Chuột
dơ bình dỏm
Bùi Lộc (Danlambao) - “Đánh chuột, giữ bình”, một tư tưởng lớn của
nhà lý luận Mác-Lê Nguyễn Phú Trọng. Để bảo vệ bình thì ông cựu chủ tịch Nguyễn
Minh Triết cũng đã từng phát biểu trước đó: “Bỏ điều bốn Hiến pháp là
tự tử.”
Đánh chuột hầu như các quan chức lớn trong
đảng đều có nói đến; chẳng hạn, ông Nguyễn Tấn Dũng đã từng nói: "Nếu
không diệt được tham những, tôi xin từ chức ngay." Hay như ông Trương
Tấn Sang nói về bầy sâu. Nhưng khi biết được con sâu lớn nguy hiểm thì ông lại
tránh né không giám động tới. Mới đây nhất là ông Nguyễn Bá Thanh rất hăng say
trong việc đánh chuột đã phát biểu: “Hốt, hốt liền, hốt hết.” Kết
quả thấy ông vắng bóng và nghe nói giờ đây ông đang nằm chữa bệnh tại Hoa Kỳ.
Khi đánh "Mỹ ngụy", Hồ Chí Minh và
đảng cả gan đốt dãi Trường Sơn và đánh tới người Việt sau cùng; quyết ăn thua
đủ mà sao bây giờ chỉ có mấy con chuột lại cứ phải đắn đo mãi sợ vỡ bình. Bình
thì ở chợ trời thiếu gì, mua bao nhiêu không có, quý giá gì mà phải giữ trong
khi những con chuột ăn hết kho gạo này sang kho gạo khác, cắn nát mái nhà làm
cho dột hết chỗ này đến chỗ khác mà cứ vẫn chần chừ mãi không chịu giết hết lũ
chuột phá phách này cho rồi. Nếu muốn giữ bình không giám nện đầu mấy con chuột
thì mua vài lọ thuốc ký ninh bỏ vào bình hay để ngay chung quanh chân bình chỉ
một đêm là xong ngay.
Thực ra thì đảng cũng đã từng có chiến dịch
diệt chuột rất quyết liệt. Nhưng đây là chuột đồng chứ không phải chuột đi bằng
hai chân của ông Trọng. Vào năm 1952 tại Thái Bình, mùa màng bị lũ chột phá
phách ăn hại, nên đảng đã đề ra chiến dịch diệt chuột. Khi chiến dịch
"diệt chuột" được đưa xuống địa phương phát động, các quan chức địa
phương đã thông báo đến từng hộ và quy định mỗi cá nhân phải nộp cho xã bao
nhiêu đuôi chuột trong một thời gian nhất định. Những ai không trực tiếp bắt
chuột được phải mua cho đủ số đuôi chuột theo phần của mình.
Sau một đợt, nhưng chuột vẫn còn tiếp tục
hoành hành làm hại lúa ngoài đồng, chính quyền địa phương ước tính để tính toán
chia thêm cho mỗi cá nhân bao nhiêu đuôi chuột nữa. Cứ như thế cho tới khi
không còn một mống chuột nào ở ngoài đồng. Đây là chuột đồng và khi bắt có thể
dùng mọi biện pháp săn lùng không sợ làm bể bình. Khi túm được chuột rồi, việc
quan trọng là chặt đuôi phơi khô chờ đủ số lượng ấn định mang nộp cho chính
quyền, còn thịt được chế biến thành những món ăn hấp dẫn khoái khẩu. Qua chiến
dịch này, nhiều tay săn chuột chuyên nghiệp cũng kiếm được khá tiền.
Còn “bác” Mao cũng đã từng phát động chiến
dịch “diệt sẻ”. Mọi người ai cũng được “bác” Hồ cho biết bác Mao không thể sai
lầm. Có một năm, bên Tàu, lũ chim sẻ phá phách mùa màng, ăn hại nhiều cánh đồng
lúa khi lúa vừa bắt đầu chín. “Bác” Mao đã cho phát động chiến dịch toàn dân
“diệt sẻ”.
Dân số Tàu cộng lúc đó xấp xỉ một tỷ người,
nên bất cứ làm việc gì cũng dùng chiến thuật “biển người.” nên vấn đề giết
những con chim sẻ đương nhiên là chuyện nhỏ đối với dân số Trung quốc. Chiến
dịch vừa ban ra là họ dùng súng, ná giây thung, gạch, đá vụn hay cả những cục
đất để chọi. Nếu bắn hay ném trật và chúng bay lên thì cả đoàn người dùng thùng
sắt, nồi niêu xoong chảo nhôm hay gang, trống chiêng, phèng la gõ liên hồi làm
cho chim sợ hãi, bay riết mỏi cánh, đuối sức rồi sau cũng phải rơi xuống và
chịu chết. Thế là cả nước Tàu rộng lớn bao la không còn một bóng chim sẻ.
Tư tưởng Mao Trạch Đông là "chân lý"
và theo lời Hồ Chí Minh luôn là khuôn vàng thước ngọc cho mọi dân tộc. Nhưng
than ôi, những vụ mùa màng sau đó còn khốn nạn hơn, vì những đòng đòng chưa kịp
trổ bông đã bị bọn sâu ăn sạch vô phương cứu chữa. Người ta nhớ lại những con
chim sẻ ăn sâu bọ khi xưa thì ngày nay đã vắng bóng khỏi nước Tàu. Thế là Tàu
cộng lại mất mùa nữa. Chỉ tội cho số kiếp những người dân đen, vất vả lầm than
mà vẫn phải chịu đói.
Diệt chuột hai chân và liên hệ đến diệt chuột
bốn chân để thấy khó hay dễ tùy vào sự quyết tâm và bình nào là bình quý hay
bình dỏm cũng tùy vào đánh giá đúng hay sai. Hy vọng tương lai Việt Nam sẽ diệt
được hết chuột và cũng đập nát luôn những chiếc bình dỏm.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment