Tuesday, November 25, 2014

Khai dân trí hay Chấn hưng dân trí?


Tư duy về Dân trí


www.ducme.tv - Phóng sự - Bài giảng thánh lễ Công lý và Hòa bình Chúa Nhật 28.09.2014

www.ducme.tv - Phóng sự - Bài giảng thánh lễ Công lý và Hòa bình Chúa Nhật 28.09.2014



image





Preview by Yahoo

















Khai dân trí hay Chấn hưng dân trí?

Mới đây trang mạng Bauxite đã lặng lẽ thay “logo” của mình, thay vì bức hình tướng Giáp là hình Chí sĩ Phan Châu Trinh. Đó (với tôi) là tín hiệu đáng mừng về dân trí, vì tôi vào trang đó thường xuyên và điều phản cảm đầu tiên duy nhất lâu nay với tôi chính là cái “logo” cũ của họ. Đó là sự tiến bộ rõ ràng trong quan điểm của những trí thức chủ trang báo mạng, thể hiện mức độ dân trí ở tầm cao mới. Hơn nữa, Bauxite VN còn mở chuyên mục “Chấn hưng dân trí” (tự coi là tổng hợp của cả ba phần trong con đường dân trí của Phan Châu Trinh) và bắt đầu đăng tải các bài viết/phỏng vấn của nhiều trí thức có tên tuổi về đề tài này.

Từ nay, có thể tạm hiểu, khẩu hiệu chính thức của Bauxite VN sẽ là theo tinh thần Duy Tân do các Cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trần Quí Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng từ hơn thế kỷ trước (1904-1908): “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. 

Nhưng nên hiểu thế nào về tên chuyên mục “Chấn hưng dân trí” của BVN và về tuyên ngôn - con đường dân trí trên của Cụ Phan Châu Trinh? Chúng có là một như BVN “tổng hợp”? 

Thế nào là “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”? Và tại sao Cụ Phan bắt đầu từ “Khai dân trí”?
Tại sao nay hậu sinh lại chủ trương bắt đầu từ “Chấn hưng dân trí”, chứ không phải “Khai dân trí” rồi mới có “Chấn (hưng) dân khí”? Có phải hậu sinh của cụ Phan hơn trăm năm sau đã vượt Cụ và “đi tắt đón đầu” với chủ trương “Chấn hưng dân trí”? Tại sao ghép động tác “chấn hưng” vốn cụ Phan dành cho khái niệm “dân khí” ở vế giữa vào đối tượng/khái niệm “dân trí” ở vế trước, và bỏ hẳn vế sau là “hậu dân sinh”?

Đó là những câu hỏi tư duy về dân trí mà tôi mạo muộn đặt ra muốn tìm câu trả lời trong bài viết này.

Con đường Dân trí của cụ Phan Châu Trinh

Dân trí là khái niệm cơ bản đầu tiên, từ thời Cụ Phan nêu ra, ai cũng dùng và nói đến thường xuyên không cần định nghĩa, nhưng các trí thức hiện nay vẫn còn rất mù mờ và chưa nhất trí với nhau về nó. Nhiều người đơn giản cho dân trí là tri thức (trung bình) của xã hội và nhiều người phản đối (như bài “Bàn về dân trí” của Huỳnh Thục Vy, và tôi cơ bản đồng ý với Thục Vy). Nhiều người nhấn mạnh dân trí là đạo đức xã hội hay đạo đức người lao động (như bài viết của Vũ Cao Đàm trên BVN), và rất nhiều người không định nghĩa dân trí là gì nhưng coi dân trí là điều kiện cần và đủ để xã hội có dân chủ - điển hình là các trí thức cộng sản (như ông Nguyễn Trung trong bài mở đầu chuyên mục “Chấn hưng dân trí” của BVN: Hãy bắt đầu từ suy nghĩ), để rồi qui trách nhiệm về dân trí thấp hoàn toàn do dân (một đại biểu Cuốc hội CS khóa 12 mà tôi không nhớ tên) hay do cả dân và quan như nhau 50/50 (ông Nguyễn Trung, trong bài “Chấn hưng dân trí...” trên)...

Hãy xem lại Cụ Phan - người Việt Nam đầu tiên có và truyền bá tư tưởng dân chủ, đã gián tiếp định nghĩa dân trí là gì thông qua việc xác định con đường Khai dân trí của Cụ từ hơn một thế kỷ trước.

Cụ Phan Châu Trinh giải thích “khai dân trí” là giáo dục theo cách học mới (là bỏ Nho học và theo Tây học - cũng chính là thoát Trung) cho toàn dân về ý thức công dân, về tinh thần tự do của từng người dân, là xây dựng các cá nhân công dân có tinh thần độc lập tự chủ, và là phổ biến quảng bá (để dân học hỏi và áp dụng) văn minh phương Tây với tam quyền (pháp quyền, nhân quyền và dân quyền) và với tư tưởng Tự do-Bình đẳng-Bác ái. Như vậy, “khai” là giáo dục phổ quát, là khai mở, khai thông cái học mới, là giải thoát, là tạo điều kiện thúc đẩy... dân trí. Còn dân trí ở đây không phải các vấn đề đạo đức hay kiến thức cụ thể, mà là tinh thần và tư tưởng của mỗi người về quyền con người, về trách nhiệm công dân và quyền công dân, về tổ chức xã hội của các công dân tự do-bình đẳng-bác ái... dựa trên hệ thống tam quyền: pháp quyền-nhân quyền-dân quyền.

Cụ Phan nói rõ cách khai dân trí là công khai, ôn hòa (bất bạo động), là hợp tác rộng khắp trong mọi giai tầng xã hội. Và Cụ gọi đó là chủ thuyết hay chủ nghĩa dân trị, đối lập với quân trị. Với nội dung trên thì chủ thuyết dân trí của Cụ Phan Châu Trinh chính là tư tưởng và mục đích của một xã hội dân chủ hiện nay, vì dân trí như Cụ Phan chủ trương khai mở và nâng cao, chính là để toàn dân được làm chủ cuộc sống và xã hội một cách tự do (theo nhân quyền) công bằng (theo pháp quyền) và bác ái (theo dân quyền). Đó chính là tinh thần dân chủ, là nội dung dân chủ.

Tác phẩm cuối cùng cụ viết và giảng tháng 11 năm 1925 tại Sài Gòn là “Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa” mà ở đó Dân trị chính là Pháp trị, là Dân chủ. 

Cụ Phan đã không nói gì, hay không nói gì nhiều, không có gì lưu truyền lại, về “Chấn dân khí” và “Hậu dân sinh” cả, trong khi Cụ nói nhiều nói rõ chi tiết và dồn toàn sinh lực cuối đời của mình vào việc “Khai dân trí”. Tại sao thế?

Có phải tại vì Cụ biết, nếu Khai được Dân trí (theo nội dung và tinh thần, phương cách dân chủ như Cụ đã vạch ra) thì Dân khí tự khắc sẽ được sinh ra và được chấn hưng, và khi Dân khí được chấn hưng thì Dân sinh tự động sẽ được hậu phát? Bởi vì, theo Qui luật Hiển hiện của Vũ trụ và Tự nhiên (The Law of Manifestation) thì: Trí sinh ra Khí, Khí sinh ra Hành động, Hành động là cầu nối mang lại Kết quả vật chất, hay: Tinh thần sinh ra Vật chất. 

Nói cách khác, Dân trí (tư tưởng, tinh thần) được khai mở, được nâng cao làm Dân khí (niềm tin, cảm xúc, tình cảm dân tộc, xã hội) phát triển mạnh mẽ, Dân khí cao sinh ra Hành động có kết quả cao làm Dân sinh (đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần... của dân tộc, xã hội) được nâng cao (hậu hĩnh). Đó là một quá trình tự nhiên và tự động theo Qui luật nhân quả và qui luật Tinh thần sinh ra Vật chất của Tự nhiên mà Con người chỉ cần khởi động và vận hành đúng điểm xuất phát: Tinh thần của Người dân chủ (trong xã hội Dân trị, dân chủ), đó là Khai Dân trí.

Vậy Dân trí là mức độ ý thức và tinh thần làm chủ cuộc sống của mình và tham gia làm chủ xã hội của công dân (bằng pháp quyền) và có tránh nhiệm tự chủ (bằn dân quyền) trên cơ sở quyền công dân của mỗi người được đảm bảo (nhân quyền).

Chính vì thế, việc nói nhiều về Chấn dân khí và Hậu dân sinh là không cần thiết vì nó là kết quả tất yếu của Khai dân trí, tất nhiên, sau khi đã tập trung đủ toàn lực vào việc Khai dân trí đó. 

Nếu đồng ý như thế, thì chúng ta thấy khẩu hiệu “Chấn hưng dân trí” là sự chắp vá không logic của những khái niệm khác nhau do những người không hiểu đúng và hết tinh thần, nội dung khẩu hiệu “Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh” của Cụ Phan Châu Trinh, mà lại hay thích “sáng tạo cộng sản” “đi tắt đón đầu” hay “tổng hợp cả ba”!

Như thế cũng có nghĩa dân trí không thể chấn hưng, mà chỉ có thể khai mở, bằng giáo dục mới (giáo dục tinh thần văn minh dân chủ). Còn dân khí thì không thể khai và chỉ có thể được chấn hưng, nhưng đó là quá trình chấn hưng tự động, sau khi và trong khi dân trí được khai mở. Và nếu muốn dân khí được chấn hưng khác đi và cao hơn nữa thì cần phải khai thông dân trí khác đi và ở mức độ sâu rộng hơn nữa, chứ không phải làm các động tác “chấn hưng” cụ thể vào dân khí – điều Phan Châu Trinh không hề nói đến.

Như vậy, muốn nâng cao dân trí thì phải bắt đầu từ đâu? Chỉ có thể từ việc Khai dân trí, không thể từ việc “chấn hưng dân trí”, hay thậm chí từ Chấn dân khí và từHậu dân sinh.

Ai có thể và có trách nhiệm Khai dân trí?

Như định nghĩa Khai dân trí của Cụ Phan, thì Khai dân trí có thể gói gọn là giáo dục tư tưởng và tinh thần dân chủ cho công dân. Mà việc đó từ ngày đảng CSVN cai trị, tức 70 hay 40 năm nay, thì chỉ có họ độc quyền làm việc giáo dục tư tưởngđó. Và tư tưởng, tinh thần duy nhất mà họ ra sức “giáo dục” bằng họng súng và lừa bịp là tư tưởng cộng sản và tinh thần bán nước theo đạo đức Hồ Tàu! Họ đè ép đưa tư tưởng cộng sản và đạo đức Hồ tàu vào chương trình giáo dục bắt buộc ở mọi cấp trường học và mọi đoàn thể, cơ quan trong xã hội, từ nhà trẻ vỡ lòng đến sinh hoạt của các cụ phụ lão… Còn những nội dung của giáo dục kiến thức phổ quát, đạo đức xã hội và văn hóa dân tộc thì họ chỉ làm qua loa, giả dối. Việc giáo dục dân trí với nội dung cụ Phan đề xướng từ đầu thế kỷ trước thì họ cấm tiệt. Đó chính là lý do mà dân trí nước Việt từ 1945 và 1975 đến nay chỉ có cắm đầu đi xuống thảm hại, vì tư tưởng cộng sản và tinh thần bán nước là hố đen dân trí, khiến dân trí Việt Nam đang rơi thẳng đến nguy cơ xóa nhòa hình ảnh dân tộc Việt trong bùn đen nô lệ Tàu!

Thế mà những kẻ như Nguyễn Trung còn dám nói dân trí thấp là một nửa do dân một nửa do quan (cộng sản), tưởng là quan CS “tự nhận một phần trách nhiệm”, nhưng vẫn là cố tình đánh lận con đen!

Để kết thúc bài này về tư duy về dân trí, tôi xin nói rõ quan điểm của tôi về dân trí Việt hôm nay, đó là, dân trí Việt Nam hiện nay thấp hơn năm 1945 và 1975 dù hiện nay CSVN đã “đào tạo” ra trên 23,000 “tiến sĩ” các loại và đã phong hàm cho trên 9,000 “giáo sư” các giống… Có nghĩa là, ở VN, mức độ dân trí luôn chắc chắn đi xuống theo tỷ lệ nghịch với số giáo sư tiến sĩ của cộng sản đi lên như bắp nổ. Nhưng trách nhiệm cho tình trạng dân trí thấp của VN không chỉ là do 9,000 và 23,000 “hạt bắp nổ” đó, mà do những kẻ rang bắp phải chịu hoàn toàn, đó là đảng CSVN. Tại sao tôi nói vậy? Bởi vì 90 triệu người Việt hôm nay có ít ý thức về quyền công dân của mình hơn 30 triệu dân Việt có ý thức về dân chủ nhiều. Và vì 90 triệu dân hôm nay sợ các đảng viên CSVN gấp nhiều lần 30 triệu người Việt năm xưa sợ đội quân xâm lược thực dân và đô hộ của Pháp. Chính đội quân Pháp ấy đã đạy Cụ Phan về tự do, Bình đẳng và bắc ái, về pháp quyền, nhân quyền, dân quyền... những cái mà đảng CSVN hiện đã và đang cướp đi của 90 triệu dân Việt hôm nay.

Vì thế tôi nói, con đường Khai dân trí như Cụ Phan Châu Trinh khởi xướng từ hơn 108 năm trước để có Dân chủ cho Việt Nam, vẫn đang bị đóng kín hoàn toàn (và còn tàn bạo hơn nhiều cách Pháp đã ngăn trở khi Cụ Phan còn sống), trừ trên mạng. Và chỉ có một cơ hội duy nhất để Con đường Dân trí đó lại mở ra cho dân tộc, đó là chỉ sau khi đảng CSVN và thể chế của nó sụp đổ hoàn toàn trên đất nước này. Tôi không nhìn thấy con đường nào khác - vì làm sao nâng cao dân trí khi giáo dục dân trí đã và đang bị cấm và đánh tráo thành ngu dân bằng lừa bịp và súng đạn hoàn toàn?

Nhưng tôi cũng nhìn thấy rằng ngày Con đường đó hiện ra còn không xa nữa, rất gần! Niềm tin đó chính là bậc thang để tôi bước chân lên con đường Dân chủ mà Cụ Phan đã vạch ra: Khai dân trí...

Niềm tin vào Dân chủ và Con đường Khai dân trí của Cụ Phan là lý do tôi là tôi trên những trang mạng Dân chủ này hôm nay - một Phan Châu Thành nguyện theo tư tưởng dân chủ của Cụ Phan Châu Trinh chỉ ra từ 108 năm trước. Tất nhiên tôi không hề đơn độc. Tôi có rất nhiều và ngày càng nhiều bạn đồng hành, đồng chí hướng!




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link