Tuesday, April 7, 2015

Tuyên bố của các tổ chức XHDS độc lập ở Việt Nam



On Sunday, April 5, 2015 7:35 PM, "hung vu  [PhoNang]" <> wrote:

 

Tuyên bố của các tổ chức XHDS độc lập ở Việt Nam

Tết nào cho gia đình bé gái 11 tuổi đi kêu oan, ngày 11.02.2015


Tuyên bố chung này được đưa ra bởi các tổ chức kí tên dưới đây mà cũng là thành phần bị loại ra khỏi cái gọi là “Tiến trình quốc gia” của Việt Nam về ACSC/ APF 2015.

I- Trước hết, chúng tôi công nhận vai trò quan trọng và không thể thiếu của các  tổ chức xã hội dân sự độc lập ASEAN đối với sự thịnh vượng, ổn định và tính dân chủ của mỗi quốc gia thành viên ASEAN, cũng như đối với toàn thể cộng đồng dân chúng ASEAN.

Chúng tôi cũng nhận thức được rằng các chế độ độc tài lẫn các GONGOs của họ là một lực cản nghiêm trọng đối với công lý, đối với các tiến trình dân chủ cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội dân sự đích thực.
II- Do đó, đại diện cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam, chúng tôi thỉnh cầu  các tổ chức xã hội dân sự ASEAN ủng hộ  chúng tôi trong các việc sau đây:

1/ Đòi hỏi chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm

2/ Thúc giục Chính phủ Việt Nam chấm dứt đàn áp chính trị và bắt giữ tùy tiện đối với người bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhân quyền và các nhóm tôn giáo không đăng ký.

3/ Yêu cầu Chính phủ Việt Nam thực hiện một quá trình minh bạch và kiểm chứng được để loại bỏ một số điều luật mang tính đàn áp nhân quyền của Bộ luật Hình sự như “phá huỷ khối đoàn kết dân tộc”, “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”, và “tuyên truyền chống nhà nước.”

4/ Yêu cầu chính phủ Việt Nam cải cách luật pháp quốc gia để phù hợp với các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.

5/ Yêu cầu chính phủ Việt Nam sửa đổi luật lệ và các định chế chính trị và xã hội để tạo thuận lợi cho sự hình thành và hoạt động của tất cả các tổ chức xã hội dân sự độc lập.

6/ Đòi hỏi Chính phủ Việt Nam chấm dứt ngay lập tức tất cả các chiến dịch truyền thông bôi nhọ và các cuộc tấn công internet chống lại những người bất đồng chính kiến, các blogger, các tù nhân lương tâm và các nhà hoạt động nhân quyền.

III-  Sở dĩ chúng tôi đưa ra các đòi hỏi và yêu cầu trên, vì chúng tôi đã và đang là nạn nhân của chế độ độc tài cộng sản. Những người bất đồng chính kiến và bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam thường xuyên bị theo dõi, sách nhiễu, bắt bớ và thậm chí bị bỏ tù vì những hoạt động ôn hoà của họ. Nhân quyền, nhân phẩm, và thậm chí cuộc sống của nhiều tầng lớp dân chúng Việt Nam đang bị chà đạp bởi mọi lực lượng an ninh trong sự thờ ơ của tất cả các GONGOs.

 Bởi lẽ các GONGOs giả hiệu NGOs này nằm dưới trướng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (một công cụ của đảng Cộng sản) tiếp tục trợ giúp nhà cầm quyền trấn áp nhân quyền, các quyền tự do dân sự và quá trình dân chủ hoá Việt Nam.

IV- Và bây giờ,  chúng tôi tin rằng đây là thời gian để các NGOs thực sự xây dựng các mối liên kết khu vực và quốc tế mạnh mẽ để bảo vệ chính mình và gia tăng sức mạnh cho những người bị thiệt thòi ở Việt Nam.
Chúng tôi hoàn toàn tán thành Bản tuyên bố chung ACSC/APF 2015. Nhưng chúng tôi không thể chấp nhận những đề cử chính thức từ phía các GONGOs xuất phát từ “Tiến trình quốc gia Việt Nam” về ACSC/APF. Vì không có sự đề cử thay thế, nên các tổ chức XHDS độc lập VN hy vọng rằng vị trí của chúng tôi ở APF sẽ tương tự như trường hợp  Campuchia với hai  “tiến trình quốc gia” song song cho cả các CSOs độc lập và GONGOs.

Các nhà hoạt động nhiều kinh nghiệm của chúng tôi bị cấm đi ra nước ngoài, do đó, thật khó khăn và bất tiện cho chúng tôi khi gửi các đại diện của chúng tôi tham gia APF 2015 tại Malaysia.

Vì chính quyền Việt Nam vẫn giữ thái độ thù địch và tiếp tục các hành động đàn áp chống lại các CSO độc lập, chúng tôi không muốn có bất kỳ tiếp xúc trực tiếp nào với chính quyền trong hội nghị này cho đến khi họ cho chúng tôi thấy một thiện chí rõ ràng. Chúng tôi tin rằng không thể có cuộc đối mặt thực sự giữa xã hội dân sự và chính quyền nếu cả đại diện của GONGOs và của phía chính phủ đều làm việc cho đảng cộng sản Việt Nam.

Chúng tôi tin tưởng rằng uy tín của các CSOs trong ASEAN trong việc bảo vệ quyền con người; nâng cao điều kiện sống cho người dân; thăng tiến giáo dục, công bằng xã hội và dân chủ sẽ bị xói mòn nếu ACSC/ APF bị chiếm bởi các GONGOs từ tất cả các nước thành viên ASEAN, và từ Việt Nam nói riêng.

Cuối cùng, chúng tôi kêu gọi sự hợp tác nhiều hơn giữa các CSO thực sự trong ASEAN, đặc biệt là các CSOs thực sự ở Việt Nam và ở các quốc gia khác nơi mà chính quyền tại đó tích cực đàn áp XHDS, vì một cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm, dân chủ và thịnh vượng hơn.

Những tổ chức ủng hộ:
1/ Nhóm vận động xoá bỏ Tra tấn tại Việt Nam
2/ Liên minh xoá bỏ chế độ nô lệ hiện đại ở châu Á
3/ Nhóm Sáng kiến quốc tế  của BPSOS
4/ Sáng hội Người dân phục vụ Người dân.
5/ Nhóm Thanh Niên Canada vì Nhân quyền tại Việt Nam.
Việt Nam ngày 3 tháng 04 năm 2015
Các tổ chức xã hội dân sự độc lập đồng ký tên:
1/ Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam
2/ Hội Ái Hữu Cưu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo
3/ Hội Cựu Tù nhân Lương tâm
4/ Hiệp hội Giáo dân Cồn Dầu
5/ Nhóm những người Bảo vệ Tôn giáo và Sắc tộc
6/ Hội anh em Dân chủ
7/ Hội Bầu bí Tương thân
8/ Giáo hội Cao Đài giáo độc lập
9/ Diễn đàn xã hội dân sự
10/ Hội thánh Tin Lành Lutheran Việt Nam – Hoa Kỳ
11/ Hội thánh Tin Lành Mennonite
12/ Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo thuần tuý
13/ Nhóm bảo vệ Tự do Tôn giáo
14/ Hội thánh Tin lành Chuồng Bò
15/ Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
16/ Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền
17/Khối 8406
18/ Phong trào Con đường Việt Nam
19/ Bauxite Việt Nam
20/ Hội nhà báo độc lập Việt Nam
21/ Phòng Công lý và Hoà bình Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

A brief statement by genuine Vietnamese civil society organizations
This statement is jointly issued by the following organizations including those marginalized from the so-called “Vietnamese national process for ACSC/APF 2015”:
I- First of all, we recognize the important and indispensible role of ASEAN independent civil society organizations (CSOs) in promoting prosperity, stability, and democratization for every ASEAN member nation and for all the people of ASEAN.

We also regard dictatorial regimes and their “government-organized non-governmental organizations” (GONGOs) are a serious hindrance to justice, to democratic processes, and to the development and survival of genuine civil society.

II- Therefore, representing independent Vietnamese civil society organizations, we respectfully ask ASEAN civil society organizations to support us in:
(1) Urging the Vietnamese Government to release immediately and unconditionally all prisoners of conscience.

(2) Urging the Vietnamese Government to stop persecution and arbitrary arrests of dissidents, human rights defenders, and unregistered religious groups.
(3) Demanding that the Vietnamese Government implement a transparent and verifiable process to repeal articles of the Penal Code that violate internationally recognized human rights, such as the criminal laws against  “injuring the national unity,” “abusing democratic freedoms”, and “propaganda against the state.”
(4) Demanding that the Vietnamese Government reform the laws to comply with international standards regarding human rights, social justice, and non-discrimination.

(5) Urging the Vietnamese Government to change the laws and social, administrative, and political institutions to facilitate the formation and activities of all independent civil society organizations.
(6) Demanding that the Vietnamese Government immediately stop its smear campaigns in the news media and cyber-attacks against dissidents, bloggers, prisoners of conscience, and human right activists.

III- We have been victims of Vietnamese communist dictatorship for a long time.
Vietnamese dissidents and human rights defenders are frequently put under surveillance, harassed, persecuted and even imprisoned for their peaceful work. Human rights and dignity, and even the lives of Vietnamese men and women, are trampled on by police and security forces while GONGOs look the other way. Because the government-sponsored NGOs run by the Vietnamese Fatherland Front (VCP’s instrument) continue supporting the authorities to oppose human rights, civil liberties, and the democratization of Vietnam.
IV- And now we believe that it is now time for genuine NGOs to build strong international connections to protect ourselves and to empower the underprivileged and marginalized people in Vietnam.

We do completely endorse the 2015 ACSC/APF Joint Statement. But we do not endorse the ACSC/APF official nominations deriving from the Vietnamese national process. We also have no alternate nominations. Independent CSOs hope that our position will be considered similar to the case of Cambodia where there are 2 processes for both independent CSOs and GONGOs.
Our seasoned activists are banned from travel abroad, so it is impossible for us to send our representatives to to join the APF 2015 in Malaysia.

Because Vietnamese authorities maintain a hostile attitude and carry out repressive actions against the independent CSOs, we do not want to deal with them until they show some goodwill. So we will not have any interface with the government in the coming conference. We believe it cannot be a genuine interface between civil society and the government if both representatives of GONGOs and the government work for the Vietnamese Communist Party.

We also believe that the good reputation ASEAN CSOs have earned in defending human rights, achieving better living conditions for their people, and promoting education, social justice, and democracy will be undermined if ACSC/APF is occupied by GONGOs from member countries, especially from Vietnam.
Finally, therefore, we call for more collaboration among genuine ASEAN CSOs – and especially with genuine CSOs in Vietnam and other countries whose governments actively suppress civil society — for a more people-centered, democratic, and prosperous ASEAN community.

Supporting organizations:
1) Campaign to Abolish Torture in Vietnam, coordinated by Vu Quoc Dung;
2) Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia (CAMSA), coordinated by Dr. Nguyen Dinh Thang;
3) BPSOS International Initiatives, coordinated by Atty. Gia Hartman;
4) People Serving People Foundation.
5) Canadian Youth for Human Rights in Vietnam
Vietnam, April 3, 2015
The undersigned organizations:
1) Vietnamese Women for Human Rights (VNWHR), coordinated by Huynh Thuc Vy;
2) Vietnamese Political & Religious Prisoners Friendship Association, coordinated by Nguyen Bac Truyen;
3) Former Vietnamese Prisoners of Conscience, coordinated by Pham Ba Hai;
4) Con Dau Parishioners Association, coordinated by Lucia Phan;
5) Religious and Ethnic Minority Defenders, coordinated by Huynh Trong Hieu;
6) Brotherhood for Democracy, coordinated by Nguyen Van Dai;
7) Association of Bau Bi Tuong Than, coordinated by Le Thi Cong Nhan.
8) Cao Dai Church, Human Livelihood Sect
9) Civil Society Forum
10) Vietnam-America Evangelical Lutheran Community Church
11) Christian Mennonite Church
12) Hoa Hao Buddhists Church, Purity
13) Association to Protect Freedom of Religion
14) Evangelical Protestant Chuong Bo Church
15) Delegation of Vietnamese United Buddhists Church
16) Nguyen Kim Dien Priests Group
17) Bloc 8406
18) Movement of Vietnam Path
19) Bauxite Vietnam
20) Independent Journalists Association of Vietnam
21) Chamber of Justice and Peace, Vietnamese Redemptorist Congregation.

 

Liên đoàn lao động Hoa Kỳ và chiến dịch chống lại quyền đàm phán nhanh đối với TPP

Việt Hà, phóng viên RFA
2015-04-05

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
04052015-afl-cio-camp-for-tpp.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
AFL - CIO website www.aflcio.org
AFL - CIO website www.aflcio.org
RFA files photos



Trong khi chính phủ của Tổng thống Barack Obama đang hối thúc Quốc hội Mỹ cho quyền đàm phán nhanh để kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 quốc gia khác trong đó có Việt Nam trong năm nay, thì Liên đoàn lao động Mỹ cùng một số hội đoàn và tổ chức khác tại Mỹ lại lên tiếng chống lại kế hoạch này vì cho rằng TPP hiện đang được đàm phán có nhiều điểm bất lợi cho Mỹ. Để tìm hiểu về chiến dịch này cùng các yêu sách của Liên đoàn lao động Mỹ cùng các tổ chức khác về TPP, Việt Hà phỏng vấn bà Celeste Drake, chuyên gia về thương mại của Liên đoàn lao động Mỹ.

Việt Hà: thưa bà, được biết Liên đoàn Lao động Mỹ đang có chiến dịch chống lại việc đàm phán TPP của Mỹ với các nước khác, xin bà cho biết tại sao Liên đoàn lại thực hiện chiến dịch này?

Celeste Drake: trước hết để tôi nói rõ là chúng tôi không chống lại TPP, chúng tôi đang trong chiến dịch chống lại quyền đàm phán nhanh, một quá trình mà theo đó quốc hội cho bên hành pháp quyền được đàm phán các thỏa thuận thương mại mà bất chấp chất lượng của nó ra sao và quốc hội sẽ không sửa đổi được sau đó. Chúng tôi đã có rất nhiều những chỉ trích về những gì mà chúng tôi biết về  TPP nhưng rất tiếc là nó được đàm phán bí mật và chúng tôi cảm thấy là chúng tôi không được biết đủ về nó. Chúng tôi không muốn xét đoán trước về thỏa thuận này khi mà chúng tôi cũng không thể sửa những gì mà chúng tôi không biết cho nên vào lúc này chúng tôi kiềm chế không đưa ra những đánh giá về TPP.

Việt Hà: theo đánh giá của chính phủ Mỹ và một số chuyên gia về thương mại, đầu tư, TPP sẽ giúp Hoa Kỳ xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn sang các nước khác, vậy điều gì trong  TPP khiến Liên đoàn lao động Mỹ quan ngại?

Celeste Drake: Hoa Kỳ sẽ xuất khẩu được nhiều hơn và không phải thuê nhân công từ bên ngoài đã là những hứa hẹn trong các thỏa thuận thương mại trước đó, nhưng nó đã không thành sự thật. Nó đã là điểm hứa hẹn với người dân Mỹ về NAFTA, Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ giữa Canada, Mỹ và Mexi co vào năm 1992, 1993. Nhưng điều mà chúng tôi thấy là nó đã làm tăng việc thuê nhân công ở các nước khác vì nó bao gồm giảm thuế…. Chúng tôi thấy là thay vì xuất khẩu nhiều hơn sản phẩm vào Mexico, nhưng chúng tôi đã chuyển công ty vào mexico và các công ty đó xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ là những sản phẩm mà chúng tôi từng làm trước đó. … nhưng còn hơn thế nữa, chúng tôi không chỉ lo ngại về vấn đề thuê nhân công bên ngoài, chúng tôi còn lo ngại về cấu trúc của thỏa thuận theo cái cách mà nó sẽ ảnh hưởng đến lương của người lao độn.

Chúng tôi không chống lại TPP, chúng tôi đang trong chiến dịch chống lại quyền đàm phán nhanh, một quá trình mà theo đó quốc hội cho bên hành pháp quyền được đàm phán các thỏa thuận thương mại mà bất chấp chất lượng của nó ra sao và quốc hội sẽ không sửa đổi được sau đó
Celeste Drake
Với NAFTA chúng tôi đã có 20 năm kinh nghiệm và điều mà chúng tôi thấy là trong cả 3 nước đã có việc giảm sự có mặt của các nghiệp đoàn lao động, gia tăng những hạn chế về quyền của người lao động, và chính phủ thì không xử lý vấn đề này một cách hợp lý. Điều mà chúng tôi thấy là sự gia tăng trong bất bình đẳng, tăng số người sống dưới mức nghèo khổ. Cho nên điều đang xảy ra là các chủ thuê lao động đang khiến các công nhân đối chọi lại với nhau. Họ nói rằng anh chị cần phải chấp nhận giảm lương, giảm phúc lợi hay đừng thành lập công đoàn vì trừ khi anh chi nghe chúng tôi nếu không chúng tôi sẽ chuyển việc của anh chị sang nơi khác. Khi công nhân bị đe dọa, không thể lập nghiệp đoàn thì điều này sẽ làm cho lương của họ giảm xuống. Khi lương công nhân ở Mexico giảm, chúng ta có thỏa thuận thương mại với Mexico và lương của công nhân Mỹ cũng bị giảm, tương tự như với Canada.

Việt Hà: Tuyên bố mới đây của Liên đoàn cho thấy Liên đoàn cũng thảo luận vấn đề với các nghị sĩ, dân biểu quốc hội để chống lại quyền đàm phán nhanh với TPP, theo bà thì khả năng lời kêu gọi của Liên đoàn sẽ dành được ủng hộ ra sao từ phía quốc hội?

Celeste Drake: tôi không muốn đưa dự đoán trước nhưng có khá đông các dân biểu quốc hội cả trong thượng và hạ viện đều đồng ý với chúng tôi là quyền đàm phán nhanh là không  hợp lý với TPP vào lúc này khi mà nội dung của nó hoàn toàn bí mật và những gì mà chúng tôi biết được thì chúng tôi không thích. Và đó là một dấu hiệu tốt và nó tạo sức ép lên Tổng thống và chính phủ của ông để cố gắng nhìn nhận những quan ngại này và có những cải thiện trong thỏa thuận.
Chúng tôi hy vọng là người lao động và những đối tác thương mại của chúng ta cũng sẽ gây sức ép tương tự lên chính phủ của họ để làm điều tương tự. 

Một trong những điều khoản bị rò rỉ ra ngoài mà chúng tôi biết được là bảo hộ quá mức bằng sáng chế với thuốc khiến thuốc quá đắt và gần như khó có thể tiếp cận đối với các gia đình lao động trên thế giới. Đó là quan tâm mà chúng tôi chia sẻ cùng với tất cả các gia đình lao động ở các nước tham gia TPP. Chúng tôi nghĩ là điều này đi ngược lại quyền lợi của mọi người vì nó tạo ra quy định làm cho việc cứu sống con người trở nên khó khăn hơn.

Điều mà chúng tôi muốn là công nhân ở Việt Nam, ở Brunei hay Malaysia có thể đến chỗ làm và nếu họ quyết định thành lập nghiệp đoàn của họ và tham gia vào đàm phán với người chủ về quyền của họ, để tăng lương cho họ
Celeste Drake

Việt Hà: Bà có nói về một số điều khoản rò rỉ ra ngoài mà bà cho rằng là không thích hợp, ngoài điều vừa nói, xin bà cho biết còn điều khoản nào theo bà là chưa hợp lý và cần điều chỉnh?

Celeste Drake: Chúng tôi lo ngại về việc thiếu những quy định liên quan đến phá giá đồng nội tệ. Chúng tôi biết đây là một vấn đề gây tranh cãi. Chúng tôi cũng thấy có nhiều nước châu Á đang tham gia vào chuyện, một phần là vì Trung Quốc đã làm vậy và các nước khác ở châu Á cũng cạnh tranh với Trung Quốc làm vậy, tạo sức ép lên giá trị tiền của họ. Nó có thể tạo ra những trợ cấp cho xuất khẩu và tăng thuế đối với hàng nhập khẩu, trong khi chúng tôi đang muốn tìm kiếm một sân chơi công bằng. Thêm nữa là quyền của người lao động.
Như chúng tôi hiểu thì sẽ có điều khoản về quyền của người lao động trong thỏa thuận, và chúng tôi cho rằng đó là điều tốt nhưng chúng tôi đặt câu hỏi là quy định này có mạnh và hiệu quả không vì điều mà chúng tôi muốn là công nhân ở Việt Nam, ở Brunei hay Malaysia có thể đến chỗ làm và nếu họ quyết định thành lập nghiệp đoàn của họ và tham gia vào đàm phán với người chủ về quyền của họ, để tăng lương cho họ, chúng tôi lo lắng không biết là nếu họ không có quyền tự do đó thì họ có thể bị bắt khi cố gắng thành lập nghiệp đoàn, họ có thể bị đe dọa bởi bạo lực. Nếu họ không có các quyền đó thì lương của họ sẽ bị đẩy xuống và điều này không tốt đối với họ và cũng không tốt đối với chúng tôi.

Việt Hà: Liên đoàn hiện có kết hợp cùng với những tổ chức nào tại Mỹ trong chiến dịch chống lại quyền đàm phán nhanh không?

Celeste Drake: chúng tôi làm việc với các tổ chức khác bao gồm tất cả các tổ chức của người lao động thuộc liên đoàn lao động, tức là hơn 56 tổ chức và những nghiệp đoàn khác không nằm trong Liên đoàn và một số nhóm về môi trường, người tiêu dùng, các nhóm tôn giáo, một số nhóm nông dân nhỏ và doanh nghiệp nhỏ để chống lại quyền đàm phán nhanh . Nếu chúng tôi có thể chống lại việc cho phép quyền đàm phán nhanh, chúng tôi nghĩ là chúng tôi sẽ khiến họ làm chậm lại tiến trình của TPP, ngồi lại vào vòng đàm phán và đưa vào một số điểm làm nó có lợi hơn cho mọi người và môi trường, và đưa vào một số điểm mà chúng tôi kêu gọi.
Nếu chúng tôi có thể chống lại việc cho phép quyền đàm phán nhanh, chúng tôi nghĩ là chúng tôi sẽ khiến họ làm chậm lại tiến trình của TPP, ngồi lại vào vòng đàm phán và đưa vào một số điểm làm nó có lợi hơn cho mọi người và môi trường, và đưa vào một số điểm mà chúng tôi kêu gọi
Celeste Drake

Đây là một chiến dịch lớn. Chúng tôi có cá hoạt động tích cực ở quốc hội để đề nghị các dân biểu bỏ phiếu chống lại quyền đàm phán nhanh. Chúng tôi có chiến dịch viết thư, chúng tôi đã làm các kiến nghị, biểu tình, hội họp trên cả nước, ở các hội đồng thành phố, cơ quan lập pháp cấp tiểu bang để xem xét các cách giải quyết để đưa ra với chính phủ liên bang. Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu để tiêu diệt cái mà chúng tôi coi là một quá trình tiến đến một thỏa thuận không tốt mà nó chỉ có lợi khi bạn là một công ty lớn toàn cầu nhưng không có lợi cho người lao động.

Việt Hà: bà nghĩ thế nào về khả năng TPP sẽ được hoàn tất trong năm nay, và nếu như nó không thể hoàn tất vào năm nay thì liệu nó có gặp khó khăn không khi vào năm tới là bầu cử tại Mỹ và không ai có thể biết được liệu vị Tổng thống mới của Mỹ sẽ thuôc đảng cộng hòa hay dân chủ?

Celeste Drake: rất có thể là thỏa thuận này sẽ được hoàn tất trong năm nay. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng chúng tôi cũng nghe là một số quốc gia đang chưa muốn đưa ra quyết định cuối cùng vì họ muốn chờ xem điều gì sẽ xảy ra với quyền đàm phán nhanh. Nhưng về chính trị mà nói nếu họ không thể hoàn tất vào năm nay thì khó có thể hoàn tất vào năm sau và nếu chờ đến 2017 một số nước sẽ bỏ đi, một số sẽ chờ đợi quyết định từ phía Mỹ. Một trong những lập luận chống lại chúng tôi là chúng tôi thuộc phe cánh tả, đừng chống lại quyền đàm phán nhanh vì khi một Tổng thống cộng hòa lên thì thỏa thuận chỉ có thể còn tệ hơn. Chúng tôi nghĩ đó là một lập luận yếu, không ai có thể dự đoán tương lai chúng ta có Tổng thống nào.

Vào lúc này chúng ta có một vị Tổng thống dân chủ và trong phần lớn những điều ông làm thì đều vì công nhân, người lao động, ví dụ như luật về bảo hiểm y tế hay tăng lương cơ bản, hay như chế độ nghỉ ngơi. Nhưng rất tiếc là chúng tôi không đồng ý với thỏa thuận thương mại mới vì chúng tôi thấy nó có hại cho người lao động và theo chúng tôi nó cũng giống như thỏa thuận khi Tổng thống Bush còn đương nhiệm hay dưới thời tổng thống Clinton. Các thỏa thuận thương mại dưới các thời tổng thống dường như là khá có tính thống nhất giữa các đảng. Chúng tôi làm những gì cần làm vì quyền lợi của người lao động Mỹ, vì các doanh nghiệp và chúng tôi nghĩ là những nước tham gia TPP cũng mà có lợi nếu chúng ta có thể ngăn được quyền đàm phán nhanh và đưa các ý tưởng của chúng tôi vào thỏa thuận.

Việt Hà: Xin cảm ơn bà đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link