Tuesday, December 24, 2013

Những hình ảnh xấu cuối năm 2013


On Tuesday, 24 December 2013 8:08 PM, hung vu <vhungvu07@yahoo.com.au> wrote:
 

Những hình ảnh xấu cuối năm 2013



2013-12-23

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
12232013-diemblog-tq.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
dantri-305.jpg
Dân phòng bóp cổ người dân
Photo ocurtesy of dantri.com




Vào những tháng cuối năm DL 2013, nhất là trong tháng 12, đã xảy ra những hình ảnh mà báo chí trong nước gọi là “phản cảm”, và nhà văn Văn Quang từ trong nước cô đọng thành bài tựa đề “ Đè đầu bóp cổ dân đúng nghĩa” – tức là đúng theo “nghĩa đen, không còn là nghĩa bóng” nữa !

Bạo lực tràn lan

Theo nhà văn Văn Quang, “nếu nhìn vào từng chuyện và từng hình ảnh thì người ta phải gọi một số từ ngữ bình dân quen thuộc khác như ‘tàn nhẫn, dã man, ác ôn, côn đồ…’ ” mà hiện do “lực lượng dân phòng” “phát minh” ra. Nhà văn đề cập tới vụ “anh nông dân chính hiệu”  Trịnh Xuân Tình đã bị lực lượng dân phòng thuộc quận Bình Thạnh, Saigòn, “ khóa tay, đè đầu, bóp cổ đưa lên xe và tịch thu hàng hóa” khiến phản ứng của công luận “không còn là nỗi ‘bức xúc’ mà là những lời lẽ từ trong đáy lòng vô cùng cay đắng, phẫn uất…”. Nhà văn Văn Quang không quên mô tả cái cảnh mà dân địa phương thường thấy là “mấy bà, mấy chú bán hàng trên các hè phố, thấy bóng dân phòng đến như thấy tử thần, bèn ôm đồ đạc chạy nháo nhào hơn là chạy giặc, chạy cướp”.
Cũng trong tháng 12 này, báo mạng Trí Việt trong nước đưa tin anh Dương Văn Cao, 23 tuổi, bị công an Thanh Trì, Hà Nội bắt giữ vô cớ và tra tấn dã man. Qua bài “VN ký Công ước chống tra tấn nhưng vẫn tra tấn”, blogger Tư Ngộ trích dẫn báo Trí Việt cho biết “Sau gần 3 ngày ‘ép cung’, vì không có bằng chứng về tội danh cụ thể, cuối cùng chàng trai được thả nhưng thân thể thì bầm dập cả người” sau khi bị “tra tấn quả thực rất dã man”…
Nhà báo Trương Minh Đức cho biết, tại Cà Mau, anh Lê Công Thủ, 20 tuổi, bị phó công an tên Tâm xã Mỹ Hưng, huyện Cái Nước bắt nộp phạt 500.000 đồng vào ban đêm, nhưng lại bắt nạn nhân tự viết biên nhận, tự ký tên trong khi phía công an không ký xác nhận gì cả. Sau khi anh Thủ thắc mắc “liền bị CA xã chặn cửa lại đánh đập gây thương tích rách mũi chảy nhiều máu phải khâu 7 mũi kim trên mặt...”.
Đó là chưa kể cũng trong tháng 12 này, thêm một người dân, quê ở tỉnh Đắc Lắc, tên Y beo Ksor, bị chết về tay công an địa phương sau khi chưa đầy một tháng trước đó, gia đình một nạn nhân khác tên Y Két cũng nhận xác nạn nhân về chôn cất do anh bị công an Đắc Lắc tra tấn đến chết.
Trước đó một tháng, tức vào tháng 10 vừa rồi, chị Trần Hải Yến chết trong đồn công an Phú Yên mà thân nhân không được mang xác của chị về chôn cất, khiến bà Nguyễn Thị Thanh Liễu, mẹ nạn nhân, chỉ còn mỗi cách là than với báo Lao Động rằng:
Gia đình tôi phải nuốt nước mắt để con nằm yên dưới mộ. Sao họ vội vã đem con tôi đến nơi xa xôi để chôn cất. Họ có ý gì đây?
Đó là chưa kể rất nhiều blogger yêu nước từ Saigòn, Đà Nẵng cho tới Hà Nội bị công an đánh đập tàn nhẫn ngay trong thời điểm đánh dấu Ngày Quốc Tế Nhân Quyền vừa rồi.
Trong thời gian gần đây, xem chừng như ngày càng có nhiều người dân lâm vào tình trạng mà blogger Tô Hải có lần báo động “vào đồn công an là người sống mà ra khỏi đồn công an thành người chết”. Và hiện nhiều cáo giác trên mạng rằng công an đã “nghĩ ra kế” chối tội giết người bằng cách bọc vải hay cao su xốp vào dụng cụ tra tấn để ém nhẹp mọi dấu vết nhục hình. Một khi hành hung chết dân, công an thường quy trách cho nạn nhân vào đồn công an để…tự tử, tự đập đầu vào tường, vào vật cứng như dùi cui…, hay chết do suy tim, sốc ma túy.v.v…Và nhất là, nói chung, những tay thủ phạm “bạn dân” ấy thì luôn được “bình an vô sự” !
Có lẽ cảnh nhiễu nhương đó khiến một thính giả của đài ACTD, tên Yên Nhi, khó mà dằn được phẫn nộ, phải lên tiếng cáo giác rằng:
Gia đình tôi phải nuốt nước mắt để con nằm yên dưới mộ. Sao họ vội vã đem con tôi đến nơi xa xôi để chôn cất. Họ có ý gì đây?
- Bà Nguyễn Thị Thanh Liễu
Công an và côn đồ là lực lượng mà CSVN sử dụng để trấn áp nhân dân. Một Nhà nước dùng những chất dơ bẩn như mắm tôm, phân và nước giải người để cai trị. Như vậy Nhà nước CSVN hèn hạ đến mức nào? Xã hội VN đã bị đảo lộn, đạo đức suy đồi và những thói hư tật xấu xuất hiện ngày càng nhiều. Còn Cộng Sản là còn những nỗi đau, còn sự dối trá, còn những oan khiên cho dân tộc VN.
Nhắc đến chuyện “công an và côn đồ” khiến người ta không khỏi liên tưởng đến tình cảnh “Không chốn nương thân” mà blogger Người Buôn Gió “chia sẻ với người anh em Nguyễn Văn Thạnh và mong “bình an đến với vợ chồng anh” khi gia đình kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh đang lâm vào tình trạng như blog Dân Luận mô tả:
Chỉ còn ít ngày nữa là tới Giáng Sinh và năm mới, gia đình anh Thạnh vẫn chưa có nhà để thuê. Vừa mới chất đồ xuống, còn chưa kịp dọn vào nhà mới, chủ nhà đã lấy cớ từ chối và bắt dọn đi. Quyền được sống, được tự do và được mưu cầu hạnh phúc ở đất nước này khó khăn thế sao?
Qua bài “Không chốn nương thân” như vừa nói, blogger Người Buôn Gió nhận xét:
Những ngày của tháng 12 năm 2013, hình ảnh chuyến xe chở đồ đạc và số phận của chủ nhân đồ đạc là vợ chồng kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh ở Đà Nẵng khiến người ta liên tưởng đến những hình ảnh trong phim đen trắng cách đây hơn 60 năm. Những thước phim kể về người Do Thái chạy trốn sự săn lùng của chủ nghĩa phát xít. Sự khác nhau của 60 năm trước với lúc này là người bị săn đuổi không bị đưa vào lò thiêu. Nhưng sự giống nhau thì vẫn thế. Một số phận như con thuyền không bến đậu… Hôm nay tôi lạnh người khi theo dõi những sự kiện truy bức mà vợ chồng kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh đã chịu đựng. Biết nói thế nào, tại tôi đọc quá nhiều thôi… hôm nay đọc thấy sự giống nhau tàn bạo, thâm độc của những gì vợ chồng kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh gặp phải với những tác phẩm truy đuổi cách đây hơn nửa thế kỷ.

Công an cấu kết côn đồ

infonet.vn-250.jpg
Một sinh viên ở Bình Dương bị dân phòng đánh ngất xỉu. Photo courtesy of infonet.vn
Hành động đàn áp “thỏai mái” một cách gọi là “vô tư” tiếp diễn như thế tại một quốc gia vừa có chân trong Hội Đồng Nhân quyền LHQ, trong Công ước chống tra tấn cùng nhiều cam kết khác về nhân quyền khiến công luận, nhất là các tổ chức nhân quyền thế giới, lên án và báo động về tình trạng công an VN đánh dân ngày càng nhiều hơn, dã man hơn, bằng phương cách tinh vi hơn…Đặc biệt là những người có lòng với quê hương, dân tộc.
Những hành động như vậy, theo blogger Tư Ngộ, “ chứng tỏ chế độ Hà Nội coi các văn bản quốc tế đó không hơn những tờ giấy lộn. Hệ thống Công an của chế độ được bao che dung dưỡng nên hầu hết những vụ đánh chết người chỉ cần vu cho nạn nhân “tự tử”, “sốc ma túy”, “nhảy lung tung đầu đập vào vách tường”, “tử vong là bệnh lý về tim” v.v...là xong”.
Qua bài “Xã hội rừng rú, bạo lực tràn lan”, blogger Phạm Đình Trọng báo động tình trạng “bạo lực nơi công quyền”, “bạo lực ở nơi của tình thương” như trường mầm non…Nhà văn Phạm Đình Trọng lưu ý rằng “Mở trang báo lề đảng ra, ngày nào cũng gặp nhan nhản những chuyện đâm chém, đổ máu thê thảm. Cá nhân hành hung nhau chí tử, băng nhóm thanh toán nhau đẫm máu chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt, vặt vãnh, không đâu. Vào các trang mạng xã hội lề dân những vụ sử dụng bạo lực trong quan hệ dân sự càng diễn ra thường xuyên, man rợ, rừng rú, mạnh hiếp đáp yếu, nhân danh quyền lực Nhà nước ức hiếp dân”. Nếu trước đây, phát xuất từ vụ đàn áp đẫm máu và tàn nhẫn ở Tu viện Bát Nhã tại Lâm Đồng, Thiền sư Nhất Hạnh lưu ý rằng công an và côn đồ, họ tuy hai mà là một, thì nhà văn Phạm Đình Trọng cũng nhấn mạnh:
Công an cùng côn đồ dùng sức mạnh Nhà nước và sức mạnh xã hội đen đánh người dân lương thiện tay không, sức yếu, thế cô ngay trên phố đông, ngay giữa làng xóm yên lành. Công an huy động côn đồ hành hung dân đến làm việc ngay trong phòng trực ban công an. Công an đánh chết dân ngay trong nhiệm sở chỉ vì những vụ việc dân sự thông thường hàng ngày…Xã hội rừng rú càng được khuyến khích phát triển, bạo lực càng tràn lan trong xã hội qua cách ứng xử của pháp luật và dư luận xã hội với hai vụ việc bạo lực trên…Người dân bị hành hung, bị đánh chết trong đồn công an cứ liên tiếp diễn ra trên khắp đất nước. Xã hội Việt Nam cứ mãi mãi là xã hội rừng rú mà bạo lực công an là chúa tể trong xã hội rừng rú đó.
Công an và côn đồ là lực lượng mà CSVN sử dụng để trấn áp nhân dân. Một Nhà nước dùng những chất dơ bẩn như mắm tôm, phân và nước giải người để cai trị. Như vậy Nhà nước CSVN hèn hạ đến mức nào?
- Yên Nhi, TPHCM
Không phải lực lượng bị cáo giác là “không còn từ nào để lột tả hết bản chất phi nhân tính” ấy chỉ giới hạn trong đồn công an để tiếp tục biến người dân – với số nạn nhân ngày càng nhiều - “vào đồn công an là người sống, ra khỏi đồn công an thành người chết”, mà – nói theo lời blogger Cánh Cò, “chiếc dùi cui khủng bố dân lành” cũng tiếp tục tung hòanh ở môi trường rộng lớn, đều khắp hơn, nhất là đối với những người yêu nước. Blogger Cánh Cò báo động:
Hạ nhục, vu khống, hành hung, hay giam cầm người dân đã trở thành thuộc tính của từng đảng viên nếu cho y hoặc thị có cơ hội cầm chiếc dùi cui khủng bố người dân lành. Chiếc dùi cui ấy hơn bốn mươi năm trước Tôn Thất Lập đã kêu lên đau xót: “Chiếc dùi cui anh cầm là của người bạn Mỹ. Nhưng người dân Việt là dân mình anh ơi!”. Hơn bốn mươi năm sau lịch sử lập lại. Những chiếc dùi cui made in China đang thi nhau bổ vào đầu những người biểu tình chống Trung Quốc trước đây và những anh chị em phổ biến bản Tuyên ngôn phổ quát Nhân quyền của LHQ, phát bong bóng cỗ vũ cho quyền con người…
Hành động ấy hẳn khiến công luận bất bình. Chẳng hạn như một nhà thơ có tâm huyết với đất nước, quê ở Bến Tre, kêu gọi người CS hãy “Dừng bàn tay độc ác lại”:
Dừng tay lại hỡi người con đất Việt
Bạo tàn chi cũng dòng máu Lạc Hồng
Nước mắt nào đã từng chảy thành sông
Máu đào nào đã trôi vào biển lớn
Anh và tôi hai con người hai tư tưởng
Một vô thần của chủ nghĩa Mác Lê
Một tự do của tình nghĩa trăm bề
Xưng danh Đảng anh dùng bàn tay sắc
Được bảo vệ một tập đoàn Quốc Tặc
Anh tung hoành bàn tay vấy máu dân
Mạng con người nhẹ như lá lìa cành
Anh chà đạp cả lương tri tình nhân loại
Người anh hỡi! Tôi thiết tha kêu gọi
Dừng tay đi, đừng ác quá đi mà
Trời trên cao rồi cũng sẽ thứ tha
Cho con người biết quay đầu là bến
Tình trạng ngày càng có lắm cảnh người dân bị ức hiếp như vậy hẳn khiến người ta liên tưởng tới những vầng thơ của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều trong “Cung Óan Ngâm Khúc:
Hẳn túc-trái làm sao đây tá ?
Hay tiền nhân hậu-quả xưa kia ?
Hay Thiên-cung có điều gì ?
Xuống trần mà trả nợ đi cho rồi.



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link