Giới trẻ Việt Nam ủng hộ cuộc biểu tình ở Hong Kong
Sinh viên Joshua Wong 17
tuổi lãnh đạo phong trào xuống đường ở Hong Kong đứng trược trụ sở chính phủ
sau một cuộc họp báo trong khu vực biểu tình ở trung tâm Hong Kong, 9/10/14
Tin liên hệ
- ‘Cuộc biểu tình ở Hong Kong là tấm gương cho
giới trẻ Việt Nam’
- Người
biểu tình Hong Kong: Nguồn khích lệ cho các nhà hoạt động VN
- Người
Việt ở Hong Kong ‘ủng hộ’ các cuộc biểu tình đòi dân chủ
- Việt Nam: Biểu tình ở Hong Kong là việc nội bộ
của Trung Quốc
12.10.2014
Cách mạng Dù đang diễn
ra ở Hong Kong lôi cuốn sự chú ý của thế giới là cuộc biểu tình của học
sinh-sinh viên đòi hỏi dân chủ và quyền tự do bầu cử- tự do chính trị mà người
tiên phong của phong trào là một nhà hoạt động trẻ dưới tuổi vị thành niên.
Dù sống ở đâu trên thế
giới, con người có những mong muốn giống nhau. Chế độ nào đi ngược lại với sự
phát triển của nhân loại, chà đạp quyền con người và quyền lợi căn bản của công
dân, chế độ đó chắc chắn phải bị đào thải.
Hùng từ Cao nguyên Trung
phần
Cuộc biểu tình bắt đầu
một tuần trước khi sinh viên đồng loạt bãi khóa, phản đối việc Trung Quốc tuyên
bố người dân Hong Kong chỉ có thể bầu ra lãnh đạo từ các ứng viên mà Bắc Kinh
đã chọn lọc.
Joshua
Wong, thứ nhì từ trái nói chuyện với phóng viên báo chí trong khi người biểu
tình phong tòa khu vực xung quanh trụ sở chính phủ ở Hong Kong 9/10/14
Lãnh tụ 17 tuổi Joshua
Wong của phong trào sinh viên Hong Kong từng dẫn đầu các cuộc biểu tình trước
đây để ngăn chặn chương trình giáo dục quốc dân của Bắc Kinh đưa vào các trường
học Hong Kong và kêu gọi một nền dân chủ hoàn toàn cho người dân trên lãnh thổ
từng là thuộc địa của Anh được trao trả về Trung Quốc từ năm 1997 này.
Sự trỗi dậy vì khát khao
dân chủ của giới trẻ Hong Kong đang khơi dậy nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho người
trẻ khắp nơi, đặc biệt là các bạn trẻ tại Việt Nam. Đó cũng là chủ đề cuộc thảo
luận hôm nay trên Tạp Chí Thanh Niên VOA, với 4 người bạn từ Nam Định, Sài Gòn,
Tây Nguyên, và Lâm Đồng.
Bấm vào nghe toàn bộ cuộc trao đổi về phong trào sinh viên Chiếm
Trung ở Hong Kong
- Danh
mục
- Tải
Đỗ Thanh Tùng từ Nam
Định: Qua các tin tức lề trái, lề phải tôi biết được sự kiện ở Hong
Kong, tôi rất ủng hộ phong trào dân chủ ở Hong Kong.
Thành Nhân từ Lâm Đồng: Sau
vụ giàn khoan 981, em cảm thấy rất bất mãn về tình hình đất nước mình. Em bắt
đầu tìm hiểu thông tin từ các đài nước ngoài như VOA, chứ tin báo chí trong
nước thì không chính xác.
Ngày nào đó Việt Nam có
những cuộc biểu tình như Hong Kong thì em sẵn sàng tham gia.
Thành Nhân từ Lâm Đồng
Hùng từ Cao nguyên Trung
phần: Tôi rất ngưỡng mộ lãnh tụ sinh viên Hong Kong Joshua Wong.
Tuy mới 17 tuổi mà em đã kêu gọi được sinh viên-học sinh xuống đường biểu tình
đòi dân chủ và bầu cử tự do-công bằng cho dân Hong Kong. Mình cảm nhận giới trẻ
Hong Kong rất kiên cường.
Trà Mi: Chính
quyền Hong Kong và Trung Quốc coi đây là những hoạt động quá khích, gây mất
trật tự, làm ảnh hưởng tới chính trị và đời sống xã hội Hong Kong. Vì sao các
bạn lại ủng hộ?
Hùng từ Cao nguyên Trung
phần: Dù sống ở đâu trên thế giới, con người có những mong muốn giống
nhau. Chế độ nào đi ngược lại với sự phát triển của nhân loại, chà đạp quyền
con người và quyền lợi căn bản của công dân, chế độ đó chắc chắn phải bị đào
thải. Người dân Hong Kong bức xúc quá trước việc áp đặt của Bắc Kinh không cho
họ được bầu cử tự do, hợp pháp cho nên người trẻ mới can đảm đứng ra phản đối.
Mình hoàn toàn ủng hộ phong trào này.
Trà Mi: Anh
ủng hộ vì cho đây là những nguyện vọng chính đáng của con người, nhưng có người
cho rằng bày tỏ nguyện vọng có nhiều cách, không nên đi biểu tình gây ảnh hưởng
tới mọi mặt trong xã hội. Các bạn có suy nghĩ thế nào về ý kiến này?
Em thấy lời nói của anh
lãnh đạo phong trào sinh viên Hong Kong rằng ‘Chính quyền phải sợ nhân dân, chứ
nhân dân không sợ chính quyền’ là thấm thía và chính xác nhất.
Phạm Kỷ Nguyên từ Sài
Gòn
Thành Nhân từ Lâm Đồng: Muốn
có được điều gì thì phải chấp nhận hy sinh một thứ gì đó.
Đỗ Thanh Tùng từ Nam
Định: Bản chất sự phát triển của Hong Kong dựa trên
nền tảng sự tự do về chính trị, ý thức hệ, ngôn luận, kinh tế. Có như vậy mới
kích thích và tận dụng tối đa những sáng tạo trong người dân. Sự tự do về chính
trị là nền tảng quan trọng nhất duy trì thịnh vượng của Hong Kong. Cho nên,
phong trào Chiếm Trung của những người biểu tình là hoàn toàn chính đáng. Họ
chỉ muốn tiếp tục bảo vệ sự tự do chính trị của Hong Kong mà thôi.
Trà Mi: Tầm
quan trọng và sự cần thiết của quyền tự do bầu chọn lãnh đạo đối với đời sống
xã hội và từng cá nhân ra sao?
Đỗ Thanh Tùng từ Nam
Định: Ở đất nước có tự do chính trị càng cao thì họ càng phát
triển mạnh. Ở những nước độc tài luôn có sự kiềm hãm về tư tưởng văn hóa-kinh
tế-chính trị thì không thể nào bước lên được một nấc thang mới.
Hùng từ Cao nguyên Trung
phần: Trong chế độ cộng sản Trung Quốc cũng giống như ở Việt Nam,
đảng cử dân bầu. Trước khi bỏ phiếu đã biết rõ ai lên, ai xuống. Như vậy, không
có tính hợp pháp, chỉ là một sự lố bịch, nhảm nhí. Dân giờ càng ngày càng tiến
bộ, không mù quáng hay đui mù mà không biết. Người dân, đặc biệt là giới trẻ,
rất bức xúc. Ở Hong Kong, họ đã dám lên tiếng và có đựơc sự ủng hộ của mọi
người. Dân biết sàng lọc, lựa chọn người xứng đáng để lãnh đạo mình, không muốn
bị áp đặt.
Trà Mi: Từ
câu chuyện ở Hong Kong, các bạn nghĩ gì về câu chuyện của Việt Nam và người trẻ
Việt Nam?
Thành Nhân từ Lâm Đồng: Giới
trẻ Việt Nam chưa hiểu hết thế nào là dân chủ, thế nào là quyền tự do. Họ có
được lên tiếng gì đâu. Nó đã thành một hệ ý thức và khó thoát ra được trừ khi
có một điều gì đó làm họ thức tỉnh. Như em chẳng hạn, sau vụ giàn khoan Trung
Quốc vừa rồi em mới thức tỉnh, chứ hồi xưa em còn tham gia đoàn đội, sống cam
chịu vậy thôi. Từ vụ giàn khoan, em tìm hiểu và biết được các bạn trẻ tranh đấu
như Nguyễn Phương Uyên, Đỗ Thị Minh Hạnh và nhiều bạn khác đã cất lên tiếng
nói. Từ đó, em biết mình phải lên tiếng, nhưng mình còn nhỏ bé quá chưa thể làm
được gì. Nhưng ngày nào đó Việt Nam có những cuộc biểu tình như Hong Kong thì
em sẵn sàng tham gia.
Ở đất nước có tự do
chính trị càng cao thì họ càng phát triển mạnh. Ở những nước độc tài luôn có sự
kiềm hãm về tư tưởng văn hóa-kinh tế-chính trị thì không thể nào bước lên được
một nấc thang mới.
Đỗ Thanh Tùng từ Nam
Định
Hùng từ Cao nguyên Trung
phần: Cuộc đấu tranh của giới trẻ Hong Kong làm mình liên tưởng
tới tình hình Việt Nam. Giới trẻ Việt Nam đang ngấm ngầm ủng hộ, nhưng còn e
ngại và lo sợ chính quyền nên không dám mạnh miệng để lên tiếng hay bày tỏ bức
xúc đòi hỏi như bên Hong Kong. Như vụ giàn khoan Trung Quốc đưa vào vùng biển
Việt Nam, sinh viên Việt Nam biểu tình phản đối thì bị nhà nước bắt bớ. Qua sự
kiện Hong Kong, giới trẻ Việt Nam khát khao được sống trong một xã hội có quyền
con người, dân chủ-tự do.
Trà Mi: Nguyện
vọng này, các bạn bày tỏ bằng cách nào?
Phạm Kỷ Nguyên từ Sài
Gòn: Hiện tại, tụi em chỉ bày tỏ thông qua mạng internet thôi,
chứ chưa dám công khai thể hiện ý kiến vì môi trường sống và chính quyền hiện
tại không cho phép. Hong Kong trước đây là thuộc địa Anh, họ đã quen với lối
sống tự do ngôn luận nên có thể tự do biểu tình được. Còn ở Việt Nam đã bị đàn
áp và siết chặt.
Thành Nhân từ Lâm Đồng: Đoàn
kết lại thì không việc gì phải sợ chính quyền hết. Nhưng hiện giờ mình còn chia
rẽ, còn sợ sệt, còn tự thủ cho bản thân mình. Người dân mình chưa cùng hướng
tới một mục đích. Tuổi trẻ Hong Kong, mức độ trí thức cao hơn, họ không bị nhồi
sọ như ở Việt Nam mình. Vài người trẻ ở mình vừa nổi lên là bị dập tắt ngay.
Bên đó họ có sức mạnh tập thể đại đồng. Họ chấp nhận đánh đổi. Họ hiểu biết và
yêu chuộng chính nghĩa, dân chủ-tự do chứ không chấp nhận bị ràng buộc.
Phạm Kỷ Nguyên từ Sài
Gòn: Một phần người mình bị mất đi tinh thần phản kháng rồi do bộ
máy trấn áp mạnh quá và ai cũng muốn an phận thủ thừa.
Trà Mi: Nguyên
nhắc tới thái độ thờ ơ với chính trị. Vì sao người trẻ cần quan tâm đến chính
trị?
Thành Nhân từ Lâm Đồng: Vì
sao kinh tế mình vẫn còn nghèo nàn lạc hậu mà các quan chức ai cũng nhà lầu 2,
3 tấm? Mình phải nhìn lại. Mình phải đặt câu hỏi cho bản thân và cho xã hội thì
sẽ có câu trả lời thôi.
Trà Mi:
Từ phong trào đòi dân chủ ở Hong Kong, các bạn ở Việt Nam nghiệm ra cho mình
điều gì?
Thành Nhân từ Lâm Đồng: Em
thấy đoàn kết thì mọi thứ sẽ thành công, còn nếu cứ tiếp tục mạnh ai nấy lo và
sợ sệt thì không thể nào thoát khỏi sự kèm kẹp của chế độ cộng sản này.
Phạm Kỷ Nguyên từ Sài
Gòn: Em thấy lời nói của anh lãnh đạo phong trào sinh viên Hong
Kong rằng ‘Chính quyền phải sợ nhân dân, chứ nhân dân không sợ chính quyền’ là
thấm thía và chính xác nhất.
Trà Mi: Làm
thế nào để ‘chính quyền sợ nhân dân?’
Thành Nhân từ Lâm Đồng: Mình
phải phổ biến rộng sự hiểu biết để mọi người thấy được những tiêu cực xấu xa
của nhà cầm quyền, rồi người ta mới đoàn kết lại được để cùng đồng thanh một
tiếng nói.
Hùng từ Cao nguyên Trung
phần: Mình mong muốn cuộc đấu tranh của người trẻ Hong Kong một
phần nào đó thức tỉnh ý thức của giới trẻ Việt Nam. Mình mong người dân Việt
Nam đồng lòng nắm được quyền được biết và tự do ngôn luận, thấy bất công phải
lên tiếng phản đối, phản biện. Mình mong muốn một ngày nào đó giới trẻ Việt Nam
đoàn kết có một cuộc đấu tranh đòi dân chủ như dân Hong Kong để lấy lại tự do,
nhân quyền vì đó không phải là đặc ân ban phát của chế độ. Chúng ta hãy cùng
đồng hành ủng hộ tuổi trẻ Hong Kong.
Trà Mi: Cảm
ơn các bạn đã đóng góp ý kiến trong chương trình.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment