Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 15.10.2014
Một kiểu bần cùng hóa nhân dân
Những người bán ve chai ở Hà Nội đầu năm nay.
(Getty Images)
Chuyện ruộng đất bị kiện
tụng tơi bời hoa lá ở VN đã là chuyện “thường tình.” Cả làng cả xã kéo nhau đi
kiện từ huyện đến tỉnh cũng là chuyện không hiếm. Còn giải quyết ra sao là tùy
nơi tùy chỗ, có khi “kiện củ khoai” dai dẳng chưa có hồi kết.
Gần đây nhất, sự việc người
dân xã Tân Phước thuộc tỉnh Bình Phước đang bị thu hồi đất là một minh chứng rõ
ràng nhất cho sự thu hồi đất theo kiểu bần cùng hóa người dân.
Nếu thu hồi
đất nhiều điểm trường, ấp sẽ bị xóa sổ
Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đã được cấp của một số người dân xã Tân Phước
thuộc tỉnh Bình Phước nay bị đòi lại
Người dân thuộc 5 xã nằm trong vùng quy hoạch dự án khu Đô thị -
Công nghiệp - Dịch vụ Đồng Phú có diện tích 14,531 héc ta được tỉnh Bình Phước
lập dự thảo xây dựng. Hơn một tháng qua, khi tỉnh Bình Phước đưa ra lấy ý kiến
của nhân dân về dự thảo, hàng ngàn gia đình dân đang hoang mang lo lắng trước
nguy cơ trắng tay vì mất đất. Mời bạn đọc nhìn lại toàn bộ sự việc này để thấy
được nỗi đau của người nông dân trước âm mưu bị tước đoạt mồ hôi nước mắt một
cách trắng trợn.
Đổ
mồ hôi xối nước mắt khai phá đất rồi bị quy thành kẻ có tội
"Là người có công khai phá đất hoang nhưng chúng tôi bị quy
thành những kẻ lấn chiếm đất rồi áp mức giá “hỗ trợ” rẻ mạt.
Đó là ý kiến chung của người dân thuộc 5 xã nằm trong vùng quy hoạch
dự án khu Đô thị - Công nghiệp - Dịch vụ Đồng Phú.
Người nông dân
không muốn trở thành kẻ thất nghiệp ngồi đầu đường như thế này
Ông Hứa Văn Thi (ấp Nam Đô, xã Tân Phước) cho biết, đất trong khu vực
bị thu hồi là đất đỏ ba-zan rất màu mỡ, với mức giá thị trường hiện nay mỗi héc
ta có giá từ 600 đến 700 triệu đồng ($33,000). Tuy nhiên, người có tiền chưa hẳn
đã mua được đất bởi lẽ từ nhiều năm qua bà con đã bỏ vốn đầu tư trồng các loại
cây công nghiệp lâu năm như cao su, điều, cà phê, tiêu đang cho thu hoạch. “Sau
khi trừ các chi phí, mỗi năm chúng tôi có thể thu lợi trung bình 200 triệu đồng
($9,400) từ thành quả lao động của mình trên 1 héc ta cây công nghiệp.” Hiệu quả
từ đất sản xuất còn mang lại nhiều nguồn lợi lớn cho các gia đình có hướng đầu
tư kinh doanh hiện đại.
Ông Dụng Quý Đông (ấp Pa Pếch, xã Tân Hưng) cho biết, “Gia đình tôi
đã vay mượn hơn 10 tỷ đồng để xây dựng trang trại cây ăn quả, diện tích 16 héc
ta với các giống cây: sầu riêng, quyết đường, bơ sáp Mỹ,à theo mô hình trạng trại
của Thái Lan. Hiện các loại cây trên đã bắt đầu cho thu hoạch với nguồn lợi
hàng tỷ đồng một vụ. Riêng tiền thuế mỗi năm trang trại của gia đình đóng vào
ngân sách tỉnh Bình Phước khoảng 300 triệu đồng ($14,000).
Tuy nhiên, để định hình được một mô hình kinh tế ổn định, hầu hết
người dân đã phải trải nghiệm với nhiều lần thay đổi các giống cây trồng. Vì thế,
khi lợi nhuận từ mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao chưa đủ để chi trả
những khoản vay phục vụ đầu tư phát triển thì các hộ dân không khỏi bàng hoàng
vì đứng trước nguy cơ mất đất. “Nếu đất bị thu hồi đồng nghĩa với việc người
dân chúng tôi phải làm lại từ đầu. Song, để cây công nghiệp cho thu hoạch không
phải ngày mốt ngày hai, diện tích đất và khoản tiền hỗ trợ không đủ để tái sản
xuất.”
Lý
luận của kẻ mạnh: Hỗ trợ 10% đến 35% là đã cao
Chiều 25/9 vừa qua, UBND tỉnh Bình Phước tổ chức cuộc họp về tình
hình kinh tế xã hội trong 9 tháng của năm 2014, ông Nguyễn Thành Chương, Chủ tịch
UBND huyện Đồng Phú cho rằng: “Đất bị lấn chiếm hay giao khoán cho dân cũng là
đất nhà nước nên chỉ hỗ trợ một phần đất và cây trồng trên đất. Mức hỗ trợ từ
10% đến 35% đang là dự kiến, nhưng nếu quy ra tiền so với giá đất hiện tại thì
người dân cũng được khoảng 60 triệu đồng mỗi héc ta là đã cao. Còn việc cấp sổ
đỏ cho dân là đúng, nhưng phần nhiều do… cấp sai nên chúng tôi tính toán lại(?!).”
Sau phát ngôn của ông Nguyễn Thành Chương, người dân trong khu vực
đất có nguy cơ bị giải tỏa cho rằng, dù là dự thảo nhưng UBND tỉnh Bình Phước
đưa ra mức hỗ trợ dân theo kiểu bần cùng hóa. Là người có công khai phá đất
hoang nhưng chúng tôi bị quy thành những kẻ lấn chiếm đất công rồi áp mức giá
“hỗ trợ” rẻ mạt.
Giá của 1 hecta ruộng là 600 triệu đồng đến 700 triệu đồng mà chỉ đền
bù khoảng 60 triệu ($2,800) là chưa bằng 1/10. Đấy chưa nói đế công lao đổ mồ
hôi sôi nước mắt khai hoang, trồng các loại cây, chăm bón sớm khuya đến ngày
cho trái. Công lao cả đời người đến nay bị mất trắng, còn gì đau lòng hơn.
Đã
có 8 khu công nghiệp hoạt động không hiệu quả rồi, lập thêm làm gì?
Chưa biết lập ra các khu công nghiệp hay đô thị mới có mang lại lợi
ích gì cho đất nước hay chính các quan chức là người hưởng lợi trước tiên về
nhiều mặt. Có hàng trăm thứ cho các quan tha hồ “cấp phép, xin cho” đụng vào
đâu cũng ra tiền. Chính vì lẽ đó nên các quan mới hăng hái “xông pha” thực hiện
“quy hoạch,” thu đất của dân bằng mọi cách, bất kể sự đau khổ của họ.
Sau nhiều lần đối thoại trực tiếp với lãnh đạo UBND huyện Đồng Phú
và UBND tỉnh Bình Phước nhưng không không mang lại kết quả, người dân tại 5 xã
có đất trong diện tích “dự kiến bị thu hồi” đã cử đại diện của mình gửi bản đề
nghị lên UBND tỉnh. Bà con cho rằng, hiện trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã quy
hoạch phát triển 8 khu công nghiệp nhưng hoạt động không hiệu quả, phần lớn diện
tích đất đang bị bỏ hoang cho cỏ mọc gây lãng phí lớn. Do đó “Việc thu hồi đất
thực hiện dự án khu Đô thị - Dịch vụ - Công nghiệp nhân dân không đồng ý.”
Lý
sự cùn
Ông chủ tịch nói lòng vòng, dài dòng nhưng tóm lại ông chỉ muốn cho
dân biết “đất nào cũng là đất của nhà nước, chúng tôi đền bù cho các anh đã là
may rồi, đừng có đòi hỏi gì nữa.” Còn chuyện ông giải thích về cái sổ đỏ mới là
kỳ cục. Ông nói “cấp sổ đỏ phần nhiều do cấp sai nên chúng tôi tính toán lại.”
Ai cấp sai? Vậy thì tất cả những người dân có sổ đỏ đều giật mình thon thót, chỉ
sợ lúc nào đó, ông chính quyền muốn lấy lại chỉ cần nói cấp sai là lấy lại, nhà
cửa ruộng đất sẽ không cánh mà bay về với ông nhà nước. Câu trả lời vừa gượng gạo
theo kiểu “lý sự cùn,” nghe chối tai như thế mà ngài chủ tịch cũng nói được trước
nhân dân.
Khẳng định, diện tích đất canh tác hiện tại là do chính bàn tay
mình đã khai hoang từ những thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ trước, người dân đề nghị
tỉnh Bình Phước nhanh chóng cấp quyền sử dụng đất cho dân. Hãy nhìn đến sự khổ
cực của họ khi đến khai phá đất hoang như thế nào.
Ít nhất đã có 5% người chết vì khai hoang giữa rừng thiêng nước độc.
Người dân cho rằng, tỉnh Bình Phước lập dự án “khủng” tiến hành quy hoạch, “rục rịch” phương án thu hồi đất nhưng chính sách bồi thường cho dân không thỏa đáng.
Ít nhất đã có 5% người chết vì khai hoang giữa rừng thiêng nước độc.
Người dân cho rằng, tỉnh Bình Phước lập dự án “khủng” tiến hành quy hoạch, “rục rịch” phương án thu hồi đất nhưng chính sách bồi thường cho dân không thỏa đáng.
Ông Phan Đề (xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú) một trong những người dân
nằm trong vùng giải tỏa của khu quy hoạch dự án khu Đô thị - Dịch vụ - Công
nghiệp Đồng Phú trong cuộc đối thoại với ông Nguyễn Huy Phong, Phó chủ tịch
UBND tỉnh Bình Phước (ngày 23/9) đã bày tỏ:
Sau cuộc chiến tranh dài, những người dân lại đi theo tiếng gọi
tham gia đẩy lùi giặc đói, giặc dốt trong đó có gia đình tôi. Những năm sau năm
1975, khu vực tại huyện Đồng Phú còn như một cánh rừng, nhà nước kêu gọi người
dân khai hoang, vỡ đất để phát triển kinh tế. Mỗi người được phát một con dao,
một cái cuốc hoặc cái búa, làm việc quần quật cả ngày đào gốc cây, bứng gốc nứa
nhưng cũng chỉ khai vỡ được vài mét vuông đất.
Giữa chốn rừng thiêng nước độc, chúng tôi phải chịu cảnh đói khát
và những cơn sốt rét hành hạ. Nhưng chưa dừng lại ở đó, bom mìn còn sót lại
trong cuộc chiến khốc liệt quanh Chiến khu D (thuộc huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai,
giáp ranh huyện Đồng Phú, Bình Phước) khiến ít nhất 5% trong số những người đi
khẩn hoang như chúng tôi phải nằm xuống giữa thời bình. Mồ hôi xương máu của họ
đã đổ xuống, để hôm nay cây trái mới được xanh tươi và con cháu mới bắt đầu được
hưởng thành quả lao động thì ông nhà nước đòi lại.
Từ đó đến trước khi dự án khu Đô thị - Dịch vụ - Công nghiệp ra đời,
chưa ai là người nói chúng tôi chiếm đất lâm trường. Và trên thực tế, người dân
chúng tôi cũng không biết ranh giới của đất lâm trường là ở đâu. Chúng tôi luôn
tâm niệm rằng, công sức của mình bỏ ra thì lẽ đương nhiên mình có quyền được hưởng
thành quả. Đất bà con chúng tôi đang canh tác là nhờ mồ hôi xương máu mà có,
chúng tôi không xâm canh, không lấn chiếm của ai hết, đừng có vu oan giá họa trắng
trợn như thế.
Lập
ấp, đo đất cấp sổ rồi... thu hồi?
Dẫn chứng cho thực tế được pháp luật thừa nhận đã diễn ra, ông Dụng
Quý Đông, xã Tân Hưng cho biết, nếu đất của chúng tôi là đất xâm chiếm bất hợp
pháp vậy tại sao lại có số nhà, có trường học, nhà văn hóa ấp... thành lập ngay
trên mảnh đất này? Tại sao chính quyền vẫn thu thuế của dân đều đặn? Hàng trăm
giấy khen của tỉnh Bình Phước về gương nông dân sản xuất giỏi không lẽ đã cấp
cho những người vi phạm pháp luật của Nhà nước? Từ người có công khai phá,
chúng tôi đang mang tiếng oan là kẻ đi lấn chiếm đất của lâm trường.
Bên cạnh các vấn đề trên, ông Hồ Quốc Hưng (ấp Pa Pếch) cho biết,
tháng 10/2011 người dân chúng tôi vui mừng không xiết khi chính quyền địa
phương tiến hành đo đạc cắm mốc ranh giới và lập “Danh sách công khai trường hợp
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Tân Hưng” cho 924 phần đất.
Tuy nhiên, sau đó chỉ một số rất ít gia đình trong xã được nhận sổ.
Cần có sổ để thế chấp vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển sản xuất, chúng tôi
liên hệ với Sở Tài nguyên Môi trường, trên danh sách vẫn có tên được cấp sổ
nhưng xin nhận sổ thì họ không cho và cũng không giải thích lý do.
Đến ngày 25/10/2013, người dân huyện Đồng Phú chúng tôi chết lặng
khi UBND tỉnh ra quyết định số 1981 QĐ-UBND thu hồi toàn bộ đất đai của chúng
tôi để quy hoạch dự án. Đến lúc này thì người có sổ cũng như chưa có sổ, chúng
tôi trở thành những kẻ vô gia cư trên chính mảnh đất gia đình đã bỏ công khai
phá. Chúng tôi chỉ còn cách thất nghiệp đứng đường.
Sự vô lý quá bất công và tàn nhẫn này phải nhanh chóng được giải
quyết. Đừng để người dân phải điêu đứng vì những cái “dự thảo, dư kiến” mơ hồ
này.
Không chỉ ở nông thôn người dân phải long đong vì cái quyền sử dụng đất, quyền có nhà ở (tức là cái sổ đỏ) mà ở ngay thành phố Hà Nội cũng có những cảnh phải nộp đủ thứ tiền mới có sổ đỏ.
Không chỉ ở nông thôn người dân phải long đong vì cái quyền sử dụng đất, quyền có nhà ở (tức là cái sổ đỏ) mà ở ngay thành phố Hà Nội cũng có những cảnh phải nộp đủ thứ tiền mới có sổ đỏ.
Hà
Nội: Đổi sổ hộ khẩu mới, dân bị xã phạt tứ tung
Người dân thôn Tảo Dương, xã Hồng Dương (Huyện Thanh Oai, Hà Nội)
đang tỏ ra rất bất bình vì bị chính quyền xã “hoạnh họe” đủ mọi lỗi khi đổi sổ
hộ khẩu cũ sang hộ khẩu mới, mỗi lỗi sai bị phạt 100,000 đồng (US$4.70).
Cứ 1 lỗi ghi thiếu
ngày đều bị cán bộ xã Hồng Dương (Huyện Thanh Oai, Hà Nội)
coi là 1 lỗi và bị
phạt 100.000 đồng.
UBND xã Hồng Dương có thông báo về việc yêu cầu nhân dân mang sổ hộ khẩu cũ (bìa màu xanh) đến trụ sở xã để đổi lấy số hộ khẩu mới (bìa màu hồng), thủ tục giấy tờ đi đổi sổ, xã yêu cầu bà con phải mang theo 3 loại giấy tờ: sổ hộ khẩu cũ, giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân.
Trong thời gian cán bộ xã đối chiếu 3 loại giấy tờ trên mà các
thông tin không khớp nhau hoặc không khớp với sổ hộ khẩu cũ (gốc) của UBND xã
lưu trước đây đều bị coi là “lỗi” của dân và cứ 1 lỗi, cán bộ xã lại “phạt”
100,000 đồng. Vậy là, nhà nào nhiều người càng dễ sai nhiều, càng bị cán bộ xã
“phạt” nhiều. Có gia đình phải mất tới gần 1 triệu đồng ($47) mới đổi được sổ hộ
khẩu mới.
Điều khiến người dân nơi đây bực mình là họ không tự tay ghi thông
tin vào những loại giấy tờ đó. Các giấy tờ đó đều do chính quyền địa phương làm
và cấp, nếu thông tin sai là do cán bộ viết sai, tại sao giờ cán bộ lại quy lỗi
sai cho dân và phạt dân?
Bà Yến cho biết,
chồng đã mất, giờ muốn xóa tên khỏi sổ hộ khẩu phải mất thêm 100.000 đồng
Bà Hoàng Thị Yên (58 tuổi, ở thôn Tảo Dương) cho biết, “Tôi thấy xã
thông báo là đi đổi sổ hộ khẩu mới vì giờ về Hà Nội rồi. Khi lên xã tôi có mang
theo sổ cũ màu xanh, giấy khai sinh và chứng minh thư. Ba loại giấy tờ này của
tôi đều chính xác hết, nhưng khi cán bộ so với sổ hộ khẩu cũ mà xã lưu thì lại
không khớp. Sổ cũ xã lưu phần ghi ngày – tháng - năm sinh chủ nhà lại thiếu
ngày, chỉ có tháng và năm thôi. Cán bộ bảo đấy là lỗi và bảo phải mất 100,000 đồng;
cộng thêm 50,000 đồng tiền đổi sổ nữa là 150,000 đồng. Khi tôi thắc mắc, cán bộ
bảo nếu không làm thì lên huyện, vì ở đây cũng chỉ làm hộ huyện. Vậy là tôi cũng
đành chịu.”
Cũng bị cán bộ xã “phạt” lỗi như bà Yên, nhưng bà Phạm Thị Yến (64
tuổi) còn bị phạt thêm một “lỗi” nữa là chồng bà Yến đứng tên chủ hộ khẩu, nay
đã qua đời. Muốn “xóa” tên khỏi sổ này phải mất thêm 100,000 đồng. Vậy là bà Yến
phải mất 250,000 đồng.
Anh Trần Đức Thắng gia đình nghèo đặc biệt khó khăn vì người vợ mới
mất cách đây 2 năm,
xóa tên khỏi sổ hộ khẩu mới cũng
phải mất thêm 100.000 đồng.
Một hoàn cảnh khác là anh Trần Đức Thắng (38 tuổi) - một gia đình
nghèo đặc biệt khó khăn của thôn Tảo Dương - vì người vợ mới mất cách đây 2
năm, xóa tên khỏi sổ hộ khẩu mới cũng phải mất thêm 100,000 đồng.
Chị Nguyễn Khánh Minh - người địa phương này - cho biết, “Tên bên
ngoài sổ hộ khẩu cũ nhà em là Nguyễn Khanh Minh, nhưng trang trong lại ghi là
Nguyễn Khánh Minh. Thế là cán bộ xã cho 1 lỗi và mất 100,000 đồng, cộng với
50,000 đồng tiền đổi sổ nữa, tổng cộng mất 150,000 đồng.”
Bị phạt thuộc dạng nhiều nhất có bà Nguyễn Thị Mai (49 tuổi) ở thôn
Tảo Dương, do giấy tờ của gia đình bà mắc quá nhiều “lỗi” nên gia đình bà phải
mất tới 800,000 đồng mới được đổi sổ.
Ông Nguyễn Đình Bàng - trưởng thôn Tảo Dương - khẳng định sự việc
bà con đi đổi sổ hộ khẩu cũ sang sổ hộ khẩu mới phải mất những khoản phạt nói
trên là có thật.
Cứ một lỗi sai nhân với “đơn giá” 100,000 đồng ($4.70), số tiền xã thu về không hề nhỏ, bởi thôn Tảo Dương có hơn 600 gia đình tương đương với hơn 2,800 người.
Cứ một lỗi sai nhân với “đơn giá” 100,000 đồng ($4.70), số tiền xã thu về không hề nhỏ, bởi thôn Tảo Dương có hơn 600 gia đình tương đương với hơn 2,800 người.
Trong
khi đó, chủ tịch UBND xã Hồng Dương tỏ ra không hề hay biết chuyện này!
Sự việc này đang gây xôn xao ở thôn Tảo Dương, thậm chí có người
dân đã phẫn nộ và to tiếng ngay tại trụ sở UBND xã Hồng Dương. Tuy nhiên khi trả
lời phóng viên, ông Đỗ Quyết Thắng - Chủ tịch UBND xã Hồng Dương - lại tỏ ra
chưa hề hay biết sự việc. Ông Thắng trả lời qua quýt, “Chắc không có chuyện đó
đâu, chúng tôi sẽ rà soát, kiểm tra và trả lời sau.”
Bà con thôn Tảo Dương đang thắc mắc, trong cuốn Sổ hộ khẩu mới vẫn
còn thơm mùi mực, những sai sót đó là do ai? Tại chính quyền hay tại dân? Sau
này nếu có làm lại sổ, liệu họ có bị “phạt” nữa hay không?
Phí
bôi trơn 8 triệu
Ông Nguyễn Sĩ Cương, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật Quốc hội
còn chỉ ra những biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu trong việc cấp sổ đỏ thời gian
qua ở Hà Nội. Tại các cuộc họp, người dân cho biết họ được gợi ý nộp 8 triệu đồng
($380) để làm “phí bôi trơn” khi cấp sổ đỏ. Nhiều người xót xa không nộp và vẫn
tiếp tục chờ nhưng không biết chờ đến bao giờ. Còn người có phí bôi trơn sẽ được
cấp sổ đỏ. Người dân bất bình lên Sở Tài nguyên để hỏi nhưng không nhận được bất
kỳ thông tin gì"!
Trước phản ánh của đại biểu, người dân ở chung cư Hà Nội muốn có sổ
đỏ phải nộp 8 triệu đồng phí “bôi trơn,” Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang thừa nhận
có nhũng nhiễu trong việc này, nhưng vấn đề đã được cải thiện.
Người
dân Hà nội nêu ý kiến
Cải thiện thế nào thì chưa rõ. Để kết luận bài này, tôi thấy không
cần bình luận gì thêm, mời bạn đọc một số ý kiến của người dân Hà Nội:
- Bạn Trần Quang tranquang@yahoo.com.vn
Hà Nội là cái nôi ăn hối lộ trong việc cấp sổ đỏ đứng đầu cả nước. Nhất là Huyện Thanh Trì, người dân nộp hồ sơ hàng năm không được cấp, không được trả lời. Ai không tin cứ đến Huyện Thanh Trì.
Hà Nội là cái nôi ăn hối lộ trong việc cấp sổ đỏ đứng đầu cả nước. Nhất là Huyện Thanh Trì, người dân nộp hồ sơ hàng năm không được cấp, không được trả lời. Ai không tin cứ đến Huyện Thanh Trì.
-Bạn Hoàng cho biết “Chỗ mình đòi 40 triệu mới có sổ đỏ”!
- Bạn Huyên kể “Nhà tôi bị mất 2 quyển sổ đỏ, 1 quyển bôi trơn thì
được giải quyết trong vòng 4 tháng, 1 quyển chưa có tiền bôi trơn thì vẫn đắp
chiếu để đấy, từ ngày tiếp nhận hồ sơ đến nay đã 5 tháng rồi mà chưa được có
công văn để đi đăng báo, gọi điện hỏi thì dưới bảo lên trên, lên trên bảo từ từ.
Trong khi luật qui định là giải quyết trong vòng 20 ngày kể từ ngày đủ hồ sơ hợp
lệ, nếu có vấn đề gì phải trả lời trong vòng 60 ngày. Không biết bao giờ mới được
giải quyết đây.
- Bạn Việt thêm, “8 triệu phí bôi trơn là quá ít, nhà tôi từng được
cán bộ phường cho “mức giá tình cảm” với mảnh đất 30 m vuông là 120 triệu đấy ạ,
mà là cách đây 3 năm, đất ở Hà Nội nhé.”
- Bạn Dinh trả lời “Dạ thưa bác, 8 triệu là rẻ đó bác. Cháu phải
đưa 15 triệu đó“
- Bạn Minh Do cho biết “Quá rẻ. Chỗ tôi mấy chục triệu cơ...”
Tất cả những chuyện đó đã nói lên sự phẫn nộ của người dân bị chèn
ép, tước đoạt gia sản từ rừng núi xa xôi đến chuyện trắng trợn “móc túi dân”
ngay tại giữa Thủ đô Hà Nội trước cuộc sống đầy khó khăn hiện nay.
Văn Quang
Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~
* Trang bài viết của Nhà văn Văn Quang - VienDongDaily.com
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment