20. 11. 2009, tôi tự thấy
đảng Cộng sản không còn phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ và giá trị nhân văn mà tôi
theo đuổi nên tôi tự ly khai rút ra khỏi đảng”.(2)
Từ bỏ một đảng CSVN độc tài
lạc hậu tham nhũng cửa quyền trong toàn bộ lời thư của vị Đại tá này được lãnh
đạo đảng Uỷ P15 Q. Tân Bình cho rằng “không đủ tư cách đảng viên” Nên “khai
trừ” ông? Trong khi ông đã thống báo ly khai ra khỏi hàng ngũ tổ chức của đảng
ủy này từ 5 tháng trước?
Mọi đảng phái chính trị trên
thế giới, việc “vào, ra” của đảng viên là chuyện bình thường mặc định như mưa
nắng, giống như vậy, tư cách của mỗi con người là mặc đinh riêng của người ta –
Không chung “bầy đàn” cùng phe cánh gục đầu vào máng “tham nhũng” tranh nhau
sốc nuốt mồ hôi nước mắt nhân dân là “mất tư cách đảng viên”? Tất cả đảng viên
đảng ủy P15 Q. Tân Bình có đỉnh cao trí tuệ nào phản biện được toàn văn chi
tiết thư thông báo lý do từ bỏ đảng của vị đại tá nhà văn này? Tất cả là im
lặng – Một sự im lặng có đủ “tư cách” của bầy lợn trong máng heo!.
Cũng giống như vậy trong buổi
hội nghị kiểm điểm TS nhà bào Phạm Chí Dũng, “Lãnh đạo đảng ủy của Viện Nghiên
cứu Phát triển TP. HCM Lên án chỉ trích ông Dũng kịch liệt, xem tâm thư đi kèm
tuyên bố ly khai của ông Dũng là “lăng nhăng lít nhít”, “vi phạm Điều lệ đảng
và Quyết định số 47 của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN về 19 điều đảng viên
không được làm”, trong đó cấm nói, làm trái, hoặc không thực hiện cương lĩnh chính
trị, điều lệ đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của
đảng”
Vậy ra là đảng viên CSVN,
ngoài trung thành với “đảng ta” ra thì không được phép “yêu tổ quốc yêu đồng
bào”? Yêu tự do dân chủ và nhất là yêu “tuyên ngôn quốc tế nhân quyền” mà nhà
nước “đảng ta” đã thò tay ký cam kết tuân thủ? Cứ ngoan ngoãn chậm rãi làm đàn
bò theo sau đảng uống nước đục của thiên hạ? và dù có tri thức kiến thức nhưng
cứ viết nói theo ý đảng chứ đừng viết “lăng nhăng lít nhít”, theo lòng dân? Sẽ
bị “khai trừ”,
Không chờ đến “khai trừ”. Hôm
nay vị Tiến Sĩ nhà báo Phạm Chí Dũng và vị Đại Tá nhà văn quân đội Phạm Đình
Trọng, cả 2 đang công “khai” yêu cầu đảng “trừ” đi tên tuổi mình trong danh
sách các đảng viên CSVN. Khác với động vật – Đây chính là “tư cách” Người.
Hoàng Thanh Trúc
danlambaovn.blogspot.com
__________________________________
Chú thích:
(1). http://thuymyrfi.blogspot.com/2013/12/ts-pham-chi-dung-ang-lam-sao-co-ha
(2). http://thongcao55.blogspot.com/2009/11/ai-ta-nha-van-pham-inh-trong-tu-ra-khoi.html
Trúc Giang MN – Những cuộc xử tử của Cộng Sản
Bắc Hàn
by
1*
Mở bài
vụ bắt giữ ông Jang Song-thaek.
Kim Jong-un đã đề bạt và trọng dụng Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Choe Ryong-hae để gây thế lực. Jong-un cùng anh
trai gặp gỡ hàng tuần để thiết lập kế hoạch. Một đội đặc nhiệm được thành lập do anh trai Kim
Jong-chol chỉ huy, gồm sĩ quan và binh lính trong đội cận vệ.
Đầu tháng 11 năm 2013, đặc nhiệm đã đúc kết bản luận tội và trình lên Kim Jong-un.
Ngày 8-11-2013, Kim Jong-chol dẫn toán đặc nhiệm đến bắt Jang ngay trong buổi họp của Bộ chính trị. Việc bắt người không do cơ quan hữu trách của nhà nước thực hiện, mà do Kim Jong-un
thi hành cuộc thanh trừng.
Ngày 9-12-2013, hãng thông tấn nhà nước KCNA (Korean Central
News Agency) loan báo ông Jang bị tước hết mọi chức vụ vì những trọng tội: phản bội tổ quốc, phản đảng, phản cách mạng, lạm dụng quyền lực, tham nhũng, phá hoại kinh tế và “bài bạc, rượu chè, trai gái, hút xách, xì ke ma túy, dâm ô, trụy lạc”…
3.5. Dự đoán có hơn 10,000 thân tín sẽ bị thanh trừng
Những phụ tá thân cận của Jang Song-thaek bị xử tử.
Ngày 29-11-2013, Viện Nghiên Cứu Sejong (Nam Hàn) cho
biết, hai nhân vật thân tín của ông Jang là hai thứ trưởng Bộ Hành chánh, Ri
Young-ha và Jang Su-jin bị xử bắn với tội danh lạm quyền, kéo
bè cánh và phủ nhận quyền lãnh đạo của đảng.
Hôm 1-12-2013, đại sứ Bắc Hàn ở Malaysia, ông Jang
Yong-chul bị triệu hồi về nước, nhưng ông và gia đình gồm vợ và hai con trai học đại học đã biến mất ở ngôi nhà của họ tại thủ đô Kuala Lumpur.
Để tránh bị thanh trừng nhiều phụ tá thân tín của ông Jang đã đào
thoát.
Căn cứ vào vụ cụu Chủ tịch đảng Lao Động Triều Tiên, Hwang Jang-yop, đã đào tỵ sang Nam Hàn và sau đó 3,000 thân tín bị xử tử hoặc giam cầm, trong vụ nầy có thể trên 10,000 thân tín của ông Jang
Song-thaek có thể bị thanh trừng. Tin cho biết, ông Jang đã thu nạp khoảng 20,000 thuộc hạ trung thành khi ông nắm quyền lực.
Những người đầu tiên bị thanh trừng có thể là:
- Đại sứ Bắc Hàn ở Trung Cộng, ông Ji Jao-ryong
- Bộ trưởng An ninh, ông Choe Pu-il
- Phó Thủ tướng, Roh Du-chol
- Bộ trưởng Văn hoá Thể thao, Ri Jong-mu
- Cựu đại sứ Thụy Sĩ, Ri Su-yong.
- Bộ trưởng An ninh, ông Choe Pu-il
- Phó Thủ tướng, Roh Du-chol
- Bộ trưởng Văn hoá Thể thao, Ri Jong-mu
- Cựu đại sứ Thụy Sĩ, Ri Su-yong.
3.6. Tóm tắt về Jang Song-thaek
Jang
Song-thaek
Jang Song-thaek (hay Jang Sung-thaek,
Chang Sung-taek) sinh ngày 2-2-1946. Jang Song-thaek giữ chức Phó Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Phòng, nhân vật thứ hai sau Kim Jong-un.
Sau khi Kim Jong-il chết, ông nầy xuất hiện lần đầu tiên mang lon tướng 4 sao. Tháng 12 năm 2013 bị khai trừ ra khỏi quyền lực. Bị bắt ngay tại phiên họp của Bộ Chính trị, trói tay đưa ra toà và bị xử bắn ngay sau khi tuyên án
vào ngày 12-12-2013 với một loạt các tội danh, nặng nhất là phản cách mạng, phản đảng, tham nhũng, đồi trụy, xì ke ma túy, cờ bạc và quan hệ bất chánh với phụ nhiều phụ nữ…
3.7. Tóm tắt về bà Kim Kyong-hui
Kim Kyong-hui sinh ngày 30-5-1946,
con gái của Kim Nhật Thành (Kim Il-sung), em của Kim Chánh Nhật (Kim Jong-il), và là bà cô của Kim Jong-un.
Ngày 27-9-2010, bà nầy cùng chồng là Jang Song-thaek
và cháu là Kim Jong-un, cả ba cùng một lúc nhảy ngang vào quân đội mang lon cấp tướng 4 sao. Ngày hôm sau, 28-9-2010, bà nhảy vào nắm chức ủy viên Bộ Chính trị đảng Lao Động của Cộng Sản Bắc Hàn.
Bà có đứa con gái tên Jang Kum-song (1977-2006) sống ở Paris theo diện du sinh. Cô nầy bị cha mẹ phản đối hôn nhân với chàng trai Bắc Hàn thường qua lại giữa Bình Nhưỡng và Paris. Lý do là người yêu của cô có “lý lịch không rõ ràng” bị xem là hạ cấp, đó là không thuộc gia đình cách mạng, hạ cấp là xuất thân từ giai cấp địa chủ, tư sản, chống đảng và Thiên Chúa Giáo.
Jang Kum-song từ chối lịnh triệu hồi về nước, tự tử bằng thuốc ngủ và rượu mạnh vào ngày 15-9-2006. (29 tuổi)
Tháng 8 năm 2012, sức khoẻ bà Kim Kyong-hui sa
sút vì nghiện rượu và bịnh trầm cảm.
Bà và chồng Jang Song-thaek không sống chung nhưng không ly dị. Người đảo tỵ Bắc Hàn cho biết bà nầy đã lẹo tẹo với một thanh niên dạy đàn Piano nhỏ hơn bà 10 tuổi, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn thì chàng trai biến mất vì bị chồng bà thủ tiêu.
Bà và chồng Jang Song-thaek không sống chung nhưng không ly dị. Người đảo tỵ Bắc Hàn cho biết bà nầy đã lẹo tẹo với một thanh niên dạy đàn Piano nhỏ hơn bà 10 tuổi, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn thì chàng trai biến mất vì bị chồng bà thủ tiêu.
4. Những vụ xử tử của Kim Jong-un
4.1. Kim Jong-un ra lịnh bắn chết tại chỗ những người vượt biên
Ngay sau khi nắm quyền lãnh đạo, Kim Jong-un ra lịnh cho lính biên phòng
xả súng bắn vào những người vượt biên. Ngoài ra trang
mạng Daily NK của người Bắc Hàn tỵ nạn ở Nam Hàn cho biế, cục An ninh Bắc Hàn ra lịnh trừng phạt 3 đời thân nhân những người vượt biên, biểu hiện sự bất mãn và phản bội tổ quốc XHCN.
Lực lượng biên phòng ở biên giới Bắc Hàn-Trung Cộng, lực lượng Hải quân được lịnh xả súng vào người vượt biên và tàu thuyền nghi ngờ vượt biển.
Tờ Chosun Ilbo (Nam Hàn) cho rằng biện pháp tàn khốc nầy là do bè lũ Bảy tên (Gang of Seven) đứng sau lưng vương triều Kim Jong-un.
“Bè Lũ Bảy Tên” là bảy nhân vật cao cấp nắm giữ những cơ quan quyền lực nhất như ngành an ninh, tuyên
truyền và quân đội, mà thế giới được thấy mặt khi họ đi hai bên quan tài của Kim Jong-il, vị trí giành cho nhân vật quyền lực quan trọng, khi họ đi qua đường phố Bình Nhưỡng trong ngày tang lễ.
Báo The Telegraph (Anh) cho rằng đó là lúc 7 nhân vật quyền lực nhất đứng đàng sau ngai vàng của Kim Jong-un, mới bắt đầu bước ra khỏi bóng tối của một quốc gia mà mọi việc đều chìm trong bí mật.
4.2. Số vụ xử tử gia tăng
Ngày 7-12-2013, trang mạng Soha.vn đưa tin một nghị sĩ Nam Hàn, ông Cho Won-jin, tiết lộ số vụ xử tử ở Bắc Hàn gia tăng gấp đôi so với số vụ của năm 2012. Ân Xá Quốc Tế (Amnesty
International) và Nhân Quyền Quốc Tế (International Federation for Human Rights) đưa ra thống kê như sau: năm 2013: 80 vụ, năm 2012: 40 vụ, năm 2010: 60 vụ.
4.3. Xử bắn ở nơi công cộng.
Án tử hình ở Bắc Hàn được thi hành bằng xử bắn bằng súng máy ở nơi công cộng, bắt buộc dân chúng phải đến chứng kiến, mục đích răn đe làm gương.
Ngày 13-11-2013, theo báo JoongAng
Ilbo thì 80 người bị xử bắn ở nơi công cộng vì những tội nhỏ nhặt như: lén xem truyền hình Nam Hàn, phổ biến hình ảnh khiêu dâm, lưu giữ và phân phát Kinh
Thánh. 10,000 người dân ở tỉnh Wonsan bị bắt buộc phải đến sân vận động địa phương Shinpoong đế chứng kiến vụ hành quyết nầy.
Trước đó, một giám đốc 74 tuổi bị xử bắn trước mặt 170,000 người ở sân vận động Suncheon vì ông nầy đã khai gian lý lịch, là trước kia cha ông cũng có
tham gia cách mạng và chính ông cũng là một người yêu nước Xã Hội Chủ Nghĩa. Hãng Fox News cho biết thêm, ông nầy đã đưa mấy đứa con vào làm trưởng ban trong công ty của ông, đồng thời ông dùng điện thoại dưới hầm của công ty liên lạc đường dây quốc tế.
Sau vụ xử bắn, 170,000 người tranh nhau ra về, tạo ra hỗn loạn, dẫm đạp lên nhau làm chết 6 người và 34 người bị thương.
4.4. Giết người còn tệ hơn giết thú vật (Worse than animal slaughter)
Hãng tin Associated Press thuật lại lời của một tù nhân, một người tên Choe Kwang Ho lén
rời khỏi nơi đang lao động khoảng 15 phút để bẻ trái cây, bị phát hiện và bị xử tử bằng cách nhét mảnh đá vụn vào người qua cửa miệng.
Một nữ tù nhân mang thai, cô và người yêu bị xử tử ở nơi công cộng. Sau đó, bọn cai tù mổ tử cung lấy bào thai ra đem cho chó của bọn họ ăn.
4.5. Những án tử hình tàn khốc ở Bắc Hàn
Ở Bắc Hàn, những quan chức bị xử tử một cách tàn khốc vì những tội danh rất khó hiểu.
Tội gì cũng có thể bị xử bắn. Bắc Hàn có 19 loại tội tử hình. Ngoài 17 tội được quy định trong bộ luật hình sự như “tội phản quốc”, “tội phản dân tộc” thì chắc chắn không tránh khỏi bị xử bắn. Ngoài ra, bên
cạnh những loại tội bình thường mà có ghi thêm cước chú là “sẽ bị tử hình nếu tình tiết gia trọng, ví dụ như tội buôn lậu, làm tiền giả…
Các cán bộ cao cấp thì khi bị ghép vào tội “thất bại trong cải cách” hay “tham ô”, đều có lý do để đem ra xử bắn, đặc biệt là tội “bất kính hay xúc phạm lãnh tụ”.
Tội danh chỉ ghi chung chung không biết thế nào là bất kính, là xúc phạm, vì thế các đại tướng già nua, mang đầy huy chương từ trái qua phải, từ ngực xuống tới chân tỏ ra khúm núm, cúi đầu gập lưng, thái độ hết mực tôn kính, lễ phép vâng lời …trước một ông trời con, miệng còn hôi sữa chỉ vì anh ta mang họ Kim của thiên tử.
Một sinh viên nhảy vào căn nhà đang cháy chỉ để lấy cái khuôn hình của lãnh tụ Kim Jong-un ra khỏi ngọn lửa. Đó là hành
động bày tỏ lòng kính trọng lãnh tụ.
Tóm lại, không ai biết rõ chi tiết có bao nhiêu loại tội tử hình, chỉ biết rằng xử bắn là việc thường thấy ở Bắc Hàn.
4.6. Cải cách tiền tệ thất bại Bộ trưởng bị xứ bắn
Hồi tháng 11 năm 2009, Bắc Hàn tiến hành cuộc cải cách tiền tệ lần đầu tiên kể từ năm 1959, nhưng sau cải cách, toàn bộ giá cả thị trường nội địa gia tăng chóng mặt. Nội bộ đổ trách nhiệm cho nhau và chỉ trích lẫn nhau kịch liệt, cuối cùng Bộ trưởng Tài chánh Park Nam-gi bị cách chức, bị chửi bới và đem ra xử bắn vì tội “con trai địa chủ xâm nhập vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại”.
4.7. Anh hùng dân tộc cũng bị ăn 99 phát đạn
Thượng tướng Ryu Kyong là người được xem là anh hùng dân tộc khi ông nầy lập kế bắt giữ hai nữ phóng viên Hoa Kỳ ở khu vực sông
Tumen bên biên giới Trung Cộng. Đây là vụ việc đã khiến cho cựu tổng thống Bill Clinton phải đích thân tới Bắc Hàn thương lượng nạp tiền và viện trợ mà báo chí Bắc Hàn gọi là “cúi đầu xin lỗi” trước lãnh tụ Kim Jong-il. Công lao của tướng Ryu Kyong lập tức được phong hai danh
hiệu Anh hùng dân
tộc.
Đến tháng 11 năm 2010, Ryu Kyong được cử làm đại diện Bắc Hàn đến thương thuyết với Nam Hàn về việc Bình Nhưỡng đã phóng 100 quả đạn đại bác vào hòn đảo Yeonpyeong của Nam Hàn. Thoả thuận hoàn tất, mở đầu cho bước hội đàm cao cấp kế tiếp.
Tưởng rằng sẽ được thưởng công, nhưng khi vừa về nước thì bị kết tội “tiết lộ bí mật quốc gia” cộng thêm một loạt tội danh “trời ơi đất hởi” mù mờ, vị anh hùng dân tộc trở thành kẻ phản quốc và ra pháp trường lãnh 99 phát đạn súng
máy.
Thế giới bên ngoài không rõ nguyên nhân chính xác nên cho rằng đó là đòn thanh trừng nội bộ thường thấy trong các đảng Cộng Sản về tranh giành quyền lực.
4.8. Tử hình bằng đạn súng cối để “sợi tóc của tử tội cũng không còn”
Sau khi Kim Jong-un lên nắm quyền, các vụ tử hình cán bộ cao cấp gia tăng đáng kể. Trong thời gian cả nước để tang Kim Jong-il thì
Kim Jong-un đã xử tử 10 tướng lãnh trong quân đội.
Báo chí Nam Hàn đưa tin, ngay trong thời gian quốc tang, Kim Jong-un đã
ra lịnh xử bắn Thứ trưởng Quốc phòng và những tướng lãnh khác trong quân
đội, lý do là “vi
phạm kỷ luật, bất kính trong tang lễ của lãnh tụ”
Thứ trưởng QP Kim Chol bị xử bắn với chỉ thị là “không được để sót một sợi tóc của tử tội”, cho nên phải xử dụng đạn súng cối, chỉ vì ông nầy đã uống rượu và vui cười trong thời gian để tang. (Hãng Associated
Press thuật lại như sau: He was sentenced to die in such manner that his body should be
completely obliterated, without any trace remaining, not even hair.). Ông bị buộc vào một vị trí mà tọa độ đã được xác định, sau một loạt súng cối, không còn gì cả, kể cả một sợi tóc. Sáng kiến của Kim Jong-un độc thiệt! Hàng ngàn người khác bị bắt giam và chịu những hình phạt do những cáo buộc vi phạm khác nhau, ví dụ như đã không tỏ ra vẻ hoàn toàn ủ rủ đau thương khi xuất hiện nơi công cộng.
5* Kim Jong-un “xử tử người tình cũ
để che giấu quá khứ của vợ”
5.1. Tiết lộ quá khứ của đệ nhất phu nhân.
Kim Jong-un và vợ Ri Sol-ju
Ngày 23-9-2013, tờ báo Asahi Shimbun (Nhật) thuật lại lời của một quan chức chính phủ Bắc Hàn đào tỵ cho biết, mật vụ Bắc Hàn đã bí mật ghi lại các cuộc nói chuyện giữa những vũ nữ trong đoàn Unhasu thuộc “Lữ đoàn phụ nữ giải trí”, trong đó có tiếng nói của vũ nữ Hyon Song-wol, được cho là “người tình cũ” của Kim Jong-un. Qua cuộc đàm thoại, họ phê bình đệ nhất phu nhân Ri Sol-ju như sau: “Ri Sol-ju cũng
đã từng hành xử giống như chúng ta mà thôi”.
“Hành xử” của đoàn phụ nữ giải trí là giúp vui cho lãnh tụ.
Câu nói tiết lộ bí mật về quá khứ của Ri Sol-ju độc hại nầy đưa đến cái chết của 12 thành viên trong
đoàn ca vũ Unhasu, trong đó có “người tình cũ” Hyon Song-wol và người trưởng đoàn Mun Kyong-ju.
Người tình cũ bị xử tử –
Hyon Song-wol
Ngày 29-8-2013, tờ Chosun Ilbo (Nam Hàn) đưa tin, bạn gái của Kim Jong-un là Hyon Song-wol cùng 11 thành viên của đoàn Unhasu đã bị xử bắn vào ngày 20-8-2013 tại một sân bắn quân sự bằng 3 khẩu súng máy, mỗi khẩu 30 viên đạn.
90 viên đạn của 3 khẩu súng máy là tiêu chuẩn xử bắn ở Bắc Hàn. Trong cuộc xử bắn, tất cả những thành viên của đoàn Unhasu và gia
đình của những tử tù bị bắt buộc phải chứng kiến cuộc hành hình. Thân nhân
của những người bị bắn sau đó bị xử phạt, đưa đến trại lao động.
5.2. Tội phát tán “clip sex”
Những người bị xử bắn có liên quan đến vụ tiết lộ quá khứ không trong sạch của đệ nhất phu nhân, là Ri
Sol-ju đã từng ở trong đơn vị phục vụ niềm vui cho lãnh đạo. Tội danh được công bố chính thức là đã vi phạm luật chống khiêu dâm (anti-pornography law), cụ thể là đã
phát tán một “clip sex”.
Thật ra, “Clip sex” chỉ là một màn ca múa do ba vũ nữ trình diễn. Họ ăn mặc không quá hở hang lắm: quần ngắn có tua ren che phủ, ngực cũng được che kín đáo. Những bước nhảy theo
nhạc ngoại quốc Aloha Oe với những cái đá chân lên cao để lộ quần lót bên trong.
Bị tội là do đã phổ biến sinh hoạt tình dục bí mật giành riêng cho lãnh tụ mà thôi. Báo Trung Cộng cho biết, đoạn video đó là lý do đưa 12 thành viên của đoàn Unhasu đến cái chết.
Để hiểu rõ quá khứ của đệ nhất phu nhân Bắc Hàn, cần thiết phải nói đến Lữ đoàn Kippumjo.
5.3. Lữ đoàn phục vụ niềm vui với 2,000 tuyệt sắc giai nhân
Phóng viên Firoze H. của đài CNN, trích dẫn lời của cựu nhân viên tình báo
CIA cho biết, “Ông (Kim Jong-il) tuyển các cô gái trẻ đẹp, hấp dẫn ở tuổi học sinh trung học để tham gia vào Lữ đoàn giúp vui, phục vụ các lãnh đạo”. (He recruited attractive young girls of junior high school age to take
part in “Joy Brigades” whose function was to help relax his senior officials)
Nhóm Tiếng Nói Phụ Nữ Quốc Tế (A Woman’s Voice International) cáo buộc nhà nước Bắc Hàn tuyển chọn những gái đẹp tuổi từ 14 đến 20 để đưa vào “Lữ đoàn phục vụ niềm vui” gọi là Kippumjo, mà thực chất là phục vụ tình dục cho lãnh tụ Kim Jong-il và các
lãnh đạo cao cấp. Cũng có nhiều trường hợp phục vụ cho các quan khách đặc biệt từ Trung Cộng sang. Đến 25 tuổi, các cô gái nầy được gả cho những binh sĩ hoặc cận vệ của các lãnh đạo.
Kippumjo được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như Pleasure Brigade, Joy
Brigade, hoặc Joy Division.
Sở dĩ gọi là lữ đoàn, vì những gái đẹp nhất nước nầy được biên chế như một đơn vị quân đội là lữ đoàn.
Lữ đoàn hộ lý phục vụ niềm vui chia làm 3 nhóm:
- Nhóm phục vụ tình dục (Manjokjo):
Satisfaction Team which provides sex
- Nhóm phục vụ đấm bóp (Haengbokjo):
Massages Team
- Nhóm ca vũ bán khỏa thân. (Gamujo): Dance
semi-nude
Kim Chánh Nhật tin tưởng rằng việc làm tình với các thiếu nữ trẻ sẽ làm gia tăng sức sống.
Vương triều của họ Kim có một căn cứ bí mật chìm dưới lòng đất, để khi có chiến tranh thì dời bộ chỉ huy xuống đó để tránh bom nguyên tử. Ở đó có hồ bơi rộng 50
m, có sân tennis và một lữ đoàn gồm 2,000 giai nhân tuyệt sắc để phục vụ “niềm vui” cho lãnh tụ.
Năm 2002, tạp chí Time có cuộc phỏng vấn cựu vệ sĩ của Kim Jong-il, vệ sĩ Lee Young Kuk nói rằng ông không thể quên được một cung điện niềm vui 7 tầng, được trang bị bằng những bar, phòng chiếu phim mini, karaoke…nơi diễn ra những tiệc tùng, nhậu rượu, tìm khoái cảm bên những cô gái xinh đẹp của Lữ đoàn phục vụ niềm vui.
5.3.1. Nhân chứng kể lại bí mật về Lữ đoàn phục vụ niềm vui ở Bắc Hàn
Ngày thứ năm 28-1-2010,
lần đầu tiên cô Mi Hyang
chính thức kể lại đoàn nữ hộ lý ở trong tư dinh của Vị Cha Già Dâm Tặc, sau khi cô vượt biên sang Nam Hàn.
Câu chuyện của cô Mi Hyang được giới truyền thông đánh giá là
đáng tin cậy.
Cảm tưởng ban đầu của cô Hyang đối với lãnh tụ , “Ông ấy chẳng khác gì bất cứ người hàng xóm nào của tôi, mặt ông đầy những vết đốm nâu và răng thì vàng
khè…Tất cả những cảm tưởng của tôi về vị lãnh tụ vĩ đại đã sụp đổ”.
Ông Joo Sung-ha, một người tỵ nạn ở Seoul, đến phỏng vấn cô Hyang và đã phổ biến câu chuyện của cô trên blog của ông, vốn được nhiều người theo dõi.
Nhật báo điện tử The National viết “Lữ đoàn văn nghệ hay lữ đoàn giúp vui gồm 2,000 cô gái xinh đẹp, được tuyển chọn cẩn thận, có nhiệm vụ “chiêu đải” vừa trong lãnh vực giải trí, vừa là dịch vụ tình dục, không chỉ riêng cho cá nhân Kim
Chánh Nhật, mà còn cho các lãnh đạo chóp bu khác của Bắc Hàn.
5.3.2. Kim Jong-il rất tình cảm trong cơn say xỉn
Vị Cha Già Dân Tộc Kim Jong-il thường trở nên đa cảm trong những cơn say xỉn, và có nhiều khi tình cảm dạt dào đến nổi loạn “không can nổi”. Lãnh tụ bắt đầu khóc thút thít, sau đó nức nở, rồi gào thét lớn tiếng. Ông ta có một đam mê sâu đậm, là thích ăn bộ phận sinh dục của cá mập.
Lữ đoàn nữ binh được dành riêng một hồ bơi dài 50m, rộng 30m ngay dưới tư dinh của lãnh tụ. Kim Chánh Nhật có thể nổi tam bành với các nhân viện thuộc hạ, nhưng thường rất dịu dàng, thân thiện với những cô giúp vui.
5.3.3. Trốn thoát sau 2 năm
Mi Hyang khi đúng 15 tuổi thì có 2 người trung niên của Bộ Chính Trị đến trường nữ trung học của cô, chiêu mộ những cô giúp vui cho lãnh
tụ.
Cô Hyang kể lại “Hai người nầy đứng quan sát như thôi miên vào đám con
gái chúng tôi. Rồi thì, những cô diện mạo xinh xắn được đưa qua phòng kế bên để tuyển lựa cẩn thận, chỉ lấy vài người thôi, trong số đó có tôi. Sau đó, họ ghi lại chi tiết từng người về lý lịch, về điểm học. Họ còn trắng trợn hỏi tôi, là đã có ăn nằm với một người con trai nào chưa. Tôi rất xấu hổ khi bị hỏi như thế”.
Do lý lịch tự khai của Hyang, mà gia đình cô bị tố cáo là phản quốc, bị tống vào ngục chờ ngày hành quyết. Tuy nhiên, chủ tịch Kim Chánh Nhật đã trực tiếp ra lịnh che chở cho Mi Hyang. Cô không hiểu nguyên nhân, nhưng cô quả quyết rằng Vị Cha Già Dân Tộc chưa bao giờ ra lịnh cho cô phục vụ cách mạng qua công tác thỏa mãn tình dục cho lãnh tụ. Trước khi chính thức được biên chế vào lữ đoàn, các thiếu nữ phải viết bản tuyên thệ, nguyện hết lòng phục vụ và trung thành với lãnh tụ, lấy máu đầu ngón tay in vào tờ tuyên thệ.
Mặc dù Hyang tỵ nạn ở Nam Hàn, nhưng cô vẫn còn lo sợ vì nguy hiểm tánh mạng. Chính quyền Nam Hàn cũng
đã cảnh giác ông Joo
Sung-ha khi ông cho phổ biến câu chuyện động trời của vị Lãnh tụ kính yêu của Bắc Hàn.
Trúc Giang
Minnesota ngày 20-12-2013
Minnesota ngày 20-12-2013
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment