Tuesday, November 25, 2014

Không cần đâu xa, hãy học Campuchia, Myanmar


Không cần đâu xa, hãy học Campuchia, Myanmar

SBTN SPECIAL: Buổi trò chuyện của Phạm Trần & Blogger Điếu Cày

SBTN SPECIAL: Buổi trò chuyện của Phạm Trần & Blogger Điếu Cày



image





Preview by Yahoo

 


Làm ăn với “nước lạ” có mấy cái “lợi” cho cán bộ như thế này: 
Thứ nhất, dễ ăn hối lộ, mà họ lại chủ động cho “ăn”, chưa đòi hỏi họ đã cho. 

Thứ hai, chất lượng như thế nào cũng được, nếu có vấn đề gì thì lại giải quyết bằng “hối lộ” ngược! Cách làm này đang có chiều hướng phổ biến hơn, rất nguy hiểm – 

Nguyễn Minh Nhị.

Vâng, đúng như thế đấy! Nhưng cũng xin bổ sung thêm: Cách làm này không chỉ đang có chiều hướng phổ biến hơn mà thực tế đã làm tê liệt nhiều mảng thuộc các khu vực trọng yếu là kinh tế, quốc phòng, cả văn hóa, xã hội của đất nước. 

Không nói đến chuyện Dự án bauxite Tây Nguyên do chính ông TBT Đảng đi rước về không cần thông qua Quốc hội và Nhà nước, cứ thế mang ra thực thi ngay, đến nay đang sống sở chết dở, và hễ có trí thức nào nghiêm chỉnh lên tiếng thì vội lu loa lên là “phản động”, cố cãi chầy cãi cối là “lỗ vài ba chục năm để lãi lâu dài cho con cháu” (than ôi!), ngay đến cái trụ sở của Bộ Công an mà đến nay làm xong không thể dùng được vì nhận đấu thầu của Trung Quốc giá rẻ bèo lại được lại quả kếch xù, nhưng… “rệp” cài đầy trong các mặt tường, dưới nền nhà chẳng làm sao dò hết; hay một chính quyền cấp tỉnh như Thừa Thiên-Huế mà dám ngang nhiên bán cả một vùng đất hiểm yếu như đèo Hải Vân cho nước ngoài làm dự án sinh thái trong mấy chục năm… thì hỏi còn gì để nói nữa hay không? 

Trình độ nhận thức, lòng yêu nước của quý ngài cán bộ trung cao cấp của quý Đảng CS hình như đã bị ai (“nước lạ”) vét sạch sành sanh đến tận đế giày rồi. 

Xử lý ai bây giờ cũng đâu có được vì nhìn lại mà xem, đều như nhau tất. Hãy cứ thử hỏi các bác xe ôm, anh lái taxi, anh thợ cắt tóc, bà bán rau dưa… thì biết hàng ngày họ bình phẩm về các ngài như thế nào.
Bauxite Việt Nam

Duy Chiến thực hiện
“Nếu chịu làm, nếu thực sự vì Tổ quốc, nhân dân VN thì đi tìm lời giải này không khó. Không cần đi đâu xa, hãy qua Campuchia, Myanmar sẽ thấy” – ông Nguyễn Minh Nhị chia sẻ.
LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu phần tiếp theo cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Minh Nhị, tên thường gọi là Bảy Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang.
Người lãnh đạo đừng chỉ thích “màu hồng”

clip_image001
Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch tỉnh An Giang. Ảnh: Duy Chiến
Thưa ông, nhiều cách làm mang tính đột phá của ông thời còn là lãnh đạo ở An Giang đã được lắng nghe, vận dụng vào các chủ trương, chính sách như Chương trình 327 hayNghị định 36 ban hành mới đây. Ông cảm nhận ra sao về những chính sách này khi đi vào thực tế?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Chương trình 327 về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước là cách làm và vận dụng của An Giang trong hoàn cảnh mới, lúc đó đã rất thành công và đem lại hiệu quả cao.
Nhưng  tiếc rằng khi Trung ương về nghiên cứu, xem xét và vận dụng thành chính sách Quốc gia thì có nhiều cái đã bị lạc hậu, không phát huy được hiệu quả như An Giang đã làm.
Còn việc quản lý giống và nuôi cá tra, cá ba sa, tôi đã sớm nhận ra nguy hại và đã lên tiếng kiến nghị ngay lúc đó, tức hơn 10 năm rồi. Song lúc ấy chẳng ai nghe cả, có người còn cười tôi là “chẳng hiểu gì về cơ chế thị trường!”. Tôi nói: “Anh bảo cơ chế thị trường là tự do tự phát là hoàn toàn sai. Nhà nước phải có vai trò quản lý trong đó. Mỹ và châu Âu, Nhật cũng vậy”.
Nghị định 36 [1]  để quy hoạch và quản lý cá basa ra đời là rất đáng quý, nhưng nếu sớm hơn, không đợi đến giờ khi loài cá này đang lâm nguy thì chúng ta đã giảm bớt được mất mát, thiệt hại.
Tại sao hồi đó ông được mời ra làm lãnh đạo tại Bộ NN&PTNT mà ông lại từ chối, trong khi ông được đánh giá là rất am hiểu và sắc sảo về NN&PTNT, đã có nhiều cách làm tốt, hiệu quả cao cho NN?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Tính tôi bộc trực, thẳng thắn, ăn nói như kiểu của tôi ra đó là “trói chân trói tay” ngay! Còn không thì lại phải im lặng hoặc biết nói cho “dễ nghe”.
Tôi nhớ chú Sáu Dân (tức cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt – PV) mới lên làm Thủ tướng đã có cuộc họp Chính phủ với lãnh đạo các tỉnh ở dinh Thống Nhất. Mới mở màn, chú Sáu trách cứ, phê bình gay gắt lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL hay ăn nhậu, ảnh hưởng đến công việc.
Tôi lập tức có ý kiến, rằng ăn nhậu thì cũng có, nhưng không đến nỗi bỏ bê công việc như Thủ tướng nói. Và càng không để lại hậu quả quá nghiêm trọng so với một số chính sách, chủ trương lớn sai, cần phải làm rõ để xử lý.
Ban đầu chú Sáu giận lắm, nhưng sau đó chú lại rất quý và thích tính bộc trực, nói thẳng dân dã, có sao nói vậy của tôi. Nhiều lần tôi ra Hà Nội chú đều gặp, hoặc chú vào miền Nam công tác đều gọi tôi, hỏi chuyện và tham khảo ý kiến.
Lãnh đạo giỏi, có tâm, có tầm là phải biết lắng nghe sự thật, dù nó có thể rất đau lòng, phũ phàng, khó chịu, nói chung là rất “nghịch nhĩ”. Nhưng phải nghe được sự thật thì mới giải quyết, xử lý được, thay vì khỏa lấp bằng những thành tích, con số màu hồng. Làm lãnh đạo mà cứ thích nghe những lời ngon ngọt, ngọt ngào thì dân chết!
Chính vì chỉ thích nghe những con số màu hồng mà nhiều hệ quả tai hại không được xử lý kịp thời, cứ để chồng chất lên nhau khiến nhiều vấn đề càng trở nên phức tạp, chẳng biết đầu mối ở đâu mà gỡ.
clip_image002
Trên CĐML ở huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Văn Trí/ Phân xã Đồng Tháp
Nếu ta nhắm mắt, thiên hạ sẽ vượt qua
- Ông từng có thời gian dài làm lãnh đạo ở địa phương, đã cọ xát nhiều với thực tiễn và công tác quản lý, va chạm với nhiều cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương. Từ đó, ông có nhìn nhận gì về một số hiện trạng, bất cập hiện nay?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Tôi đã nhiều lần nói cách quản lý của chúng ta rất “ngây thơ”, rất khó gọi tên. Nhiều cái tệ của ta không giống ai, nên không biết gọi là gì, cứ hay gom vào chữ “bất cập” là vậy!
Trong công tác quản lý, phong cách làm việc của bộ máy chúng ta vẫn còn những đặc tính tiểu nông, như tính “làm biếng”. Trời lạnh không đi ra ruộng mà cứ trùm chăn ở nhà nằm cho ấm, vì vậy nhiều công việc chẳng làm tới nơi tới chốn.
Cái nguy hiểm nữa là trong quá trình làm ăn với người hàng xóm, một số cán bộ của ta càng thêm làm biếng, vì lấy lợi ích cá nhân làm đầu, bất chấp lợi ích quốc gia. Tôi đã tìm hiểu và biết, làm ăn với “nước lạ” có mấy cái “lợi” cho cán bộ như thế này: Thứ nhất, dễ ăn hối lộ, mà họ lại chủ động cho “ăn”, chưa đòi hỏi họ đã cho. Thứ hai, chất lượng như thế nào cũng được, nếu có vấn đề gì thì lại giải quyết bằng “hối lộ” ngược! Cách làm này đang có chiều hướng phổ biến hơn, rất nguy hiểm.
Tôi đã làm việc với nhiều đối tác ở nhiều quốc gia khác, tôi nhận thấy làm việc với Nhật, với Hàn Quốc và châu Âu rất khó.
Nhưng làm được thì rất có lợi cho đất nước và qua đó ta cũng trưởng thành lên.
Hiện đang có nhiều lo lắng, băn khoăn rằng chúng ta đang trì trệ, chậm chạp trong khi nhiều nước, ngay cả các láng giềng đang phát triển nhanh, “qua mặt” ta. Ông thấy sao về điều này?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Tôi nhớ hoài và thấy rất xấu hổ khi làm việc với một tỉnh phó của một tỉnh bên Campuchia. Ông ấy nhẹ nhàng góp ý như thế này: “Các anh phải giáo dục nhân dân của các anh có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Ai mà cứ bắt sạch cá non, cá mang trứng, sục điện (chích cá bằng điện – PV) hủy diệt để vét sạch từ con nhỏ đến con to thì mai này chẳng còn gì để ăn nữa đâu!”.
Bên Campuchia họ nghiêm lắm, tình trạng hủy diệt như ở ta là họ trị ngay, nên gần như không còn nữa nạn đánh bắt, khai thác hủy diệt như bên ta. Ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường ngày càng tốt. Còn ta ngày càng tệ, gần như bất lực không ngăn chặn được.
Tôi đã nhiều lần nói, Nhà nước khó mà ngăn chặn, bắt phạt cho hết nếu nhân dân không ý thức được. Hầu hết đều sẵn sàng vì lợi ích trước mắt mà bất kể tất cả. Cái quan trọng nhất là phải giúp nhân dân ý thức rõ điều đó. Song như tôi đã nói ở phần trước, chính chúng ta đã cắt mất sợi dây linh thiêng nối liền người nông dân với đất đai, vô tình tước bỏ trách nhiệm, bổn phận của họ với mảnh đất và môi trường sống của họ.
Cả xã hội ta hiện nay, từ người dân đến cán bộ, đều có không ít người mang tâm lý chụp giật, ngắn hạn, coi lợi ích cá nhân là hàng đầu. Với tình trạng đó, chúng ta khó mà có những phát triển mang tính chiến lược.
Tôi nghĩ, cần phải tỉnh táo nghiệm lại và phải làm lại một cách căn cơ, bắt đầu từ gốc rễ của mọi vấn đề. Nếu không, cứ như hiện nay, chạy theo giải quyết phần ngọn mà gốc rễ bị sai thì không thể xử lý được gì cả, mà cái xấu, cá tệ, cái dở ngày một phát triển, lấn chiếm.
Tại sao ta không xem, nghiên cứu các nước xung quanh và tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Vì sao họ phát triển nhanh được còn ta cứ trì trệ? Cái gì đang cản trở chúng ta thoát ra?”. Nếu chịu làm, nếu thực sự vì Tổ quốc Việt Nam, vì nhân dân Việt Nam thì đi tìm lời giải này không khó. Không cần đi đâu xa, hãy qua Campuchia, Myanmar sẽ thấy.
Myanmar là nơi đáng để chúng ta nghiền ngẫm suy nghĩ lại mình. Họ từ chỗ khép kín, đã chuẩn bị để mở cửa, hội nhập với thế giới, thoát khỏi ảnh hưởng nặng nề trì trệ cũ một cách căn cơ, bài bản. Họ đang có những bước đi mạnh mẽ, quyết liệt, tới nơi tới chốn để “vượt lên chính mình”.
Phải thay đổi từ gốc của mọi vấn đề! Quản lý và điều hành đất nước cũng sẽ bất lực nếu những sai lầm, ngộ nhận từ gốc không được thay đổi.  Nếu không, cứ nhắm mắt hoài thì thiên hạ sẽ vượt qua, còn chúng ta lại ngày càng tụt hậu…
D.C.
——
[1] Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá ba sa.
Nguồn: http://m.vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/198485/khong-can-dau-xa–hay-hoc-tu-campuchia–myanmar.html





Chân dung băng xã hội đen


Nếu như anh là cán bộ
Làm tôi tớ nhân dân
Dân phải tự đào lỗ
Làm thầy chết vinh thân

Nếu anh là bộ đội
Cưỡng chế đất người nghèo
Hàng vạn người chết đói
Hoạn nạn tại thời cơ

Nếu không là chó sói
Đừng mặc áo công an
Đảng chỉ thị rành rỏi
Vì đảng mà hiến thân

Nếu anh vào sở thú
Coi chừng lũ dã nhân
Chúng là anh hùng rú
Ác độc lẫn bạo tàn

Nếu ra Ba Đình đứng
Chớ mặc áo Hoàng Sa
Quỹ tay sai mọi hướng
Nước Việt tỉnh uỷ ta

Chuột lớn đập chuột nhỏ
Nghề chúng là tranh ăn
Anh dân đen đứng ngó
Lúc lắc hai háng chân

Bắt sâu nghề Chủ tịt
Sân sau nhà đầy sâu
Ra Hà Nội hà hít
Nối chân nhau đi chầu

Gật gù nghề Sói tếu
Coi bói thụt két tiền
“Dân sai thì dân chịu”
Cóc hội ta giữ riêng

Vô hang làm y tá
Ra nắng làm Thủ công
Ký nghị định trên lá
Dân còn cái quần không

Ngồi trên cái bình đảng
Chuột gặm nhấm khắp nơi
“Ta đã thắng lợi lớn”
Mỹ ra nghị quyết rồi

Vô gặp cha 4 tốt
Ra thấy 16 mặt vàng
Đỗ Mười lên Bồ tát
Lũ tay sai “vinh quang”

Hà Nội mưa ngập lụt
Quan đo đất đếm tiền
“Lỗi dân không lo” lót
Ngũ dưới cầu Long Biên

Sài Gòn vui nhộn cướp
Quan bị trộm liên miên
Dân mất đất mất mạng
Chú phỉnh kiểm tra tiền.





No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link