Friday, November 28, 2014

Một ngày bình yên, trong một đất nước bình yên là như thế!!!


Một ngày bình yên, trong một đất nước bình yên là như thế!!!

Blogger Điếu Cày kêu gọi kết nối phá vỡ bưng bít thông tin



image





Preview by Yahoo

 



Phương Bích - Tôi nhận được thông báo của Diễn đàn xã hội dân sự, về cuộc “Tọa đàm về Cơ chế của LIÊN HIỆP QUỐC về Bảo vệ Người Bảo vệ Nhân quyền”, tổ chức tại nhà thờ Thái Hà vào sáng ngày 26/11/2014. Trước đó, tiến sĩ Quang A cũng trao đổi trên diễn đàn, về cuộc nói chuyện với đại diện Bộ công an (là đối tượng được mời tham dự buổi tọa đàm). Việc các vị ấy từ chối tham dự không có gì khiến người ta phải ngạc nhiên. Nhưng nó cũng cho thấy sự bối rối của các vị ấy hơn là sự trơ trẽn. Nhận lời thì sợ rằng đương nhiên thừa nhận sự tồn tại của các tổ chức dân sự khác, trong khi nhà cầm quyền chỉ muốn đảng cộng sản và nhà nước lệ thuộc vào nó, là tổ chức độc tôn trên đất nước này. Không nhận lời thì vắng cô chợ vẫn đông, hiến pháp không cấm người dân ngồi tọa đàm với nhau, về mọi thứ trên đời, kể cả về tính chính danh của đảng cầm quyền này hay không.

Rút kinh nghiệm từ các cuộc hội thảo, tọa đàm trước đây bị quấy rối, ngăn cản khi được tổ chức tại các hội trường đi thuê hay đi mượn, hay ở quán cafe. Cuộc tọa đàm lần này, được các Cha dòng Chúa cứu thế nhà thờ Thái Hà cho mượn hội trường. Rất cảm ơn sự giúp đỡ của các Cha. Nếu không, cuộc tọa đàm hôm nay sẽ khó có thể diễn ra. Cái này là pha thủng lưới thứ nhất của nhà cầm quyền, khi họ đã khiến Lương, Giáo càng ngày càng xích lại gần nhau hơn.

Thế nên sáng nay tôi đi khá sớm, phòng tắc đường. Vừa dắt xe ra khỏi hầm, thấy 3 chú an ninh đang ngồi chờ vêu mặt. Chú lớn tuổi nhất tiến lại gần. Hai chị em chào hỏi nhau rôm rả. Tôi hỏi: Lại phải canh à? Rõ khổ! (tôi đoán đã canh thì canh từ sớm lắm)

Chú ấy hỏi chị đi đâu? Tôi thật thà bảo, chị đến nhà thờ Thái Hà. Chú ấy còn biết nói gì, ngoài việc “khuyên bảo” tôi đừng đi, nên ở nhà chăm bố già. Lại phải tranh luận tý, rằng các chú làm nhiệm vụ cứ làm, còn khuyên thì cả về trách nhiệm lẫn nắm bắt thông tin ngoài xã hội, chị mới là người khuyên các chú. Ai lại khuyên ngược đời thế? Chị đi còn để xem có ai phá buổi tọa đàm này không? Xem ông Phạm Quang Nghị nhận xét rằng Hà Nội rất bình yên có đúng không? Thôi, chị đi đây kẻo muộn, tranh luận thì để lúc khác.

Tôi phóng xe đi, thú thực trong lòng rất thương các em nó. Chúng nó không canh tôi thì khắc có người khác canh. Ai canh tôi cũng thương cả - rất thực lòng.

Ngay đoạn từ Nguyễn Lương Bằng rẽ vào, đã có một xe CSGT án ngữ. An ninh, dân phòng rải từ ngoài đường vào đến cổng nhà thờ. Một thành viên của Đại sứ quán Úc có thắc mắc, tại sao an ninh lại không dám vào nhà thờ? Cậu Lã Việt Dũng giải thích, theo Luật pháp, thì đất nhà thờ không phải đất công cộng, mà là thuộc quyền cai quản của nhà thờ (tôi hiểu nôm na là giống như các cơ quan quản lý trụ sở của mình vậy?), thế nên khi chủ nhà không mời thì khách không được vào.

Mọi người đến đông dần. Tất cả các thành viên của các Sứ quán đều phải đi bộ từ ngoài ngõ vào, vì xe ô tô bị chặn ngay từ ngoài đường Nguyễn Lương Bằng. Trước khi tôi đi, đã kịp đọc thông báo của tiến sĩ Nguyễn Quang A trên mạng, rằng ông đang bị năm sáu người cản trở, khi ông đi bộ trên đường Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm từ lúc 5 giờ sáng. Ông phải đi bộ vì bị những người kia chặn không cho ông lên xe buýt.

Như vậy, với tuổi ngoài 60, tiến sĩ Nguyễn Quang A đã đi bộ hơn 10 km để sang Hà Nội. Vợ con ông đi xe máy kèm theo, phòng bất trắc. Hơn 9 giờ sáng, ông đã đến được ngã tư Ô Chợ Dừa, và đang bị chặn quyết liệt ở đó. Có lẽ Ban tổ chức chưa lường được tình huống này, nên chưa có sự điều phối người để hỗ trợ tiến sĩ. Khi tôi hỏi, thì biết đã có vài giáo dân ra đón bác Quang A. Không yên tâm lắm, tôi xuống nhà, phóng xe về phía Ô Chợ Dừa. Vừa ra khỏi cổng nhà thờ, thấy chừng nửa trăm nhân viên an ninh ngồi dọc 2 bên đường – uống nước trà và chờ đợi! Ngoài đường cũng nửa trăm nữa đang đứng duyệt binh hai bên ngõ.

Tôi phóng xe đi, mắt chăm chăm nhìn sang bên kia đường. Đến đầu Ô, thấy một đám đông đông trên vỉa hè, tôi bèn dắt xe sang đường, lại gần mới nhận ra bác Quang A đang đứng giữa vòng vây, nhờ vóc dáng cao lớn của bác ấy. Tôi gọi to:

- Bác Quang A!

Bác ấy chen ra, mặt đầy mồ hôi. Tôi bảo bác ấy:

- Bác lấy xe em mà đi này

Nhưng bác ấy bảo không có mũ. Tôi bảo bác cứ đi đi, xe đạp điện không cần mũ. Một cậu an ninh bảo: thế sao chị lại đội mũ? Anh Trương Văn Dũng đứng cạnh đó, bèn tháo mũ bảo hiểm đưa cho bác Quang A, nhưng chính lúc tranh cãi lằng văn nhằng đó, bác Quang A đã nhanh chân rảo bước khỏi đám đông, mấy thanh niên chạy ùa theo để ngăn cản, nhưng bị chúng tôi la lối phản đối. Rốt cuộc họ đành lẵng nhẵng đi theo chúng tôi và bác Q.A

Vừa đi vừa nhìn bác ấy mồ hôi ướt đầm, thấy thương và cảm phục người đàn ông này quá. Đừng ai nói rằng trí thức Việt Nam chẳng làm gì nữa nhé.

Đến lối rẽ vào ngõ, chỗ này mới thực sự là chốt cuối cùng – đông đặc người!

Tất cả chúng tôi lập tức gần như lọt thỏm vào trong đám đông an ninh và dân phòng. Một bác giáo dân trung niên, dùng lưng che trước mặt bác Quang A như kiểu che cho thủ lĩnh, bị đám an ninh đe dọa gì đó, nhưng bác ấy rất cứng, bảo chả có lý do gì bắt bác ấy cả. Trong lúc xô đẩy hỗn loạn, tôi bèn lách ra, phi xe vào nhà thờ, quẳng xe ngay tại cổng, cùng lúc có Lã Việt Dũng, mấy người phụ nữ ở các sứ quán đang đi ra cổng. Hẳn cô gái tên Mai Thanh lúc trước đã kịp phóng xe về nhà thờ, “xin hỗ trợ” cho bác Quang A.

Tất cả chúng tôi hối hả đi ra đường, nhìn thấy bác QA đang bị ép sát vào phía tường nhà dân. Mấy tay an ninh dùng lưng chắn đường những phụ nữ ở sứ quán đang tìm cách len vào chỗ bác ấy. Mọi người cố ẩy mấy cái lưng ra, bảo sao người Hà Nội gì mà bất lịch sự thế. Giờ mới thấy gã họ Lã dũng cảm. An ninh đông đặc thế mà hắn len vào tít phía trong, nắm tay bác QA đưa ra. Thoát ra khỏi lớp an này, lớp an khác lại trờ tới. Một phụ nữ Châu Âu cao lớn vừa đi tới, lên tiếng gọi tiến sĩ QA. Hai người bèn a lên, vòng tay ôm nhau qua một cái lưng của tay an ninh nào đó, tôi đứng đằng sau, tiện tay đẩy mạnh bác Q.A cho ra hẳn khỏi cái đám đông như ruồi bu ấy....Giằng co thêm một tý, chả hiểu sao lúc đó họ lại buông, nên tất cả chúng tôi đi vào trong nhà thờ bình an. Sau này, anh Trương Văn Dũng kể, có nghe được bọn họ hỏi nhau: có chặn nữa không? Một tay nào đó bảo: Thôi!

Hội trường ồ lên khi tiến sĩ Quang A xuất hiện. Tôi nghĩ bụng, bảo hôm nay đúng là Lương, Giáo – Nội, Ngoại kết hợp để giải cứu tiến sĩ, không phải thoát khỏi bàn tay của Mafia, mà là an ninh Hà Nội. Lâu lắm rồi tôi mới bị một phen tim phổi nhảy nhót, chân tay run bắn lên. Vừa mệt, vừa ức, vừa cả...buồn cười, vì cái cách chặn người lố bịch của công an Hà Nội. Thà rằng họ cứ khênh tiến sĩ lên xe, đưa đi đâu đó câu lưu cho đến hết giờ thì đỡ khổ cả 2 đàng. Chứ huy động cả đống người đứng đầy đường, rồi co kéo xô đẩy chả ra cái thể thống gì. Thế là chính họ đã bôi nhọ chế độ này chứ ai?

Thế đấy chú an ninh nhé. Nếu hôm nay chị ở nhà, làm sao chị biết được thành phố ta thanh bình như ông Phạm Quang Nghị nói là như thế nào. Ới ông Nghị ơi, lần sau xin mời ông đích thân ra đường nhé!





Vì sao Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa???(*)


FB Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Theo tin của Asahi Shimbun ngày 23/11, thì trong một dịp hiếm hoi, một sĩ quan cao cấp của Trung Quốc đã tiết lộ mục tiêu xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa mà họ gọi là Nam Sa.

Đại tá Jin Zhirui, thuộc Bộ Tư lệnh Không quân PLAAF đã nói trước Diễn đàn Hương Sơn rằng "Chúng tôi cần có căn cứ để đặt trạm radar và để thu thập thông tin tình báo".

Tạp chí IHS Jane's ngày 20/11 đã có bài tường thuật về tiến trình biến đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo dài tới 3'000 mét, rộng từ 200-300 mét để làm đường băng sân bay của Trung Quốc.




Sinodefense trong vài ngày qua cũng đã có thành viên đưa ảnh dự án căn cứ Đá Chữ Thập lên diễn đàn để cùng bàn luận, trong đó có một đường băng, một âu thuyền cùng với kho bãi và các khu vực hỗ trợ.

Như thế, đảo Đá Chữ Thập sẽ có vai trò như là căn cứ tiền tiêu của Trung Quốc ờ biển Đông nhằm thu thập thông tin về hoạt động của tàu chiến — máy bay của nước ngoài trong khu vực.

Đối với Việt Nam, một khi căn cứ này đi vào hoạt động, thì căn cứ Cam Ranh sẽ bị án ngữ ngoài khơi, mọi hoạt động từ Cam Ranh đều có thể bị theo dõi chặt chẽ 24/24.

Bài cùa Asahi Shimbun: http://bit.ly/11Tl5Sm
Bài của IHS Jane's: http://bit.ly/1rfroet

Nguồn : FB Hưng Phạm Ngọc 

(*) Tựa mình dẫn




Kinh tế Việt Nam sẽ sụp đổ trong những năm sắp tới?!













Ngọc Ẩn (Danlambao) - Nhìn vào sự tranh dành ngân hàng giữa các nhóm đảng viên CSVN để sống còn. Nhóm của chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đang tranh dành với nhóm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Nguyễn Sinh Hùng đang tranh dành chức Thủ Tướng với ông Dũng, nếu không có tiền thì khó lòng thắng ông Dũng. Nhóm Nguyễn Tấn Dũng đang nắm hệ thống ngân hàng. Khi kinh tế kiệt quệ thì nhóm nào còn tiền sẽ thắng. Tại sao tôi lại dự đoán kinh tế CSVN sẽ sụp đổ trong tương lai gần?
1. Những dấu hiệu đã bắt đầu hiện rõ tương tự như kinh tế Mỹ trong thời suy thoái những năm 2008-2010. Những ngân hàng nhỏ khánh tận và phải nhập vào những ngân hàng lớn. Sau đó những ngân hàng lớn cũng khánh tận và chính phủ Mỹ phải in dollars để cứu những ngân hàng lớn. Thị trường chứng khoán và địa ốc tuột dốc thê thảm. Hiện tượng này đang xảy ra tại VN.

2. Nợ công quá cao. Phải dùng 65% tổng sản lượng quốc gia để trả nợ. Đây là con số chính thức do đảng CSVN xác nhận. Thực tế có thể còn cao hơn.

3. Chi quá nhiều công quỹ để trả lương cho hệ thống chính phủ và hệ thống đảng vận hành song song rất tốn kém.

4. Chi phí quá nặng nuôi một bộ phận công an quá đông để đàn áp và cướp của dân. 

5. Quốc gia Miến Điện đang phục hồi dân chủ và đầu tư ngoại quốc đang đổ vào Miến Điện sẽ làm giảm đầu tư vào Việt Nam.

6. Nam Hàn đang đầu tư vào nhân công rẽ ở Bắc Hàn. Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-Un giết các tay chân thân Tàu, và Kim Jong-Un đang chống TQ. Dân Bắc Hàn sẽ chết đói và Kim Jong-Un sẽ không còn chọn lựa nào khác là mở cửa mời Nam Hàn xây dựng thêm cơ xưởng ở Bắc Hàn giúp tạo công ăn việc làm. Cách đây 40 năm TQ dưới thời Đặng Tiểu Bình đã bắt tay với Mỹ để cứu đói dân TQ. Hiện tại Nam Hàn đã có công ty sản xuất tại bên trong Bắc Hàn. Nam Hàn sẽ chọn đầu tư vào Bắc Hàn thay vì Việt Nam vì ít hao tốn tiền chuyên chở cộng thêm nhân công rẽ và không bị bất đồng ngôn ngữ. Kim Jong-Un vừa lên tiếng kêu gọi trở lại bàn đàm phán vô điều kiện với 6 quốc gia về vấn đề võ khí nguyên tử mà trước đây Bắc Hàn đã tẩy chay. Kin Jong-Un đang muốn xích gần hơn với Nam Hàn để kiếm ăn.

7. Ngư phủ VN không dám ra Hoàng Sa và Trường Sa đánh cá vì sợ TQ húc chìm tàu. Nhiều triệu người sống nhờ biển sẽ thất nghiệp.

8. Hàng trăm tàu đánh cá lớn của TQ vào biển VN bắt cá, tôm, mực, rùa mỗi ngày. TQ dùng các loại lưới cào thì chỉ trong vòng 2 năm biển miền Bắc và miền Trung VN sẽ hết cá.

Chúng ta phân tích điểm số 1: Chính phủ Mỹ đã cho in cả nghìn tỷ dollars để cứu hệ thống ngân hàng khỏi bị sụp đổ trong thời kỳ suy thoái. Những ngân hàng lớn của Mỹ như Bank of America, Citi Bank, và hai ngân hàng liên bang Fannie Mae and Freddie Mac, JP Morgan phải mượn chính quyền liên bang cả 200 tỉ Mỹ kim cho mỗi ngân hàng. Thế giới hiện tại vẫn sử dụng Mỹ kim làm bản vị trao đổi hàng hóa, thực phẩm, do đó Hoa Kỳ có thể in tiền để cứu nguy kinh tế mà không sợ các quốc gia khác không nhận Mỹ kim. Khi hệ thống ngân hàng Việt Nam bị sụp đổ thì đảng CSVN không thể in tiền VN để trả nợ ngoại quốc hoặc nhập cảng hàng hóa vì tiền "Đồng" của VN không có giá trị bên ngoài VN, và chắc chắn là không có sức mạnh như Mỹ kim. Người dân VN muốn bảo vệ tài sản thì nên cất giữ Mỹ kim, vàng hoặc gửi tiền ở các ngân hàng ngoại quốc. Đảng CSVN trong những ngày sắp tới sẽ bòn rút ngoại tệ từ dân. Để cứu nguy kinh tế nội địa thì đảng CSVN sẽ bán công phố phiếu ngắn hạn, dài hạn và cướp quý kim và ngoại tệ của dân. Sau khi những biện pháp đó không ngăn chận được được kinh tế sụp đổ thì đảng CSVN sẽ in rất nhiều tiền để mua hàng hóa, thực phẩm nội địa đem xuất cảng, và như thế tiền VN sẽ lạm phát và thực phẩm tiếp tục tăng giá không biết tới đâu?
Chúng ta tiếp tục phân tích điểm thứ 2, 3 và 4: Cả 3 điểm này có liên hệ với nhau. Trước hết chúng ta cần chia nợ công ra làm hai loại. Loại thứ nhất là nợ người dân trong nước do đảng CSVN phát hành công khố phiếu, loại này ít phải lo hơn loại nợ thứ 2 là nợ vay từ ngân hàng ngoại quốc. Loại nợ thứ nhất có thể trả bằng tiền VN và có thể giật nợ mà người dân chẳng làm gì được chế độ độc tài toàn trị. Loại nợ thứ 2 phải trả bằng Mỹ kim hoặc Euro. VN hiện nay mang loại nợ thứ 2 rất nhiều. 

Hệ thống chính quyền của CSVN bao gồm hệ thống chính phủ và hệ thống đảng. Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là đảng trưởng đảng CSVN nhưng đảng không trả lương cho ông ta. Ông Trọng nhận lương từ tiền thuế của dân để phục vụ cho đảng CS, khi ông về hưu thì dân tiếp tục nai lưng trả tiền hưu. Một ông Chủ Tịch Huyện của hệ thống chính phủ lại kèm theo một ông Huyện Ủy của hệ thống đảng, cả 2 ông đều lãnh lương từ tiền thuế của dân. Khi tiền lương ít ỏi của công nhân nghèo bị trừ một phần để gọi là xóa đói giảm nghèo nhưng thực chất là đảng CSVN bóc lột công nhân để nuôi những người Huyện Ủy, Tỉnh Ủy, Quân Ủy và ủy ban thường vụ BCT đảng CSVN. Công nhân làm kiệt sức để trả lương cho các ngài Ủy... chỉ ngồi không ăn bác vàng, bên cạnh đó người dân phải đóng tiền tham nhũng cho cả 2 người, Chủ Tịch Huyện và Huyện Ủy. Công nhân cần phải mạnh mẽ chống lại việc trừ lương để xóa đói giảm nghèo và mọi hành động bóc lột khác từ "đảng" cho đến khi đảng CSVN ngưng trả lương cho các ủy viên đảng CSVN. Nhân viên của đảng CSVN, làm việc đảng thì đảng trả lương chứ hà cớ gì bắt dân trả lương? Đảng CSVN bắt công nhân nghèo phải trả lương cho những ủy viên nhà giàu là việc làm đầy áp bức, bóc lột. 

Đảng CSVN chu cấp hậu đãi, trang bị vũ khí và dụng cụ điện tử tối tân cho một tập thể rất lớn công an và dư luận viên. Họ chỉ có mục đích theo dõi, đàn áp dân và tham nhũng. Đảng CSVN cần kiếm tiền nhanh chóng để trả lương hàng tháng cho công an bằng cách tăng giá xăng, giá điện, nước, tiền học phí và thu phí đi đường. Đảng CSVN còn làm ngơ hay khuyến khích công an ăn cướp tài sản của dân để bớt chi phí cho đảng và Nhà Nước. Nhà báo Trương Minh Đức đang khiếu nại việc Trung Tá công an tên Hòa và đám công an đàn em mới vừa cướp tiền, laptop computer, dụng cụ điện tử của ông Đức. Nếu việc này không được đem ra xử thì chúng ta phải hiểu là ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Đại tướng Trần Đại Quang khuyến khích công an đi ăn cướp để trừ vào phần đảng CSVN trả thiếu cho lực lượng công an. Công an cũng cướp nhà cướp đất, chận xe thu tiền mãi lộ của dân và đảng CSVN coi đó là tiền thưởng, tiền huê hồng của lực lượng công an do dân trả. Cái thời ăn cướp lén lút chận đường cướp của lúc trời tối rồi bỏ chạy đã qua. Ở trong thiên đường XHCN VN thì cướp không cần bỏ chạy mà còn đứng đó đánh, chửi mắng nạn nhân và bỏ tù nạn nhân. Bọn cướp là bọn công an nhân dân và tướng cướp nằm trong BCT. Những kẻ nằm trong BCT đảng CSVN đã từng là những tên ăn cướp. Hồ Chí Minh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Tấn Dũng đều là những tên cướp nhà, cướp đất, cướp tài sản của dân.

Chúng ta phân tích điểm 7 và 8: Xuất cảng hải sản mang lại một nguồn lợi nhiều tỷ Mỹ kim hằng năm giúp ngư dân nuôi sống gia đình và tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn người kể cả ngư phủ và công nhân chế biến, xuất cảng thủy sản. Tàu của ngư phủ VN bị tàu TQ húc chìm, ngư phủ VN bị hải quân TQ đánh đập, cướp hải sản mà đảng và Nhà Nước CSVN không dám đứng ra bảo vệ thì tương lai số người thất nghiệp sẽ tăng cao. Hoàng Sa và Trường Sa đang biến thành ngư trường của TQ. Hàng trăm tàu đánh cá TQ mang lưới cào vào vùng biển VN để càn quét tất cả hải sản từ nhỏ đến lớn mà nhà cầm quyền CSVN vẫn đồng ý như thế. Chỉ trong vòng 2 năm thì biển miền Trung và miền Bắc sẽ hết hải sản thì gia đình ngư dân chết đói.

VN là một quốc gia với hệ thống hành chánh quá tốn kém do trả lương cho nhân viên của cả hệ thống "đảng" và "chính phủ". Đảng CSVN nuôi một tổ chức công an quá đông chỉ để bảo vệ đảng CSVN và bọn tham nhũng chứ không bảo vệ tổ quốc. Nhà Nước trả lương cho các đại biểu quốc hội do họ chọn lựa chứ không do dân chọn. ĐBQH chỉ biết làm theo lệnh đảng CSVN và không phục vụ quyền lợi người dân. Đầu tư từ ngoại quốc bị cạnh tranh khốc liệt với những quốc gia như Miến Điện, Thái Lan, Indonesia và tương lai là Bắc Hàn. Đảng CSVN tăng giá xăng, điện, nước để kiếm tiền nuôi công an và "đảng" khiến giá thành sản phẩm cao và đưa đến yếu thế cạnh tranh với các nước láng giềng. Ngoài biển thì bị TQ cướp hải sản và ngư dân thất nghiệp cộng thêm tham nhũng tràn lan sẽ đánh sập kinh tế VN. 

Tất cả những thứ đó đang xảy ra và kinh tế sẽ sập trong tương lai gần. Việc trước mắt là cần ngưng trả lương cho các "đảng ủy", các ĐBQH vô tích sự và cắt giảm chi phí dành cho công an để giảm bớt gánh nặng. Tăng kinh phí bảo vệ ngư dân để ngành xuất cảng hải sản tiếp tục tạo công ăn việc làm. Đảng CSVN luôn tuyên bố cần ổn định để phát triển kinh tế. Ổn định thế nào khi ngư dân không dám ra Hoàng Sa và Trường Sa đánh bắt hải sản? Trong đất liền thì công an cướp tài sản, giết dân? Tất cả những thay đổi vừa kể chỉ có thể thực hiện khi chúng ta thay thế tất cả ê kíp lãnh đạo hiện tại bằng phương pháp tự do ứng cử và tự do bầu cử. Chỉ như thế thì người có thực tài sẽ được dân chọn ra lãnh đạo đất nước. Việt cộng bầu cho Việt cộng thì muôn đời vẫn là Việt cộng.

24/11/2014




Hai tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc tấn công ở vùng biển Hoàng Sa


Tàu cá của ngư dân Đỗ Thành bị tàu Trung Quốc tấn công vào trưa ngày 26-11-2014.


Minh Trí (NDĐT) - Chiều 27-11, 14 ngư dân trên hai tàu tại Quảng Ngãi đã về đến đất liền sau khi bị tàu Trung Quốc tấn công vào trưa ngày 26-11 tại vùng biển đảo Đá Lồi, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Tại Đồn Biên phòng cảng Sa Kỳ, chủ tàu cá QNg 90226-TS Đỗ Thành (45 tuổi), ở Định Tân, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại: Vào trưa 26-11, tàu chúng tôi đang thả lưới đánh cá chuồn tại khu vực vùng biển Đá Lồi, thuộc quần đảo Hoàng Sa thì có một tàu Trung Quốc mang ký hiệu 46102 áp sát, sử dụng các dụng cụ đập phá tàu và cắt lưới của chúng tôi. Sau đó khoảng 1 giờ, cũng trên vùng biển này (tại tọa độ 16,02 độ vĩ bắc, 111,30 độ kinh đông) có thêm hai tàu Trung Quốc (mang ký hiệu số 2, tàu màu trắng) chạy đến áp sát, sử dụng vòi rồng tấn công vào tàu cá của chúng tôi, đồng thời tông mạnh vào mạn trái tàu, ngay vị trí của buồng lái nên tàu đã hư hỏng nặng.

Thuyền trưởng Đỗ Văn Nam tàu cá QNg 90226-TS bức xúc nói: “Bọn tui kéo lưới chuẩn bị chạy vô, thì phát hiện hai tàu Trung Quốc đi vòng phía sau tàu cá của mình rồi tấn công bằng vòi xịt nước, tôi thấy vậy cho tàu tránh sang phải chạy vô nhưng tàu Trung Quốc quyết ngăn cản và xông thẳng vô tàu làm hỏng ca-bin. Lúc đó tôi điếng hồn luôn, hết muốn nói nữa rồi... chỉ còn kịp báo cho tàu cá trong tổ đội đánh bắt gần đó đến cứu mấy thuyền viên trên tàu đi về.”

Vụ tấn công này đã làm tàu anh Thành mất 80 tấm lưới, hỏng ca-bin, hỏng máy dò, vỡ bô tàu, bô máy, gãy cần dò cá... tổng thiệt hại khoảng 210 triệu đồng. Rất may bảy lao động trên tàu không ai bị thương tích.

Tàu cá của ngư dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn bị tàu Trung Quốc đập phá hư hại nặng.

Cũng vào thời điểm trưa ngày 26-11, tàu cá QNg 95159 của ông Phạm Y (44 tuổi, ở huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đang đánh lưới rê cá chuồn ở gần đó cũng bị tàu Trung Quốc mang ký hiệu số 2 (tàu màu trắng) dùng vòi rồng tấn công. Ông Phạm Y kể lại: Tàu chúng tôi đang khai thác tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam thì cũng bị tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công. Tàu của họ dùng vòi rồng tấn công tàu chúng tôi tổng cộng ba lần, mỗi lần họ phun khoảng từ 3-4 phút. Sau khi bị tấn công, chúng tôi đã chủ động cắt lưới (cho nhẹ tàu) để quay tàu tránh né.Tuy nhiên, với sức công phá khá mạnh của vòi rồng, tàu của ông Phạm Y cũng bị vỡ kính ca-bin. Vụ tấn công của tàu Trung Quốc đã làm ông Phạm Y thiệt hại hơn 50 tấm lưới, trị giá 20 triệu đồng. Rất may bảy thuyền viên trên tàu cũng không ai bị thương.

Hiện nay, trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam đang có nhiều tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi khai thác hải sản đã hơn 20 ngày qua và đến ngày 26-11 thì đã bị tàu Trung Quốc liên tục xua đuổi, tấn công, làm cho ngư dân gặp khó khăn trong khai thác hải sản.

Minh Trí

P/S: Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi tại Hội nghị tỉnh ủy Quảng Ngãi vào sáng ngày 27.11, trong 9 tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh đã có 7 tàu/ 72 ngư dân bị bắt giữ, 34 tàu/422 ngư dân bị 'nước ngoài' ngăn cản, đập phá, tịch thu tài sản. Và Báo Công An Online vẫn tiếp tục điệp khúc bị tàu 'NƯỚC NGOÀI' tấn công: Ngư dân Quảng Ngãi trình báo bị tàu nước ngoài tấn công ở Hoàng Sa



'Xã hội dân sự VN sẽ tiến triển mạnh'




















BBC - Mặc dù có khó khăn, xã hội dân sự ở Việt Nam đang tìm được chỗ đứng, phát huy vai trò của mình, theo ý kiến các nhà quan sát và hoạt động từ Việt Nam.

Xã hội dân sự đang khẳng định vai trò không những trong 'thực tiễn' mà còn trong 'tác động' tới sửa đổi, hình thành chính sách của nhà nước, vẫn theo ý kiến phát biểu tại cuộc Tọa đàm Trực tuyến trên Google Hangout của BBC hôm 27/11/2014.

Tiến sỹ Trần Tuấn, một nhà nghiên cứu về chính sách và phát triển cộng đồng thuộc Vusta (Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), nói với Tọa đàm:

"Chúng tôi thấy rằng trong những năm vừa qua đã có sự phát triển, chúng tôi gọi là gia tốc tăng lên ngày càng nhanh, đặc biệt trong 5 năm qua.

"Vào khoảng hai năm gần đây, thấy rằng có sự phát triển, tiếng nói của xã hội dân sự bắt đầu dần đi vào, ngoài những vấn đề thực tiễn, nhưng đồng thời trong cả vấn đề chính sách, hoặc những tác động để thay đổi chính sách đã bắt đầu có được.

"Đặc biệt tiếng nói của xã hội dân sự trong vấn đề nghiên cứu, tác động chính sách và những vấn đề đi dần vào các lợi ích của người dân được đặt lên trên bàn để thảo luận trong vấn đề cân bằng lợi ích với các bên doanh nghiệp, cũng như bên về các lợi ích của nhà nước.""Cho nên, trong trung hạn và dài hạn, chúng tôi nghĩ, trong thời điểm khoảng 3-5 năm tới sẽ thấy một sự thay đổi một cách mạnh mẽ hơn nữa của xã hội dân sự.

Triển vọng lâu dài

Về triển vọng lâu dài của xã hội dân sự, nhà nghiên cứu cho rằng Việt Nam sẽ theo kịp bước của thế giới văn minh để có chỗ đứng cho định chế này.

Tiến sỹ Trần Tuấn nói: "Còn về mặt lâu dài, chúng tôi nghĩ rằng chắc chắn Việt Nam sẽ phải chung bước với sự tiến bộ của thế giới văn minh này, có nghĩa là phát triển xã hội phải đứng trên trụ cột có nhà nước, có thị trường và có xã hội dân sự.

"Trong đó tôi nghĩ vai trò hiện nay, lúc này đang cần là cần có sự đi đầu của những các nhà hoạt động dân sự, chúng tôi gọi là thực tiễn, để lấy thực tiễn buộc thay đổi chính sách và điểm thứ hai nữa là phải có sự vào cuộc của các nhà khoa học.

"Tôi nghĩ rằng đã đến lúc các nhà khoa học phải thể hiện mình, hay nói khác đi phải 'lột xác' so với trước. Bởi vì chúng ta thấy rằng trước đây so với bây giờ, thực tiễn bây giờ đòi hỏi các nhà khoa học phải gắn với thực tiễn hơn rất nhiều.

"Và nếu làm được việc đấy, cứ trước hết nhắm vào các vấn đề mà tôi cho rằng, chưa nói gì đến các vấn đề chính trị, thì ít nhất là vấn đề về an sinh xã hội, về vấn đề y tế, giáo dục v.v..., cũng đủ để mà xã hội dân sự, các tổ chức xã hội dân sự thể hiện được tiếng nói của mình."

'Không thể đảo ngược'

Nhà xã hội học, Tiến sỹ Lê Bạch Dương, chuyên gia trong lĩnh vực phát triển xã hội, cho hay ông lạc quan về triển vọng của xã hội dân sự ở Việt Nam.

Ông nói với Tọa đàm của BBC: "Tôi khá là lạc quan, tôi nghĩ là xã hội dân sự đương nhiên sẽ tiếp tục phát triển, và điều kiện khách quan ở Việt Nam hiện nay cũng đang mở ra những cơ hội.

"Chẳng hạn Việt Nam hiện nay, đang hội nhập rất mạnh mẽ, tham gia rất nhiều những diễn đàn quốc tế song phương, đa phương, ký kết rất nhiều những công ước v.v...

"Rồi những nguồn thông tin toàn cầu thông qua hệ thống Internet, thông qua những tài liệu thông tin, những giòng di cư dịch chuyển, rồi người dân Việt Nam bây giờ cũng đi du lịch, rồi người nước ngoài vào Việt Nam và sự tham gia của những nhà tài trợ, những tổ chức quốc tế vào Việt Nam.

"Bên cạnh giúp cho Việt Nam phát triển về mặt kinh tế, về mặt thể chế, cũng có rất nhiều những chương trình khuyến khích, thậm chí đặt vấn đề bắt buộc phải có sự tham gia của người dân, tham gia của những tổ chức cộng đồng.

"Và bằng sự tham gia như vậy thì các tổ chức cộng đồng hay những tổ chức phi chính phủ, không những chỉ tiếp cận được với những nguồn thông tin kiến thức mà còn có được những kỹ năng phát triển xã hội dân sự rất tốt.

"Có những mối liên kết vượt ra ngoài biên giới quốc gia, cho nên tôi nghĩ triển vọng đấy là không thể đảo ngược được và xã hội dân sự đang từng bước trưởng thành, tôi nghĩ như vậy. Nói chung là tôi rất lạc quan và đó là quan điểm chung của tôi về triển vọng của xã hội dân sự."

'Xu thế tất yếu'

Mặc dù vai trò và triển vọng của xã hội dân sự Việt Nam là như vậy, nhưng theo ông Lê Bạch Dương, định chế này đang gặp một số khó khăn, thách thức nhất định.

Nhà xã hội học nói với Tọa đàm: "Tất nhiên là nó cũng có những khó khăn, chẳng hạn như vấn đề khung pháp lý ở Việt Nam như các anh chị biết chưa có được khung pháp lý tạo điều kiện cho xã hội dân sự phát triển tốt.

"Rồi nhận thức xã hội còn có những hạn chế, rồi những vấn đề nguồn lực, nhân lực vẫn còn có những giới hạn, tuy nhiên tôi tin rằng xu thế đó đang ngày càng tích cực hơn."

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, nói với Tọa đàm từ Nha Trang:

"Tôi cũng đồng ý và thấy lạc quan về tình hình phát triển của xã hội dân sự, bởi vì xã hội dân sự là 
một trong những điều kiện tiên quyết, tiến trình phát triển của đất nước cần xã hội dân sự.

"Vì vậy, là một trong những người đi đầu, tôi nghĩ dù có khó khăn thì nhất định nó sẽ phải phát triển vì đó là xu thế tất yếu không thể nào thay đổi trong thời điểm hiện tại."

'Bảo vệ nhân quyền'

Mới đây tại Hà Nội diễn ra một cuộc Tọa đàm về bảo vệ "người bảo vệ nhân quyền" ở Việt Nam với sự tham gia của đại diện nhiều đoàn ngoại giao, sứ quán nước ngoài.

Được hỏi vì sao vấn đề này được đặt ra và 'bảo vệ nhân quyền' có quan hệ gì với xã hội dân sự hay không, hay là nằm ngoài thiết chế này, blogger Nguyễn Tường Thụy, một nhà báo độc lập từ Hà Nội tham dự sự kiện, nói với Tọa đàm của BBC:

"Trước hết là nó không hề nằm ngoài một chút nào cả.

"Bằng chứng là chủ trương của buổi tọa đàm này là mời tất cả các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam tham gia và đã có nhiều tổ chức tham gia.

"Như là ngày hôm qua (26/11), trong buổi tọa đàm ấy có Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị, Hội Nhà báo Độc lập, Hội Anh em Dân chủ, Hội Bầu bí Tương thân, Mạng lưới Bloggers, No-U Sài Gòn, No-U Hà Nội, hay là Hội Phụ nữ Nhân quyền.

"Cho nên điều này, các tổ chức này không có gì độc lập và khác biệt với các tổ chức dân sự của xã hội dân sự Việt Nam hiện nay," ông Thụy nói.

'Đương nhiên liên hệ'

Cũng về vấn đề này, nhà xã hội học Lê Bạch Dương bình luận:

"Tôi cũng hoàn toàn đồng ý với ý kiến của anh Tường Thụy là không có gì mà có thể nói là nằm ngoài sự quan tâm của xã hội dân sự cả.

"Vấn đề bảo vệ những người 'bảo vệ nhân quyền', tôi thấy rằng cái này đương nhiên là một vấn đề mà xã hội dân sự phải quan tâm, và cái nhận thức của xã hội dân sự, của những tổ chức xã hội dân sự, cũng trong thời gian khoảng hơn mười năm nay, đã được nâng lên hơn rất nhiều.

"Rất nhiều tổ chức xã hội dân sự cũng đang làm những vấn đề liên quan đến quyền. Và tôi có thể nói hầu hết các tổ chức cộng đồng hay những tổ chức phi chính phủ hiện nay, không ít thì nhiều, đều đề cập những vấn đề liên quan đến nhân quyền.

"Hoặc là bình đẳng giới, hoặc những vấn đề quyền kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau, cho nên việc bảo vệ những người 'bảo vệ nhân quyền' thì tôi hình dung, tôi có thể khẳng định luôn nó chính là một trong những cái là mối quan tâm của các tổ chức xã hội dân sự và tất nhiên sự tham gia là ở các quy mô khác nhau.

"Và tôi cũng đồng ý với các ý kiến của các anh chị trước là chúng ta đừng giới hạn xã hội dân sự chỉ ở những tổ chức có đăng ký, mà đây có thể là những mạng Internet hay là những nhóm người dân cùng chia sẻ những mối quan tâm khác nhau.

"Cho nên khi đã trở thành một vấn đề quan tâm chung, thì sự bảo vệ 'những người đứng ra bảo vệ' những vấn đề quyền của người dân thì đương nhiên tôi nghĩ nó có mối liên hệ," Tiến sỹ Lê Bạch Dương nói với Tọa đàm.

'Một sự dũng cảm'

Blogger Nguyễn Tường Thụy nói với Tọa đàm rằng nhiều tổ chức trong xã hội dân sự ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong có 'phép thành lập', và ông nói thêm ngay chỉ việc lập ra tổ chức 'đã là một sự dũng cảm'.

Ông giải thích: "Sở dĩ tại sao các tổ chức trong tình trạng xã hội dân sự mới thành lập, hình thành trong vài năm trở lại đây, hiện tới nay khoảng 30 tổ chức, thì tất cả các tổ chức này, không một tổ chức nào được cấp phép thành lập.

"Và họ cho rằng những tổ chức này thành lập là trái với Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, bởi vì (với) các tổ chức này, họ rất sợ danh từ 'xã hội dân sự'.

"Nói xã hội dân sự là họ cho rằng là cái gì đấy đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, là hoạt động lật đổ, là hoạt động chống phá, chính vì vậy, những tổ chức hoạt động dân sự thành lập ra đã là một sự dũng cảm rồi.

"Và khi thành lập ra phải đối mặt với tất cả những sự nguy hiểm, sự sách nhiễu, phiền toái và họ không được nhà nước, chính quyền và các cơ quan Đảng ủng hộ họ."

Bình luận về ý kiến tại sao có một số tổ chức được đưa vào trong luật, còn một số khác lại không được, Tiến sỹ Trần Tuấn nói:

"Đất nước Việt Nam hiện nay của chúng ta được xuất phát trên mô hình xã hội chủ nghĩa, và trong mô hình xã hội chủ nghĩa thì Đảng lãnh đạo và các đoàn thể xã hội phục vụ cho triển khai các đường lối của Đảng. Cho nên đó là lý do tại sao được đưa vào.

"Còn chúng ta đang bàn đến vấn đề của Việt Nam hiện nay, trong giai đoạn bước vào để hòa nhập với thế giới, trong toàn cầu hóa, thì chắc chắn sẽ có sự hình thành tổ chức xã hội dân sự. Và quá trình này muốn đưa được vào luật, hoặc để có sự cho chúng ta hiểu được, chắc chắn đòi hỏi chính các tổ chức xã hội dân sự phải thể hiện được mình.

"Để chứng minh được rằng đấy là những hoạt động thiết thực cho sự phát triển của xã hội và bên cạnh đó phải có những bài viết về mặt lý thuyết, những cơ sở để đưa ra".

'Đi đầu khó khăn'

Theo ông Tuấn, trong thời gian qua ở Việt Nam đã xuất hiện một số tổ chức thuộc khối xã hội dân sự 
đem lại những 'lợi ích cho dân, vì dân và bởi dân', nhưng theo ông những người đi đầu 'chắc chắn sẽ gặp những khó khăn'.

Nhà nghiên cứu chính sách phát triển cộng đồng giải thích:

"Bởi chính sự hình thành mà chúng tôi gọi là sự ổn định và kiểu tư duy 'nhà nước quản lý và Đảng lãnh đạo' và mô hình cấu trúc xã hội chủ nghĩa trước kia, nó sẽ còn nằm dài trong xã hội một thời gian dài nữa.

"Cho nên sự dị ứng đối với các tổ chức do dân, bởi dân, vì dân lập ra phục vụ cho các hoạt động của dân nó sẽ tồn tại một thời gian.

"Và những người đi tiên phong chắc chắn gặp những trở ngại.

"Tôi nghĩ rằng, bên cạnh đó, các nhà khoa học phải đóng một vai trò trong quá trình này, bởi vì chỉ có thể bằng các bài viết, bài phân tích để gợi mở, đi song song với các hoạt động thực tế mới có thể giúp cho người ta, tôi tạm gọi là 'ngộ ra' vấn đề này.

"Và thời gian ngộ ra lâu hay chóng là nó phụ thuộc vào sự quyết tâm của chúng ta đến đâu."

'Tiến bộ số lượng'

Từ Hà Nội, Luật sư Lê Thị Công Nhân bình luận với Tọa đàm về sự tiến bộ trong phát triển của xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay.

Nữ luật sư nói: "Thứ nhất có một sự tiến bộ về mặt số lượng, khoảng hai năm gần đây chúng ta thấy nở rộ lên các tổ chức tự do người dân thành lập về những mục đích khác nhau, ví dụ như mục đích giúp đỡ trẻ em nghèo về vấn đề học hành ở miền núi, hoặc là giúp đỡ về vấn đề từ thiện trong các bệnh viện, hoặc giúp đỡ thăm nuôi những tù nhân lương tâm như là Hội Bầu bí Tương thân mà tôi tham gia đồng sáng lập v.v...

"Thì rất nhiều những tổ chức chúng ta thấy là họ tự công bố thành lập, và khi tôi đọc luật quốc tế, tôi thấy rằng việc tự công bố cũng là một yếu tố thể hiện ý chí của những cá nhân thành lập đó, một cách rõ ràng và mạnh mẽ nhất và tạo nên giá trị của hội, nhóm đó.

"Ở những nước văn minh phát triển như ở bên Úc, bên Mỹ chẳng hạn, các hội nhóm này có thể đăng ký ở những ủy ban dân chính tùy vào từng đất nước, giống như ở Việt Nam là cơ quan nội vụ, sở nội vụ, có thể không cần phải đăng ký, nhưng trong quá trình hoạt động của họ, họ phải tuân thủ những gì mà họ thỏa thuận với nhau trước đó và họ không được vi phạm các quy định của pháp luật.

"Và không làm tổn hại đến những giá trị mà ngay cả quy định pháp luật chưa quy định, tức là tính tự giác của họ cực kỳ cao. Và khi nhìn lại hai năm gần đây ở Việt Nam, tôi thấy rằng sự phát triển như vậy rất là đáng mừng về mặt số lượng.

"Còn về mặt chất lượng, tôi không cảm thấy có quá nhiều bi quan, mặc dù nó chưa được như chúng tôi mong đợi," Luật sư nêu nhận xét với BBC.



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link