Friday, April 12, 2013

HRW: Phải có tiến bộ cụ thể trong Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ


 

Tin tức / Việt Nam


HRW: Phải có tiến bộ cụ thể trong Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ



Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch Phil Robertson

Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch Phil Robertson

  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ



Hình ảnh/Video



Video

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 6/4/2013



Video

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 5/4/2013


CỠ CHỮ 


10.04.2013

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) thúc giục Hoa Kỳ và Việt Nam đạt những tiến bộ cụ thể từ cuộc đối thoại nhân quyền thường niên trước thềm cuộc đối thoại lần thứ 17 giữa hai nước sắp diễn ra tại Hà Nội vào ngày 12/4 tới đây.

Human Rights Watch kêu gọi chính phủ Việt Nam nên nhân cơ hội cuộc đối thoại năm nay phóng thích các tù nhân chính trị và cam kết chấm dứt đàn áp các blogger, các nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai của người dân, và những người chỉ trích nhà nước một cách ôn hòa.

Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch, Phil Robertson, nhấn mạnh:

“Chúng tôi muốn nhìn thấy những cải thiện đáng kể từ phía Việt Nam trong nhiều mặt khác nhau về nhân quyền như tôn trọng quyền tự do ngôn luận của công dân, thôi bỏ tù những người thực thi quyền tự do bày tỏ quan điểm, tự do lập hội, tự do hội họp. Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ chiến dịch đàn áp chống lại những nhà hoạt động ôn hòa và thực trạng này cần phải chấm dứt.”

Theo Washington, mục đích của các cuộc đối thọai nhân quyền hằng năm nhằm tạo ra những kết quả cụ thể thu hẹp cách biệt giữa các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế với các chính sách và cách thực thi nhân quyền tại Việt Nam.

Human Rights Watch nói Washington cần phải chỉ rõ với Hà Nội rằng nếu nếu muốn trở thành một đối tác quốc tế có trách nhiệm, Hà Nội ngay lập tức phải có những tiến bộ mạnh mẽ để đáp ứng các cam kết của họ với quốc tế về nhân quyền.

“Chúng tôi muốn Mỹ phải áp lực Việt Nam công nhận các quyền tự do dân sự và chính trị của công dân mà Hà Nội đã nhất trí với thế giới. Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ thường niên phải vượt xa hơn phạm vi chỉ là cuộc họp hằng năm và phải trở thành một trọng điểm trong mối bang giao hai nước.”

Chúng tôi muốn Mỹ phải áp lực Việt Nam công nhận các quyền tự do dân sự và chính trị của công dân mà Hà Nội đã nhất trí với thế giới. Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ thường niên phải vượt xa hơn phạm vi chỉ là cuộc họp hằng năm...

Phil Robertson, HRW.

Vẫn theo Human Rights Watch, Việt Nam đang nỗ lực vận động để có một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc và Hà Nội sẽ không thể tránh khỏi các chỉ trích kịch liệt hơn về các thành tích nhân quyền tệ hại trong thời gian qua tại tiến trình Đánh giá Định kỳ Toàn cầu của Hội đồng này.

Ông Phil Robertson nói tiếp:

“Việt Nam đang tìm ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc trong giai đoạn 2014-2016, Hoa Kỳ cần phải nói rõ với Việt Nam rằng sự ủng hộ từ Mỹ và các nước khác trên thế giới đối với Việt Nam trong nỗ lực này chỉ có khi và chỉ khi có các cải thiện đáng kể về nhân quyền tại Việt Nam.”

Human Rights Watch nhận xét nhà cầm quyền Việt Nam trong thời gian gần đây liên tục mở ra nhiều phiên tòa chính trị trong nỗ lực ngăn chặn những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước ngày một gia tăng.

Tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Mỹ này chỉ ra rất nhiều trường hợp phản kháng ôn hòa bị kết tội hình sự tại Việt Nam, với ít nhất 40 người bị kết tội và bị tuyên án tù vào năm 2012 trong các phiên xử mà Human Rights Watch mô tả là không đạt tiêu chuẩn về tiến trình xét xử công bằng.

Đáng quan ngại hơn, vẫn theo Human Rights Watch, chỉ trong một tháng rưỡi đầu năm nay, đã có thêm ít nhất 40 người khác bị buộc tội trong các phiên tòa chính trị.

Human Rights Watch nói chính quyền Hà Nội cần phải nhận ra rằng họ không thể giải quyết các vấn đề lớn về mặt chính trị và xã hội bằng cách tống tất cả những ai chỉ trích nhà nước vào tù.

Trong những tháng gần đây, nhà cầm quyền Việt Nam đang kêu gọi dân đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp. Human Rights Watch thúc giục Hà Nội nhân dịp này đề xướng một chương trình cải cách pháp lý cấp bách bao gồm hủy bỏ các điều luật hình sự hóa những tiếng nói bất đồng chính kiến, những hoạt động thể hiện quan điểm cá nhân hay tổ chức công đoàn.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế cho rằng chính quyền Việt Nam lâu nay đã được thả lỏng về mặt nhân quyền, dẫn tới hậu quả là dân Việt Nam phải chịu đựng những vi phạm nhân quyền ngày càng leo thang.

Human Rights Watch nói lộ trình cải tổ đã rõ, nhưng để thực hiện được, đảng cộng sản Việt Nam cần phải dung chấp quan điểm bất đồng và chấp nhận quyền của người dân được cổ võ những quan điểm khác biệt với nhà nước.

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link