Cơ chế nào cho người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam?
TS Nguyễn Quang A : "Những
người bảo vệ nhân quyền đóng vai trò thiết yếu trong việc hiện thực hóa các
quyền con người"
Trần Quang Thành thực hiện
Sáng ngày 26/11/2014, tại Hội trường nhà thờ Giáo xứ Thái Hà quận Đống Đa, Hà Nội đã diễn ra buổi Tọa đàm chuyên đề “Cơ chế của Liên Hợp Quốc về bảo vệ Người bảo vệ nhân quyền”.
Thông cáo báo chí về buổi Toạ đàm, cho biết: "Những người bảo vệ nhân quyền (NBVNQ) đóng vai trò thiết yếu trong việc hiện thực hóa các quyền con người được ghi nhận trong luật pháp quốc gia và các tiêu chuẩn theo luật quốc tế. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, NBVNQ tại Việt Nam đã không được thừa nhận đúng mức với vai trò cao cả này, không những thế họ phải luôn gánh chịu rất nhiều rủi ro trong các hoạt động của mình. Vì thế Tọa đàm nhằm mục đích tôn vinh những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam và tìm kiếm một cơ chế hữu hiệu để bảo vệ họ, cũng như qua đó phổ biến ý thức tôn trọng nhân quyền và khuyến kích tất cả mọi người trở thành những người bảo vệ nhân quyền”.
Đến tham dự buổi tọa đàm có nhiều nhà hoạt động về
lĩnh vực nhân quyền trong và ngoài nước, các nhân sĩ trí thức, đại diên đại sứ
quán như Hoa Kỳ, Úc, Đức, EU..
Đánh giá thành công của buổi tọa đàm, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã chia sẻ với nhà báo Trần Quang Thành như sau.
Mời qúi vị theo dõi
Xin xem hình ảnh liên hệ trong bài
Tường thuật buổi Toạ đàm về nhân quyền tại Nhà thờ Thái Hà
Tường thuật Hội thảo tại Quốc Hội Canada
RadioCTM@S:
Chủ tọa đoàn, từ trái sang phải: Ls. Chris Mcleod, ông Đỗ
Hoàng Điềm, DB Wayne Marston, Gs. Vũ Đức Khanh
|
Bước mở đầu trong tiến trình hình thành chính sách nhân quyền của
Canada đối với Việt Nam
Chiều ngày 19/11 vừa qua đã có một cuộc
hội thảo quan trọng đối với cả Canada và Việt Nam, được tổ chức tại trụ sở quốc
hội Canada. Cuộc hội thảo này mở đầu cho tiến trình kéo dài sang năm 2015 để
hình thành chính sách của quốc hội Canada về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.
Cuộc hội thảo do dân biểu Wayne Marston,
phó chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Quốc Hội Canada, chủ toạ; và do Luật sư Chris
Mcleod, một nhà hoạt động chính trị với nhiều hiểu biết về tình hình Việt Nam,
điều hợp. Hai diễn giả là các ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch đảng Việt Tân, và
luật sư Vũ Đức Khanh, Giáo sư Đại học Ottawa và cũng là tác giả của nhiều bài
viết giá trị trên các cơ quan truyền thông như BBC, VOA, RFA,...
Trong phần trình bày về tình hình, ông Đỗ
Hoàng Điềm đã sơ lược bối cảnh dẫn Việt Nam đến tình trạng hiện nay. Về chính
trị, đảng độc tài toàn trị đang tiếp tục tham nhũng, bán rẻ đất nước, tài nguyên.
Tuy sự đấu đá nội bộ đang làm phân liệt trầm trọng hàng ngũ lãnh đạo, nhưng nhà
cầm quyền vẫn có thể và không hề ngưng nghỉ việc áp chế mọi quyền căn bản của
con người một cách triệt để, kể cả bằng hệ thống luật pháp mù mờ của họ. Về
kinh tế, Việt Nam đang ở trong giai đoạn phá sản, đang đứng bên bờ vực thẳm vỡ
nợ. Về phía dân chúng, các phong trào đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền đang
ngày càng lớn dần, đặc biệt bao gồm nhiều người quyết định bỏ đảng cộng sản.
Internet và các trang mạng xã hội đã nhanh chóng trở thành phương tiện nối kết
và đấu tranh hữu hiệu, vượt qua những cản trở do nhà cầm quyền dựng lên.
Ông Đỗ Hoàng Điềm cũng đưa ra một số dự
kiến về tình hình sắp tới tại Việt Nam, và các động lực cũng như các thành phần
sẽ tạo nên các đổi thay. Theo ông, viễn cảnh có xác xuất cao nhất là nhà cầm
quyền sẽ tiếp tục phải đối phó với những khó khăn hiện nay, và sẽ phải lùi dần
đến lằn mức phải chấp nhận một số những thay đổi về chính trị và nhân quyền.
Cuối cùng ông đưa ra 4 đề nghị cụ thể mà
chính phủ Canada có thể thực hiện để thúc đẩy tiến trình dân chủ hoá Việt Nam:
(1) Tạo áp lực đòi buộc CSVN phóng thích tất cả mọi tù nhân lương tâm và các
nhà hoạt động xã hội; (2) Trợ giúp các tổ chức xã hội dân sự độc lập và những
nhà bất đồng chính kiến; (3) Tạo áp lực đòi cải thiện hệ thống luật pháp, bảo
đảm các quyền tự do hội họp, lập hội, biểu tình ôn hoà, đặc biệt là hủy bỏ các
điều 79, 88, và 258 của Bộ Luật Hình Sự; và (4) Đặt rõ vấn đề nhân quyền trong
các trao đổi song thương giữa Ottawa và Hà Nội.
Ông Đỗ Hoàng Điềm nhấn mạnh rằng việc thay
đổi để có một chính phủ dân chủ ở Việt Nam không chỉ có lợi cho người Việt Nam,
mà còn đóng góp rất lớn cho an ninh và sự phát triển kinh tế trong vùng cũng
như thế giới.
Sau đó, Dân biểu Wayne Marston chia sẻ một
số kinh nghiệm của Uỷ Ban Nhân Quyền Canada khi làm việc với các nhà nước độc
tài như Guatemala, Columbia và Trung Quốc. Hình ảnh nhân quyền của Canada trên
trường quốc tế có bị sứt mẻ vì đã không cột được vấn đề nhân quyền - vốn vẫn là
giá trị cốt lõi của Canada - với các cuộc đối thoại giao thương song phương.
Ông Wayne Marston khẳng định nhân quyền là giá trị vô cùng quan trọng mà các
quốc gia đã ký kết các công ước nhân quyền quốc tế phải tuân giữ. Canada sẽ nỗ
lực ràng buộc điều này trong chính sách nhân quyền sắp tới của Canada để làm đòn
bẩy cho việc thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam.
Tiếp theo, Luật sư Vũ Đức Khanh, rút trong
tập hồ sơ của ông các lá thư của văn phòng thủ tướng Canada và của Bộ trưởng
Ngoại giao Canada gửi cho ông, cam đoan trong mọi cuộc gặp gỡ với đối tác Việt
Nam, Canada đều nêu vấn đề nhân quyền, vì đó là điều không thể tách rời trong
chính sách ngoại giao của Canada. Nhưng những thúc đẩy cải thiện tự do, dân
chủ, nhân quyền, và pháp quyền của Canada, cùng làn sóng chỉ trích của cộng
đồng quốc tế cho đến nay vẫn không tạo được chuyển biến nào từ phía Hà Nội. Luật
sư Vũ Đức Khanh đề nghị hai biện pháp: (1) Thành lập một uỷ ban hỗn hợp Canada
– Việt Nam để thiết lập một danh sách các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại
Việt Nam (những tổ chức dân sự không nằm dưới “cái dù” Mặt Trận Tổ Quốc của đảng
CSVN). Dựa theo đó, Cơ quan CIDA (cơ quan viện trợ phát triển quốc tế của Canada
- Canadian International Development Agency) sẽ chỉ trợ giúp cho các tổ chức xã
hội dân sự độc lập để thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam mà thôi; (2)
Canada mở rộng chương trình trao đổi giáo dục để sinh viên Việt Nam có nhiều cơ
hội hơn sang Canada học hỏi. Đó là cách đầu tư về lâu về dài cho tiến trình dân
chủ hóaViệt Nam.
Trong phần hỏi đáp, nhiều vấn đề thiết
thực đã được cử toạ nêu lên.
Trước câu hỏi làm thế nào để báo chí
và truyền thông Canada lên tiếng về vấn đề biển đông, ông Đỗ Hoàng Điềm
đề nghị nên vận động giới truyền thông bản xứ song song với việc vận động các
tổ chức phi chính phủ (NGO). Luật sư Vũ Đức Khanh chia sẻ kinh nghiệm của ông
trong việc vận động truyền thông ở vùng Đông Nam Á qua đề tài Biển Đông và Việt
Nam. Ông cho rằng phải “kiên nhẫn và lựa chọn đúng đề tài”, cũng như phải làm
sao để chủ đề có ít nhiều liên quan đến nước chủ nhà.
Để trả lời câu hỏi về tình hình các tổ
chức xã hội dân sự tại Việt Nam, ông Đỗ Hoàng Điềm cho biết các tổ chức xã hội
dân sự hoạt động trong lãnh vực xã hội và từ thiện được làm ngơ phần nào nếu họ
không đụng chạm đến quyền lực của nhà nước. Tuy nhiên, những tổ chức xã hội dân
sự hoạt động trong lãnh vực liên quan đến nhân quyền hay cải cách thể chế thì
đều bị cấm đoán nghiệt ngã. Ước lượng hiện có khoảng từ 30 đến 40 tổ chức xã
hội dân sự như vậy. Tuy chỉ là con số rất nhỏ trong tổng số 88 triệu dân, nhưng
những tổ chức này đã chứng tỏ sự can đảm vượt bực, bất chấp những sách nhiễu,
đàn áp của nhà cầm quyền. Họ hoạt động công khai và thường xuyên.
Luật sư Vũ Đức Khanh nhấn mạnh về nhu cầu
hội nhập thế giới của Việt Nam hiện nay, đặc biệt Việt Nam là một trong 25 đối
tác đang cần sự giúp đỡ của Canada. Do đó, Canada có thể vận dụng sự liên hệ
này trong tiến trình dân chủ hoá Việt Nam. Để tránh những khó khăn đã gặp như
đối với TQ, ông đề nghị Canada nên tổ chức những hội đoàn dân sự trong đó bao
gồm lãnh tụ công đoàn (Việt Nam có thể sẽ là thành viên TPP, nên phải tuân thủ
các điều kiện về công đoàn độc lập), giới trí thức và các tổ chức dân sự khác.
Dân biểu Wayne Marston tán đồng đề nghị này.
Trả lời câu hỏi về hiệu năng của internet
trong việc dân chủ hoá Việt Nam, ông Đỗ Hoàng Điềm đã đưa ra hình ảnh minh họa
về sự thịnh hành của internet ở Việt Nam. Theo ông, Internet và Face Book là
phương tiện vô cùng hữu hiệu để trao đổi thông tin, liên lạc, kết nối trong
ngoài. Đây là điều mà nhà cầm quyền vô cùng lo ngại nhưng không thể nào ngăn
chặn được.
Một câu hỏi được gửi đến buổi hội thảo qua
intenet, muốn biết Việt Tân có sáng kiến nào để khơi động người dân đấu tranh
cho nhân quyền. Ông Đỗ Hoàng Điềm nêu ra một số thực tế có thể tác động tinh
thần đấu tranh như vấn đề tham nhũng, quyền lợi quốc gia bị xâm phạm, quyền lợi
người dân bị tổn thương,.v.v.... Người Việt Nam đã bị tước đoạt nhiều thứ
quyền, nhưng cơ bản và gần gũi nhất là quyền lựa chọn chính phủ của họ một cách
tự do và công bằng.
Đồng quan điểm với ông Đỗ Hoàng Điềm, LS
Vũ Đức Khanh đã nêu lên sự kiện hai phần ba dân số Việt Nam hiện nay ở độ tuổi
dưới 35. Nhiều người trong thành phần này đã công khai bày tỏ mong muốn có sự
thay đổi. Khi có điều kiện chọn lựa một cách tự do thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn
theo mong muốn của họ.
Để tạo tác động mạnh mẽ lên chính sách của
các chính phủ đối với Việt Nam, luật sư nhân quyền Chris Mcleod đề nghị một
việc làm đơn giản nhưng đầy hiệu quả. Đó là viết thư đến các toà đại sứ. Tất cả
thư sẽ được đón đọc. Việc đơn giản và trong tầm tay của mọi người nhưng sẽ ảnh
hưởng lớn lao lên các toà đại sứ, vì nhiệm vụ của họ là phải lắng nghe dân tình
bản xứ.
Anh ngữ được dùng trong cuộc hội thảo,
nhưng các trao đổi được thông dịch trực tiếp sang Pháp ngữ (ngôn ngữ chính thức
thứ hai của Canada) qua các hệ thống thính thị và internet do quốc hội Canada
thực hiện. Buổi hội thảo được truyền hình trực tiếp qua mạng Internet. Cơ quan
CPAC (Cable Public Affairs Channel) của chính phủ Canada cũng phát hình trực
tiếp cuộc hội thảo trên hệ thống của cơ quan này.
Được biết, trước đó một ngày, ông Điềm
cũng thực hiện một cuộc hội thảo trực tuyến với giới trẻ tại Đại học Toronto,
về chủ đề Triển vọng cho dân chủ ở Việt Nam và tác động đối với các nước Đông
Nam Á ( http://radiochantroimoi.com/phong-su/trien-vong-cho-dan-chu-o-viet-nam-va-tac-dong-doi-voi-cac-nuoc-dong-nam.html
). Và sau buổi hội thảo trên, ông Đỗ Hoàng Điềm cũng tiếp xúc với Bộ Ngoại giao
Canada để vận động nhân quyền cho Việt Nam.
RadioCTM tường thuật
Vận động chính giới Canada cho nhân quyền Việt Nam
Ông Đỗ Hoàng Điềm, DB Hoàng Mai, cô Mây Trần
|
Tiếp nối buổi hội thảo tại Quốc hội Canada ngày hôm trước, ông Đỗ Hoàng Điềm đã gặp gỡ một số vị dân cử tại thủ đô Ottawa trong hai ngày 19 và 20.11.2014 để vận động cho nhân quyền tại Việt Nam.
Trưa ngày 19.11,
ông Đỗ Hoàng Điềm thảo luận với Dân biểu Wayne Marston - Phó Chủ Tịch Ủy ban Nhân quyền và là
thành viên đối lập chính thức của Canada về Nhân Quyền - và đưa ra một số đề nghị cụ thể với Quốc Hội
Canada như
sau:
- Lên tiếng phản đối chính thức việc nhà
cầm quyền CSVN đối xử tàn bạo với TNLT Đặng Xuân Diệu.
- Bổ sung điều kiện nhân quyền vào các dự án viện trợ, cho vay vốn của chính phủ
Canada đối với Việt Nam.
- Yêu cầu hành pháp Canada hỗ trợ các tổ
chức xã hội dân sự ở Việt Nam qua việc giúp huấn luyện cách tổ chức và phương tiện hoạt
động.
- Yêu cầu Toà Đại Sứ Canada ở
Việt Nam hỗ trợ các nhà đấu tranh và gia đình họ bằng cách thăm viếng những người đang bị quản
thúc tại gia hoặc đang bị giam cầm trong lao tù.
Chiều cùng ngày, ông Đỗ Hoàng Điềm gặp gỡ
Dân biểu Hoàng Mai, thành
viên Ủy Ban Tài Chính Quốc Hội Canada, và trao đổi về
tình trạng nhân quyền Việt Nam.
Sau đó, ông Đỗ Hoàng Điềm gặp Dân biểu Adam
Vaughan, đại diện dân cử vùng Trinity-Spadina, Toronto, nơi có đông cử tri gốc Việt. Hai ông thảo luận khá chi tiết về tình trạng của một số nhà đấu tranh dân chủ trong nước.
Bước sang ngày 20.11.2014, vào lúc 10
giờ sáng, Dân Biểu Irwin Cotler, Ủy viên Hội Đồng Thúc Đẩy Nhân Quyền,
đã dành một giờ đồng hồ để thảo luận với ông Đỗ Hoàng Điềm về đề
nghị bổ sung điều kiện phải hủy bỏ Điều 258 và Điều 79 Bộ Luật Hình Sự VN vào Nghị
Quyết 395 mà ông Irwin Cotler đã đệ trình trước Quốc Hội Canada vào ngày
16.10.2013.
Sau đó, ông Điềm đến gặp bà Toby Schwartz, Giám Đốc Khu Vực Đông
Nam Á của Bộ Ngoại Giao Canada. Hai
bên đã trao đổi nhiều vấn đề trong lãnh vực nhân quyền tại Việt Nam và một số việc làm cụ thể trong thời gian tới.
Tường thuật buổi Toạ đàm về nhân quyền tại Nhà thờ
Thái Hà
Dân Luận tổng hợp
Tường thuật buổi Toạ đàm về
"Cơ chế của Liên Hợp Quốc về bảo vệ Người
bảo vệ nhân quyền"
ngày 26/11/2014
Lực lượng an ninh tuy được mời công khai tới dự
hội thảo nhưng không vào mà đứng ngoài nhà thờ Thái Hà và ngăn cản khách tham
gia hội thảo. Ảnh FB Chinh Minh.
Lúc 8 giờ 30 ngày 26/11/2014, tại Hội trường Nhà
thờ Thái Hà đã diễn ra buổi Tọa đàm chuyên đề “Cơ chế của Liên Hợp Quốc về bảo
vệ người bảo vệ nhân quyền”. Trong Thông cáo báo chí trước khi diễn ra buổi Toạ
đàm, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết: "Những người bảo vệ nhân quyền
(NBVNQ) đóng vai trò thiết yếu trong việc hiện thực hóa các quyền con người
được ghi nhận trong luật pháp quốc gia và các tiêu chuẩn theo luật quốc tế. Tuy
nhiên, trong nhiều năm qua, NBVNQ tại Việt Nam đã không được thừa nhận đúng mức
với vai trò cao cả này, không những thế họ phải luôn gánh chịu rất nhiều rủi ro
trong các hoạt động của mình. Vì thế Tọa đàm nhằm mục đích tôn vinh những người
bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam và tìm kiếm một cơ chế hữu hiệu để bảo vệ họ,
cũng như qua đó phổ biến ý thức tôn trọng nhân quyền và khuyến kích tất cả mọi
người trở thành những người bảo vệ nhân quyền”.
Đến tham dự buổi nói
chuyện ngày hôm nay có khoảng năm mươi nhà hoạt động về lĩnh vực nhân quyền
trong và ngoài nước, các nhân sĩ trí thức, nhận viên các đại sứ quán nước ngoài
yêu chuộng nhân quyền.
Trong các hình ảnh lan truyền trên Internet chúng tôi nhân thấy có những nhà hoạt động nổi tiếng như: Nguyễn Hồ Nhật Thành, Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Tường Thuỵ, Nguyễn Quang A, Nguyễn Kim Chi...
Trong các hình ảnh lan truyền trên Internet chúng tôi nhân thấy có những nhà hoạt động nổi tiếng như: Nguyễn Hồ Nhật Thành, Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Tường Thuỵ, Nguyễn Quang A, Nguyễn Kim Chi...
Tăng cường trấn áp trước buổi Toạ đàm
Tối 25/11/2014, nhà thờ Thái Hà, nơi sẽ diễn ra
buổi nói chuyện đã bị 1 viên cảnh sát và hai dân phòng, cùng những người lạ mặt
xông vào đòi gặp Linh mục Phượng. Giáo dân tại đây đã khoá trái cửa, gióng
chuông để kêu gọi sự giúp đỡ của các giáo dân khác. Sau khi thấy không thể nào
gặp được các vị linh mục, những nhân viên công lực này đã yêu cầu được ra về.
Sự việc này xảy ra khi trước đó có 2 người đem Bưu phẩm của Uỷ ban nhân dân
quận Đống Đa đến nhà thờ nhưng không có người nhận.
Công an xông vào nhà thờ Thái Hà. Ảnh: Bạch Hồng
Quyền
Theo FB Tao Vo Van cho biết:
Lúc 5 giờ sáng 26/11/2014, TS Nguyễn Quang A đi
bộ ra khỏi nhà để đến nhà thờ Thái Hà tham dự Toạ đàm, nhưng đã có khoảng 10
người mặc thường phục bám theo sau hòng ngăn cản ông đi. Khi ông đón xe bus để
đi cũng bị những người này ngăn cản không cho lên xe.
Lúc 9 giờ TS Nguyễn Quang A đến được đầu phố
Nguyễn Lương Bằng, thì bị hơn 30 nhân viên an ninh, công an, dân phòng ngăn cản
với vẻ hùng hổ và đe doạ. Khoảng 10 nhà hoạt động và 3 người nước ngoài là
thuộc các Đại sứ quán đã ra để "giải thoát" cho ông, và cuối cùng ông
cũng đến được buổi nói chuyện.
Đông đảo nhân viên công
lực ngăn cản TS Nguyễn Quang A. Ảnh: Peter Lâm Bùi
Các báo cáo khác cho biết, trong đêm 25/11/2014
nhiều nhà riêng của những nhà hoạt động nhân quyền cũng bị sách nhiễu,
"hỏi thăm" bất thường của Cảnh sát khu vực. Nhà báo độc lập JB Nguyễn
Hữu Vinh viết trên trang cá nhân mô tả việc công an đến nhà hỏi thăm rằng "mai
có các Đại sứ tổ chức về nhân quyền gì đó, hỏi anh xem có đi không?".
Thời gian qua, những nhà hoạt động nhân quyền
liên tục bị sách nhiễu và tấn công bởi những người lạ mặt nghi là nhân viên an
ninh. Nạn nhân mới nhất là ký giả Trương Minh Đức đã bị những người lạ tấn công
một cách dã man, trong số đó ông nhận ra 1 người đã từng "làm việc"
với ông ở đồn công an.
Trong thư mời Bộ công an và Sở công an Hà Nội
tham dự đã ghi rõ:
"Những người bảo vệ nhân quyền (NBVNQ) đóng
vai trò thiết yếu trong việc hiện thực hóa các quyền con người được ghi nhận
trong luật pháp quốc gia và các tiêu chuẩn theo luật quốc tế, và là thành trì
cuối cùng trong cuộc chiến chống lại phân biệt đối xử. Tuy nhiên, trong nhiều
năm qua, NBVNQ tại Việt Nam đã không được thừa nhận đúng mức với vai trò cao cả
của mình, không những thế, họ phải luôn gánh chịu rất nhiều rủi ro trong các
hoạt động của mình.
Trong kỳ Kiểm điểm Định
kỳ Phổ quát về Nhân quyền (UPR) tại Genève vào tháng 6/ 2014 vừa qua, Việt Nam
đã chấp nhận một số khuyến nghị về việc công nhận, bảo vệ, và đảm bảo môi
trường hoạt động cho những NBVNQ tại Việt Nam, mà cụ thể là khuyến nghị số
143.149 của Luxembourg,143.162 của Na Uy, 143.167 của Tunisia."
Một số hình ảnh từ buổi toạ đàm:
Hình ảnh tổng hợp từ những nhà hoạt động: Bạch
Hồng Quyền, Nguyễn Văn Đề, Trịnh Bá Phương...
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment