Monday, October 13, 2014

Hồng Kông hôm nay, Việt Nam ngày mai

Hồng Kông hôm nay, Việt Nam ngày mai


Trần Duy Sơn (Danlambao) 
- Một quy luật muôn đời: để một chế độ độc tài toàn trị sụp đổ, những chân trụ cột chống đỡ chế độ phải sụp trước

Điều dễ dàng ai cũng nhận thấy, nhân dân vừa là nô lệ trong chế độ độc tài, nhưng cũng chính là một trụ đỡ cho chính quyền tồn tại. Nếu người dân không đóng thuế, không sinh hoạt, không làm việc thì chế độ độc tài tồn tại vào đâu. Vì vậy người dân là một trụ đỡ quan trọng nhất cho bất cứ chế độ nào. Khi người dân mất niềm tin vào chính quyền, không còn ủng hộ chính quyền là lúc chính quyền đó đang lung lay, sắp sập. Tiếp đến, chân trụ thứ hai là hệ thống chính quyền, bộ phận cai trị người dân trong xã hội, bộ phận trung thành với chế độ, hưởng bổng lộc mà chính phủ độc tài ban cho, trung thành với quyền lực chế độ. Còn nhiều chân đỡ khác tùy mỗi nước mỗi khác nhau, nhưng 2 chân đỡ trên không thể nào thiếu và là then chốt quan trọng nhất.

Chế độ CSVN, người dân bị áp đặt cuộc sống nô lệ, vô tình đã nuôi nấng chính đảng độc tài đàn áp cướp bóc cuộc sống của dân tộc mình. Nhưng quan trọng nhất, bộ phận Công an, quân đội, xã hội đen, những đảng viên tham nhũng, bộ phận chính quyền tay sai của ĐCS là trụ cột chân đỡ đặc biệt để ĐCS tồn tại. Dùng bàn tay sắt, dùng nòng súng của công an, dùng nhà tù, đàn áp nhân dân, ĐCSVN đã xác định chân đỡ trụ cột chính của đảng chính là lực lượng này và vài chân đỡ khác.

Xã hội Hồng Kông khác. Một quốc gia 2 chế độ. Người dân Hồng Kông chưa bị nhồi sọ, chưa bị biến thành nô lệ hoàn toàn, chưa thành những con cừu ngoan như VN, nhân dân TQ hay Tân cương, Tây Tạng... Hồng Kông có một nền giáo dục riêng, nguyên lý như các nước tư bản tiên tiến, giúp phát triển khả năng tư duy độc lập, hiểu về sự khác biệt, hiểu về tự do, chân lý, tôn trọng những giá trị của nhân loại, tôn trọng nhân văn và sống có nhân cách.

Anh Quốc trao trả Hồng Kông lại cho Trung cộng năm 1997, sau hơn 50 năm thuộc địa Anh. Nền chính trị và hệ thống tư pháp đặt dưới Bộ luật gọi là “Luật cơ bản của Đặc khu hành chính Hương Cảng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Theo bộ luật này, Cơ quan lập pháp của Hồng Kông có quyền độc lập cao, Nguyên tắc “Hương Cảng do chính người Hương Cảng quản lý” tức là Hương Cảng do chính những người gốc Hương Cảng quản lý và Chính phủ trung ương không cử đại diện của mình tham gia vào Chính phủ Đặc khu hành chính Hồng Kông. “Chế độ tự trị cao” thể hiện ở chỗ ngoài đường lối đối ngoại và quốc phòng thuộc đặc quyền của Chính phủ Trung cộng, Hồng Kông có quyền độc lập trong việc quản lý các công việc của mình, trong đó có quyền quản lý hành chính, quyền hoạt động lập pháp, quyền tuyên bố các phán quyết tư pháp có hiệu lực cuối cùng. Đặc khu hành chính Hồng Kông có chính quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp độc lập, kể cả việc có những quyết định tư pháp có hiệu lực cao nhất theo quy định của Luật cơ bản và không bị Chính phủ trung ương bác bỏ, cho nên cấu trúc xã hội vẫn là cấu trúc xã hội dân chủ. (1)

Quân đội giải phóng nhân dân Trung cộng (PLA) cũng phải tuân theo bộ luật Cơ bản này: “quân đồn trú không được can thiệp vào tình hình Hồng Kông, nhưng lãnh đạo Hồng Kông có thể yêu cầu sự giúp đỡ của lực lượng này để giữ trật tự hoặc giải quyết thảm họa”. Lực lượng này phải tuân thủ luật lệ của Hồng Kông dưới sự quản trị của một bộ máy tư pháp độc lập - ngược với hệ thống pháp lý của đại lục. (2)

Như vậy chính quyền Lương Chấn Anh có thể là bù nhìn bị điều khiển, giựt dây bởi Tập Cận Bình, nhưng toàn bộ hệ thống Cảnh sát, quân đội, chính quyền tay sai chưa hẳn là một chân đỡ cho chế độ CSTQ.

Xã hội Hồng Kông tồn tại được do đặc thù riêng của mình, hai trụ cột chân đỡ của xã hội không phụ thuộc vào Bắc Kinh, người dân sống trong xã hội có tính dân chủ, chính quyền, quân đội độc lập không phụ thuộc hoàn toàn vào Trung cộng. Vì thế 2 chân đỡ này không cung phụng hoàn toàn cho nhà cầm quyền Bắc kinh. 

Có thể nói Tập Cận Bình chưa làm chủ được 2 chân đỡ này, cho nên theo tôi trong cuộc đấu tranh Dân chủ Hồng Kông không có dấu hiệu gì cộng sản sẽ thắng lợi. Thực tế cho thấy, nhân dân đã hoàn toàn chống lại Bắc Kinh. Với cách biểu tình dân chủ có tổ chức cao, huy động được trên cả 100 ngàn người, điều đó chứng tỏ khả năng chiến lược và chuẩn bị rất tốt của 3 đơn vị Occupy Central, Love and Peace, (gọi tắt là OCLP), Scholarism và Hong Kong Student Federation sẽ không nao núng trước những chiêu bài của Tập Cận Bình. Như vậy chân đỡ thứ nhất thuộc về nhân dân dành cho chế độ đã đổ sụp.

Thiên An Môn 1989-2014 ư! Thấy vậy chứ không dễ đâu! Mối quan hệ cộng đồng quốc tế bây giờ ràng buộc khác trước, hình ảnh đất nước rất quan trọng, trong khi Trung cộng đang cố đánh bóng hình ảnh quốc gia “trỗi dậy trong hòa bình”. Hơn nữa, khi anh chưa làm chủ được chân đỡ chính quyền thì sự đàn áp dã man chưa thể tồn tại được. Liệu khi đó lực lượng Cảnh sát Hồng Kông đứng về phía nhân dân thì càng rắc rối to?!

Bà Regina Ip - cố vấn của nhà lãnh đạo Hồng Kông Lương Chấn Anh, cựu quan chức an ninh đứng đầu Hồng Kông, phát biểu với Reuters, “Tôi cho rằng các nhà lập pháp Hồng Kông ở cấp cao nhất hoàn toàn ý thức được rằng, nếu PLA triển khai, thì trong cách nhìn của thế giới, đó sẽ là sự chấm dứt của quy chế một quốc gia hai chế độ, điều đó sẽ gây ra những tổn hại to lớn”. Bên cạnh đó, hầu như nhân dân toàn thế giới đang ủng hộ Hồng Kông ráo riết. Như vậy 2 chân đỡ đặc biệt cho chính quyền Bắc kinh ở Hồng Kông đều có khả năng thất bại, cho nên dù Tập Cận Bình có giở bao nhiêu trò ma chước quỷ, câu giờ, xã hội đen, khủng bố, đàn áp... cuối cùng người Hồng Kông vẫn thắng lợi.

Nhìn lại xã hội Việt Nam

Chân đỡ nhân dân nô lệ cộng sản đã sập rồi. Người dân đã chán ngấy đến tận cổ, đến tận xương tận tủy, họ đã nhìn thấy mọi bản chất hèn với giặc, ác với dân, bợ đít ngoại xâm. Tuy nhiên sống trong xã hội độc tài toàn trị quá lâu, người dân đã bị chia rẽ, phân hóa thành nhiều tầng lớp đối kháng khác nhau. Với chính sách ngu dân, chia để trị, CSVN đã thành công trong việc tê liệt đối kháng, nhưng cuối cùng người dân vẫn nhận ra được chân tướng ấy.

Còn lại là chân đỡ nhà nước tay sai, hiện tại vẫn trung thành với chế độ CS, còn đảng còn mình. Cho nên VN phải một thời gian nữa, khi bất công xã hội dâng lên cao hơn nữa, khi nhiều đảng viên thức tỉnh hơn nữa, chính họ cũng chán ngấy nhà cầm quyền, cũng nhìn thấy bộ mặt thật lừa dối của đảng, một phần muốn đứng về phía nhân dân, khi đó cuộc cách mạng Việt Nam mới có điều kiện chín mùi để thắng lợi.

Khi người dân thấy được sức mạnh của họ, ý thức được quyền làm chủ của mình, toàn dân xuống đường cùng lúc, học sinh không đi học, người dân không đi làm, công nhân không tới xưởng, đảng viên vứt thẻ đảng thì bất cứ chế độ CS độc tài nào cũng thất bại.

Với xã hội VN, Trung cộng là một trụ cột rất quan trọng cho sự tồn tại của ĐCSVN, đây là bài toán nan giải cho phong trào trong nước. Tuy nhiên sau khi Hồng Kông thắng lợi, phong trào đấu tranh tại Hoa lục và VN sẽ phát triển rất mạnh và CS cũng sẽ cố thủ, đàn áp mạnh bạo hơn. Chỉ khi nào nhân dân VN, nhân dân Trung Hoa, Tân cương, Tây tạng cùng nhau đấu tranh quyết diệt CS thì mới đi đến thắng lợi.

Việt Nam đang bắt đầu giai đoạn vượt qua sợ hãi, tự do ngôn luận.

Hồng Kông là mở màn cho vết loang lịch sử.


Sài Gòn 12/10/2014

Trần Duy Sơn
Dân Làm Báo 

BM: Lãnh đo đng phát ngôn đn đ


LỜI HỨA CỦA HỒ CHÍ MINH 60 NĂM ẤY BÂY GIỜ RA SAO?

LỜI HỨA CỦA HỒ CHÍ MINH 60 NĂM ẤY BÂY GIỜ RA SAO?



image





LỜI HỨA CỦA HỒ CHÍ MINH 60 NĂM ẤY BÂY GIỜ RA ...
View on www.youtube.com
Preview by Yahoo



image
Liên Hiệp Quốc hiện nay chưa có thống kê về những phát ngôn đần độn của các quan chức lãnh đạo trên thế giới, nhưng nếu có, nước CHXHCNVN sẽ tự hào đứng nhất thay vì gần chót như các thống kê về nhân quyền hay tự do ngôn luận.

Có hai nguyên nhân khách quan khiến lãnh đạo cũng như cán bộ đảng các cấp tại VN hay phát ngôn một cách đần độn.

Nguyên nhân thứ nhất, họ đần độn thật, nhưng vì do tuyên truyền và bị thói quen tự đề cao lừa bịp, họ tưởng thật họ là thành phần ưu tú trong XH nên hay nói năng để răn giảng người khác, nhưng lại không hiểu mình nói gì.

image
Thế nhưng tại sao họ lại được chọn làm cán bộ lãnh đạo? Xin đọc nguyên nhân thứ hai.

Nguyên nhân thứ hai, họ không ngu chút nào nhưng họ làm như thế để được thăng quan tiến chức. Và cách chứng tỏ hay nhất và có “điểm” nhất, là làm cho mọi người cùng biết họ đần độn qua những phát ngôn của họ. Đây là loại đần độn gian xảo.

Cả hai nguyên nhân cùng nói lên, hoặc họ rất ngu, hoặc họ rất gian xảo, chỉ để đi đến một mục đích cuối cùng là thể hiện sự đần độn để làm vừa lòng đảng và từ đó được thăng quan tiến chức.

image
Hai nguyên nhân này xuất phát từ thời khởi điểm của đảng CSVN. Đa số các lãnh đạo thế hệ ban đầu của đảng, như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Lê Duẩn, v.v.... đều xuất thân bần cố nông, thất học hoặc có trình độ học vấn rất thấp. Họ lại được trang bị lý luận Mác-Lê “chuyên chính vô sản” để “đấu tranh giai cấp” kết hợp với tư tưởng Mao “chính quyền sinh ra từ nòng súng”. Kết quả là thành phần trí thức trong đảng đều bị tiêu diệt, hoặc èo uột, nhưng phải công bằng mà nói, ngày nay “tư duy” của đảng có thay đổi chút ít.

Người Việt ta có câu “Thà làm đầy tớ thằng khôn hơn làm thầy thằng dại”, nhưng khi làm “thầy”, đảng cho phép đảng chỉ “làm thầy thằng dại” chứ không bao giờ chịu “làm đầy tớ thằng khôn”. Khôn khó trị.

image
Kết quả, hết thế hệ lãnh đạo này tới thế hệ lãnh đạo khác, chỉ có “thằng dại” theo thầy nên được “cơ cấu” nâng lên làm “thầy”, còn “thằng khôn” không bao giờ có “đầy tớ” mà chỉ đi làm đầy tớ. Và cứ thế, cứ thế. đần độn nối tiếp đần độn, càng về sau, càng đần độn hơn trước. Không đần độn, không cơ cấu.

Phát ngôn “đần độn thật” thì có nhiều, nhưng “đần độn gian xảo” có thể dẫn chứng như sau.

Hồ Chí Minh có hai câu nổi tiếng, chính hai câu này mà hết thế hệ này đến thế hệ khác, máu người VN chảy suốt từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam và tới giờ dân vẫn đói khổ (đời bình an biết bao nếu không có CS!).

Hai câu mà tới giờ này nhiều người vẫn hít hà khen hay và tôn thờ. Đó là câu “Độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì” và câu “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

image
Không biết có ai nhận ra sự mâu thuẫn trong hai câu trên không, đã nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do” mà “dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì”, vậy thì cái gì quý hơn cái gì?

Dù mâu thuẫn, nhưng đây là hai câu mà Hồ Chí Minh và đảng CS dùng để “xoá đói giảm nghèo” dân về tư tưởng, tức là gian xảo, lừa bịp, không có thật, nhằm mục đích mị dân.

image
Tại sao Hồ Chí Minh phải “đần độn gian xảo” như vậy? Vì quan thầy Stalin và Mao.

Trong thời đuổi Mỹ, hai câu trên được đảng tuyên truyền ra rã. Đảng xúi dân xã thân đánh Mỹ (cho đảng) bằng cách mị dân sẽ được hưởng hạnh phúc, tự do khi có độc lập, vì độc lập là quý nhất.

Sang thời kỳ rước Mỹ, câu thứ nhất không còn giá trị vì không có thật nên mất tác dụng tuyên truyền, nhưng câu thứ hai vẫn tiếp tục được tung hô khắp nơi, nhưng đảng gian xảo không cho biết ai mới là người hưởng độc lập, tự do, hạnh phúc. Độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân thực chất chỉ là những cái bánh vẽ của đảng.

Dân VN sôi máu vì những phát ngôn đần độn của quan chức lãnh đạo đảng nhưng thầy Tàu Cộng vỗ tay khen “nị hảo a”. Và như thế, chủ quan cũng như khách quan, sẽ còn những phát ngôn đần độn nữa từ các quan chức cộng sản VN.



Phạm Khánh Chương


Các đim yếu ca quân đi Trung Cng và ván c Đông Á

image
Dưới con mắt của nhà phân tích người Nhật Mizokami, quân đội Trung Cộng chỉ là một con rồng giấy.
Trung Cộng đang vươn mình mạnh mẽ và muốn gây ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên có nhiều trở ngại khiến họ không dễ dàng đạt được tham vọng này. Tác giả gốc Nhật Kyle Mizokami đã đăng tải trên internet bài viết sâu lý giải vì sao về mặt quốc phòng, Trung Cộng lại được ông xem chỉ là một con rồng giấy.

Dưới đây là phần lược dịch nhận định của Mizokami về các trở ngại khiến cho Trung Cộng không dễ triển khai sức mạnh quân sự ra bên ngoài với tư cách đại cường quốc.

***

image
Kyle Mizokami 
Sau nhiều thập kỷ phát triển 2 con số, ngày nay Trung Cộng đã là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Cùng với đó, chi phí quốc phòng của Trung Cộng đã tăng 10 lần trong 25 năm. Bắc Kinh hiện đang xây dựng một lực lượng hải quân nước xanh mạnh mẽ, phát triển chiến đấu cơ tàng hình, và đang thận trọng thử nghiệm các hoạt động gìn giữ hòa bình và viễn chinh.

Việc Trung Cộng xây dựng thực lực quân sự cùng với chính sách đối ngoại ngày càng “rắn” của nước này đã khiến cho phương Tây ngày càng cảnh giác. Một số nhà hoạch định chính sách của Mỹ coi Bắc Kinh là “đối thủ gần ngang cơ” duy nhất của Washington. Nói cách khác, họ coi Trung Cộng là quốc gia duy nhất có sức mạnh quân sự đủ để đánh bại Mỹ trong một số trường hợp nhất định.

image
Chiến hạm Nga và Trung Cộng tập trận chung
Tuy nhiên, phương Tây đã sai. Thậm chí ngay cả sau nhiều thập niên tái vũ trang sâu rộng, Trung Cộng vẫn chỉ là một con rồng giấy, giống như ông Mao Trạch Đông từng coi nước Mỹ là một chú hổ giấy.
(Nguyên văn hồi năm 1956, Mao Chủ tịch của Trung Cộng đã đánh giá về nước Mỹ như sau: “Bề ngoài nó rất hùng mạnh, nhưng trên thực tế nó chẳng có gì phải sợ cả - nó chỉ là một con hổ giấy”.)
Ngân sách quốc phòng Trung Cộng tăng không ngừng ở mức hai con số năm này qua năm khác. Tuy nhiên, lạm phát đã trung hòa bớt nhiều phần trong sự tăng trưởng đầu tư đó. Đã vậy, cả lục quân, hải quân, không quân và tên lửa chiến lược của Trung Cộng đều đã bị tổn hại nhiều do nạn tham nhũng. Vũ khí của các quân chủng này nhìn chung đều thua xa vũ khí tương ứng của phương Tây.

image
Về mặt công nghệ, đúng là Quân Giải phóng Nhân dân Trung Cộng đang từng bước mạnh lên. Nhưng điều đó không có nghĩa Bắc Kinh có thể huy động quân đội mình cho các sứ mệnh toàn cầu.

Vị trí bất lợi

image
Cũng giống Nga, Trung Cộng có đường biên giới dài và tiếp giáp với rất nhiều quốc gia, trong đó có những quốc gia ít nhiều trong tình trạng bất ổn như Pakistan, Afghanistan, Myanmar hay Triều Tiên, hoặc các quốc gia có va chạm biên giới trên bộ với nước này như Ấn Độ, Bhutan. Trong 14 quốc gia chung biên giới với Trung Cộng, có tới 2 nước sở hữu vũ khí hạt nhân, đó là Pakistan và Triều Tiên.

Riêng tình hình Triều Tiên rất khó đoán định. Khi xảy ra biến cố, có khả năng nhiều triệu người Triều Tiên sẽ vượt biên giới đổ vào Trung Cộng. Đã rò rỉ các thông tin về phương án dự phòng của quân đội Trung Cộng (PLA), trong đó PLA sẽ được đưa vào Triều Tiên để lập vùng đệm. Phản ứng trước các tiết lộ này, Bình Nhưỡng đã ít nhiều thay đổi thái độ với Bắc Kinh.

Gần như hoàn toàn đơn côi

image
Về cơ bản, Trung Cộng thiếu vắng các đồng minh thực sự và đáng tin cậy. Riêng ở vùng Thái Bình Dương, nước Mỹ có thể dựa vào Nhật Bản, Đài Loan, Australia, Hàn Quốc, New Zealand, và Philippines với tư cách là các đồng minh thân cận, cũng như duy trì mối quan hệ thân thiện với các nước khác bao gồm Malaysia, Việt Nam và Indonesia.
Trong khi đó, danh sách các đồng minh của Trung Cộng ở Thái Bình Dương lại rất ngắn, chỉ có… nước Nga. Trên phạm vi toàn cầu, Trung Cộng có thêm một số đồng minh là Pakistan, Zimbabwe, Kyrgyzstan, Tajikistan, và Uzbekistan. Nhiều nước trong số này đang vật lộn với những vấn đề nội bộ.

Bắc Kinh bắt tay với các nước này nhằm kiềm chế họ. Tuy nhiên, việc này chỉ có hiệu quả trong trường hợp Pakistan chứ không phải Triều Tiên. Ở Myanmar, Trung Cộng cố thân mật với chính quyền quân sự tại đó, nhưng rồi đột nhiên Myanmar tiến hành hàng loạt cải cách dân chủ và mở rộng quan hệ với cả phương Tây và Nhật Bản.

image
Quan hệ giữa Trung Cộng với các nước Đông Nam Á và Nhật Bản cũng không được tốt đẹp cho lắm, đặc biệt là sau những hành động gây hấn trên Biển Hoa Đông và Biển Đông cùng với việc Trung Cộng tuyên bố nhận chủ quyền đối với 90% diện tích Biển Đông.

Quan hệ ngoại giao ảnh hưởng tới vị thế quân sự quốc tế. Trong khi hải quân Mỹ có thể đi khắp Thái Bình Dương và có thể ghé thăm hàng chục cảng, thì chiến hạm Trung Cộng chỉ có thể đi ven bên ngoài hải phận của mình. Ngoài cảng Vladivostok của Nga, hải quân Trung Cộng không có nơi nào xa khác để tới.
Về mặt chiến lược, rõ ràng Trung Cộng ở vào thế bất lợi rất lớn. Bắc Kinh không có đồng minh cung cấp căn cứ, chia sẻ gánh nặng, chia sẻ thông tin tình báo hoặc chí ý là động viên về tinh thần.

Lạm phát ‘ăn mòn’ vũ khí

image
Kể từ năm 1990, chi phí quốc phòng Trung Cộng đã tăng ít nhất 10% mỗi năm. Kết quả, sau 24 năm, chi phí quân sự của nước này đã tăng tổng cộng là 10 lần.
Nhưng nếu tính đến lạm phát, thì mức tăng thực sự của Trung Cộng trong chi phí quốc phòng chỉ là một con số mỗi năm.
Nhìn lại lịch sử, vào năm 1989, quân Giải phóng Trung Cộng có 3,9 triệu quân nhân nhận lương, đa phần trong đó là bộ binh thiếu phương tiện và vũ khí hiện đại. Xe tăng chủ công của lục quân Trung Cộng là phiên bản chiếc T-55 có từ những năm 1950.

image
Tàu ngầm Trung Cộng
Không quân và hải quân Trung Cộng chỉ có khả năng phòng thủ ven biển. Trung Cộng có một tàu ngầm tên lửa hạt nhân duy nhất, mà nghe nói tàu này đã bị bắt lửa và chìm trong cảng.
Trung Cộng khi ấy là một nước nghèo. GDP của nó là 451 tỷ USD so với 8.840 tỷ của Mỹ cùng thời điểm. Năm đó, Bắc Kinh chi 18,83 tỷ USD cho quốc phòng.

Vào thời điểm năm 1989, nếu tính bình quân, chi phí quốc phòng trên mỗi người lính Trung Cộng là 4.615 USD, còn con số tương ứng của Mỹ là 246.000 USD.
Cuối thập niên 1980, học thuyết quân sự của Trung Cộng là “Chiến tranh Nhân dân”. Theo học thuyết phòng thủ này, đối phương sẽ được nhử sâu vào trong nội địa và bị tiêu diệt bằng chiến tranh chính quy và chiến tranh du kích.
Nhưng đến năm 1991, Bắc Kinh hãi hùng theo dõi những diễn biến mới ở Iraq và Kuwait. Khi ấy, liên minh do Mỹ dẫn đầu đã đập tan quân đội của ông Saddam Hussein và đánh bật nó ra khỏi lãnh thổ Kuwait. Một chiến dịch không kích kéo dài vài tuần và một cuộc tiến công trên bộ trong chỉ có 100 tiếng đồng hồ đã phá hủy một lực lượng Iraq áp đảo về số lượng.
Bắc Kinh có nhiều việc phải làm để cải cách quân đội. Nhưng việc này cần tiền. May là kinh tế Trung Cộng tăng trưởng mạnh nên họ có thể dành một phần đáng kể thu nhập của mình cho quốc phòng.

An ninh nội địa bất ổn

image
Theo một số tính toán, năm 2013 Trung Cộng chi cho “an ninh công cộng” còn nhiều hơn cả cho quốc phòng đối ngoại.
Điều này cho thấy Trung Cộng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề an ninh nội địa, như các cuộc bạo động bắt nguồn từ môi trường ô nhiễm nặng nề, lạm dụng sức lao động, tham nhũng, nạn “chiếm đất”… Các điểm nóng mà Trung Cộng phải đối mặt bao gồm vùng Tây Tạng, hay vùng Tân Cương, nơi người Duy Ngô Nhĩ phẫn uất với làn sóng người Hán đến định cư.
Dưới tình cảnh hiện nay, Trung Cộng không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chi nhiều hơn cho an ninh công cộng, và do đó làm ảnh hưởng đến sức mạnh quốc phòng đối ngoại của nước này.

Căn bệnh tham nhũng trầm kha

image
Tham nhũng là một vấn đề lớn và khá mập mờ trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa. Các quan chức bán tài sản nhà nước để tư lợi. Các nhà thầu tính thêm phí phát sinh cho các công việc dưới chuẩn. Nạn “bằng hữu trị” – đưa bạn bè thân vào các vị trí quản lý, dẫn tới việc thăng cấp cho những cá nhân thiếu năng lực.

Trước đây, trong nhiều năm, PLA “tăng gia” bằng cách trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Khi kinh tế Trung Cộng cất cánh, các nỗ lực này chuyển thành các doanh nghiệp. Bên cạnh việc trồng trọt, PLA còn kinh doanh thêm khách sạn, rạp hát, quán bar…

Năm 1998 Đảng Cộng sản Trung Cộng ra lệnh cho PLA phải cắt đứt quan hệ với các doanh nghiệp thương mại nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu. Một đơn vị bộ binh giờ không còn phải nuôi lợn nữa – bản thân ngân sách quốc phòng đã đủ đáp ứng nhu cầu lương thực của binh lính.

image
Tướng Từ Tài Hậu, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Cộng hồi năm 2009, trong chuyến thăm Lầu Năm Góc. Ông Từ bị tố là đại quan tham trong quân đội Trung Cộng
Nhưng thay vì đóng cửa các doanh nghiệp quốc phòng, các lãnh đạo tham nhũng trong quân đội lại chuyển sang kinh doanh chui và cố gắng che đậy các doanh nghiệp ngầm này.
Trò phi pháp bán “biển số xe quân sự” cho các cá nhân dân sự giàu có là một nghề hốt bạc. Những người mang biển quân sự - vốn chỉ có mối liên hệ hời hợt với quân đội - lắp đèn đỏ và còi hú lên xe hơi của mình rồi phóng qua dòng xe cộ đông đúc trên phố. Ngoài ra những người đi xe biển quân sự còn hay được hưởng quyền xài xăng miễn phí.
Nan buôn “biển đỏ” tệ hại tới mức vào năm 2013, PLA cấm các loại xe nhập khẩu đắt tiền như là Mercedes-Benz, BMW, Porsche, và Bentley được cấp biển quân sự.

Thi thoảng Bắc Kinh lại ra tay trị tội các sĩ quan tham nhũng. Hồi năm 2007, một thẩm phán đã tuyên án tử hình tạm hoãn đối với phó đô đốc Wang Shouye vì đã biển thủ 25 triệu USD công quỹ PLA.

Với tư cách là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần của PLA, ông Wang ở vào thế được quyền phê chuẩn việc cấp nhà ở quân sự. Chính phủ đã kết tội ông Wang nhận lại quả từ các nhà thầu.

Cảnh sát đã bắt giữ Wang vào năm 2006 sau khi vị lãnh đạo này từ chối yêu cầu bao tiền cho một trong nhiều cô bồ của ông này. Các điều tra viên phát hiện hơn 8 triệu USD giấu trong lò vi sóng và tủ lạnh bên trong nhà của Wang ở Bắc Kinh và Nam Kinh cùng 2,5 triệu USD khác nữa trong một chiếc máy giặt. Ngoài ra còn có chứng cớ về một khoản tiền 8 triệu USD “thụt két” nữa trong các tài khoản ngân hàng của Wang.

image
Hồi tháng 3/2014, cảnh sát bắt giữ cựu tướng Từ Tài Hậu từng là ủy viên Quân ủy Trung ương với cáo buộc ông ta kiếm hàng triệu USD từ việc bán “cấp bậc”. Giai đoạn 2004-2013, ông Từ phụ trách việc bổ nhiệm sĩ quan cấp cao trong lục quân.
Không biết chính xác Từ kiếm được bao tiền. Chỉ biết người phó của ông này là tướng Cốc Tuấn Sơn – hiện cũng bị bắt và điều tra, đã tặng con gái ông Từ một thẻ debit trị giá 3,2 triệu USD làm quà cưới.
Theo các báo cáo, tướng Cốc đã bán hàng trăm “lon” quân sự. Một nguồn tin nói với Reuters: “Nếu một vị đại tá không thuộc diện thăng cấp, muốn trở thành thiếu tướng thì phải chi tới 4,8 triệu USD”.
Trong đa phần các quân đội chuyên nghiệp, những khoản hối lộ như thế này không đáng với những gì thu lại được. Nhưng trong trường hợp của Quân Giải phóng Trung Cộng, đây được coi là một khoản đầu tư. Cấp bậc càng cao thì càng có nhiều cơ hội “làm giàu”.

Daniel Hartnett, một chuyên gia phân tích của công ty CAN cho biết, tham nhũng có thể phá hại năng lực quân sự của PLA.
Ông nói: “Nếu các sĩ quan mải mua chức vụ, như các cáo buộc xuất hiện gần đây, điều đó có nghĩa rằng những ai có năng lực và nên được thăng tiến thì có thể không được thăng tiến, còn những ai sắp được thăng tiến thì không nhất thiết phải là nhờ năng lực”.
Tham nhũng có thể làm tổn hại PLA theo cách khác.

image
Harnett phân tích: “Việc mua hàng cho PLA nhiều khi không xuất phát từ lợi ích tối thượng của PLA. Người ta có thể mua một đồ nào đó rồi nhận lại quả, thậm chí ngay cả khi hàng đó có chất lượng thấp hoặc không cần thiết”.

Tham nhũng có thể gây chia rẽ giữa người dân Trung Cộng và PLA. “Nếu quân đội được xem là một thể chế tham nhũng, giống như hồi đầu thập niên 1980, thì sự ủng hộ nói chung dành cho PLA có thể bị suy giảm”. “Điều này hoàn toàn đi ngược lại hình ảnh mà quân đội vẫn tự xây dựng về mình đó là danh dự, thanh liêm”.

Tinh thần của giới sĩ quan PLA đã sụt giảm đáng kể sau vụ scandal Cốc Tuấn Sơn. Theo Reuters, “nhiều sĩ quan lo sợ bị trừng phạt. Còn những người có phẩm chất nhưng lại bị phớt lờ trong chuyện thăng tiến thì lại hết sức bất mãn”.

image
Tờ Foreign Policy dẫn lời một chính ủy hàng đầu của PLA nói rằng: “Không nước nào đánh thắng nổi Trung Cộng. Chỉ có nạn tham nhũng trong chúng ta có thể hủy diệt chúng ta và khiến cho quân đội của chúng ta chưa tham chiến mà đã bại rồi”./.



Ai là chut và ai là bình?

image
Phát biểu của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam với cử tri vừa qua đặt ra câu hỏi 'ai là chuột và ai là bình', khi ông Nguyễn Phú Trọng ví chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay cần tránh 'vỡ bình' quý khi 'ném chuột', theo một nhà quan sát từ Sài Gòn.

Trao đổi với BBC hôm 12/10/2014, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam nói:
"Một trong những câu hỏi lớn nhất mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cần trả lời trước dư luận, công luận là bình nào và chuột nào?"

Theo Tiến sĩ Dũng, phát biểu của ông Trọng có sự tự mâu thuẫn với chính những gì nhà lãnh đạo này từng nói về chống tham nhũng.

image
Nhà quan sát nói: "Việc 'đập chuột, vỡ bình' của ông Nguyễn Phú Trọng dường như là ngược lại hẳn với đánh giá của ông trước đây về vấn đề Đảng.
"Trước đây ông nói rằng tham nhũng và suy thoái đạo đức, tư tưởng có thể ảnh hưởng tới sự tồn vong của Đảng và một cách gián tiếp ông muốn nói Đảng đang lâm nguy, tôi hiểu là như vậy.
"Nhưng mà bây giờ vấn đề chống tham nhũng của ông lại trở thành cái bình che chắn cho những con chuột mà thực ra cái đó đã gây ra phản ứng khá lớn từ dư luận."

Ăn nói làm sao?

image
Theo Tiến sĩ Dũng, đại hội Đảng kế tiếp ở Việt Nam sắp diễn ra không lâu nữa và việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các lãnh đạo và cán bộ chủ chốt có thể sẽ được đặt ra, khi đó phát biểu này của Tổng bí thư Trọng sẽ có thể làm nảy sinh một vấn đề cho chính vị thế của Đảng.

Ông Dũng nói: "Sắp tới chỉ còn hơn một năm nữa thôi là sẽ tiến tới Đại hội lần thứ 12 của Đảng vào năm 2016, và công cuộc chống tham nhũng của Đảng không tới đâu cả, thì lúc đó biết ăn nói làm sao với dư luận."

image
Theo nhà quan sát này có thể lâu nay Đảng vẫn sử dụng 'công cuộc chống tham nhũng' như một bình phong để biện minh cho sự trụ lại trên ghế lãnh đạo và nắm quyền lực của Đảng, trong khi đó khó ai có thể đặt lòng tin vào tính hiệu quả thực sự của công việc chống tham nhũng do Đảng tự tiến hành ấy.

Trong cuộc trao đổi với BBC hôm Chủ Nhật, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cũng cho rằng phe 'chống tham nhũng của Đảng' có liên hệ với Trung Cộng.

image
Đồng thời ông cũng so sánh giữa hai xu thế 'đả hổ, diệt ruồi' do ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Đảng và Chủ tịch Nước của Trung Quốc đang tiến hành rộng khắp và mạnh mẽ với thông điệp được cho là "thụt lùi", "thoái trào" của lãnh đạo Đảng ở Việt Nam trong việc chống tham nhũng.


Nhà quan sát cũng phân tích thế cân bằng giữa các phe cánh quyền lực trong Đảng trước Đại hội lần thứ 12 và đặc biệt liên quan tới việc ông Nguyễn Bá Thanh đang phải trị liệu sức khỏe đặc biệt và lâu dài tại Hoa Kỳ.
*****

Lời Tổng Bí Chuột Chù!

Lú yêu thương lắm chuột chù
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một bình
Thương cha, thương mẹ, thương mình
Thương ông chuột tổ, thương bình chuột con

Còn đảng, còn nước, còn non
Còn bình, còn chuột, còn lon ton trèo
Hết bình, hết chuột, chèo queo
Lấy gì phú quý, cám treo heo nhìn?!?

Dân đen đau khổ kìn kìn
Tung tăng bầy chuột, lăn xăn bàn thờ
Dân bây, ngoan ngoãn đợi chờ
Sáu năm ngắn ngủi, đảng giao về Tàu!

Hoàng Hạc

*****

BM: Đánh chuột giữ bình hay giữ mình?
Oct 08, 2014
image
http://baomai.blogspot.com/2014/10/anh-chuot-giu-binh-hay-giu-minh.html

"Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định.".


Nguyễn Hoài Vân - NHÂN TRỊ VÀ PHÁP TRỊ

www.ducme.tv Phóng sự tài liệu Tổng thống Ngô Đình Diệm - Tập 1

http://www.youtube.com/watch?v=pD1Elwnpr4A&list=PL72356A39F0532411

Chủ Nhật, ngày 12 tháng 10 năm 2014

Chúng tôi nhận thấy nhu cầu suy nghĩ về hai khuynh hướng tổng quát ảnh hưởng trên mọi thể chế chính trị từ xưa tới nay : đó là các khuynh hướng « Nhân » và  « Pháp » thường được đề cập đến trong tư tưởng chính trị của người Đông Á.
Dẫn Nhập :
- Trước hết, chúng tôi xin trình bày văn tắt các nguyên tắc căn bản của Nhân trị và Pháp trị theo cách hiểu của người xưa.
- sau đó, sẽ xin bước sang sự phân định các yếu tố có tính cách tương đối « Nhân » và tương đối « Pháp » trong các trào lưu tư tưởng hiện đại.
- Rồi, để cho vấn đề được thêm rõ nét, chúng tôi sẽ phân tích hai mô hình tổ chức xã hội có tính cách tiêu biểu, là Tư Bản Chủ Nghĩa và Xã Hội Chủ Nghĩa dưới các cách nhìn « Nhân » và « Pháp ».

- Sau nữa, chúng ta mới rút tỉa vài ưu và khuyết điểm chính yếu của Nhân cũng như Pháp trị.
- Trước khi kết luận, với ba vấn đề căn bản cần được đặt ra khi suy nghĩ về Nhân và Pháp trị.
- Vào năm 2014 có thêm một số « phụ chú và tạp ghi », nhân một buổi nói chuyện ở Hà Nội. Đoạn « viết thêm » để tránh những lẫn lộn giữa khuynh hướng « Pháp trị » của Đông Á, với quan niệm « dân chủ Pháp trị » của người Tây Phương, từ phiên bản 1991, được đưa vào các « phụ chú và tạp ghi » này. 
Khuynh hướng Nhân trị 
Phát nguồn từ Đạo Nhân, tức từ một tổng hợp bổn phận để con người có thể sống đúng với địa vị của mình đối với mọi người trong xã hội và đối với vạn vật (« Nhân dã giả, nhân dã » - Mạnh Tử). Tập hợp bổn phận này được xây dựng trên quan niệm mọi người đều cùng một bản thể với nhau và cùng bản thể với vũ trụ vạn vật, ví như anh em một nhà, nên có bổn phận phải nâng đỡ nhau để cùng triển nở tốt đẹp (Tử Hạ: « tứ hải chi nội giai huynh đệ »- Trình Minh Đạo: « Vạn vật dữ ngã nhất thể dã »). Bản thể ấy cũng là bản thể của Trời, khiến con người cũng như thiên nhiên đều có phần linh thiêng tôn quý.
 Áp dụng vào việc điều hành xã hội, Đạo Nhân cho ra những quan niệm căn bản của lý thuyết Nhân trị:
Quan niệm con người:
Con người được quan niệm một cách toàn diện, với phần vật chất, phần tinh thần và phần linh thiêng như vừa nói. Chính vì có phần linh thiêng còn gọi là Thiên Tính này mà mọi người đều phải được kính trọng.
Quan niệm giáo dục
trong thuyết Nhân trị là tìm lại và dưỡng nuôi cái Tính Trời tiềm tàng nơi mỗi cá nhân làm cho Tính ấy không bị tư dục che lấp, để được thể hiện mạnh mẽ trong cuộc sống. Giáo dục ở đây chủ trương hướng nội và tin tưởng vào Tính thiện trong mỗi con người.    
Quan niệm lịch sử:
Thuyết Nhân trị cho chân lý, hay « Đạo », hiển lộ ở quá khứ, rồi dần dần lu mờ đi với thời gian. Vì thế, cần lấy người xưa làm gương mẫu và đi tìm chân lý trong truyên thống. Đó là quan niêm lịch sử tiến hóa theo chu kỳ.
Quan niệm xã hội
Xã hội được coi như một đại gia đình như ý nghĩa câu « dân ngô đồng bào » của Trương Tái. Xã hội cũng có thể được ví như một cơ thể lớn.
Quan niệm chính quyền
Trong thuyết Nhân trị nhà cầm quyền không khác gì Cha, Mẹ, người dân, có bổn phận phải « thương dân như con đỏ ». Quan niệm chính quyền này trọng bổn phận hơn là quyền hành.
Quan niệm pháp luật:
Pháp luật ở đây bị coi như chỉ là sự bổ túc cho một tập hợp quy ước gọi là Lễ. Lễ là một thứ « luật » tự nhiên mà mọi người đều chấp nhận trong thâm tâm mình. Lễ được hình thành từ những yếu tố bẩm sinh, tức phần nào từ cái Tính Thiện nơi mỗi người, được cụ thể hóa bởi một quá trình giáo dục, đào luyện. Khi Lễ không còn đủ để điều hành việc nhân sinh, người ta cực chẳng đã mới phải dùng đến pháp luật. 

Khuynh hướng Pháp trị

Phát nguồn từ trường phái Lão Trang và học thuyết của Tuân Tử. Học phái Lão Trang chú trọng ở sự tuân theo định luật tự nhiên của vũ trụ, không làm gì cưỡng lại định luật ấy mà dẹp bỏ mọi tư dục để cho định luật ấy tự nhiên « làm » mọi việc qua mình. Đó là lý thuyết « Vô vi nhi vô bất vi »  (không làm nhưng không gì không làm).
Tuân Tử chủ trương không thể chờ đợi giác ngộ định luật của Trời Đất, mà phải đặt ngay ra những quy luật làm tiêu chuẩn giải quyết việc nhân sinh xã hội. Ông cho Đạo không phải là Đạo Trời, mà là Đạo người. Ông cũng đề ra quan niệm con người mang tính ác, cần có những tiêu chuẩn từ bên ngoài để theo đó sửa đổi, điều tiết.
Từ khái niệm « định luật của vũ trụ » nơi Lão Trang đến sự phân biệt Đạo trời, Đạo người, của Tuân Tử, người ta đi tới khái niệm « Pháp », tức một hệ thống quy luật điều khiển toàn bộ nhân sinh hành vi có tính cách tuyệt đối, không được bàn cãi (Pháp bất nghị). Trên nền tảng ấy, lý thuyết Pháp trị được hình thành với những yếu tố cơ bản sau :
Quan niệm chính quyền:
Pháp gia chủ trương nhà cầm quyền không nên làm gì cả, mà chỉ dựa vào « Pháp » để thưởng phạt người dưới. Vì ai cũng ham được thưởng, sợ bị phạt nên sẽ đều tự động làm đúng « Pháp ». Đó là thái độ « Vô vi nhi vô bất nhi » của Pháp gia, ảnh hưởng bởi Lão học. Quan niệm này trọng quyền hành hơn bổn phận. Việc cai trị hoàn toàn dựa trên « Pháp » nên có căn bản là Vô Tư, Vô Tình, khác với kuynh hướng Nhân trị coi việc công như việc tư, coi người dưng như thuộc gia đình mình, trị nước như cha anh lo cho con em trong nhà vậy. Pháp gia có thể từ bỏ chính gia đình mình, trong khi người Nhân coi mọi người như người nhà, để cho dù thưởng hay phạt cũng không quên cái thân tình ấy.
Quan niệm xã hội:
Xã hội ở đây là một cái máy lớn, hành động của mỗi người đều phải phù hợp một cách chính xác với danh phận của mình như đã được quy định bởi « Pháp ». Làm sai, làm thiếu, hay làm quá lố, làm dư ra, đều bị trừng phạt. Công nhỏ quá hay công lớn quá đều mang tội (Hàn Phi Tử, Thiên 7). Thật vậy, một cơ phận trong bộ máy không thể chạy nhanh hay chậm hơn tốc độ đã được quy định.
Quan niệm lịch sử
của Pháp gia là quan niệm tân tiến, tức tin vào sự tiến bộ, vào sự giải quyết các vấn đề nhân sinh trong tương lai, nhờ vào việc đặt ra và thi hành « Pháp ». Khác với khuynh hướng Nhân trị (lịch sử đi theo chu kỳ), lịch sử ở đây tiến theo đường thẳng. Pháp Gia Hàn Phi cũng khẳng định điều kiện kinh tế quy định bước đi của lịch sử, trong khi Pháp Gia Thương Ưởng đề ra một tiến trình của lịch sử dựa trên một loại biện chứng pháp sơ khai, với từng giai đoạn mang mầm mống của sự tự hủy diệt, để hình thành giai đoạn sau.
Quan niệm giáo dục
 ở đây thiên về hướng ngoại , dựa trên việc rập khuôn theo một tiêu chuẩn bên ngoài. Pháp Gia nghĩ con người mang Tính Ác, cần phải biến hóa cái tính ấy đi cho phù hợp với « Pháp ». Từ đó, họ coi con người như gỗ đá, có thể dư thì cắt bớt, thiếu thì chắp thêm (Hàn Phi – Hiển Học) họ cũng quan niệm « Chính giáo hợp nhất » (Lý Tư) đặt giáo dục dưới sự kiểm soát của nhà chính trị (dĩ lại vi sư), và triệt để bài bác văn học, coi đó như nguồn gốc của sự chống lại « Pháp ».
Quan niệm con người:
Pháp gia coi con người như gỗ đá có thể đẽo gọt, hay như cơ phận của một bộ máy, phải chạy đúng như đã được quy định. Với quan niệm ấy, họ có thể tiêu diệt một phần xã hội theo chủ trương « lấy số nhiều bỏ số ít » (dụng chúng nhi xả quả - Hàn Phi), khác với người Nhân, tôn trọng mỗi người như một biểu hiện của Thượng Đế.
« Nhân » và « Pháp » trong trào lưu tư tưởng hiện đại :
Ngày nay người ta có thể coi như thiên về « Nhân » những tư tưởng quan niệm con người một cách toàn diện và từ đó tôn trọng con người với tính cách « con người nói chung », đề cao sự ôn hòa rộng rãi, chấp nhận những khác biệt, hướng về lý tưởng tự do, đặt nặng quyền lợi cá nhân. Trên trường chính trị, đó là những thể chế dân chủ, đặc biệt là dân chủ đa nguyên, là cách cầm quyền khách quan thực tế, là lý tưởng Nhân Quyền, là chủ trương bảo vệ thiên nhiên.
Ngược lại các tư tưởng thiên về “Pháp” thu hẹp định nghĩa con người, thí dụ như coi con người chỉ là con người kinh tế, con người giai cấp, con người sinh lý, ý tưởng loại bỏ Thượng Đế trong đời sống con người, hay những tư tưởng gián cách con người với Thượng đế, phủ nhận tính linh thiêng tự nhiên của con người và vạn vật nơi vài tôn giáo mặc khải.
Các tư tưởng thiên về « Pháp » thường quá khích, giáo điều chủ nghĩa, đề cao « Đồng » hơn là « Hòa », trọng bình đẳng hơn tự do, bảo vệ quyền lợi cộng đồng (cộng đồng đân tộc, Quốc gia, giai cấp, tôn giáo...) hơn quyền lợi cá nhân. Trên trường chính trị, đó là những thể chế độc tài, là cách cầm quyền chủ quan duy ý chí, là kinh tế chỉ huy, là những mô hình phát triển tàn phá thiên nhiên, phung phí tài nguyên thiên nhiên. Nói rộng hơn, sự hệ thống hóa việc nhân sinh hành vi, tức mọi chủ thuyết, ý thức hệ ... đều dễ thiên về « Pháp ». Thật vậy nếu chấp nhận rằng con người có những phần vượt ngoài mọi sự lý luận thì người ta buộc phải suy ra cái tác dụng căn bản của các hệ thống lý luận là thu hẹp định nghĩa con người.
Hai mô hình tổ chức xã hội tiêu biểu dưới cái nhìn “ Nhân” và “Pháp” :
 Tư Bản Chủ Nghĩa :
Có thể định nghĩa như một mô hình tổ chức xã hội trong đó phương tiện sản xuất và phương tiện trao đổi nằm trong tay tư nhân. Tư nhân đương nhiên là có khuynh hướng đặt Tư Lợi lên trên hết. Vì thế, một trong những động cơ chính yếu của xã hội tư bản là Hiếu Lợi.
Để được lợi nhà tư bản luôn cố gắng đẩy mạnh Sản Xuất và Tiêu Thụ.
Vì cần có người Tiêu Thụ nên Xã hội tư bản thường ôn hòa rộng rãi, tôn trọng cá nhân và khuyến khích con người phát triển toàn diện. Thật vậy, nếu hẹp hòi, quá khích, thì sẽ phải loại bỏ một phần xã hội, giảm bớt số người tiêu thụ. Sự tôn trọng quyền lợi cá nhân cũng là hậu quả của tính hiếu lợi. 

Lý do vì mỗi cá nhân là một người tiêu thụ, cần làm cho cá nhân ấy có một mức sống nào đó, đủ để  hăng hái tiêu thụ mỗi ngày một thêm lên. Mặt khác, tính hiếu lợi cũng khiến nhà tư bản không ngần ngại cổ động sự phát triển con người một cách toàn diện, vì điều này giúp gia tăng nhu cầu tiêu thụ. Mỗi bước phát triển của các khía cạnh vật chất, tâm trí, tâm linh, tín ngưỡng ... của con người đều tạo thêm những nhu cầu mới, mở ra những thị trường mới để nhà tư bản có thể bán những sản phẩm liên hệ, từ cái lò vi ba tới các thần thánh, guru … đủ loại.
Về chính trị, xã hội tư bản thường thiên về thể chế dân chủ đa nguyên, tuy điều này còn tùy thuộc một số điều kiện khác. Lý do vì phương tiện sản xuất và trao đổi là thực chất của quyền hành trong xã hội. Quyền hành ấy vì nằm trong tay tư nhân nên dễ bị phân tán, đưa đến nhiều « đầu mối nắm quyền » và nhiều « đầu mối phản quyền » tương ứng, tất cả đều ảnh hưởng một cách tương đối trực tiếp vào đời sống chính trị. Tình trạng này dễ đưa đến thể chế đa nguyên.
Vì ôn hòa rộng rãi, trọng quyền lợi cá nhân, đề cao sự phát triển con người toàn diện và khuynh hướng Dân Chủ Đa Nguyên, nên xã hội tư bản có nhưng nét thiên về Nhân Trị.
Thật ra, người ta đã nghĩ nhu cầu đẩy mạnh Sản Xuất có thể đưa dến những phương pháp quản trị nhân công khắt khe, với sự bóc lột ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, trong thực tế, điều này đã không xảy ra. Nhiều xã hội tư bản đã đạt được phần nào đến sự quân bình giữa quyền lợi của người làm công, cũng phải được coi như người tiêu thụ, và quyền lợi của chủ nhân, tùy thuộc vào sự tiêu thụ này.
Điều cần nhận rõ là sự quân bình ấy chỉ có được ở các nước tư bản tiên tiến. Tại các nước kém phát triển, người dân vì quá nghèo nên gần như chỉ đơn thuần là « con người sản xuất » chứ chưa được coi như « con người tiêu thụ » một cách đúng mức. Thế quân bình như vừa nói trở nên lệch lạc, sự bóc lột có phần trội hơn việc đem lại cho người dân một mức sống vừa đủ để họ có thể tham dự vào xã hội tư bản với tính cách « người tiêu thụ ».
Nhiều yếu tố khác trong xã hội tư bản cũng có khuynh hướng phản lại lý tưởng Nhân trị.

Thí dụ: nhu cầu thúc đẩy tiêu thụ thường đưa đến đánh giá con người theo mức độ tiêu thụ của mình: anh « hơn » tôi, vì anh có xe tốt hơn, nhà lớn hơn ... Điều này đương nhiên, là thu hẹp định nghĩa con người, giam hãm con người trong khuôn khổ những quy luật và hệ thống giá trị của sự tiêu thụ.
Thêm vào đó, nhu cầu sản xuất hàng loạt để giảm giá thành của hàng hóa cũng khiến nhà tư bản tận dụng mọi phưng tiện truyền thông, quảng cáo ... để làm cho mọi người phải lọt vào những khuôn mẫu tiêu thụ, quanh một số mặt hàng được coi như « biểu tượng của đời sống văn minh ».
Ngoài ra xã hội tư bản dễ khuyến khích sự phát triển lệch lạc, ích kỷ, với cách nhìn hiếu lợi, ngắn hạn, khó giải quyết được những vấn đề căn bản trường kỳ của nhân loại. Điều này đưa đến sự chênh lệch giàu nghèo càng ngày càng gia tăng và sự tàn phá thiên nhiên, phung phí tài nguyên thiên nhiên một cách vô cùng tệ hại. Đó là những sắc thái Phi Nhân của xã hội tư bản.
Xã Hội Chủ Nghĩa
được bàn đến ở đây là mô hình tổ chức xã hội thoát thai từ Chủ Thuyết Marx. Chúng ta có thể định nghĩa Chủ Thuyết Marx như một quan niệm lịch sử dựa trên thuyết Duy vật và biện chứng pháp.
Biện chứng duy vật cho rằng con người trong căn bản tùy thuộc vào các điều kiện vật chất. Vì thế, đa số các học giả thuộc học phái Marx đã gặp nhiều trở ngại trong việc thừa nhận ý niệm « con người nói chung ». Thật vậy, điều kiện vật chất luôn thay đổi, khiến con người, được tin là bị quy định bởi vật chất, cũng buộc phải thay đổi theo, và, như thế, không thể có được một thực thể gọi là « con người nói chung », trường tồn, biệt lập với các đổi thay ấy. 

Các học giả này coi ý niệm « con người nói chung » là một thần thoại không có thật.
Mặt khác, sử quan duy vật cho lịch sử là « lịch sử đấu tranh giai cấp » (Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản) nên khi được đặt trong dòng lịch sử, những điều kiện chính yếu quy định bản chất con người buộc phải là những điều kiện đấu tranh và những điều kiện giai cấp (« Bản chất con người là sự tổng hợp của những tương quan xã hội » - Marx - Luận cương 6 về Feuerbach.). Như vậy, theo các học giả này, con người là con người giai cấp (và con người đấu tranh).

Cần nhắc lại là sử quan cũng như biện chứng duy vật đều đã được nhận thấy nơi Pháp Gia thời Chu Tần, dù rằng lúc ấy mới ở trạng thái sơ khai.
Hậu quả của ý tưởng không có “con người nói chung” mà chỉ có « con người giai cấp », là : giữa con người ở giai cấp này với con người ở giai cấp khác không có gì chung cả, không cùng nhau chia sẻ những thành tố cấu tạo căn bản. Từ đó, người ta có thể coi người của giai cấp khác như thuộc về một loài vật khác, để nếu cần thì thản nhiên giết bỏ, như trừ sâu, trừ kiến. Đó chính là căn bản của « Thuyết Phi Nhân » đã ngự trị trên học phái Marx và cái gọi là « thế giới Cộng Sản » suốt nhiều thập niên, cho đến khi bị một số nhà tư tưởng thuộc chính học phái này lên án hầu tìm cách xây dựng một « xã hội chủ nghĩa nhân bản ».
Ngoài khả năng giết người như sâu kiến ấy, các mô hình Xã Hội Chủ Nghĩa được áp dụng trong « thế giới Cộng Sản » còn mang nhiều đặc tính Pháp Trị khác, như: trọng bình đẳng hơn tự do, tập thể hơn cá nhân, đấu tranh hơn hòa giải, kinh tế chỉ huy hơn kinh tế thị trường, thêm vào với lề lối cầm quyền độc tài, duy ý chí, giáo điều chủ nghĩa.
Tuy nhiên, lý tưởng của học thuyết Marx là đi đến một « thiên đường » gọi là « Xã Hội Cộng Sản Văn Minh » trong đó không còn giai cấp, không còn đấu tranh, không có chính phủ và cũng không cần đến quyền tư hữu. Xã hội lý tưởng này có một mức sản xuất cực cao, dư dùng cho mọi người dân, và người dân cũng đạt đến một trình độ tự giác cực cao, khiến không còn vấn đề chiếm hữu, không còn phải dùng đường lối đấu tranh để giải quyết các mâu thuẫn. Sự hiện diện của chính phủ cũng không còn cần thiết. 

Xã hội lý tưởng này phù hợp với khuynh hướng Nhân Trị.
Phê bình nhân trị và pháp trị:
Nhân Trị là một lý tưởng cao đẹp, phù hợp với ước vọng của con người, dễ được con người chấp nhận và trong sự áp dụng, dễ ứng phó với thực tại, dễ sửa sai hơn khuynh hướng Pháp Trị.
Tuy nhiên, Nhân Trị không phải lúc nào cũng áp dụng được, mà tùy thuộc vào ba điều kiện chính yếu, đó là:
-     mức sống vật chất của người dân
-          trình độ ý thức của họ
-          và tình trạng an ninh của quốc gia, bên ngoài cũng như bên trong.
Vì thế, Nho Gia đã đặt ra ba mục tiêu cốt yếu cho việc chính trị, là: bảo vệ dân, lo cho dân no đủ và giáo dục dân. Có lẽ cổ nhân đã muốn truyền lại một bài học thực tế, rằng: Nhân trị không phải chỉ là « làm » Đạo Nhân, mà cũng là tạo điều kiện để Đạo Nhân có thể « làm » được . Nếu không thì sẽ lại rơi trở vào lề lối chủ quan, duy ý chí, như trong khuynh hướng Pháp Trị.
Pháp Trị vì duy ý chí nên ít lệ thuộc hoàn cảnh, dễ thống nhất mục tiêu và phương tiện, thuận lợi cho việc đấu tranh ngắn hạn. Ở thời xưa, nó làm cho quốc gia hùng cường mau lẹ (trường hợp nước Tần). Thời nay, người ta thường dùng nó một cách hiệu quả trong việc cướp chính quyền và giữ chính quyền một cách chắc chắn. Ngoài ra, việc sử dụng Pháp Trị để xây dựng những đế quốc chuyên chế dường như đang trên đà giảm bớt, tuy người ta vẫn không từ bỏ một hình thức đế quốc mới , có khi được gọi là « đế quốc kinh tế ».
Cầm quyền theo khuynh hướng Pháp Trị có thể mang đến nhiều nguy hại, vì ba lý do:
1)      Pháp Trị rất dễ sai lầm, vì quan niệm con người và sự vật một cách chủ quan, giáo điều, đưa đến tổ chức xã hội xa rời thực tại, khó đáp ứng được với những đòi hỏi thực tế của người dân nên dần dần cách biệt với dân, đi đến chỗ bị dân oán ghét .
2)      Khi đã xa rời dân, đi ngược lại với nguyện vọng của họ, thì muốn cho họ tiếp tục phục tùng mình, nhà cầm quyền cần phải hà khắc, đàn áp, trừng phạt gắt gao, thậm trí giết bỏ thẳng tay. Điều này đưa đến không khí căm hờn nặng nề trong xã hội , ít thuận lợi cho sự hợp tác, và thường kết thúc trong những cuộc nổi dậy đẫm máu . Pháp Trị dễ thống nhất mục tiêu và phương tiện của quốc gia trong ngắn hạn, nhưng với thời gian nó lại hay đưa đến bất hợp tác, đối kháng, thậm chí đụng độ đẫm máu, tiêu hao lực lượng.

3)   Khi đã sai lầm, một xã hội Pháp Trị rất khó sửa sai, do nguyên tắc « Pháp bất nghị » đã nói ở trên. Vì thế, khi cần thay đổi một chính sách, người ta thường buộc phải lật đổ cả một chế độ, vừa tốn thì giờ, vừa tốn hao tài nguyên xương máu.
Tóm lại,
Tuy lý tưởng Nhân trị phản ảnh những ước vọng thâm sâu nhất của con người trong đời sống xã hội, người ta vẫn buộc phải công nhận rằng không phải lúc nào điều kiện thực tế cũng cho phép xây dựng xã hội lý tưởng này. Vì thế, khi suy nghĩ về Nhân và Pháp, người ta cần đặt ra ba vấn đề:
Thứ nhất, trong một thời điểm nhất định, điều kiện thực tế cho phép thi hành một chính trị với bao nhiêu phần « Nhân » bao nhiêu phần « Pháp » ?
Thứ nhì : trong tiến trình quản lý quốc gía, làm sao để một mặt sáng suốt nhận thức những giai đoạn cần phải thi hành Pháp Trị, mặt khác ngăn ngừa những sự lạm dụng việc này ?
Sau hết, người ta có thể tự hỏi : thế nào là dung hòa Nhân và Pháp ?
Có lẽ câu trả lời là : nhìn về những giá trị căn bản của con người mà lập Pháp, với một tinh thần rộng rãi , không cố chấp giáo điều, chủ thuyết, chấp nhận sửa sai, thích nghi với thực tại (Pháp hữu nghị). Nói cách khác, là lấy tinh thần Đạo Nhân mà lập Pháp.
Có thể được chăng ? Các bậc hiền giả sẽ luận bàn vậy.
Nguyễn Hoài Vân
16/7/1991
Buổi họp của đội Cải cách. Sự thật.
Đấu tố chủ nhân trước tòa án nhân dân. Nguồn: Franz Faber. Rot Leuchtet der Song Cai. 1955. Berlin, Kongress Verlag
Tranh tuyên truyền.
http://www.talawas.org/wp-content/uploads//2010/06/111.jpg
Bà cụ bần nông lên tố cáo địa chủ
http://www.talawas.org/wp-content/uploads//2010/06/13.jpg
Đảng tử hình người có ruộng.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiLSXCk3O8NZATMo4_-mDnYlGTk1deGN8wsgAjRZ2U0H7sLU-9iD2OyFZQlDJ9xWiadmwWYi1cDu8YFj621Sd-3PHOJTT-8_yIc6nGCTWed4v4h1-vqr8S884Iw7t5TrT5tpCv23A8rTOc/s1600/ccrd-30399-danlambao.jpg
alt
Điạ chủ và đầy tờ thời Nguyễn Phú Trọng.
Đảng cướp đất người có ruộng.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhFMrUvRW-XEbQUVALYSgrCuJXdU6Hl5UKdGMMvLS8KL_btOyNN72KDgW8uHkOaoPVLkqNGYsJdk37kdR6lWAr9Z9gQbOaYyd1MZ2tOT83OTkRRSkO2wepymtWvyWLxgR3jatJrpXo12sQ/s1600/xe+ui.jpg
Nhao1Nhao2

Chương trình phát thanh ngày 12/10/2014

alt
[RadioCTM] - Trong chương trình phát thanh ngày 12/10/2014, kính mời quý thính giả theo dõi các tiết mục: Tiếng Nói Đa Nguyên – Một Thoáng Hương Xưa.       (12/10/2014) 
alt

Những hệ quả của cuộc « Cải Cách Ruộng Đất »

Tiếng Nói Đa Nguyên
12/10/2014
0
RadioCTM - Thanh Lan
alt Những hệ quả của cuộc « Cải Cách Ruộng Đất » [ 16:34 ] Hide Player | Play in Popup | Download
caicachruongdatCải cách ruộng đất là một sự kiện rất lớn ở miền Bắc Việt Nam sau năm 1954. Trên thực tế nó đã bắt đầu vài năm trước đó khi đang CSVN chưa giành được quyền cai trị ở miền Bắc. Cuộc cải cách nhằm lấy đất của tầng lớp địa chủ, phú nông chia cho nông dân nghèo. Rất  nhiều người đã bị giết chết trong các phiên tòa sơ xài hay còn gọi là phiên tòa đấu tố địa chủ.
Mời quý thính giả theo dõi nhận xét về sự kiện gây ra bao đau thương, tang tóc cho dân tộc Việt Nam của Giáo sư Lưu Trung Khảo với phóng viên Thanh Lan.
 Cải cách ruộng đất là một sự kiện rất lớn ở miền Bắc Việt Nam sau năm 1954. Trên thực tế nó đã bắt đầu vài năm trước đó khi đang CSVN chưa giành được quyền cai trị ở miền Bắc. Cuộc cải cách nhằm lấy đất của tầng lớp địa chủ, phú nông chia cho nông dân nghèo. Rất  nhiều người ... (12/10/2014) 
Những hệ quả của cuộc « Cải Cách Ruộng Đất » - Radio Chân Trời Mới



image





Những hệ quả của cuộc « Cải Cách Ruộng Đất » - Radio Châ...
Cải cách ruộng đất là một sự kiện rất lớn ở miền Bắc Việt Nam sau năm 1954. Trên thực tế nó đã bắt đầu vài năm trước đó khi đang CSVN chưa giành được quyền cai trị ...
View on radiochantroimoi.com
Preview by Yahoo




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-23/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link