Saturday, November 29, 2014

ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU 39 NĂM XÂY DỰNG XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU 39 NĂM XÂY DỰNG XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

CA cướp đất, đánh người kinh hoàng tại Dương Nội



image





Preview by Yahoo


Trần Quí Cao

Bài 1: Về đặc trưng thứ nhất và đặc trưng thứ hai 
Ông Trần Quí Cao hứa với chúng tôi sẽ tập trung công sức viết một hệ thống gồm 4 bài xoay quanh chủ đề “đánh giá lại một cách tổng thể thành quả đạt được sau 39 năm Việt Nam xây dựng cái gọi là Chủ nghĩa Xã hội”. Nay cả 4 bài đã hoàn tất, ông gửi đến trang BVN. Xin được lần lượt đăng lên, mỗi ngày một bài, để bạn đọc rộng rãi tham khảo.
Bauxite Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam hạ quyết tâm tiến hành việc xây dựng xã hội Xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam dù phải trả bất cứ giá nào và dù chưa một lần trưng cầu dân ý để biết lòng dân có thuận hay không. Ngày 14/1/2011 ông Lê Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, có bài tham luận cho rằng (1):
1.  Xã hội Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng dựa trên thành quả của đổi mới nhận thức lý luận về Chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.  Xã hội đó có 8 đặc trưng thể hiện tính ưu việt của nó. Tám đặc trưng đó là:
3.  Đặc trưng thứ nhất: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
4.  Đặc trưng thứ hai: do nhân dân làm chủ.
5.  Đặc trưng thứ ba: có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
6.  Đặc trưng thứ tư: có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
7.  Đặc trưng thứ năm: con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
8.  Đặc trưng thứ sáu: các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.
9.  Đặc trưng thứ bảy: có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
10.   Đặc trưng thứ tám: có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. 
Từ sau năm 1975, khi toàn thể đất nước thu về một mối và toàn dân tộc Việt Nam nằm dưới sự lãnh đạo của đảng duy nhất của nước Việt Nam là Đảng Cộng sản Việt Nam (thực ra trước khi khối Cộng sản Đông Âu sụp đổ, Việt Nam cũng có 2 đảng làm kiểng là Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội, tuy nhiên quyền lãnh đạo cũng hoàn toàn trong tay Đảng Cộng sản), cho đến nay đã hơn 39 năm, chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại xem Việt Nam đã đạt được những thành quả nào trong tám đặc trưng nói trên. Trong bài này chúng ta sẽ xét đặc trưng thứ nhất, và chỉ đánh giá thành quả chứ chưa thảo luận nguyên nhân của các thành quả đó.
Đặc trưng thứ nhất: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Dân giàu:
Năm 2012, tính trong các nước ASEAN, GDP/đầu người của Việt Nam nằm ở vị trí thứ 7 theo thứ tự như sau (2):
Brunei, Singapore, Mã Lai, Thái Lan, Indonexia, Philippines, Việt Nam, Myanmar, Lào, Campuchia.
Trong đó, GDP/đầu người của Việt Nam xấp xỉ bằng 1/7 của Mã Lai, bằng 1/4 của Thái Lan, bằng 1/2,5 Indonesia, bằng 1/15 của Hàn Quốc, và 1/30 của Nhật.
Vậy, Việt Nam có giàu không?
Nước mạnh:
Bàn về nước Mạnh hay Yếu, ta cần xét trên hai mặt:
1.  Thứ nhất, mạnh là bảo vệ được chủ quyền, được tính tự chủ của quốc gia đối với kẻ đang muốn xâm chiếm đất nước. Luxembourg không có nguy cơ bị xâm lấn nên Luxembourg không cần mạnh. Với Luxembourg, chỉ cần giàu là mạnh. Với Việt Nam thì khác, mạnh có nghĩa là Trung Hoa không dám lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam dù đó là đất liền hay hải đảo.
2.  Thứ hai, mạnh ở đây nên hiểu theo nghĩa tổng hợp, nghĩa là mạnh trên nhiều mặt: quân sự, ngoại giao, kinh tế, chính trị, nội trị… Sức mạnh tổng hợp của các mặt đủ khiến kẻ có dã tâm không dám lấn chiếm hay can thiệp vào chủ quyền của ta.
Ngoại giao: Việt Nam giao thiệp rộng, nhưng yếu vì không có bạn sống chết, nghĩa là không có đồng minh chí cốt, không là Đối tác chiến lược, không có Hiệp ước Phòng thủ chung với một đại cường quốc nào. Khi Trung Hoa tiến công lãnh thổ đất liền Việt Nam, không một quốc gia nào đứng cạnh Việt Nam. Khi Trung Hoa tiến chiếm biển đảo Việt Nam, không một quốc gia nào đứng cạnh Việt Nam. Chỉ khi Trung Hoa lộ rõ ý đồ độc chiếm biển Đông thì thế giới mới phản đối, nhưng để bảo vệ tự do hàng hải, chứ không phải vì Việt Nam là đồng minh chí cốt của họ. Về mặt này, so sánh Việt Nam với Nhật hay với Philippines, Hàn Quốc, ta thấy rõ rằng Việt Nam rất yếu ớt vì cô đơn ngoại giao.
Kinh tế: Việt Nam nằm ở vị trí thấp về thứ bậc kinh tế tính theo tổng hợp (composite) hay tính theo từng tiêu chí khác nhau. Hệ số ICOR là một trong các ví dụ rõ nét. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng và độ lớn của nợ công là những thí dụ khác. Nền kinh tế của VN càng yếu ớt hơn vì tính mất cân bằng và, do đó, tính lệ thuộc của nó. Sự lệ thuộc này, tai hại thay, lại là lệ thuộc Trung Hoa, nước ngàn năm nay luôn muốn chiếm nước ta, và hiện đang bộc lộ rõ ý đồ không chế Việt Nam!
Chính trị: Sự đoàn kết toàn dân làm nên sức mạnh của quốc gia, nhất là một quốc gia bên cạnh Trung Quốc to lớn và luôn mang ý đồ bành trướng. Chính thể độc tài và toàn trị đã phá hỏng nền tảng sức mạnh này của Việt Nam vì nó liên tục khiến lòng dân bất an và bất mãn. Do đó, nội trị tất phải dựa trên công an trị. Dưới bề mặt có vẻ như ổn định, xung đột sâu sắc giữa giới cầm quyền và dân chúng luôn trong trạng thái âm ỉ và có nguy cơ bùng phát. Sinh lực của dân tộc thay vì dành cho phát triển và bảo vệ tự chủ của quốc gia, lại bị dốc vào đàn áp và trấn áp. Sự hao tổn sinh lực này có thể so sánh với một cuộc nội chiến giới hạn cho dù chưa xảy ra chiến tranh giữa các thành phần dân tộc.
Một đất nước có nền ngoại giao cô đơn, kinh tế lệ thuộc, chính trị không phù hợp, nội trị bất an và tiềm ẩn nội loạn, thì vũ khí hiện đại nào có thể giúp chống ngoại xâm và giữ chủ quyền? Huống chi, sức mạnh kho vũ khí ta đang có cũng rất giới hạn so với kho vũ khí của nước đang uy hiếp chúng ta! Vậy thì, đối diện với Trung Hoa, nước duy nhất trên thế giới có ý đồ và khả năng xâm lược Việt Nam, Việt Nam chẳng những không mạnh mà còn rất YẾU so với họ.
Dân chủ: Một nước mà người dân không có quyền tự do ứng cử, bầu cử, không có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, không có quyền tự do lập hội, lập đảng, một nước chỉ có một đảng độc tài và toàn trị, không có Tam quyền phân Lập, nước đó có làm gì có Dân Chủ!
Bình đẳng: Một nước chỉ có một đảng độc tài và toàn trị, và danh sách ứng cử viên vào Quốc hội phải được đưa ra bởi đảng độc tài đó, người dân trong nước có bình đẳng trong việc tiếp cận quyền lực không? Một nước mà, trong thực tế, người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam không thể bị đưa ra tòa án (ngoại trừ khi đảng viên đó đã bị khai trừ khỏi đảng), thì dân chúng có bình đẳng trước pháp luật không?
Công bằng: Chính thể độc tài và toàn trị khiến quốc gia suy thoái mọi mặt, tầng lớp cầm quyền tham nhũng “không thứ gì không ăn” tạo thành một “bầy sâu tham nhũng lúc nhúc”, họ nắm hàng tỉ đô la trong một đất nước mà mức thu nhập trung bình trên đầu người khoảng hai ngàn đô la/năm. Đất nước có công bằng không? Một nước mà các cơ quan chính quyền cấp bộ nắm các tổng công ty hay công ty rất lớn, hoạt động kinh doanh trong nhiều lãnh vực kinh tế không liên quan hay liên quan rất ít với các lãnh vực then chốt về an ninh, quốc phòng… dân chúng trong nước có được tiếp cận nguồn lực phát triển của Tổ quốc một cách công bằng không?
Một nước không giàu mạnh, không dân chủ, không bình đẳng, không công bằng, nước đó không thể gọi là văn minh!?
Tóm lại:
Nước Việt Nam không đạt một tiêu chí nào trong 5 tiêu chí của đặc trưng thứ nhất là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
T.Q.C.
(còn tiếp)

Một người Mẹ xin giải oan và hoãn thi hành án tử hình cho con


CTV Danlambao - Bà Nguyễn Thị Loan đã gửi đơn kêu cứu khẩn cấp để yêu cầu toà án hoãn thi hành án tử hình của con bà là anh Hồ Duy Hải. Đây là một vụ án kéo dài trong hơn 6 năm và anh Hải đang sắp sửa bị đưa ra xử tử hình. 

Theo bà Loan, anh Hồ Duy Hải đã bị kết án tử hình vì tội giết người mặc dù anh bị bắt sau hơn 2 tháng xảy ra án mạng, không có nhân chứng, 10 dấu vân tay của anh không phải là dấu tay của hung thủ tại hiện trường, và cơ quan điều tra đã đánh tráo những tang chứng giết người để làm tang vật kết tội anh. Theo nguồn tin không kiểm chứng được là anh Hải đã "bị chết thay cho một quan chức hay đại gia".

Đơn kêu cứu khẩn cấp & 
Đề nghị được giám đốc thẩm
(V/v: Xin hoãn thi hành án tử hình 
và giám đốc thẩm giải oan cho con tôi)

Kính gửi: 

Ông Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang
Ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao

Tên tôi: Nguyễn Thị Loan sinh 1963
Ngụ tại: ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.

Nay có đơn này khẩn cấp kêu cứu và đề nghị các cơ quan chức năng hoãn việc thi hành án, giám đốc thẩm giải oan cho con tôi là Hồ Duy Hải - người đã bị kết án tử hình và sắp bị thi hành án về tội giết người. Vì con tôi thực sự bị oan và đã kêu oan trong suốt thời gian qua.

Vì lẽ:

- Trong vụ án này Hải không bị bắt quả tang mà chỉ bị bắt sau hơn 2 tháng mà không có nguyên nhân liên quan, vụ án không có nhân chứng nào nhìn thấy và đặc biệt là theo kết quả giám định pháp y: Cả 10 dấu vân tay của Hồ Duy Hải không phải là dấu vân tay của hung thủ được lưu giữ tại hiện trường, nhưng vẫn kết luận Hải là kẻ giết người duy nhất.

- Mặc dù bản án kết luận Hồ Duy Hải dùng dao, thớt đâm, đánh nạn nhân đến chết và để lại hung khí ngay tại hiện trường nhưng quá trình khám nghiệm kiểm tra hiện trường đã không hề thu giữ được hay phát hiện bất kỳ tang vật nào như vậy. (Sau đó cơ quan điều tra tự ý mua dao, thớt ở chợ bỏ vào làm tang vật và kết tội con tôi).

- Bỏ qua hàng loạt tình tiết ngoại phạm và có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án rất rõ ràng.

- Hồ Duy Hải kêu oan tại phiên tòa sơ thẩm nhưng bị ép phải làm đơn xin giảm án. Tại phiên tòa phúc thẩm tiếp tục kêu oan.

Suốt 6 năm qua, gia đình chúng tôi đã gửi đơn kêu oan và đề nghị giám đốc thẩm để giải oan cho con tôi, nhưng chỉ đều nhận được trả lời là “đã đúng người đúng tội” - nhưng chưa bao giờ được trả lời làm rõ những mâu thuẫn nêu trên(Xin xem trình bày chi tiết trong Đơn đề nghị giám đốc thẩm và các chứng cứ đính kèm).

Ngày 25/11/2014 vừa qua, cán bộ Tòa án tỉnh Long An đến nhà tôi thông báo sắp thi hành án và nhắc gia đình cần kêu oan khẩn cấp cho Hồ Duy Hải trước khi quá trễ.

Một lần nữa, chúng tôi khẩn thiết cắn cổ cầu xin quý cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, xin cho chút lương tâm và trách nhiệm, xem xét kỹ lại vụ án trước khi quá muộn. Nếu con tôi thật sự có tội thì sao lại phải kêu oan? (được báo Tuổi trẻ, Pháp luật... phản ảnh). Vì sao kết tội con tôi giết người mà dấu vân tay của người khác?

Xin cho chúng tôi chút niềm tin vào công lý. Xin chân thành cảm ơn

Đính kèm: 

Đơn đề nghị giám đốc thẩm.

Người làm đơn

Nguyễn Thị Loan

Án oan Hồ Duy Hải 01


Án oan Hồ Duy Hải 02



image





Preview by Yahoo



Clip thực hiện bởi blogger Trần Thuý Nga








Số điện thọai của người kêu cứu
Nguyễn Thị Loan 01279332777
Nguyễn Thị Rưỡi 0908514367




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link