Friday, October 17, 2014

Dân oan Lê Thị Kim Thu bị ở tù 2 năm mà không biết rõ mình tội gì!?


Dân oan Lê Thị Kim Thu bị ở tù 2 năm mà không biết rõ mình tội gì!?

Nữ nghệ sĩ Kim Chi nói về Nhân quyền VN




image





Preview by Yahoo



Lê Thị Kim Thu (Danlambao) - Xin nhắc lại sự việc. Khi tôi cùng với dân oan biểu tình đòi công lý và chống Trung Cộng xâm lược năm 2007-2008 ở Hà Nội, và sau đó bị bắt tù 18 tháng về tội “Gây rối trật tự công cộng” thì ở quê nhà, hàng xóm hai bên xây nhà đã xây tường lấn chiếm vòng quanh đất thổ cư, chừa lại một khoảng đất khiêm nhường cho cái nhà (có thể nói là cái chòi) cho mẹ con chúng tôi. 

Quá uất ức, khi ra tù chưa kịp nghỉ ngơi, tôi “phải bị” lao vào một cuộc chiến mới: “Chống bất công, cường hào ác bá trên đất thổ cư tại địa phương”. Sau năm lần bảy lượt làm đơn trình bày, khiếu nại xin giải quyết, nhưng chính quyền địa phương vẫn làm ngơ, đến cả bức “tối hậu thư” nếu chính quyền không xử, tôi tự xử mà họ vẫn làm thinh, khó hiểu.

Thế rồi tôi đập những bức tường và xây căn nhà cấp bốn để ở trên mảnh đất bị lấn chiếm. Họ cũng làm thinh và vô tư như không có chuyện gì, việc ai xây ai phá bức tường mặc kệ. Nhưng, họ lại xoay qua việc cất nhà mà hành hạ tôi như: xây nhà không giấy phép, cúp điện nước không cho xài... Trần ai khoai củ tôi mới đem luật pháp của họ quăng vào mặt họ, họ mới để yên. Thật là một sự trả thù của chính quyền với người dân quá hèn hạ, dơ bẩn!!!

Không dừng ở đó, chuyện xây những bức tường mới lại tái diễn. Tôi cũng làm đúng luật pháp như trình báo, khiếu nại, tố cáo, xin giải quyết..., nhưng họ vẫn ù lỳ không đi thẳng vào vấn đề mà dùng nào công an, quần chúng tự phát, các đoàn thể, hội Cựu chiến binh, Mặt trận Tổ Quốc, hội Phụ nữ liên tục đến nhà sách nhiễu, chiêu dụ. Không xong chiêu này họ dùng chiêu khác, cho Thầy tu Quốc doanh đến nhà thuyết phục: “Chị Thu nói dân nghe! Chị đừng đi kiện nữa, chị cứ lôi cuốn mấy anh lãnh đạo vào cuộc, tội nghiệp cho mấy ảnh, như anh Sơn Chủ tịch Trị trấn, anh Đoàn Thạnh Bí thư Huyện ủy. Chị đừng kiện nữa, em nói với mấy ảnh cấp sổ đỏ cho chị.”. 

Bao nhiêu sách nhiễu chiêu dụ nhắm vào tôi vô ích, bao nhiêu đơn từ gởi đến họ cũng vô ích, nên hàng xóm xây, tôi cứ đập. Lần thứ ba, thì ở đâu lại lòi ra cái sổ đỏ chủ quyền của miếng đất lấn chiếm có bức tường bị đập. Thế là tôi “tự nhiên bị phạm pháp” vì tội đập bức tường đó. 

Vào buổi tối thứ sáu, lúc 9 giờ ngày 6-7-2012, khoảng 40 người vừa công an vừa dân phòng, an ninh Tỉnh đến đọc lệnh bắt tôi giam 2 tháng để điều tra về “Tội đập bức tường (?)”. Và họ tịch thu tất cả giấy tờ, đơn kiện, máy vi tính, máy chụp hình, USB và những gì liên quan đến tôi. Họ quay phim chụp ảnh liên tục; Họ cũng bắt luôn 2 đứa em trai; và hai người làm công phụ đập bức tường.

Ra Tòa, họ chỉ vịn vào chủ quyền quyển sổ đỏ mà kết tội tôi, không cho tôi trình bày, kể cả luật sư nói về nguồn gốc và sự khả tính của quyển sổ đỏ. Rõ ràng là chính quyền địa phương cố tình ép tôi vào tù mà không cho tôi một lời biện hộ. Và có những cán bộ nói rằng biết sai mà cũng phải làm. 

Trong thời gian tôi ở tù cũng bị điều tra. An ninh Tỉnh cấm tôi đến chùa Liên Trì, không được tham gia phát quà cho TPB-VNCH. Họ nói ông Không Tánh là thầy Chùa mà làm chính trị. Không nên tham gia vào Hoàng Sa-Trường Sa, chuyện đó là của Nhà nước. Họ cũng nhắc đến việc ở Hà Nội tôi đến 42 Nhà chung chánh tòa giúp giáo oan đòi đất nhà thờ. Họ nói đất đó có nguồn gốc của chùa Bảo Thiên (của Phật giáo), nhà thờ cũng đi chiếm của người khác, và còn nói tôi quá nổi tiếng không nên đến đó tham gia. Tôi trả lời liền: “Nhà Nước cướp đất của Nhà Thờ thì hãy trả cho Nhà Thờ. Nhà Chùa có đòi Nhà Chúa hay không đó là quyền của Nhà Chùa”.

Việc điều tra và làm việc, tuyệt nhiên không một ai nhắc nhở đến việc tôi ở tù là vì đập bức tường trị giá tổn thất có 13.500.000 đồng (khoảng 650$) mà chung quy điều tra chỉ là những chuyện khác tôi đã làm. Ngay cả hỏi cung hai đứa em, họ cũng vây quanh khai thác về những chuyện của tôi. Nói chung, họ cũng như những bạn tù, cũng nói tôi ở tù vì làm chính trị, tội phản động, tuyên truyền chống phá Nhà nước.

Ở trong tù, họ gài người nhà của an ninh vào để lấy thông tin cũng như chiêu dụ tôi. Ngoài ra họ còn dùng tù để hãm hại tôi. Họ cho 2 người nhiễm HIV nằm bên cạnh, đồng thời chung quanh tôi toàn là những tù nhân bị nhiễm bệnh, có người ở vào thời kỳ cuối. Nhưng nhờ những việc làm chính đáng của tôi ở ngoài tù; việc tiếp tranh đấu chống bất công, ngược đãi trong tù; việc tôi đã mạnh dạn kêu gào la lên, tố cáo, thưa công an đánh người tại các trại giam; cho tù nhân Nam, tù nhân nữ việc bảo vệ cho người tù, đòi hỏi chế độ lao tù; và việc biết chia sẻ, giúp đỡ, thông cảm với những người đồng cảnh ngộ mà tôi tránh được biết bao tai họa mà nhà tù giăng bẫy. Nhờ cảm hóa được họ, tôi không hề gì, vẫn vui khỏe trong điều kiện cơm mắn nhà tù khi ít được thăm nuôi. Đó là bằng chứng thiết thực. Những người đồng cảnh ngộ, một số còn trong tù, một số ở ngoài đời là bằng chứng sống cho những việc tranh đấu của tôi trong tù. 

Ngoài chuyện hãm hại, họ còn chiêu dụ tôi bằng những ưu đãi, nhưng tôi không chấp nhận. Họ bảo là hãy viết bản cam kết bản án tuyên đúng người đúng tội để giảm án mà tha về. Tôi trả lời rằng “2 năm chứ 20 năm nữa tôi cũng không nhận tội”. Và tôi bao giờ cũng khẳng định là tôi không có tội. Rồi Họ bảo đóng tiền bồi thường cho vợ chồng Nguyễn Hoàng Tấn, để giảm án mà về. Tôi trả lời: Tôi không có tội nên tôi không đóng, vợ chồng Tấn phải trả tiền bồi thường tiền công tôi đã đập tường thì đúng hơn!

Thật bất ngờ, gần đến ngày ra tù, một phái đoàn 8 người gồm nhiều thành phần an ninh, đến trại giam đưa Quyết định “Xử phạt vi phạm hành chính” cho tôi. Qua sự kiện đưa Quyết Định này, xem ra tôi hoàn toàn không có tội vì thậm chí trong QĐ-XPVPHC cũng không khởi tố vụ án hình sự, và ngay cả việc tôi xin phiếu lý lịch tư pháp sau này cũng không được cấp đúng theo luật. Vậy nghi vấn tôi ngồi tù 2 năm trong đó có 3 tháng biệt giam không được gặp mặt gia đình là cho tội gì ? Không ai dám trả lời!? Vì Chủ Tịch nước từng trả phỏng vấn với Báo, đài Hải ngoại là: “VN không có từ chính trị ”

Lần này, ra khỏi tù tôi lại “phải bị” lao vào một cuộc chiến mới gây go hơn nữa. Cuộc chiến mà tôi phải đi thật sâu vào lòng địch. Những cán bộ liên quan đến việc xử tôi 2 năm tù trước đó đều được thăng cấp, luân chuyển qua những công tác mới. Bằng cách này, Họ xóa bỏ hết những vết tích sai lầm hoặc cố tình sai lầm của một hệ thống và thâm độc hơn nữa làm cho nạn nhân phải bắt đầu lại từ đầu với những sự việc mới, người mới. Những cán bộ mới, Họ cũng biết những sai lầm của những cán bộ trước (nay có thể là xếp), nhưng không ai dại mà gánh hậu quả mà mình không làm! Và độc địa hơn nữa không ai muốn chỉ ra cái sai của sếp mình khi nằm trong hệ thống mà tất cả chỉ là một tuồng (giuộc). Chủ sân bóng, trọng tài, cầu thủ 2 bên là một phe mà dân là quả bóng. Nói nôm na là cả một hệ thống độc quyền cai trị.

Hai năm trước, chính quyền địa phương đã thành công “cột chân tôi tại địa phương” trong khi phong trào biểu tình chống Trung cộng xăm lăng đang dâng cao. Lần này họ cũng muốn cột chân tôi chung quanh mảnh đất nhỏ ở nhà trong khi phong trào “Xã hội dân sự” và “Chúng tôi muốn biết” đang nở rộ cũng như dân oan vườn hoa Mai Xuân Thưởng đang chờ tôi xum hợp. Lần này, vướng vào cuộc chiến mới khác, tôi có thể cũng bị bắt ở tù nhiều năm nữa, nhưng điều này không làm cho tôi chùn bước. Ở đâu tôi cũng tranh đấu được mà! Ở đâu có bất công là ở đó có đấu tranh, đấu tranh để tìm con sống, đó là chân lý! Quy luật của xã hội.

Chuyện oan ức của tôi chỉ là cá nhân cục bộ, nhưng cũng có thể nói rằng đó là chuyện oan ức điển hình của dân oan do chế độ gây ra trên toàn đất nước vì bởi một hệ thống mà Quan Tòa cũng là ăn cướp. Rất mong muốn những người đồng cảnh ngộ và những người quan tâm đến đất nước, tất cả hãy nói lên oan ức này.

Kính,
Dân oan Lê Thị Kim Thu

Sau đây là bài: “Tường thuật buổi gặp giữa tôi, Lê Thị Kim Thu, với ông Bạch Đình Thắng, Phó Công an Trị trấn Vĩnh An; Thượng tá Hoàng Liên Sơn, Phó Trưởng phòng Cơ quan An ninh Điều tra Tỉnh Đồng Nai; và Công an Thị Trấn, Huyện, Tỉnh tại trại giam Thủ Đức, Z30D- K1-Huyện Hàm Tân-Tỉnh Bình Thuận.” để quý vị am tường.

Vào trưa ngày 18-3-2014, tôi đang ở hiện trường lao động, vừa nhận cơm trưa xong, chưa kịp ăn thì cán bộ Tú, người trực trại, ra hiện trường gọi tôi về. Ông Tú cũng không nói rõ lý do là về trại gặp ai và việc gì. Khi về đến trại, tôi gặp ông Tuấn, an ninh Huyện, và 7 người nữa, trong đó có 1 nữ.

Ông Hoàng Liên Sơn vào đề: “Hôm nay tụi anh lên thăm em, có mua cho em 1 ít trái cây (6 trái ổi + 4 trái xoài). Hôm nay thấy em trắng, nhưng không mập hơn trước, có vẻ khỏe hơn trước, (ý là khá hơn lúc tôi ở biệt giam).”

Tôi không đáp lời, nên ông Sơn nói tiếp: “Anh cùng mấy anh em lên giao Quyết Định cho em, thôi em vào trong phòng nhận QĐ.”

Ông Sơn nói với ông Bạch Đình Thắng đưa QĐ “Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính” cho tôi. Đọc xong tôi nóng mặt, nhưng phải lấy QĐ bỏ vào giỏ cất làm bằng chứng sau này vì trong đó đã nói xử phạt tôi vì tàng trữ 391 trang tài liệu. Thấy nghi vấn này, nên tôi hỏi: “Ở đâu đẻ ra 391 trang tờ liệu, tài liệu gì sao không nói rõ, rải truyền đơn tuyên truyền, hay tuyên truyền chống phá nhà nước, hay khủng bố!?

Ông Đại úy Nguyễn Đại Dương, điều tra viên an ninh Tỉnh trả lời: “Có hồ sơ đây.”

Nhìn qua bộ hồ sơ, tôi thấy toàn là đơn khiếu kiện mà tôi đã làm việc với ông ấy ngay từ ngày 6-7-2012 của tôi đi kiện chính quyền từ trung ương đến địa phương trong suốt trên 24 năm qua. Tôi không dám nghĩ đó là những “tài liệu” kết tội tôi, nhưng với nhà cầm quyền này giấy tờ gì cũng có thể là “tài liệu phản động”. Nhân cơ hội này, tôi bắt qua việc đi khiếu kiện để xem họ trả lời như thế nào mà gọi đó là tài liệu để nói tôi vi phạm luật hành chính, tôi chất vấn: “Các ông là an ninh, là cơ quan bảo vệ nền an ninh chính trị của một quốc gia mà việc khiếu kiện như thế này, đầy tai tiếng, cả Thế Giới sao không kiến nghị giải quyết, chỉ biết bắt tôi tống vào tù là xong chuyện, bịt miệng không cho tôi nói? Các ông xử phạt tôi bằng văn bản tội “Viết bài xúc phạm danh dự người khác” mà sao không nói rõ tôi xúc phạm người nào, sao không chỉ tên, nói họ ra? Tôi sẽ thưa các ông về tội này. Và nếu không trả đất đai tài sản lại cho tôi, tôi còn tiếp tục viết bài chửi nữa sau khi tôi ra tù.”

Họ không trả lời trực tiếp lời nói trên mà vin vào những lời văn trong đơn khiếu kiện để buộc tội tôi. Ông Đình Thắng nói: “Chính quyền mà chị nói là bất lực!”.

Tôi tiếp tục trả lời: “Nếu không bất lực, sao không giải quyết những cán bộ đương chức, đương quyền, vơ vét, đục khoét của dân. Không gọi bất lực thì gọi bằng cái gì?”. Cả vợ chồng ông Tấn thuê giang hồ, côn đồ gây sự và lấn chiếm đất của tôi mà các ông không dám đụng đến lông chân của nó!

Vừa lúc đó ông Sơn bước vào nói với thuộc hạ: “Thôi đưa biên bản cho chị Thu ký đi, nếu không đồng ý thì khiếu nại hoặc khởi kiện ra Tòa chứ có gì đâu.”

Lúc này, ông Đình Thắng mới bỏ biên bản ra nhờ cán bộ của Trại giam đem photo thêm 2 bản và tôi ghi vào biên bản là tôi không đồng ý QĐ “Xử phạt vi phạm hành chính”của CA Thị trấn.

Lần này, tức giận tôi lớn tiếng: “Các ông chỉ có tài đè đầu cỡi cổ dân đen, hãy ra đảo bắt thằng Trung Cộng mà bỏ tù nó. Khôn nhà dại chợ! Tại sao cả đống hồ sơ hình ảnh được lưu trong máy vi tính, và bằng chứng côn đồ đến quậy phá nhà tôi, vậy mà không xử lý! Có chính quyền để làm gì? Để cầm tiền hả? Còn đe dọa sẽ khởi tố tôi Điều 88 BLHS về tội “Tuyên truyền chống phá nhà nước” mà không biết mắc cỡ! Khởi tố tôi đi cho Thế Giới họ cười vào mặt!”

Ông Sơn chen vào nói: “Lấy tư cách của anh, không khởi tố vụ án của em. Em quen Tường Thắng và nhiều người nữa ở bên ngoài anh biết, nhưng anh không khởi tố.”. Tôi trả lời: “Sao ông không khởi tố họ đi, xem họ có tội gì “phản động” cướp của, Họ có đơn kiện, đơn thưa, rồi bắt họ về cùng xử tội để tôi thấy tôi tin.”

Ông Nguyễn Đại Dương lảng chuyện ra nói: “Chuyện đi khiếu kiện thì cứ đi, nhưng đừng tham gia gì hết thì đâu có ở tù.” . À... thì ra bắt tù tôi 2 năm đâu phải tội “Phá hoại tài sản công dân” như án Tòa. Và bây giờ không đủ bằng chứng kết tội tôi tham gia vào những chuyện khác bằng điều 88 BLHS, nên phải phạt tôi cái tội vu vơ bằng QĐ “Xử phạt vi phạm hành chính”. Tôi chất vấn lại: “Tôi tham gia cái gì? Tham gia phát quà cho dân nghèo, TPB-VNCH tàn tật, bần cùng của xã hội, đối với các ông cũng là cái tội à!? Đã là tội sao không khởi tố? Mưu hèn!”.

Thấy công chuyện khó nuốt đã xong, Họ nhanh chân ra về. Trước khi về họ trao bịch trái cây gồm ổi và xoài cho tôi. Trước mặt cán bộ của trại giam tôi phòng hờ chuyện gài bẫy nên lên tiếng trước: “Có khám xét không? Nếu có ma túy là do ông Sơn bỏ vào…”.

Qua sự kiện đưa Quyết Định “Xử phạt vi phạm hành chính” tại trại giam sau khi gần mãn hạn tù, thì với quyết định này, xem ra tôi hoàn toàn không có tội vì thậm chí trong QĐ-XPVPHC cũng không khởi tố vụ án hình sự. Vậy tôi ngồi tù 2 năm trong đó có 3 tháng biệt giam không được gặp mặt gia đình là cho tội gì? Không ai dám trả lời!!!

Nói thêm, phòng biệt giam là buồng nhỏ hẹp 7-8 m2 ba người ở, ăn ị một chỗ, thiếu oxy, thiếu ánh sáng nếu lỡ ban ngày cúp điện là phòng tối đen như mực. Có lần tôi chóng mặt, té ngã quỵ vì thiếu oxy, họ đã cho BS Phong của trại giam B5 đến khám, sau khi khám bệnh, BS và ông Hân Quản giáo nói chuyện với nhau là để đề xuất với lãnh đạo mở cửa buồng, chứ như vầy phụ nữ không chịu nổi đâu! Sau đó cô Minh Duyên có hỏi Quản giáo Hân là có được mở cửa cho thoáng không? Ông Hân trả lời lãnh đạo không đồng ý.

Như vậy rõ ràng là tôi bị một cái tội gì đó mà phải bị hành hạ cho tôi phải chết và không được gặp mặt gia đình!?

Một lần nữa, nhắn nhủ các ông bà ngồi ghế công quyền phải nhớ cho rõ: Chính tôi là nạn nhân của chế độ cs sau cái ngày 30-4-1975 cho đến nay. Tôi còn là bằng chứng cho lịch sử về cái tội cướp đất và hành hạ dân, nhất là những người dân sống với chế độ Việt Nam Cộng Hòa.”

Dưới đây là đơn yêu cầu giải quyết QĐ-XPVPHC + Biên bản + Đơn khiếu nại từ trại giam Thủ Đức Z30 D.








Biếm họa Kuoc Kuoc



Con Ốc, cái Tăm và cây Đũa


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Chúng ta đã sản xuất được ốc vít, phải khẳng định như thế. - Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng

Trong tiếng Việt “con ốc” với “con vít” là một, nếu chúng đều nằm trong thùng đồ nghề sửa xe. Còn trên bàn ăn thì hai con tuyệt nhiên không có liên hệ gì (ráo) với nhau.

Sở dĩ có chuyện hơi rắc rối như vậy bởi con ốc có nguồn gốc từ phương Tây. Khi mới đến Việt Nam, có người thấy mặt (liền) đặt tên nó là “con ốc” vì trông cũng hơi giông giống.

Nhưng ốc có nhiều loại (ốc biển, ốc núi, ốc khe, ốc ao, ốc suối, ốc vườn, ốc ruộng…) với hình dạng và tên gọi khác nhau: ốc dừa, ốc gạo, ốc hương, ốc lác, ốc leng, ốc ma, ốc nhồi, ốc vòi voi, ốc sên, ốc móng tay, ốc bươu vàng, ốc mỡ, ốc đỏ, ốc ngựa, ốc vú nàng, ốc bàn tay, ốc mặt trăng, ốc đụn, ốc tù, ốc trám, ốc bùn, ốc mượn hồn… Ngó bộ cũng lộn xộn dữ nên có kẻ (bèn) gọi nó là con vít – gần như cách phát âm chữ “vis” trong tiếng Pháp. 

Tưởng như vậy là êm chuyện nhưng dân Việt Nam, ở vùng biển, không chịu vậy. Mấy chả nghe nói tới con vít là nghĩ ngay đến một loại rùa biển, mang khìa nước dừa để nhậu chơi, chớ không phải là… con ốc. 

Do đó – có lúc, và tùy nơi – con ốc còn được gọi là con đanh vít, hay đinh vít. Cũng có khi, cho nó chắc ăn, người ta dùng danh từ kép: con ốc - vít. 

Việt Báo.VN – số ra ngày 7 tháng 10 năm 2005 – có đăng một một bản tin rất ngắn (và hơi buồn) về ốc: 

“Chúng Ta Chưa Tự Làm Được Cái Đinh Vít” 

“Mỗi năm kinh phí cho hoạt động NC&PT lên tới 200 triệu USD. Chúng ta cũng đã có trên 1,4 vạn tiến sĩ và 1,6 vạn thạc sĩ. Đây là niềm tự hào bởi con số này cao gấp gần năm lần so với Thái Lan và gần 6 lần so với Malaysia. Nhưng nhìn lại trên góc độ hiệu quả thì thật đáng buồn… dù có hàng chục luận án tiến sĩ về tôi thép và cơ khí nhưng trong nước vẫn chưa tự làm được con ốc cho xe máy, ô tô đạt tiêu chuẩn quốc tế (cứ vặn là trờn ren).”

Mười năm sau, hồi đầu tháng 10 năm nay, Bộ Trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng bất ngờ (và mạnh miệng) tuyên bố: “Chúng ta đã làm được ốc vít.” Thiệt là một thành quả vĩ đại chưa từng thấy. 

Cả nước mừng muốn chết luôn! Biến cố lại xẩy ra đúng với dịp lễ mừng 60 năm “Giải Phóng Thủ Đô” nên Đảng và Nhà Nước cho bắn pháo bông ăn mừng quá trời quá đất.
Báo Dân Trí hớn hở loan tin: “Mặc dù 21h đêm nay (10/10), các điểm bắn pháo hoa của Hà Nội mới ‘khai hỏa’, nhưng ngay từ chập tối dòng người đã đổ về những điểm này. Cả biển người chờ đón giây phút hân hoan cùng màn pháo hoa trên bầu trời...”

Ai cũng vui như Tết, trừ blogger Cánh Cò:

Câu nói xuất hiện vào năm 2014, sau hơn ba phần tư thế kỷ ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Gần 40 năm sau khi Sài Gòn hoàn toàn giải phóng.

"Con ốc vít" ấy là một sự thật não nề xứng đáng đứng bên cạnh "con tự do" cũng ê chề không kém.

Cái mà cả hệ thống từng rêu rao là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nay đã trần truồng nằm phơi trên các trang báo đảng lẫn báo dân. "Con ốc vít" trở thành best seller trên một thị trường được xem là phát triển ngoạn mục nhất nhì Đông Nam á. 

"Con ốc vít" hiền lành, vô hại nay bỗng dưng bị lật lên lật xuống xem xét từng chi tiết. Mà lạ lắm, không thấy chi tiết nào đáng chú ý cả vì nó cũng như hàng tỷ con ốc trong guồng máy kinh tế này, nhưng khi một con trong cái đám hàng tỷ con ấy mang quốc tịch Việt Nam thì sự tự sướng lên tới mức ngất ngây như khuôn mặt ửng hồng của ông bộ trưởng.

Một con ốc vít không phải là tất cả nhưng cũng cho thấy cố gắng không ngừng của nhà nước, rất chú ý tới nền công nghiệp nước nhà. Chỉ có điều, người dân lại tưởng ông Bộ trưởng đánh lừa họ vì không lẽ sau bao nhiêu năm mà chế độ chỉ làm được một con ốc vít?

Coi: thằng chả khó tính dữ hông? Mấy năm trước thì than phiền: “Có trên 1,4 vạn tiến sĩ và 1,6 vạn thạc sĩ... có hàng chục luận án tiến sĩ về tôi thép và cơ khí nhưng trong nước vẫn chưa tự làm được con ốc cho xe máy, ô tô đạt tiêu chuẩn quốc tế (cứ vặn là trờn ren).” Nay thành tích đã đạt được thì lại buông thõng một câu, nghe mà phát chán: “Không lẽ sau bao nhiêu năm mà chế độ chỉ làm được một con ốc vít?”

Được thế thì đã phúc!

Tôi e là bác Cánh Cò còn chưa biết rằng mấy con ốc vít của Việt Nam được làm ra chỉ để chưng chơi, cho vui mắt, chứ không có giá trị thị trường vì “chi phí năng xuất thấp” và “giá thành quá cao” – vẫn theo như (nguyên văn) lời của ông Bộ Trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng

Sản xuất ra ốc vít mà giá mắc hơn mua thì mất công làm chi cho má nó khi. Hãy nghe lời khuyên của Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh (trình bầy trước Bộ Chính Trị) từ năm 2009:

Tại sao thằng Nhật Bản nó không làm máy bay? Không phải là công nghiệp của nó không làm được máy bay đâu. Mà bởi vì là nó làm cái máy ảnh kỹ thuật số nó lãi nhiều hơn. Chứ máy bay không có nhôm, không có thứ này khác, nó làm làm gì. Chứ không phải thằng Nhật Bản là thằng ngu, thằng khờ, đến mức nó không làm được máy bay. Nó làm được khối, nó làm được máy bay chiến đấu của nó khá ra phết chứ không phải là ít đâu. Thế nhưng mà những gì mà nó cho rằng không cạnh tranh được thì không làm, làm cái khác, thế thôi.

Cái khác là cái gì đây cà?

Cái đinh nhá? Đinh mà cứ đóng là vẹo ngay và giá thành lại cao hơn đinh nhập khẩu thì cũng hỏng bét.

Thôi thì đành quay về tay nghề (tiểu công nghệ) truyền thống của cha ông, không dây vào những “công nghiệp nặng” như chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước, như trước nữa.

Ta làm cái tăm và cái đũa vậy. 

Tưởng vậy nhưng cũng không phải vậy. 

Trên báo Hà Nội Mới, số ra ngày 15 tháng chín năm 2014, ông Cù Xuân Trường buồn bã cho hay:

Mỗi năm, Việt Nam phải nhập khẩu cả chục nghìn tấn đũa tre, tăm tre từ Trung Quốc. Với một đất nước "đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn", liệu đây có phải là câu chuyện bình thường? Phải chăng chiếc tăm, đôi đũa của nước ngoài được chế tạo bằng một loại "công nghệ" đặc biệt và có những "công năng" sử dụng vượt trội so với chiếc tăm, đôi đũa của ông bà ta để lại từ xa xưa? 

Vì chính sách thuế chưa thực sự khuyến khích việc đầu tư sản xuất lên giá thành một gói tăm, đôi đũa của Việt Nam cao hơn của Trung Quốc? Vì các doanh nhân Việt Nam quen thói "làm ngay, ăn ngay"? Hay là vì rừng tre Việt Nam đã cạn kiệt đến mức không còn đủ nguyên liệu cho sản xuất? 

Riêng về câu hỏi cuối thì trang VEF (Vietnam Economic Forum) đã có câu trả lời, từ lâu rồi:

"Hàng ngàn tấn tre nguyên liệu không kể non hay già đã được thương lái Trung Quốc tận thu tại các vùng trồng tre vào năm 2010, ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Công ty Tăm tre Bình Minh (Hà Nội), cho biết. Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ tre trong nước như tăm tre, đũa tre... khi ấy đã rơi vào tình cảnh đói nguyên liệu.

Cùng thời gian trên, báo Hải quan đưa tin, 1.118 tấn tăm tre được nhập qua các cảng vào Việt Nam, chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan. Các doanh nghiệp trong nước lúc này lại đau đầu với một khó khăn khác: tìm đầu ra cho sản phẩm khi phải cạnh tranh khốc liệt với tăm tre nhập khẩu giá rẻ...

Đó là chưa kể, trồng tre cũng là trồng rừng, có tác dụng bảo vệ môi trường, khí hậu. Khai thác tre quá mức cũng không khác nào tàn phá rừng.

Đã đến lúc, các doanh nghiệp trong nước phải tìm cho mình hướng đi mới...

Còn hướng (mẹ) nào nữa mà tìm?

Không làm được con ốc vít, không làm được cây tăm, cây đũa thì biết làm gì để sống? 

Tiến sĩ Vũ Minh Khương, giảng viên
 Đại Học Quốc Gia Singapore.
Ảnh: eduvision.vn
Chuyện mưu sinh, kể ra, cũng không khó khăn chi lắm – ở Việt Nam – theo nhận định của tiến sĩ Vũ Minh Khương

“Ông cha chúng ta để lại cho chúng ta đất đai ở vị thế đẹp và nhiều tài nguyên quý giá. Thế giới lại thương cảm chúng ta đã trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt. Thế hệ chúng ta chỉ cần cho nhượng thuê đất trong các dự án đầu tư dễ dãi, bán tài nguyên, và vay nợ quốc tế cũng đủ sống xênh xang được 20-30 năm nữa. Ta nhượng đất của ông cha làm sân golf và dân ta sẽ không thể đói nhờ nghề nhặt bóng và đánh giày” Mỗi chúng ta, dù sao hãy cùng trả lời một câu hỏi day dứt: Dân tộc Việt Nam ta hôm nay có đủ lòng quả cảm “chặt cầu để tiến lên không?” 

Chớ còn ảo tưởng gì nữa về cái “cầu XHCN” mà không chặt mẹ nó đi cho xong nợ!




Nghệ sĩ Kim Chi: Quốc hội này không phải là của dân


NGHỆ SĨ KIM CHI : QUỐC HỘI NÀY KHÔNG PHẢI CỦA DÂN




image





Preview by Yahoo




"Bây giờ phải tiếp tục kiên cường nữa thôi và phải làm thế nào cho mọi người dân hiểu được rằng điều mà chúng tôi đòi hỏi quá là chính đáng, quá là bình thường và cũng rất là chân thành... nhưng chúng tôi bị đối xử rất không bình thường... 

Tôi hứa là tôi sẽ đi đến cùng bởi vì cuộc đời người ta sống có ý nghĩa, phải đau nỗi đau của dân của nước, chớ không thể chỉ cho riêng mình..." - Nghệ sĩ Kim Chi.

Trần Quang Thành (Danlambao) - Từ Hà Nội nữ nghệ sĩ Kim Chi đã chia sẻ với phóng viên Trần Quang Thành những bức xúc của mình khi thực hiện trách nhiệm công dân sáng nay 15/10/2014.

*

Theo chương trình đã được thông báo từ mấy ngày trước, sáng hôm nay 15/10/2014, một đoàn công dân thành phố Hà Nội trong đó có: Nữ nghệ sĩ Kim Chi, Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Văn Lịch, Lê Hồng Phong, Nguyễn Tường Thụy, Trương Văn Dũng, Ngô Duy Quyền, Vũ Quốc Ngữ, Nguyễn Thanh Thủy, Lê Hùng, Hà Thanh, Nguyễn Văn Đề, Mai Dũng... đã đến trụ sở Ban Dân nguyện Quốc hội ở đường Hùng Vương, quận Ba Đình để trao "Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô".

Mới từ sáng sớm trên trục đường Lê Hồng Phong và Trần Phú tiếp giáp với đường Hùng Vương, một lực lượng lớn công an đủ loại đã được huy động để ngăn chặn đoàn công đân Hà Nội đến trao kiến nghị biểu thị quyền chính đáng của công dân:Quyền được biết và quyền thể hiện trách nhiệm với Đất nước

Có công dân như Nguyễn Xuân Diện, Trịnh Kim Tiến ngay từ đêm qua 14/10 đã bị công an đặt chốt canh giữ, ngăn chặn không cho ra khỏi nhà. Những công dân đến được địa điểm như đã hẹn phải đi từ rất sớm để tránh công an chốt chặn.

Tại ngã tư Trần Phú - Hùng Vương, điểm hẹn của các công dân, giới cầm quyên đã dùng lực lượng dư luận viên “gây sự” bằng cách chửi bới, xúc phạm và hành hung những người đi trao bản yêu cầu bạch hóa Thành Đô. Blogger Nguyễn Thiện Nhân chụp ảnh đã bị công an bắt giữ.

Những công dân tham gia đưa kiến nghị thái độ rất bình tĩnh, ôn hòa nên đã làm thất bại thủ đoạn của đám "quần chúng tự phát" khiêu khích, hành hung, tạo cớ cho công an bắt giữ người.

Khi đoàn công dân đến trụ sở Ban Dân nguyện Quốc Hội ở đường Hùng Vương đã bị nhân viên bảo vệ ngăn cản với câu trả lời lạnh lùng: “Ở đây không tiếp nhận đơn thư, yêu cầu".

Không trao được bàn kiến nghị yêu cầu bạch hóa Hội nghị Thành Đô, đoàn công dân Hà Nội quyết định chuyển bản kiến nghị này qua đường bưu điện chuyển phát nhanh.

Tiếp đó mọi người quay sang biểu tình ngồi, đòi công an phải trả tự do cho blogger Nguyện Thiện Nhân sau ít giờ câu lưu.

Từ Hà Nội nữ nghệ sĩ Kim Chi đã chia sẻ với phóng viên Trần Quang Thành những bức xúc của mình khi thực hiện trách nhiệm công dân sáng nay 15/10/2014.












No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link