Vì Sao Thế Giới Ả Rập Lại Đất Bằng Dậy Sóng?
ĐỌC
WASHINGTON POST
FOUAD
AJAMI
NGUYỄN MINH TÂM chuyển
ngữ
· Giáo sư Fouad Ajami, một người rất am tường về
tình hình lịch sử chính trị của Thế Giới Ả rập. Ông là tác giả của hai cuốn
sách: “The Syrian Rebellion” và “Dream Palace of the Arabs: A Generation’s
Odyssey.” Hiện ông là học giả của Viện Hoover Institute, thuộc trường Stanford
University. Nhân vụ biến động đang xảy ra trong Khối Ả Rập Trung Đông, ông viết
bài tham luận giải thích hiện tượng cuốn phim “The Innocence of Muslims” trên
Youtube gây nên bạo động chống Mỹ trên khắp vùng Trung Đông hiện nay. Chúng tôi
xin lược dịch dưới đây.
Đời
sống văn minh đòi hỏi người ta phải sẵn sàng chấp nhận những tài liệu có thể
làm tự ái bị tổn thương. Và những vụ bạo động xảy ra trong ít ngày gần đây
trong vùng Trung Đông cho thấy thế giới Ả Rập, trung tâm của Đạo Hồi Giáo,
thiếu thiện chí chấp nhận sự đùa cợt của văn minh tân tiến.
Trong
những năm gần đây, chúng ta thấy có hai hiện tượng nổi bật là thế giới bên
ngoài đã xâm nhập, phá bung hàng rào phong kín nhiều vùng đất theo Hồi Giáo,
cùng lúc đó nhiểu người Hồi Giáo bỏ nơi sinh quán để đi tìm cơ hội tốt hơn, và
cuộc sống văn minh tân tiến ở thế giới Tây Phương. Nhưng nền văn minh Tây
phương đôi khi lại tỏ ra khinh bỉ đạo Hồi Giáo, làm cho đất bằng dậy sóng, và
đưa đến những cuộc biểu tình phản đối chết người. Để hiểu được vì sao bạo động
tiếp tục nổ ra ở nhiều nước trong vùng Trung Đông, và làm thế nào có thể ngăn
cản những vụ baọ động này, chúng ta cần nhận thức đâu là những chất liệu đưa
đến những việc đáng buồn vừa kể.
Xuất
phát từ một lịch sử lâu dài bị sỉ nhục, người Ả rập chất chứa trong lòng sự uất
ức, và nỗi đau không nói ra được, chỉ chờ dịp để bùng nổ. Cuộc sống nghèo khó
của đa số dân Ả rập trên thế giới ngày nay đối nghịch hẳn với sự vĩ đại về lịch
sử họ từng có thưở xa xưa. Trong bối cảnh của tất cả những nhân tố này, chúng
ta hiểu được vì sao niềm tự hào của họ dễ bị tổn thương.
Trong
thế giới Ả Rập. trẻ em được dậy dỗ rằng người dân Ả Rập được đấng thiêng liêng
ưu đãi. Niềm tin đó lại được hệ thống truyền thông, các giáo sĩ xác định, và
người dân thường cũng tin là đúng. Từ thế kỷ thứ Bảy, đạo Hồi Giáo được đem
truyền giảng từ Bán Đảo Arabian đến những miền đất xa xôi, như Morocco ở Phi
châu, và Indonesia ở Á châu. Trong quá trình bành trướng đó, họ thắng hai cựu
Đế Quốc Byzantine và Ba Tư, sau đó, Đạo Hồi vượt qua Eo Biển Gibraltar đến
Iberia, và ở đó, Hồi giáo dựng lên cả một nền văn minh ngời sáng, thách đố sự
cố chấp, khắt khe của văn minh Âu châu ở phía Bắc. Hai thành phố Cordoba và Granada
được tô điểm lộng lẫy do bàn tay của người di cư Ả rập. Điạ danh Andalusia là
nơi hội tụ của tất cả tinh túy văn minh Ả Rập, từ thơ văn, luật pháp đến triết
học. Ở đây người ta bàn luận về những vấn đề lớn của thời đại lúc bấy giờ.
Nếu
sự phát triển, bành trướng của Hồi Giáo vinh quang bao nhiêu, thì sự suy sụp
của nó cũng xảy ra hết sức nhanh chóng,và sạch bách bấy nhiêu. Đó chính là
khung cảnh của một thế giới được sử gia Bernard Lewis mô tả trong cuốn sách của
ông xuất bản năm 2002: “What Went Wrong?” “Vì Sao Xảy Ra Cớ Sự Không Tốt
Trong Khối Ả Rập”. Những gì tốt đẹp được thượng đế ban cho Đạo Hồi
Giáo, bỗng dưng trở thành cát bụi ngoài sa mạc. Những lầu đài, cung điện dựng
lên ở trung tâm Hồi giáo trong thành Baghdad ngày xưa bị người Mông Cổ phá tan
tành hồi thế kỷ thứ 13. Những đội binh hùng mạnh bị tiêu diệt hết, chỉ còn lại
những nhóm quân đội nhỏ hùng cứ tại vài nơi trong khối Ả Rập. Đế quốc Ottoman
Thổ Nhĩ Kỳ phá đi mọi di sản văn thơ, triết lý của các nước Ả Rập vào thế kỷ thứ
16. Văn minh Ả rập hầu như bị xoá hẳn trên trái đất, có còn lại chút gì thì
cũng thuộc về tài sản của nền văn minh khác.
Sự
trổi dậy của văn minh Tây phương đi đôi với lực lượng quân sự hùng mạnh, và
những thành tựu về học thuật, hành chính của Tây phương. Từ đó Tây phương coi
thường người À Rập, lòng dũng cảm của người chiến sĩ Ả rập ngày xưa bây giờ bị
xuyên tạc thành những hành vi thô bỉ dùng vũ lực đánh đập phụ nữ, và nạn đối xử
phân biệt nam nữ làm chia rẽ xã hội Ả Rập.
Ngay
chính người Ả Rập cũng công nhận nhược điểm của họ, mặc dù đôi lúc họ đổ thừa
là do bàn tay ngoại lai gây nên. Giới trẻ Ả Rập ngày nay có thể tự hào về văn
hoá xưa của họ, nhưng thực ra trong lòng họ cảm thấy xấu hổ khi nhìn thấy những
gì đang xảy ra ở xã hội quanh họ. Họ biết rằng hơn 300 triệu dân Ả Rập bị lâm
vào hoàn cảnh kinh tế trì trệ, và văn hoá suy đồi. Họ cũng biết rằng khi xét
trên tiêu chuẩn chung chung như tự do về chính trị, qui chế của phụ nữ, phát
triển kinh tế, hầu hết các nước Ả Rập đứng vào hàng thấp kém. Những câu chuyện
riêng tư hàng ngày trên đường phố, những đối thoại trên blogs điện tử, và trên
hệ thống truyền thông, họ bàn tán với nhau không hiểu vì sao họ cứ đắm chìm ở
mức tụt hậu mãi như thế.
Thật
là điều đáng buồn, đáng trách hết sức khi người ngoại cuộc lại dám liều lĩnh
bước chân vào cái hố mìn chỉ chờ dịp nổ tung. Người Ả rập vốn sẵn có thành kiến
cho rằng người Tây phương có ác cảm với người Ả Rập, và những phán xét của
người Tây phương về người Ả Rập đa số đều thiên lệch và đầy ác ý.
Trong
gần nửa thế kỷ vừa qua, người Ả Rập, cũng như người Hồi Giáo ở ngoài vùng đất Ả
rập, đều mang tâm trạng cho rằng họ bị bao vây bởi một nền văn minh mà họ không
hiểu, và rất ghét cái nền văn minh đó. Những người Hồi giáo bỏ xứ ra đi, họ bỏ
lại sau lưng thủ đô Karachi, Cairo, hay Casablanca bốc cháy vì bạo động, vì
biểu tình. Tuy nhiên, họ vẫn mang theo trong lòng ngọn lửa của đức tin tôn
giáo. Tại những khu có người Hồi giáo bỏ xứ ra đi, rải rác khắp nơi trên thế
giới, họ sống quây quần với nhau, và theo dõi tin tức quê nhà bằng phương tiện
truyền thông hiện đại. Những “Dish Cities”, Thành phố gắn “Dĩa TV” mọc lên ở
khắp nơi trên trời Tây Âu và Bắc Mỹ. Bạn có thể sống ở thủ đô Stockholm, và vẫn
theo dõi tin tức quê nhà qua hệ thống đài truyền hình al-Jazeera.
Chúng
tôi biết có một số vụ nổi tiếng trong đó chính vì tính chất tân tiến của thời
đại đã làm cho người ngoan đạo Hồi giáo nổi giận. Vụ đầu tiên xảy ra khoảng hơn
hai thập niên trước đây cho một nhà văn Hồi Giáo sanh trưởng ở Ấn Độ, ông
Salman Rushdie. Ông này viết một cuốn tiểu thuyết bài xích thánh thần, mang tựa
đề là “The Satanic Verses”, Lời Nguyển Của Quỷ, trong đó việc
ông mô tả Đạo Hồi Giáo làm cho người theo đạo này nổi giận. Cuộc biến động bắt
đầu với việc đốt sách của ông ta tại Anh quốc, sau đó là những cuộc biểu tình
rộng lớn ở Pakistan, và cuối cùng nó đưa lên đến tận hàng giáo sĩ cao cấp của
nước Iran. Năm 1989, Ngài Giáo Chủ Ayatollah Ruhollah Khomeini ra một Pháp Lệnh
(fatwa) kết án tử hình nhà văn Rushdie. (Ông này phải trốn tránh trong hơn ba
năm). Những người xuống đường biểu tình không hẳn là những kẻ chỉ trích cuốn
tiểu thuyết. Họ xuống đường biểu tình vì cuốn sách đụng chạm đến Hồi giáo.
Trong đó tác giả mô tả Đức Giáo Chủ Muhammad và những bà vợ của ông ta như
những vật liệu, công cụ của nhà văn. Cuộc xung đột xảy ra thuần túy là thái độ
không thoài mái của Hồi giáo trong bối cảnh một thế giới tân tiến.
Cánh
cổng ngăn nước lụt đã bật mở. Những vụ xung đột sau đó xác định rõ hoàn cảnh
nào sẽ xảy ra xung đột giữa văn hoá Hồi Giáo và văn hoá Tây Phương. Một bên là
văn hoá Hồi Giáo bị đánh động vì mang mặc cảm vửa dũng mãnh, vừa dễ bị vùi dập
vì hoàn cảnh chính trị phân ly rã rời. Bên kia là văn hoá Tây phương bênh vực
và dung dưỡng quyền tự do ngôn luận, viết lách, diễn đạt tư tưởng. Năm 2004,
một thanh niên Hoà Lan gốc người Morocan, ở lứa tuổi trên 20, tên là Mohammed
Bouyeri đã đâm chết nhà làm phim Theo van Gogh trên đường phố đông người ở
Amsterdam chỉ vì ông van Gogh và một chính khách gốc Somali cùng nhau đứng ra
làm cuốn phim ngắn mô tả hiện tượng đánh đập, hà hiếp phụ nữ trong văn hoá Hồi
Giáo.
Một
thời gian ngắn sau, rắc rối lại xảy ra cho nước Đan Mạch, ở Bắc Âu. Một nhật
báo ở đây đăng những bức tranh hí hoạ diễu cợt về Đấng Tiên Tri Muhammad. Bức
tranh biếm hoạ đó vẽ ông giáo chủ mang cái khăn quấn trên đầu giống như qủa
bom. Một tấm hình khác vẽ ông có dáng dấp của một tay sát thủ, chuyên đi ám sát
người khác. Chủ bút phụ trách về văn hoá của nhật báo này cho rằng những bức hí
hoạ đăng trên báo của ông chỉ có mục đích kêu gọi sự chú ý của mọi người đến
vấn đề giới hạn quyền tự do văn hoá ở Âu châu. Có lẽ lối suy luận của ông này
còn ấu trĩ, non nớt. Dầu gì đi nữa những nhà hoạt động trong khối Hồi Giáo đâu
thèm để ý đến vấn đề tự do văn hoá, hay những tài liệu vớ vẩn như vậy. Chính
phủ các nước Hồi Giáo chỉ nhắm một con đường duy nhất là sẵn sàng bảo vệ, bênh
vực Hồi Giáo. Ông đại sứ Ai cập ở Đan Mạch ủng hộ việc đổ dầu vào lửa, thổi
bùng sự tức giận của phe Hồi Giáo bằng những cuộc biểu tình phản đối, do một
giáo sĩ người Palestine, sinh sống ở Đan Mạch, và một thanh niên người Lebanese
đứng ra thực hiện. Trong vụ này, nước Syria là nước lợi dụng thời cơ làm to
chuyện nhiều nhất. Chế độ cầm quyền ở Syria đòi các giáo sĩ đạo Hồi phải lên
tiếng phản đối chính phủ Đan Mạch. Toà đại sứ Đan Mạch ở thủ đô Damascus và
Beirut bị đánh phá tan hoang. Dân chúng được kêu gọi tẩy chay không dùng hàng
hoá của Đan Mạch. Nước Đan Mạch nằm ở vị trí ngoài cùng của Âu châu có người di
dân Ả Rập đến sinh sống. Từ nay mảnh đất tương đối thanh bình, cô tịch đó bị
khuấy động, chọc thủng.
Trận
bão tố mới bùng lên trong tuần trước tại ngay cổng của các tiền đồn ngoại giao
của Mỹ ở nhiều nước trong khối Ả rập là một trong những mắt xích của dòng lịch
sử. Như thường xảy ra từ bấy lâu nay, nó rất dễ bị kích động, nổ to thành
chuyện lớn Nguyên nhân gây ra vụ chọc tức này là một đoạn phim dài 14 phút,
phát tán trênYou Tube hồi tháng Bảy. Đoạn phim này qủa thực, thô lỗ, mang tính
chất xúc phạm. Nó được tung lên với ý nghĩa chỉ là một đoạn phim ngắn giới
thiệu cho cuốn phim “The Innocence of Muslims” “Sự Ngây Thơ Vô Tội Của Người
Hồi Giáo.” dài hơn, sẽ được ra mắt sau này. Đoạn phim có những nhân vật
thuộc loại hạ lưu, bình dân, và nói những câu ngớ ngẩn, nực cười. Lẽ ra tính
chất thô sơ, kịch cỡm của đoạn phim sẽ làm cho người xem phát chán, quên ngay
nó đi. Cuốn phim chẳng có giá trị gì về mặt nghệ thuật cả.
Rất
khó truy nguyên ra ai là kẻ đã làm cuốn phim này. Công ty Sam Bacile tự nhận là
tác giả của cuốn phim. Họ cho biết kẻ làm cuốn phim là một người Mỹ gốc Do
Thái, và được 100 doanh nhân Do Thái bỏ tiền ra giúp. Chết chưa! Lại dính đến
Do Thái nữa. Thế là đủ làm cho người Hồi Giáo giận phát điên lên được. (Thực
ra, cho đến bây giờ vẫn không tìm ra hồ sơ của công ty Bacile, và nguồn gốc của
cuốn phim video này vẫn còn mờ mịt, không chính xác.).
Việc
đám thanh niên trẻ tụ tập xuống đường phản đối ở những thành phố sôi sục không
khí đấu tranh trong thế giới Hồi Giáo là chuyện quá dễ dàng. Toà đại sứ và lãnh
sự Mỹ trở thành mục tiêu đánh phá, để giải toả sự tức giận. Nhưng chính sự việc
bên trong những tiền đồn ngoại giao giúp người ta biết được lòng tin tưởng giả
dối được các nhà cai trị nhào nặn như thế nào. Cũng chính tại những tiền đồn
ngoại giao này, người ta cấp chiếu khán, và một cách để người Ả Rập tìm đường
đi sang thế giới Tây Phương. Sau những vụ đập phá, xuống đường xảy ra, đám
thanh niên trẻ đến Toà Đại Sứ Mỹ tuần này nhìn thấy một sự pha trộn nghịch lý:
vừa muốn đi Mỹ vì sức mạnh của Mỹ, vừa không muốn đi Mỹ nữa. Vụ tấn công toà
lãnh sự Mỹ ở Benghazi, nước Lybia có vẻ như là được chuẩn bị từ trước, và không
liên quan gì đến cuốn phim trênYouTube
Cái
tâm trạng vừa yêu vừa ghét đối với đặc điểm văn minh của thời đại làm dầy vò
tâm tư người Hồi giáo không ít, và sẽ còn tiếp tục dằng co. Sự thẻm muốn sang
Tây phưong sinh sống của thế hệ trẻ tạo nên sự cách biệt giữa hai thế hệ già và
trẻ. Cả đàn ông, lẫn đàn bà đều nói họ tiếp tục giữ đạo, song đồng thời cũng
muốn tháo bỏ bớt những hạn chế của đạo giáo. Những điều được văn hoá Tây phương
tôn trọng như quyền tự do diễn đạt tư tưởng, bảo vệ và cho phép những kẻ thấp
hèn được có quyền ngang bằng với người khác, đều là những lý tưởng được văn hoá
Tây phương trân trọng, tôn vinh. Bây giờ, người Hồi giáo có dịp dùng quyền tự
do mới tìm thấy của mình để đập lại cái họ gọi là nghệ thuật làm tổn thương tự
ái của người khác.
Những
nghịch lý về văn hoá vừa kể không áp dụng với người ở ngoài khối Ả rập. Tổng
thống George W. Bush tin rằng sự kiện nước Mỹ gần gũi quá với các chế độ độc
tài Ả rập khiến sinh ra lòng hận thù của nhóm người tự xưng là Jihadist. Họ
muốn giương cao ngọn cờ thánh chiến chống Mỹ, và Tây phương. Việc người Mỹ tung
quân vào Iraq cũng nhằm mục đích thực hiện sự cải cách ở quốc gia này, và những
nước Ả Rập khác thấy đó mà noi gương. Nhưng người Ả Rập từ chối chủ nghĩa can
thiệp của Mỹ, và bác bỏ thẳng thừng kế hoạch tái lập tự do của ông Bush. Họ nói
đó là chiêu bài che dấu cho một cuộc chiến tranh xâm lược, mất lòng dân.
Tổng
thống Obama chọn một phương thức khác trong sách lược ngoại giao với khối Ả
Rập. Ông tin chắc rằng tiểu sử cá nhân của ông, gồm một số năm sống ở
Indonesia, một nước Hồi Giáo, cũng như những cảm tình riêng ông dành cho những mảnh
đất theo Hồi Giáo, sẽ giúp ông hàn gắn mối quan hệ của Mỹ với thế giới Ả rập.
Nhưng ông bị rơi vào thế kẹt, vừa thoả hiệp với những nhà cai trị đương thời,
trong lúc phải đưa ra những lời hứa to lớn đối với người dân thường. Cuộc nổi
dậy của lực lượng đối lập ở Iran vào muà hè năm 2009 cho thấy chính sách của
ông Obama có nhiều sai phạm. Kế đến những cuộc nổi dậy Mùa Xuân, hay còn gọi là
Arab Spring cũng phá hỏng chính sách ngoại giao của Mỹ. Từ đó đến nay, chính
quyền của ông Obama vẫn chưa thể quyết định xem họ có nên duy trì nguyên trạng,
hay sẽ ủng hộ giới trẻ lật đổ giới lãnh đạo già nua.
Lẽ
dĩ nhiên, tự do về văn hoá không bao giờ mang tính chất tuyệt đối, ngay cả các
truyền thống lâu đời của Tây phương cũng vậy. Từ thời văn minh thượng cổ ở Hy
lạp, Athens, cho đến nay, bao giờ cũng có sự xung đột, tranh giành giữa tự do
và trật tự. Trong thế giới Hồi Giáo, sự dằng co giữa trật tự và tự do lại càng
gay gắt, dữ dội hơn và sẽ còn kéo dài khá lâu. Mấy vụ đốt lá cờ, hay đánh phá
toà đại sứ mới chỉ là chuyện khởi đầu, sau này sẽ còn nhiều va chạm khốc liệt
hơn nữa.
-
G.S Fouad Ajami / Washington Post ngày 14/9/2012-Nguyễn Minh Tâm dịch
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment