Monday, December 23, 2013

Từ sợ hãi tới hành động


Từ sợ hãi tới hành động

Nhạc Giáng Sinh Tuyển Chọn 2013-2014

Nguyễn Trung Tốn

Sợ hãi là một đặc tính của muôn loài. Chính sự sợ hãi góp phần giúp cho mọi loài sinh tồn và phát triển. Riêng trong thế giới con người, sợ hãi khiến cho kẻ yếu hơn phải chọn giữa phục tùng kẻ mạnh hoặc phải kiếm giải pháp. Cùng lúc sợ hãi thường làm cho con người trở nên tàn nhẫn và/hoặc hèn nhát hơn; ích kỷ và vô cảm hơn. Nhưng trong một số trường hợp, sợ hãi lại cũng có thể làm người ta bật lên can đảm, mạnh mẽ.

Trong phạm vi bài viết ngắn này tôi chỉ xin đưa ra một vài nhận định về tình hình xã hội Việt Nam trong những năm gần đây liên quan tới “sự sợ hãi”.

Có thể nói đại đa số người dân ngày nay đều rất sợ Đảng Cộng sản và các phương tiện bạo hành của họ, kể cả bọn đầu gấu xã hội đen mà họ đang sử dụng ngày một thường hơn. Ngoài các trò bạo hành, dân còn sợ Đảng vì sợ bị trù dập, bị mất công ăn việc làm, bị mất nhà mất đất. Nhiều khi dân sợ chỉ vì họ chứng kiến cảnh Đảng đã xuống tay với những người xung quanh họ.

Bởi nỗi sợ đó đa số người dân đã dần dần tự biến mình thành nô lệ cho Đảng Cộng sản một cách vô điều kiện. Từng lời nói, cử chỉ tới hành động đều phải giữ chừng, tự kiểm duyệt, tránh “phạm thượng” … Nói chung, ai nấy đều chỉ mong cuộc sống của bản thân mình và con cháu mình được "yên hàn". Gia đình "không có vấn đề", tức không đang bị Đảng trừng phạt, là thấy hạnh phúc rồi. Không trông đợi gì thêm từ Đảng.

Để đạt được mong muốn đó nhiều người đã chọn thái độ tung hô ca ngợi Đảng để được yên thân, bất kể trong lòng có bất mãn hay không. Một số khác thì còn cố gắng đề trở thành Đảng viên Cộng sản để có được cơ hội đổi đời. Và giữa 2 loại trên là những người chấp nhận làm tay sai cho Đảng với danh xưng “quần chúng tự phát” để nhận được chút tiền. Cả ba lối chọn lựa này đều làm cho con người đã "hèn" lại thêm "hạ".

Nhưng ngược lại, trong những năm tháng gần đây, không ít người đã vượt qua được nỗi sợ. Có người vượt được chỉ vì đã bị ép tới đường cùng, nôm na là tới mức "tức nước vỡ bờ". Rất nhiều trong số này là các bà con dân oan. Họ bị cướp đến tận cùng mọi phương tiện mưu sinh, phải sống lê lết trước những cửa quan để kêu oan, và bị xua đuổi từ văn phòng này sang cơ quan khác.

Cũng có nhiều người vượt được sợ hãi nhờ tiếng gọi của lương tâm. Nỗi sợ mất nước còn lớn hơn nỗi sợ bị Đảng Cộng sản trả thù. Họ sợ rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam sẽ hoàn toàn trở thành thuộc địa của Trung Quốc, đời con đời cháu của họ sẽ trở thành nô lệ hoàn toàn cho người Phương Bắc.

Kế đến, sự khinh bỉ trước thái độ Hèn với giặc - Ác với dân của thành phần lãnh đạo Đảng cũng làm nỗi sợ Đảng bớt đi nhiều. Và thế là họ công khai thể hiện lòng yêu nước của mình bằng cách xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lược bất kể Đảng có cho phép hay không. Rồi khi bị cấm quyền yêu nước, họ dạn dĩ tham gia các buổi phổ biến Quyền con người. Và cứ thế mà tiến tới.

Sau hết, nhiều người không chỉ vượt qua sợ hãi mà còn nhìn ra một thực tế khác. Chính lãnh đạo Đảng mới là những kẻ đang mang nhiều nỗi lo sợ hơn ai hết. Họ sợ sự phát triển của công nghệ thông tin dẫn đến sự gia tăng nhận thức của người dân. Từ đó họ sợ những tội ác khủng khiếp của các chế độ cộng sản trên khắp thế giới và tại Việt Nam sẽ không còn có thể che đậy được nữa. Họ sợ toàn dân biết rõ con đường xây dựng CNXH là con đường hoang tưởng mà cả thế giới đã vất bỏ, đặc biệt ngay tại nơi sản sinh ra nó. 

Họ sợ từng hành động đánh, giết, khủng bố dân để bảo vệ chế độ từ nay sẽ bị chính người dân thu hình, thu âm, thu bằng chứng và lưu trữ để chờ ngày đưa họ ra tòa án nhân dân như tại các nước vừa đổi đời. Họ sợ các núi của cải vừa đào khoét được từ tài nguyên đất nước và cướp trắng của dân sẽ không giữ được. Và còn nhiều nỗi sợ khác nữa nhưng căn bản vẫn là: ĐẢNG SỢ CÁI NGÀY DÂN HẾT SỢ.

Điều dại dột của lãnh đạo Đảng, dù đã có thấy nhiều tấm gương từ Bungari đến Libya, là càng sợ thì lại càng cố che đậy bằng thái độ hùng hổ và nâng cấp bạo hành, thí dụ như từ chính sách làm ngơ cho công an đánh người nay đã nâng cấp đến mức chính thức cho công an bắn dân tại chỗ. Nhưng như đã thấy trên khắp thế giới, đến mức này thì dân càng bị dồn vào đường cùng sẽ càng tức nước vỡ bờ nhiều hơn và nhanh hơn mà thôi, cũng như hồ sơ tội ác của từng cán bộ ác ôn sẽ càng dày hơn thôi.

Tóm lại ở xã hội Việt Nam hiện nay có 3 loại sợ khác nhau:
1. Nỗi sợ của những kẻ đáng khinh. Họ chỉ lo mất ghế cai trị và khả năng tiếp tục nạo khoét đất nước. Nhưng càng sợ họ càng ác và càng sẵn sàng bán luôn đất nước; nghĩa là càng thu ngắn tuổi thọ của chế độ.

2. Nỗi sợ của những người đáng thương. Đây chính là đại khối đồng bào của tôi, những người đã phải sống cả đời trong đói khổ và bị bao trùm bởi trấn áp, đe dọa liên tục. Nhưng trong tay họ là sức mạnh toàn năng của dân tộc và là chìa khóa tương lai của đất nước.

3. Nỗi sợ của những vị đáng kính. Họ là những người không sợ gì cho chính mình nhưng lo nhiều cho các thế hệ tương lai và sinh mạng của đất nước. Lo đến nỗi họ sẵn sàng gạt sang một bên mọi thủ đoạn xách nhiễu, đe dọa, và trả thù hạ cấp của chế độ để bước ra tranh đấu công khai.
Xin cho tôi cùng với đại khối đồng bào tiến bước theo những ngọn đuốc lương tâm, những nhà trí thức đang chấp nhận đi đầu trên con đường gian nan để xóa sạch mọi nỗi sợ trên đất nước chúng ta.

Thanh Hóa 21/12/2013
Nguyễn Trung Tôn
Điện Thoại 01628387716


Xã hội rừng rú, bạo lực tràn lan

Phạm Đình Trọng

Cùng tác giả:

Mở trang báo lề đảng ra, ngày nào cũng gặp nhan nhản những chuyện đâm chém, đổ máu thê thảm. Cá nhân hành hung nhau chí tử, băng nhóm thanh toán nhau đẫm máu chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt, vặt vãnh, không đâu.
Vào các trang mạng xã hội lề dân những vụ sử dụng bạo lực trong quan hệ dân sự càng diễn ra thường xuyên, man rợ, rừng rú, mạnh hiếp đáp yếu, nhân danh quyền lực Nhà nước ức hiếp dân. 

Công an cùng côn đồ dùng sức mạnh Nhà nước và sức mạnh xã hội đen đánh người dân lương thiện tay không, sức yếu, thế cô ngay trên phố đông, ngay giữa làng xóm yên lành. Công an huy động côn đồ hành hung dân đến làm việc ngay trong phòng trực ban công an. Công an đánh chết dân ngay trong nhiệm sở chỉ vì những vụ việc dân sự thông thường hàng ngày.

Hai sự việc gần đây nhất của xã hội rừng rú, bạo lực tràn lan từ cơ quan công quyền Nhà nước lẽ ra phải là nơi ngự trị của pháp luật, người dân được bảo vệ, lẽ phải được sáng tỏ lại là nơi người dân bị hành hung, pháp luật bị chà đạp, luật rừng ngự trị, đến tận nơi nuôi dạy trẻ thơ lẽ ra chỉ có tình thương yêu lại là nơi bạo lực thi thố.

Bạo lực nơi công quyền. Ba công dân từ Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế vào Đà Nẵng, tối 7.12.2013 nghỉ trọ ở nhà nghỉ Hồng Ngọc đường Nguyễn Huy Tự, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu. Ngay đêm đó công an phường Hòa Minh không có nguyên cớ và công lệnh gì đường đột xâm phạm nơi cư trú của công dân, xông vào nhà trọ tra hỏi rồi cùng những người đàn ông mặc đồ dân sự không rõ xuất xứ với thái độ bặm trợn côn đồ dùng bạo lực bắt trái pháp luật ba công dân về đồn hạch xách giam giữ suốt đêm.

Sáng hôm sau công an phường Hòa Minh mới trả tự do cho ba công dân nhưng thu giữ của họ những tài sản quí giá và là tài sản tối cần thiết, bất li thân của con người thời đại công nghệ thông tin là láp tốp và điện thoại di động. Ba công dân phản đối việc thu giữ tài sản trái pháp luật, công an Hòa Minh buộc phải viết giấy hẹn họ hai ngày sau lên công an thành phố Đà Nẵng nhận lại tài sản.

Theo giấy hẹn của công an Hòa Minh, ngày 10.12.2013, ngày Quốc tế Nhân quyền, ba công dân đến công an thành phố Đà Nẵng nhận lại tài sản thì công an thành phố Đà Nẵng trả lời hoàn toàn không biết sự việc vì công an Hòa Minh chưa báo cáo và chỉ ba công dân về công an Hòa Minh. Công dân bị quyền lực Nhà nước bất chính, hành xử trái pháp luật đẩy từ phường lên thành phố rồi lại bị đẩy từ thành phố về phường. Về phường, công an Hòa Minh lại đẩy tiếp, lại hẹn đến 12. 12. 2013 lên công an thành phố Đà Nẵng giải quyết.

Bị đối xử quá bất công, vô lí, tàn nhẫn và trái pháp luật, ba dân đen thấp cổ bé họng cũng đành chấp nhận chỉ xin những kẻ bất lương mất tính người, không còn trái tim con người, chỉ là robot mặc áo công an phường Hòa Minh tờ giấy hẹn để có chứng cứ buộc nơi họ được hẹn đến phải giải quyết. Một việc nhỏ, một thủ tục hành chính đương nhiên, bắt buộc phải thực hiện nhưng công an Hòa Minh dứt khoát không thực hiên. 

Buộc lòng ba công dân phải đứng trước đồn công an phường Hòa Minh lên tiếng: “Phản đối công an phường Hòa Minh quận Liên Chiểu bắt người và thu giữ tài sản công dân trái pháp luật”, “Yêu cầu công an trả lại tài sản”. Lập tức công an phường Hòa Minh cùng những người mặc đồ dân sự bặm trợn mà ba đêm trước đã xông vào nhà trọ Hồng Ngọc lại xuất hiện xô vào đánh ba công dân máu chảy tràn trên mặt và ngất xỉu phải đưa vào bệnh viện cấp cứu!

Bạo lực ở nơi của tình thương. Trường mầm non tư thục Phương Anh phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Sài Gòn nhận trông giữ và nuôi dạy 22 trẻ từ mười tháng đến bốn tuổi. Ở nơi chỉ từ ngữ phát âm lên: Trường mầm non. Nuôi dạy. Trẻ thơ đã gợi lên, đã đòi hỏi tình thương yêu bao la, sự nâng niu, chăm sóc, nhân hậu nhưng lại chỉ có bạo lực, tàn nhẫn, hung ác. Hàng ngày hai cô giáo nuôi và dạy những đứa trẻ dưới bốn tuổi bằng cách đến bữa ăn, cô nuôi trẻ liên tục dồn cháo vào đầy mồm đứa trẻ rồi bóp cổ, bịt mũi, vung tay tát tới tấp vào mặt, đánh túi bụi khắp người đứa trẻ, dựng ngược, nhét đầu đứa trẻ vào phuy nước bắt nó phải nín khóc để nuốt cháo.

Nhà trẻ cùng với gia đình là nơi gieo yêu thương, đánh thức tính người trong lòng trẻ thơ lại là nơi gieo hận thù, đánh thức tính thú, rèn luyện bạo lực cho đứa trẻ để đứa trẻ lớn lên trở thành những con thú trong xã hội rừng rú mà bạo lực công an là chúa tể.

Xã hội rừng rú càng được khuyến khích phát triển, bạo lực càng tràn lan trong xã hội qua cách ứng xử của pháp luật và dư luận xã hội với hai vụ việc bạo lực trên.

Hai cô giáo hành hạ trẻ thơ không gây thương tích trên cơ thể nhưng gây chấn thương tâm lí, tinh thần cho trẻ thơ bị báo chí phanh phui, lập tức chính quyền vào cuộc, pháp luật truy tố, các quan chức từ quốc gia đến các ban, ngành, phường, xã lên tiếng, cả hệ thống truyền thông từ đài truyền hình quốc gia đến các tờ báo địa phương, ngành đồng loạt, cấp tập lên án.

Nhưng công an phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng xâm phạm nơi cư trú công dân, bắt giam người, thu giữ tài sản trái pháp luật của ba công dân rồi cùng côn đồ xã hội đen quây đánh ba công dân lương thiện, hoàn toàn không có sai phạm pháp luật, gây thương tích nặng nề cho người dân trong đó có một công dân nữ, gây phẫn nộ trong lòng người dân với Nhà nước, vụ việc lớn, nghiêm trọng hơn nhiều vụ việc ở trường mầm non phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Sài Gòn thì chính quyền, pháp luật và báo chí lề đảng hoàn toàn im lặng, làm ngơ, khuyến khích công an tiếp tục sử dụng bạo lực phi pháp trong những quan hệ dân sự với người dân. 

Người dân bị hành hung, bị đánh chết trong đồn công an cứ liên tiếp diễn ra trên khắp đất nước. Xã hội Việt Nam cứ mãi mãi là xã hội rừng rú mà bạo lực công an là chúa tể trong xã hội rừng rú đó.


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link