Friday, January 10, 2014

Ðại án Vinalines và đòn thử quyết tâm bài trừ tham nhũng


Ðại án Vinalines và đòn thử quyết tâm bài trừ tham nhũng

Nguyên Cục trưởng Cục Hàng Hải, và cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines Dương Trí Dũng.
Nguyên Cục trưởng Cục Hàng Hải, và cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines Dương Trí Dũng.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
  • Ông Dương Chí Dũng ‘khai tên của Thứ trưởng Bộ Công an’
  • Luật sư nói gì về 2 án tử hình trong vụ Vinalines?
  • Việt Nam tuyên án tử hình 2 cựu lãnh đạo Vinalines
  • Việt Nam xét xử Dương Chí Dũng và vụ tham nhũng ở Vinalines
  • Công an, giang hồ tiếp tay giúp Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài

Hình ảnh/Video

Video

Ông Dương Chí Dũng ‘khai tên của Thứ trưởng Bộ Công an’

Video

VN xét xử Dương Chí Dũng và vụ tham nhũng ở Vinalines

Video

Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài nhờ sự tiếp tay của công an, giang hồ

CỠ CHỮ 
09.01.2014
Việc ông Dương Chí Dũng khai tên nhân vật quan chức cấp cao của Việt Nam là Thứ trưởng Bộ Công An Phạm Quý Ngọ là người chủ động báo tin cho ông về việc điều tra và đồng thời là người nhận số tiền 500.000 USD để giúp thoát án đã gây chấn động dư luận. Nhiều luồng ý kiến khác nhau về khả năng liệu còn những nhân vật cấp cao nào sẽ bị lộ diện tiếp theo hay không? Số phận của người nắm giữ và tiết lộ các bí mật sẽ thế nào? Và liệu Việt Nam có thật sự nghiêm minh trong việc xét xử các nhân vật lãnh đạo có liên quan? Khánh An tìm hiểu thêm chi tiết.

Phiên toà hôm 7/1 xét xử vụ án “cố ý làm lộ bí mật công tác”, “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” liên quan đến việc bỏ trốn sang Campuchia của ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HÐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, đã rẽ một bước ngoặt đột ngột khi ông này khai tên Thứ trưởng Bộ Công An Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo việc thủ tướng đồng ý khởi tố, bắt giam ông Dũng.

Bước ngoặt mới của đại án tham nhũng

Trước tòa, ông Dương Chí Dũng khai đã đến gặp ông Ngọ khi gia đình ông này đang đi nghỉ mát ở Tuần Châu, Quảng Ninh vào chiều ngày 29/4/2012 và đề nghị được quan tâm giúp đỡ, đồng thời biếu ông Ngọ một phong bì 10.000 USD. Sau đó vài ngày, ngày 2/5, ông Dũng đến nhà Thứ trưởng Bộ Công An và biếu ông này thêm 500.000 USD.

Ông Dương Chí Dũng còn nói chính ông Phạm Quý Ngọ là người đã cho ông Dũng số điện thoại rác và dặn ông phải gọi vào số điện thoại này.

Những lời khai bất ngờ của ông Dương Chí Dũng tại tòa khiến nhiều người trong dư luận cho rằng vụ án tham nhũng Vinalines bắt buộc phải xem xét lại, thậm chí điều tra lại từ đầu.

Tuy nhiên theo Luật sư Trần Ðình Triển, người bào chữa cho ông Dương Chí Dũng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, tình tiết mới khai nhận về nhân vật cấp cao có liên quan không phải là tình tiết mới mà trong quá trình xét xử sơ thẩm vụ án Vinalines, ông Dương Chí Dũng cũng đã khai với cơ quan điều tra về chi tiết có người gọi điện thoại cho ông, thế nhưng chi tiết này đã không được đưa vào hồ sơ vụ án để các luật sư khai thác. Luật sư Trần Ðình Triển nói ông biết rất rõ về thông tin trên.

“Tôi biết rất rõ về thông tin này. Nhưng thông tin này mà tiết lộ trong phiên tòa của hàng hải thì nó không có giá trị bằng phiên tòa hôm nay bởi vì nó liên quan đến việc ai là người chủ mưu trong việc xúi giục, bố trí, khuyên ngăn anh Dương Chí Dũng bỏ trốn. Thực lòng anh Dương Chí Dũng không muốn bỏ trốn. Chính lời khai ấy, tại phiên tòa hôm nay, anh Dũng cũng đã nói là để nói một cách cụ thể và đầy đủ hơn thì anh sẽ công bố tại phiên tòa. Nếu trong giai đoạn điều tra mà khai cụ thể thì có thể ảnh hưởng đến sinh mạng của anh ấy”.

Theo bản án sơ thẩm ngày 17/12/2013, tòa án nhân dân Hà Nội xác định ông Dương Chí Dũng là chủ mưu, ký quyết định phê duyệt đầu tư nhà máy và là người chỉ đạo ông Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều mua ụ nổi gây thiệt hại 366 tỷ đồng, chỉ đạo tham ô 1,66 triệu USD và riêng ông chiếm đoạt 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Dũng sau đó đã làm đơn kháng cáo và nói rằng không liên quan đến việc ăn chia số tiền 1,66 triệu USD trên.

Với tình tiết mới của vụ án, LS. Trần Ðình Triển cho rằng cần phải xem xét lại việc tại sao các lời khai, tài liệu, chứng cứ về tham ô trong vụ án tham nhũng hàng hải tại sao không được làm sáng tỏ một cách triệt để.

“Cần phải điều tra, xem xét lại không những đối với vụ trốn ra (Campuchia) này để khởi tố những người có tội dù đó là ai, đồng thời cũng cần xem xét lại các chứng cứ trong quá trình điều tra của Vụ Hàng Hải mà không thể hiện sự vô tư, khách quan trong quá trình điều tra. Tôi lấy ví dụ là lấy hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Nga để xem phía Nga bán cái ụ nổi này là có được sự thỏa thuận của ông Dũng và ông Phúc hay không, hay một kẻ nào đó đứng sau hưởng toàn bộ số này và đổ cho ông Dương Chí Dũng và cả ông Phúc. Cả phía công ty AP ở Singapore cũng phải được làm rõ như vậy”.

Ngoài ra, luật sư Trần Ðình Triển cũng cho rằng cần phải điều tra các tình tiết mà các bị cáo đã tố cáo tại phiên tòa sơ thẩm về việc họ bị bức cung, mớm cung, nhục hình buộc họ phải khai nhận những tình tiết không đúng sự thật.

Ðòn thử quyết tâm bài trừ tham nhũng

Sau khi báo chí đưa tin danh tính các quan chức Bộ Công An có liên quan đến vụ án tham nhũng Vinalines, nhiều người trong dư luận bày tỏ ý kiến bức xúc với những lời khai lien quan đến những con số tiền đô mà nhiều người cho là “lùng bùng lỗ tai” hay “không thể tin được”. Có người còn so sánh việc dân phải lo chạy ăn từng bữa trong khi các quan chức sử dụng hàng trăm, thậm chí hàng triệu đô-la Mỹ để làm “quà biếu” ngay trên đất nước Việt Nam.

Trong khi đó, một luồng dư luận khác tỏ ra hoàn toàn không ngạc nhiên, trái lại hoài nghi về diễn tiến mới của vụ án. Một trong những trí thức phản biện nổi tiếng tại Việt Nam, nhà giáo Phạm Toàn, cho rằng lời khai của ông Dương Chí Dũng có thể là do tác động về mặt tâm lý trong lúc tuyệt vọng, nhưng cũng có thể là điều mà ông gọi là “hệ thống mưu mẹo loanh quanh”. Ông nói:

“Một hệ thống mưu mẹo gì đấy mà cuối cùng nó lại bảo vệ nhau, có khi nó lại ra nước ngoài một cách trot lọt bởi vì cái vòi bạch tuộc mafia của những nhóm lợi ích bây giờ cấu kết với nhau quá chặt. Tóm lại chả có gì đáng tin cậy là có thật ở Việt Nam cả. Có một điều duy nhất có thật là không ai còn tin gì đang là có thật ở đất nước mình nữa”.

Một số cư dân mạng còn dự đoán trước các kịch bản kết cục có thể diễn ra từ kinh nghiệm của nhiều vụ án lớn trước đây như “xử lý nội bộ”, cách chức, cho hưởng án treo đối với quan chức cấp cao có tội, hoặc “tự vẫn” trong nhà giam đối với kẻ tiết lộ bí mật.

Trong khi đó, một số người cho rằng đại án tham nhũng Vinalines là một đòn thử đối với quyết tâm bài trừ tham nhũng mà các lãnh đạo Việt Nam vẫn thường nêu lên trước công chúng và thế giới. Tuy nhiên, không có nhiều người tỏ ra tin tưởng vào “quyết tâm” này. Nhà giáo Phạm Toàn nói tiếp:

“Không quyết tâm gì đâu. Nếu mà thật sự quyết tâm thì nó khác. Ðây vẫn thấy là một âm mưu, là rửa mặt thôi, tìm cách tô son vẽ phấn chứ nếu mà sự thật là thẳng tay trừng trị thì dễ như bỡn, xoẹt một phát là xong. Thế nhưng xoẹt cái này nó lại lòi ra cái khác. Chả phải!”

Luật sư Trần Ðình Triển cho rằng đại án Vinanlines chỉ là một vụ việc nhỏ trong rất nhiều vụ việc cần phải được xem xét:

“Phát hiện vụ việc này là chuyện nhỏ. Từ đây còn rất nhiều vụ việc cũng cần phải được điều tra, xử lý một cách nghiêm minh.

Còn nhà giáo Phạm Toàn thì cho rằng vấn đề lớn của Việt Nam hiện nay không phải là trừng trị một hay vài người trong vài vụ án nổi cộm, mà vấn đề là phải có sự ổn định về chính trị xã hội bằng các thiết chế:

“Vấn đề người Việt Nam hiện nay cần là một cơ chế làm thế nào để ngăn chặn được cái xấu, chứ không cần phải bắn giết. Bắn giết một thằng lưu manh ăn thua gì? Vấn đề là bắn giết một hệ thống cho nó tan đi, thay bằng cái khác”.

Trong phiên tòa sơ thẩm hôm 17/12, ông Dương Chí Dũng bị kết án tử hình về hai tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Vinalines là một trong các vụ án mà Viện Kiểm Sát Nhân dân Tối cao Việt Nam xếp vào danh sách “10 đại án tham nhũng” nghiêm trọng với thời gian xử lý kéo dài vì có nhiều vướng mắc và cần có “chỉ đạo tháo gỡ”.



Thông điệp năm mới 2014: Nguyễn Tấn Dũng đóng đúng vai anh “treo đầu dê bán thịt chó” !

Âu Dương Thệ (Danlambao) - Trước sự kiện phe bảo thủ giáo điều do Nguyễn Phú Trọng cầm đầu đang lấn chiếm địa bàn chính trị trở lại đã làm Nguyễn Tấn Dũng rất lo ngại, cho nên ông ta đang tìm cách giả vờ ngả đứng về phía nhân dân, đặc biệt là các giới chuyên viên, trí thức, thanh niên và các đảng viên tiến bộ. Sự thành hình và hoạt động rất tích cực gần đây của một số tổ chức như Diễn đàn Xã hội Dân sự, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Hội bảo vệ những người dân oan và việc công khai ra khỏi ĐCS của một số nhân sĩ tên tuổi đang gây những chấn động chính trị lớn đội lên cả vào nội bộ của ĐCS. Một cáo già chính trị như Nguyễn Tấn Dũng không thể không thấy những nguy cơ và cơ hội trên. Chính vì thế Nguyễn Tấn Dũng đã chọn thời điểm đầu năm 2014 để công bố TĐNM với ngôn ngữ hồ hởi ca tụng dân chủ, đứng về phía nhân dân đòi thực hiện cải cách từ trong đảng, chính phủ, quốc hội tới các tổ chức quần chúng. Qua đó Nguyễn Tấn Dũng muốn dùng sức mạnh của quần chúng phá vỡ vòng vây của phe bảo thủ giáo điều Nguyễn Phú Trọng...

*

Vào những ngày cuối năm 2013 trong tư cách Thủ tướng ông Dũng đã có một số hành động ngoạn mục khiến thiên hạ chú ý. Sau việc nhiều người khám phá ra trong sách giáo khoa VN có in hình lưỡi bò của Trung quốc trên biển Đông gây bất mãn lớn trong dư luận các giới (LĐ 25.12.13), ngày 30. 12 Nguyễn Tấn Dũng vội vã gặp một số nhà khoa bảng XHCN trong Hội Khoa học Lịch sử VN đã “ủng hộ đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa” và còn tuyên bố rất cứng và khách quan khoa học: “Đấu tranh bảo vệ chủ quyền là vấn đề khác, bằng các giải pháp hòa bình, còn lịch sử là lịch sử, sự thật là sự thật”[1]

Một tuyên bố quan trọng khác cũng được Nguyễn Tấn Dũng nói trong dịp này. Sau khi được một số nhà khoa bảng đặt câu hỏi mớm về việc chính phủ có dự tính kỉ niệm 40 năm cuộc đánh chiếm Hoàng sa của Trung quốc (19.1.1974-19.1.2014) và 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc (17.2.1979 -17.2.2014), ông Dũng đã tuyên bố rõ “Phải kỷ niệm!” và báo chí lề đảng thuật lại nguyên văn lời phát biểu của ông:

“Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện Bộ Ngoại giao đang lên kế hoạch kỷ niệm 40 năm sự kiện (1974) Trung quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và 35 năm sự kiện tháng 2 năm 1979 - chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.” Ông còn nhấn mạnh thêm: “Đó cũng là lợi ích của nhân dân. Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này”.[2]

Nhiều báo lề đảng đã đăng nguyên văn lời tuyên bố trên của người đứng đầu Chính phủ trước nhiều nhà sử học chiều 30.12.13. Nhưng chỉ vài giờ sau các bản tin liên quan tới lễ kỉ niệm đã phải gỡ bỏ. Một số nhà dân chủ muốn biết sự thực đã thăm dò thì được trả lời, đây là: “Chỉ thị miệng từ cấp cao. Lý do cho quyết định này là vì phía Trung Quốc đang tỏ ra hòa hoãn với ta, thì ta cũng cần tránh có động thái có thể gây căng thẳng!” [3]

Hai cuộc chiến trên là những sự kiện lịch sử cận đại quan trọng của VN, cho nên không thể để tùy thuộc bộ mặt của Tập Cận Bình vui hay buồn thì mới dám tổ chức hay không được phép tổ chức! Quốc thể ở đâu? Gần 10 ngày đã trôi qua, nhưng các bản tin này vẫn không được tái đăng trên các báo lề đảng! 

Đây là hành động kiểm duyệt công khai những lời tuyên bố của người đứng đầu chính phủ về một vấn đề rất quan trọng và nóng bỏng thời sự của đất nước. Cho nên việc này liên quan rất lớn tới uy tín và trách nhiệm của Nguyễn Tấn Dũng. Nếu đúng như lời của ông Dũng tuyên bố trước dư luận, các khẳng định trên là những tuyên bố chính thức của Bộ chính trị và Chính phủ, và ông Dũng trong tư cách Thủ tướng đã được ủy nhiệm long trọng công bố trước nhân dân VN và dư luận quốc tế vào dịp cuối năm thì với tư cách Thủ tướng và Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Tấn Dũng phải ra lệnh các cơ quan của đảng và chính phủ phải ngưng ngay việc cấm trái phép này và để các báo và đài đăng trở lại các bản tin nói trên. Vì việc này thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của người cầm đầu chính phủ như Hiến pháp 2013 qui định. Không những thế nó còn là uy tín cá nhân cho ông Dũng và toàn bộ Bộ chính trị.

Việc kiểm duyệt và hủy bỏ lời tuyên bố của người đứng đầu chính phủ còn liên hệ tới danh dự dân tộc đối với thù cũng như bạn. Ông Dũng phải ý thức rằng, những lời tuyên bố công khai trên của ông không phải chỉ để mua vui, lấy lòng một vài người hay một vài giới. Vì tuyên bố trên là của người cầm đầu chính phủ và ủy viên Bộ chính trị cũng đã được các cơ quan thông tấn quốc tế tường thuật đầy đủ. Cho nên nếu Bộ chính trị và ông Dũng không làm minh bạch ngay việc làm sai trái rất tai hại và nguy hiểm này thì thế giới sẽ coi thường không chỉ những người cầm đầu ĐCSVN mà cả Chính phủ VN. Vì dư luận quốc tế thấy rõ là Bắc kinh đã khóa miệng không chỉ Bộ chính trị ĐCSVN, mà khóa miệng cả người cầm đầu chính phủ, mỗi khi Bắc kinh thấy những lời tuyên bố gây bất lợi cho họ! Khi đó Nguyễn Tấn Dũng đã gián tiếp để cho nhân dân VN và thế giới biết là, Nhà nước VN đã bị bán đứng cho Bắc kinh, chủ quyền và độc lập của VN đã bị mất! 

Cho tới ngày hôm nay (8.1.2014) các bài báo tường thuật về tuyên bố chính trong Hội Khoa học Lịch sử VN của Nguyễn Tấn Dũng về việc tổ chức hai lễ kỉ niệm lịch sử quan trọng vẫn chưa được đăng trở lại. Cách giải quyết việc này như thế nào trong những ngày tới sẽ phản ảnh rõ ảnh hưởng và uy tín của Nguyễn Tấn Dũng ở mức độ nào trong Bộ chính trị và còn cho thấy áp lực của Bắc Kinh đang áp đảo như thế nào đối với những người cầm đầu chế độ toàn trị ở VN!

***

Hoạt động ngoạn mục thứ hai của Nguyễn Tấn Dũng trong những ngày vừa qua là Thông điệp Năm mới 2014 (TĐNM) vào ngày 1.1.2014 dài khoảng 4.500 chữ và được các báo và đài lề đảng phổ biến rộng rãi. Sau phần mở đầu, trong TĐNM Nguyễn Tấn Dũng đã đi thẳng mổ xẻ tình hình đất nước.[4] Ông nhìn nhận, VN đang hội nhập sâu hơn vào cộng đồng quốc tế và thấy rằng, trong bối cảnh của thời đại toàn cầu hóa hiện nay VN ngày càng gặp khó khan và tụt hậu so với nhiều nước, vì sức cạnh tranh về nhiều mặt của VN rất yếu kém:

“Trong những năm gần đây, năng lực cạnh tranh của nước ta chậm được cải thiện. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã chậm lại. Xã hội có không ít vấn đề bức xúc. Một trong những nguyên nhân là động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển. Đây là lúc chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Nguồn động lực đó phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân.” [các chữ đen in đậm là nguyên văn trong báo điện tử Chính phủ, ghi chú của người viết]

Ông nhìn nhận nguyên cớ bắt nguồn từ thể chế chính trị hiện nay:

“Không thể có được năng lực cạnh tranh cao nếu không có một thể chế chất lượng cao và một nền quản trị quốc gia hiện đại.”

Nhưng các nhận định và phê bình trên của ông Dũng không có gì mới, nhiều đồng nghiệp của ông trước đây và hiện nay trong Bộ chính trị cũng từng đã nói như vậy và còn rõ ràng hơn nhiều. Quan trọng không phải là Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố như thế nào, nhưng quan trọng chính là xem trong thực tế, từ khi cầm đầu chính phủ (7.2006) Nguyễn Tấn Dũng đã làm giảm những tệ hại của thể chế toàn trị hay chính những hành động của ông đang củng cố chế độ toàn trị và vì thế đã đưa đất nước tới tình trạng đen tối như hiện nay? 

Câu trả lời cụ thể lớn nhất cho việc này là, mới đây chính ông Dũng và các nhóm lợi ích vây cánh của ông trong Quốc hội đã thông qua với gần 100% bản Hiến pháp mới sửa đổi giả vờ, trong đó tiếp tục duy trì Điều 4 giữ độc quyền cho ĐCS, giữ vai trò Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục làm chủ đạo, đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu nhà nước, mà thực tế là thuộc quyền sinh sát và chia chác của một số người có quyền lực nhất, quân đội và công an tiếp tục trung thành tuyệt đối với Đảng! Miệng thì nói chế độ toàn trị là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn tới tình trạng đen tối của đất nước, nhưng trong hành động lại vẫn giữ chế độ độc tài! Điều này chứng minh rõ ràng là, nói và làm của Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn mâu thuẫn nhau, nói một đằng làm một nẻo!

Tiếp theo đó, trong TĐNM ông Dũng đã giành một phần quan trọng nói về dân chủ. Có lẽ chưa lần nào Nguyễn Tấn Dũng đã lập lại từ dân chủ nhiều lần trong một diễn văn như thế.Nhưng Nguyễn Tấn Dũng đã nói về dân chủ như thế nào? Dân chủ cho ai? Và ông thực hiện dân chủ như thế nào trong thời gian làm Thủ tướng gần suốt hai nhiệm kì? 

Trong TĐNM Nguyễn Tấn Dũng đã vẽ ra một bức tranh tuyệt đẹp về dân chủ:

“Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp “song sinh” trong một thể chế chính trị hiện đại. Cùng với bảo đảm quyền dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đây là mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ cương. Người viết “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải. Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch.”

Nhưng nếu đọc kĩ thì sẽ thấy, ông Dũng đã cho mọi người biết, nội hàm dân chủ mà ông nêu ra trong TĐNM không phải là dân chủ phổ quát trong các chế độ dân chủ đa nguyên, như khoa học chính trị đã định nghĩa rõ ràng và đang thực hiện thành công ở đại đa số các nước trên thế giới. Dân chủ mà ông Dũng nói ở đây chính là Dân chủ XHCN:

“Chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng phải ưu việt hơn về dân chủ và Đảng ta phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước cũng là nhằm phát huy tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân.”

Khẳng định về “dân chủ XHCN” trên đây của Nguyễn Tấn Dũng cũng hoàn toàn không có gì mới, ngay cả gần đây chính Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng đã từng nói Dân chủ XHCN dân chủ gấp ngàn lần Dân chủ tư bản! Chẳng những thế ông Dũng còn cổ xúy cho việc “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng”, thực tế tức là tăng cường thêm sự độc quyền của đảng độc tài, vậy thì làm sao có dân chủ thực sự được! Rồi Nguyễn Tấn Dũng còn dùng câu sau làm kết luận cho phần cổ xúy cho dân chủ trong TĐNM: 

“Hiến pháp sửa đổi năm 2013 vừa được Quốc hội thông qua đã mở ra không gian Hiến định mới để chúng ta thực hiện tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh” !!! 

Thật là không biết nên xếp Nguyễn Tấn Dũng thuộc con người như thế nào! Đần độn thì không đúng, thông minh thì lại càng không, có lẽ phải nói là thuộc lớp người bịp bợm lưu manh không còn biết ngượng. Lấy Hiến pháp 2013 cực kì phản dân chủ, phản văn minh như thế để làm mẫu mực xây dựng dân chủ và qua đó thực hiện nguyện ước của người sáng lập chế độ thì có lẽ nếu ông HCM còn sống cũng phải lên tiếng phản đối, như nhiều trí thức, chuyên viên, thanh niên và cả nhiều đảng viên tiến bộ đã công khai phản kháng cái Hiến pháp tồi tệ vừa được ban hành! 

Kết luận này của ông Dũng chống lại hoàn toàn bức tranh dân chủ rất đẹp mà ông vừa vẽ ra! Bởi vì chính Nguyễn Tấn Dũng thừa biết, nội dung Hiến pháp sửa đổi 2013 cực kì phản dân chủ, là một trong vài hiến pháp bị thế giới xếp vào phản động nhất trên hoàn cầu hiện nay. Vì như đã nói ở trên, Hiến pháp mới có hiệu lực từ 1.1.2014 vẫn giữ toàn bộ những điểm chính của Hiến pháp 1992, ĐCS vẫn độc quyền trong tất cả các lãnh vực! Như vậy là tuy tuyên bố dân chủ, nhưng ĐCS vẫn độc quyền. Như thế dân chủ trong thâm tâm của ông Dũng không phải là quyền tối thượng của công dân mà chỉ là sự bố thí của một vài người cầm đầu chế độ toàn trị! 

Không chỉ nuôi ý đồ cho nhân dân ăn bánh vẽ dân chủ, Nguyễn Tấn Dũng còn lập lại những mô hình tổ chức mà khi đối chiếu với hiện thực của xã hội VN hiện nay ai cũng thấy là không tưởng và hoàn toàn giả dối, khi ông nói tới các biện áp thực hiện dân chủ trong xã hội: 

“Phải hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội, tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng chính sách và lựa chọn cán bộ. Nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ quan hoạch định chính sách.” 

Dưới chế độ toàn trị hiện nay hai tổ chức đóng vai trò chính thức làm phản biện là Quốc hội và Mặt trận tổ quốc, nhưng Nguyễn Tấn Dũng thừa biết đây vẫn chỉ là hai tổ chức bù nhìn suốt từ 60 năm qua. Trong kì họp Quốc hội cuối năm vừa qua, chỉ vài người có quyền lực nhất trong Bộ chính trị đã ra lệnh không cho các đại biểu được thảo luận công khai tại hội trường về sửa đổi Hiến pháp và sau đó gần 100% đại biểu đã gật thông qua Hiến pháp phản động! Ngay cả chính Nguyễn Tấn Dũng cũng coi thường Quốc hội. Cuối tháng 11 ông đã lấy cớ hết giờ để không trả lời chất vấn về việc chính phủ của ông đã làm được những gì trong việc chống tham nhũng. Nguyễn Tấn Dũng khất sẽ trả lời bằng văn bản. Tới nay hơn một tháng đã trôi qua, nhưng ông Dũng cũng không thèm trả lời Quốc hội! 

Ông Dũng còn bảo rằng, “tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng chính sách và lựa chọn cán bộ”. Xin hỏi thực ông Dũng, tại sao khi vừa nắm chức Thủ tướng chính ông đã giải tán Ban Cố vấn Thủ tướng không kèn không trống? Tại sao vài năm trước chính ông ra Quyết định 97/2009/QĐ-TT ngày 24.7.2009 cấm các trí thức và chuyên viên quyền phản biện công khai, khiến nhiều nhân sĩ đã phải lên tiếng công khai phản đối?[5] Tại sao ông đã từng cổ xúy cho luật biểu tình, nhưng lại đàn áp phụ nữ, thanh niên và trí thức biểu tình chống Bắc kinh xâm lấn và mới đây nhất đã ra Pháp lệnh trang bị cả xe tăng thiết giáp, trực thăng... cho các đơn vị cảnh sát cơ động- một lực lượng công an chuyên đàn áp biểu tình ?[6] Ngày 1.1.2014 Nguyễn Tấn Dũng hồ hởi đề cao dân chủ; nhưng chỉ hai tuần trước đó, ngày 17.12.2013, trong tư cách Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng đã kí Nghị định 208/2013/NĐ-CP về “chống người thi hành công vụ”có thể bị bắn chết tại chỗ.[7] Như vậy là Nguyễn Tấn Dũng cho công an từ phường tới tỉnh và thành phố từ nay được thả cửa hành động côn đồ tàn bạo hơn nữa giết hại nhân dân, đặc biệt là các nông dân, công nhân, thanh niên và trí thức xuống đường biểu tình đòi ruộng đất, quyền sống và dân chủ! Không những thế chính Nguyễn Tấn Dũng vào cuối năm đã cấp Bằng khen cho Đại tá Trần Sơn Hà, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, người từng ký văn bản yêu cầu nhà báo “chụp ảnh cảnh sát giao thông phải xin phép”[8]. 

Nay đầu năm Nguyễn Tấn Dũng hồ hởi nói về dân chủ, nhưng suốt hơn 7 năm làm Thủ tướng ông chỉ hành động để củng cố chế độ độc tài! Ông có hai bộ mặt, là chính trị gia gian ác như cáo già nhưng thỉnh thoảng khoác áo làm cừu non! Chính vì vậy nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế có uy tín đã xếp chế độ CSVN là một trong vài chế độ độc tài dã man nhất trên thế giới. Vào giữa tháng 12 vừa qua Tổ chức Kí giả không biên giới đã xếp chế độ của Nguyễn Tấn Dũng là một trong năm chế độ giam giữ các nhà báo cao nhất trên thế giới![9]

***

Thái đô cực kì tự mâu thuẫn giữa nói và làm của Nguyễn Tấn Dũng trong TĐNM còn thể hiện cả trong lãnh vực kinh tế. Trong khi mấy năm gần đây có hàng trăm ngàn doanh nghiệp tư nhân phải đóng cửa, một trong những nguyên nhân chính là họ không thể vay vốn của các ngân hàng và lãi suất quá cao không thể chịu nổi. Trong khi ấy các tập đoàn và tổng công ti nhà nước vẫn nhận được tiền trợ cấp của Ngân hàng Nhà nước và hầu hết làm ăn thua lỗ lớn, tạo gánh nặng cho ngân sách quốc gia từ tiền thuế của nhân dân: 

“127 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ - công ty con có tổng số nợ phải trả là 1.348.752 tỷ đồng, tăng 6% so với 2011, chiếm 56% tổng nguồn vốn.”[10]

Chính dưới thời Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng ông đã thả cửa cho các tập đoàn và tổng công ti nhà nước bung ra rất nhanh, đã tăng thêm bất công và độc quyền, tạo bất bình đẳng trong hoạt động kinh tế, khiến cho toàn bộ kinh tế VN đang đi xuống. Vì vậy Ngân hàng Thế giới, nhiều tổ chức tài chánh quốc tế uy tín và hai cuộc Hội thảo của Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban Kinh tế Quốc hội vào cuối năm đã xác nhận và cảnh cáo. Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã phê bình chính sách kinh tế của Nguyễn Tấn Dũng: “Suốt từ 2007 đến nay bất ổn vĩ mô bộc lộ ở mức gay gắt”.[11] Nhưng trong TĐNM Nguyễn Tấn Dũng lại dối trá và ngoan cố vẫn bảo là:

“Trong những năm qua, chúng ta đã có bước tiến dài về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Đây cũng là một đột phá chiến lược đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI.”

Tuy Đại hội 11 đã quyết định tái cơ cấu các Doanh nghiệp nhà nước bằng cách cổ phần hóa các doanh nghiệp này. Nhưng nay đã 3 năm trôi qua, chính phủ do Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu đã lơ là với Nghị quyết của Trung ương vì nó động chạm trực tiếp tới quyền và lòng tham của các nhóm lợi ích. Tuy vậy trong TĐNM Nguyễn Tấn Dũng lại đóng kịch của người quyết tâm chủ trương cải cách, hô hoán “phải kiên quyết thực hiện tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước” và “Doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung vào lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng và quốc phòng an ninh”:

“Phải kiên quyết thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa, kể cả các tập đoàn kinh tế; thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán phần vốn mà Nhà nước không cần nắm giữ theo nguyên tắc thị trường, bao gồm cả doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung vào lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng và quốc phòng an ninh.”

Có lẽ do thái độ dối trá đã trở thành cố tật nên ông Dũng không thấy được những gì ông hứa chỉ là toàn hư ảo. Ở phần III trong TĐNM nói về tình hình nông nghiệp và phát triển tam nông của chế độ toàn trị ông Dũng cũng tiếp nối sự dối trá kiểu này.

Cuối tháng 12 cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân An giang Nguyễn Minh Nhị đã phải than về cảnh cực khổ, thiệt thòi của mấy chục triệu nông dân VN:

“Thử lũy kế những vấn đề “tồn kho” và cập nhật “tin buồn” nông nghiệp: cà phê lận đận: người trồng lỗ lã, người uống đắt đỏ...; cao su, tiêu, điều, mía đường, cá tra và lúa gạo... đều lao đao, thậm chí phá sản cục bộ. Tôi nghĩ rằng những cái đó góp thêm nét chấm phá cho bức tranh kinh tế 2013 mà có đại biểu Quốc hội cho rằng màu xám, nhưng cũng có người khác cho là màu hồng, còn những nông dân và doanh nghiệp lao đao lận đận vì chuyện thua lỗ tất nhiên là màu đen rồi. Và nếu chịu khó tra số liệu thống kê từ năm 1986 - 2006 - 2013 về tỉ lệ nông dân - lao động nông nghiệp, tỉ trọng giá trị nông nghiệp, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo... chúng ta sẽ thấy càng hội nhập mà thiếu đầu óc độc lập, tinh thần tự chủ, tự lực tự cường... thì càng làm càng thua thiệt, thua thiệt và mất quyền ngay trên đồng ruộng và từng sản phẩm của mình.” [12]

Không những thế, sự gia tăng của các thương lái Trung quốc đang cấu kết với các Tổng công ti lương thực Nhà nước trong việc áp chế giá lương thực rất bất lợi cho nông dân đã khiến ông Nhị cảnh cáo báo động:

“Ta hay các thương lái lạ mặt là chủ đất nước này?” Và có câu trả lời: Nông nghiệp sa sút như vậy không hoàn toàn do suy thoái kinh tế thế giới và càng không phải cộng đồng hàng chục triệu nông dân ta đều bị “sao hạn”! [13]

Tuy năm 2012 xuất cảng gạo đang lên tới 7,7 triệu tấn, đóng góp cho ngân sách nhà nước nhiều tỉ USD mỗi năm, nhưng lợi tức của nông dân vẫn ở mức thấp nhất, chỉ 500.000 đồng hàng tháng mỗi đầu người (khoảng 23 USD). Ngay cả đồng bằng Cửu long vựa lúa cung cấp gần 50% sản lượng lương thực cả nước, nhưng nông dân cũng bị đói nghèo, vẫn phải làm thuê trên ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước. Đấy là cuộc sống cơ cực của gần 60 triệu nông dân VN suốt trên 7 năm thời Nguyễn Tấn Dũng, do ông đã bỏ rơi nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Thế nhưng trong TĐNM ông Dũng đã vẽ ra một bức tranh tương lai rất thanh bình, cực lạc cho nông dân VN:

“Phải đặt người nông dân vào vị trí trung tâm và vai trò chủ thể để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Nhà nước có cơ chế chính sách thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn. Khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng, nhất là giữa người nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, dịch vụ với quy mô phù hợp. Hình thành chuỗi giá trị, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.”

Khi đọc đoạn văn trên đây của ông Dũng, người ta liên tưởng tới Cương lĩnh Chính trị 2011 mà tác giả chính là Nguyễn Phú Trọng đã được Ban bố trong Đại hội 11 cũng vẽ ra một thiên đường quá độ lên CNXH. Nhưng mới đây chính ông Trọng cũng than thở là không biết liệu hết Thế kỉ 21 VN có hoàn thành được giai đoạn quá độ lên CNXH hay không! Không ai biết được thiên đường CNXH của Nguyễn Phú Trọng ra sao, nhưng xã hội hiện thực hiện nay dưới XHCN thì rõ ràng là một trại giam khổng lồ cho 90 triệu người VN. Người ta cũng không biết cực lạc của chính sách nông nghiệp tương lai của ông Dũng như thế nào, nhưng hiện tại thì mấy chục triệu nông dân VN đang phải sống trong địa ngục trần gian!

Tóm lại, trong TĐNM rất dài Nguyễn Tấn Dũng cố vẽ ra một bức tranh tuyệt đẹp cho năm 2014 và tương lai, với những biện pháp hết sức dân chủ cho mọi công dân, một đời sống ấm no cho nông dân và phát triển kinh tế hài hòa giữa tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Xã hội mà Nguyễn Tấn Dũng vẽ ra đẹp như một thiên đường. Nhưng thiên đường đó có tên là gì? Trong câu cuối của TĐNM Nguyễn Tấn Dũng đã cho mọi người biết cái tên của nó:

“Nhất định bản lĩnh đó [Đảng CS vượt qua những thử thách trong quá khứ, ghi chú của người viết] sẽ lại tỏa sáng để Đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, đưa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lên tầm cao mới vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa - dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”

Nghĩa là Nguyễn Tấn Dũng khuyên mọi người cứ ngoan ngoãn làm theo các Nghị quyết của Đại hội 11, cứ cúi đầu nghe theo nhóm cầm đầu toàn trị dẫn dắt theo con đường quá độ lên CNXH theo như Cương lĩnh chính trị 2011; ngoan ngoãn tuân theo Hiến pháp mới ban hành, hoan hỉ theo kinh tế thị trường định hướng XHCN với kinh tế nhà nước làm chủ đạo và tuân theo pháp chế XHCN co giãn tùy kẻ cầm đầu thì sẽ có dân chủ, phú cường, văn minh! Chỉ có điều là những gì Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng coi là thiên đường hay cực lạc thì 90 triệu nhân dân VN đã cảm nhận từ chính bản thân và rất bất bình, cay đắng biết rõ đây trính nhà địa ngục trần gian mà chế độ toàn trị đã gieo rắc gần 60 năm!

Nguyễn Tấn Dũng đã trổ tài hùng biện về nghệ thuật nói láo, dối trá của mình trong TĐNM 2014! Cho nên người ta cũng không thể quên câu nói dưới đây của Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc đối thoại điện tử lần đầu tiên trong tư cách Thủ tướng vào đầu năm 2007: “Tôi yêu nhất, quý nhất là sự trung thực và tôi cũng ghét nhất, giận nhất là sự giả dối.” !!! [14]

***

Để nhận xét khách quan và trung thực về một chính trị gia thì không được phép chỉ căn cứ vào một vài câu nói hay một vài danh từ đao to búa lớn nẩy lửa của họ, trái lại phải đối chiếu so sánh nghiêm túc giữa những lời nói và các hành động của người này trong quá trình lâu dài nắm giữ quyền lực. Chỉ khi đó mới hiểu được động cơ, ý đồ thầm kín của chính trị gia này. Phải giữ tinh thần làm việc trách nhiệm nghiêm túc như vậy mới tránh không vô tình làm cái loa cho kẻ độc tài và làm giảm nhuệ khí đấu tranh của phong trào dân chủ đang lên cao trong các tầng lớp nhân dân! 

Nếu chỉ tính từ thời Nguyễn Tấn Dũng xoay xở nhảy được vào Trung ương đảng (1986, dự khuyết) rồi leo lên Bộ chính trị (1996) và nắm ghế Thủ tướng (từ 7. 2006), cho thấy có những giai đoạn ông Dũng đã biết nín thở qua sông bằng cách dựa vào một vài nhân vật có quyền thế nhất khi ấy để cuối cùng vượt tới đỉnh cao danh vọng là cầm đầu chính phủ. Để duy trì và củng cố cái ghế Thủ tướng ông Dũng đã dùng quyền - tiền để tạo vây cánh và gây thanh thế ngay trong Trung ương đảng. Chính vì thế nên cho đến nay ông đã bẻ gãy được nhiều chông gai do chính các đối thủ trong Bộ chính trị, đặc biệt từ khi Nguyễn Phú Trọng nắm chức Tổng bí thư (từ tháng 1.2011), rõ ràng nhất là trong các Hội nghị Trung ương 4-8.

Không những thế, tùy theo tình hình trong đảng lẫn ngoài xã hội trong hơn 7 năm qua Nguyễn Tấn Dũng còn sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để mua chuộc và xoa dịu dư luận hòng vượt qua những khó khăn, hoặc để tạo ấn tượng tốt nhằm dựng lên một kì vọng mới ở ông. Nhiều dẫn chứng rất rõ về những thủ đoạn này đã được Nguyễn Tấn Dũng sử dụng bài bản, như năm 2009 khi tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều chuyên viên và trí thức phản đối việc để Bắc kinh khai thác Bauxite ở Tây nguyên. Nhân dịp kỉ niệm 55 năm Điện biên phủ, ngày 7.5.2009 tại nhà riêng của tướng Giáp Nguyễn Tấn Dũng đã công khai ủng hộ thư của tướng Giáp về việc này và nói “Chính phủ xin tiếp thu ý kiến của Đại tướng.” [15], nhưng liền sau đó đã bỏ rơi lời hứa này!

Khi vụ thua lỗ khủng lên tới trên 86.000 tỉ đồng (4,5 tỉ USD) của tập đoàn Vinashin bùng nổ vào 2010 không lâu trước Đại hội 11, Nguyễn Tấn Dũng đã làm như thành khẩn ra trước Quốc hội xin lỗi và nhận trách nhiệm, nhưng sau đó không lâu chính Nguyễn Tấn Dũng đã phủi trách nhiệm cá nhân, bảo đó là trách nhiệm tập thể.

“Xảy ra chuyện như Vinashin, cuối cùng Thủ tướng đứng ra nhận trách nhiệm. Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai”.[16]

Khi phong trào biểu tình của thanh niên và trí thức lên tới cao độ vào các năm 2011-12 phản đối Bắc kinh công khai lấn chiếm biển đảo và tài nguyên của VN, Nguyễn Tấn Dũng cũng đã từng tuyên bố ủng hộ cần ra sớm luật biểu tình, nhưng sau đó ông không còn nhắc tới lời hứa này nữa. Đầu năm 2012 khi xảy ra vụ Thành ủy Hải phòng cho hàng trăm công an tấn công và đàn áp gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn ở Tiên lãng, Hải phòng đã gây xúc động và bất mãn rất lớn trong nhiều tầng lớp, cả trong nhiều cán bộ cao cấp đã về hưu, Nguyễn Tấn Dũng cũng ra tuyên bố rất nẩy lửa đứng về phía những người phản đối. Nhưng sau khi dư luận chìm xuống thì Nguyễn Tấn Dũng vẫn để tòa án xử bất công gia đình ông Vươn, trong khi ấy những người lãnh đạo thành ủy Hải phòng không hề sơ sấn gì, riêng Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an Hải phòng và chỉ huy đàn áp gia đình ông Vươn còn được Nguyễn Tấn Dũng phong hàm cấp tướng. [17]

Nếu đọc lại những tuyên bố của Nguyễn Tấn Dũng trong các vụ nói trên cũng hùng dũng khẳng khái không kém những ngôn từ trong TĐNM 2014! Vậy thì động cơ nào đã khiến Nguyễn Tấn Dũng lại tái diễn giở trò “ăn năn”“tự chuyển biến” giả vờ vào thời điểm này?

Năm nay (2014) sẽ diễn ra một loạt công tác chuẩn bị Đại hội 12, dự tính sẽ diễn ra vào 2015/16. Đứng hàng đầu các công tác này phải kể tới việc xếp đặt nhân sự ở các lãnh vực then chốt từ trung ương tới các tỉnh và thành phố. Vì vậy năm nay là thời điểm cực kì quan trọng cho các phe phái ráo riết chuẩn bị giành giật các chức vị quan trọng để có thể nắm chủ động trong Trung ương đảng và Bộ chính trị trong nhiệm kì tới.

Tuy thắng một số keo trong các Hội nghị Trung ương gần đây, nhưng Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh cũng bị đánh xất mình xất mẩy đến “trọng thương”. Nguyễn Tấn Dũng mất chức Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, trong vụ xét xử rất đình đám vụ án Dương Chí Dũng Vinalines vào cuối năm 2013 Nguyễn Tấn Dũng đã phải tránh mình với chuyến thăm Nhật Bản. Năm nay phe Nguyễn Phú Trọng sẽ lôi ra xét xử thêm một số vụ “đại án tham nhũng” nữa, trong đó liên quan tới nhiều nhân vật thân tín của Nguyễn Tấn Dũng [18]. Giữa khi ấy lãnh vực kinh tế-tài chánh là trách nhiệm và hoạt động chính của ông Dũng lại liên tục nhiều năm rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Nguyễn Tấn Dũng hiểu rõ những nguy cơ này có thể làm cháy sự nghiệp chính trị của ông.

Ngay cả một số lãnh vực từng được coi là thuộc vùng ảnh hưởng của Nguyễn Tấn Dũng, như ngành ngoại giao và công an, cũng đang bị tuột tay. Ngày 18. 12 vừa qua Nguyễn Phú Trọng giành chỉ đạo Hội nghị Công an toàn quốc lần 69. Cũng vào ngày này Nguyễn Phú Trọng cũng đã độc quyền chỉ đạo Hội nghị Ngoại giao lần thứ 28 và khẳng định rõ, các đường lối và hoạt động ngoại giao là thẩm quyền tuyệt đối của Bộ chính trị và Ban bí thư:

“Kiên định nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối và thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại. Thống nhất quản lý đối ngoại cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh... là một yêu cầu vừa lâu dài, cơ bản, vừa có tính thời sự cấp bách. Theo tinh thần đó, mọi quyết định và hoạt động đối ngoại, nhất là những vấn đề liên quan đến sự ổn định và phát triển của đất nước, đến độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và danh dự quốc gia, đều phải tập trung vào một đầu mối dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Ban Bí thư” [19]

Có hiểu như vậy mới biết, tại sao tuyên bố của Nguyễn Tấn Dũng tại Hội Khoa học Lịch sử VN ngày 30.12 về việc lễ kỉ niệm 40 năm Bắc kinh chiếm Hoàng sa và 35 năm Chiến tranh biên giới phía Bắc đã bị kiểm duyệt ngay và cấm đăng tải.

Trước sự kiện phe bảo thủ giáo điều do Nguyễn Phú Trọng cầm đầu đang lấn chiếm địa bàn chính trị trở lại đã làm Nguyễn Tấn Dũng rất lo ngại, cho nên ông ta đang tìm cách giả vờ ngả đứng về phía nhân dân, đặc biệt là các giới chuyên viên, trí thức, thanh niên và các đảng viên tiến bộ. Đây là những thành phần dân chủ đã cương quyết bền bỉ đấu tranh bằng phương pháp phi bạo lực và hiện nay đang giành được uy tín, sự tin tưởng trong nhân dân VN cũng như quốc tế, nhất là ở các nước dân chủ phương Tây. Sự thành hình và hoạt động rất tích cực gần đây của một số tổ chức như Diễn đàn Xã hội Dân sự, Tập hợp các Mạng lưới Blogger VN, Hội bảo vệ những người dân oan và việc công khai ra khỏi ĐCS của một số nhân sĩ tên tuổi đang gây những chấn động chính trị lớn đội lên cả vào nội bộ của ĐCS.

Một cáo già chính trị như Nguyễn Tấn Dũng không thể không thấy những nguy cơ và cơ hội trên. Chính vì thế Nguyễn Tấn Dũng đã chọn thời điểm đầu năm 2014 để công bố TĐNM với ngôn ngữ hồ hởi ca tụng dân chủ, đứng về phía nhân dân đòi thực hiện cải cách từ trong đảng, chính phủ, quốc hội tới các tổ chức quần chúng. Qua đó Nguyễn Tấn Dũng muốn dùng sức mạnh của quần chúng phá vỡ vòng vây của phe bảo thủ giáo điều Nguyễn Phú Trọng.

Nhưng các sự kiện đàn áp nhân dân, coi thường trí thức và thanh niên trong quá khứ suốt hơn 7 năm làm Thủ tướng như đã nói trên đã chứng minh, lần này Nguyễn Tấn Dũng cũng lại tính giở trò “tự chuyển biến”, “tự diễn tiến” chỉ nhằm phá vòng vây của phe Nguyễn Phú Trọng, chứ tuyệt nhiên không phải là đứng về phía nhân dân bị đàn áp. Nguyễn Tấn Dũng giả vờ đứng về phía dân chủ đang vươn lên là thủ đoạn mượn gió bẻ măng, chỉ cốt nắm lại cái ghế cho mình và cho phe cánh lợi ích nhóm trong Đại hội 12 sắp tới! Một khi thành công thì Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh sẽ tiếp tục chế độ toàn trị, quay trở lại đàn áp nhân dân và tham nhũng cho gia đình và vây cánh như ông ta đang làm từ hơn 7 năm trong cương vị Thủ tướng! Đây chính nhà động cơ khiến Nguyễn Tấn Dũng công bố TĐNM 2014

Nhưng vải the không thể che được mắt thánh, qua TĐNM mọi người càng thấy rõ bản chất thực của Nguyễn Tấn Dũng: Treo đầu dê bán thịt chó! Tệ hơn nữa là loại thịt mà ông Dũng đang rát cổ rao bán đã quá ôi, nhiều nước Âu châu và nhiều nơi trên thế giới đã vất nó vào thùng rác từ lâu!

9.1.2014




Hàng trăm người Hà Nam đi bộ lên Hà Nội phản đối cưỡng chế đất

Hoàng Long (TNO) - Sáng nay 9.1, hàng trăm người, chủ yếu ở thôn Hưng Đạo, phường Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đã đi bộ lên Hà Nội, phản đối việc chính quyền phường Châu Sơn và thành phố Phủ Lý cưỡng chế, thu hồi đất tại đây.

8 giờ sáng, khoảng trên 200 người đã tập trung thành đoàn dài, đi bộ theo quốc lộ 1A để lên Hà Nội.

Trong đoàn, thành phần chủ yếu là người già, phụ nữ, có cả người tàn tật được gia đình đẩy xe lăn.

Theo ghi nhận của phóng viên, ngoài hàng trăm người đi bộ còn có hàng chục xe máy tháp tùng. Khi có người mỏi mệt thì xe máy chở. Các thành viên của đoàn đều mang theo túi đựng quần áo, đồ ăn.

Bà Lê thị Thu cho biết, đoàn sẽ lên tới Hà Nội trong ngày 9.1, đến các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Chính phủ nộp đơn, kiến nghị về việc thu hồi đất tại địa phương để giao cho các nhà đầu tư lập nhà máy sản xuất.

Cũng theo bà Thu, người dân phường Châu Sơn không đồng tình với phương án đền bù của chính quyền nên đã tập trung kiến nghị từ 3 ngày trước tại xã Châu Sơn. Do chính quyền không thực hiện các kiến nghị, yêu cầu của người dân nên mọi người quyết định sẽ đi bộ lên Hà Nội để kiến nghị với các cơ quan trung ương.

Đến khoảng đầu giờ chiều nay, đoàn người đã đến huyện Phú Xuyên, Hà Nội và tiếp tục đi dọc theo quốc lộ 1A.


Người dân đi bộ dọc quốc lộ

Đưa con đi xe lăn lên Hà Nội





Sài Gòn rầm rộ dịch vụ đòi nợ thuê

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2014-01-08

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
01082014-deb-collc-hir-servi.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Hình danh tính con nợ vay nóng.
Hình danh tính con nợ vay nóng.
RFA
Cuối năm, mọi thứ dịch vụ nở rộ để đón Tết, đặc biệt năm nay, dịch vụ đòi nợ thuê ở Sài Gòn phát triển một cách bất thường, hay nói cách khác là dịch vụ đòi nợ thuê đã tăng đột biến so với mọi năm. Nhiều chủ doanh nghiệp bỏ trốn vì sợ dịch vụ đòi nợ thuê đến tìm và cũng không ít trường hợp, con nợ bỏ nhà cửa, bỏ vợ con trốn đi biệt vô âm tín sau một lần dịch vụ đòi nợ thuê đến nhà. Không những con nợ bị hệ lụy mà cả vợ con của họ cũng khốn đốn vì dịch vụ này.
Đòi nợ thuê qui mô toàn quốc
Một người mệnh danh là sát thủ trong giới đòi nợ thuê cho biết: “Ví dụ ba trăm chai thì nó lấy trăm chai, đi làm bữa nay nguy cơ chừ nguy hiểm lắm! Vô đòi loạng quạng nó điện công an tới hốt đó! Có khi nó còn lấy cao hơn nữa, vì sao biết không, vì nó mắc nợ nhưng nhiều khi nó điện công an hoặc giang hồ khác tới nó cột mình luôn, chứ không phải tới đòi giỡn giỡn đâu nha! ĐM(chửi thề). Đòi phải đòi cho khôn chứ đòi bà điên bà khùng nó tới nó hốt mình luôn đó! Đòi thì phải được chứ, ĐM(chửi thề). Đòi mà không được thì đòi làm gì!”
Anh này cho biết thêm anh vốn là người gốc Đà Nẵng, theo chỉ định của các ông trùm, nhóm giang hồ miền Trung và miền Bắc sẽ hoạt động đòi nợ thuê ở miền Nam và ngược lại, các nhóm giang hồ miền Nam sẽ ra Bắc hoạt động trong dịp Tết này. Sở dĩ có sự hoán đổi địa điểm này là có hai lý do: Tránh tình trạng rò rỉ thông tin và; Tuyệt đối giải quyết con nợ.
Ở trường hợp tránh tình trạng rò rỉ thông tin, theo tay sát thủ đòi nợ thuê vừa nêu trên cho biết là lẽ thường, cùng là người một miền với nhau, rất dễ xãy ra chuyện các thành viên của nhóm đòi nợ thuê có bà con, quen biết dây mơ rễ má với con nợ. Một khi nhận lệnh, vì tình cảm, nhân viên đòi nợ thuê sẽ bật đèn xanh trước cho con nợ bỏ trốn hoặc nếu không bật đèn xanh thì cũng nương tay đối với con nợ, dẫn đến tình trạng làm việc không hiệu quả.
Công an điều tra một vụ đòi nợ thuê có dấu hiệu vi phạm pháp luật
Công an điều tra một vụ đòi nợ thuê có dấu hiệu vi phạm pháp luật (nguồn:petrotimes)
Chính vì thế, trong mỗi dịp trước tết ba tháng, các ông trùm đòi nợ thuê ở ba miền sẽ hoán đổi nhân viên với nhau. Mỗi lần hoán đổi như thế, các nhân viên sẽ được hưởng một số ưu đãi của các ông trùm, được ăn chơi xả láng sau mỗi phi vụ và được trả lương cao gấp rưỡi lần bình thường. Mức lương của nhân viên đòi nợ thuê căn cứ trên thâm niên làm việc và độ liều lĩnh, tàn sát của anh ta. Thường thì những nhân viên từng hành hung con nợ, thậm chí từng dùng đến dao kéo để gây tổn thương cho con nợ sẽ được trả lương cao hơn so với các nhân viên khác chưa từng như thế.
Hơn nữa, mục tiêu chính của dịch vụ đòi nợ thuê là phải lấy cho bằng được số tiền mà con nợ khó có khả năng thanh toán, bằng mọi giá và không từ một thủ đoạn nào. Những con nợ khó đòi luôn là thách thức uy tín của các ông trùm và cũng là cơ hội thăng hạng của các nhân viên. Ông trùm nào càng khét tiếng bao nhiêu thì chiêu thức thu hồi vốn cho chủ thuê càng phong phú và độc đáo bây nhiêu. Những trường hợp con nợ bỏ trốn, nếu xiết được nhà, buộc thế cho người thân của con nợ phải giao nhà cửa cho chủ nợ thì mức hoa hồng có thể lên đến 50% số tiền đòi được.
Anh này nói thêm là nghe 50% tưởng là nhiều nhưng trên thực tế, nó không nhiều, vì phần đông con nợ bỏ trốn đều vay nóng, vay nặng lãi nên có khi 50% số tiền đòi được lại lớn gấp đôi tiền gốc cho vay. Cách gì đi nữa thì người đòi nợ và người cho vay vẫn có lãi sau giao dịch này. Và để đạt hiệu quả triệt để, thuyên chuyển địa bàn đòi nợ của nhân viên là lựa chọn rất khéo léo của ông trùm. Nhất là khi có sự cố nào đó về nhân mạng, nhân viên đòi nợ thuê cũng dễ bỏ trốn hơn so với người trong vùng.
Con nợ rên xiết cuối năm
Một chủ doanh nghiệp bất động sản và buôn nhà cổ ở Sài Gòn than thở với chúng tôi rằng nếu như những năm trước anh làm ăn thịnh đạt bao nhiêu thì hai năm trở lại đây, anh tuột dốc thê thảm bấy nhiêu. Hiện tại, số tiền lương nợ công nhân của anh đã lên đến ba tỉ đồng. Cách đây sáu tháng, anh vay nóng số tiền năm tỉ đồng để trả lương công nhân và phục hồi một căn nhà cổ. Thế nhưng căn nhà không bán được, giá bất động sản lại rớt dài, đến thời điểm này, mọi mảnh đất và tài sản của anh không đủ để bù nợ hơn một trăm tỉ đồng của ngân hàng và hơn mười tỉ đồng cả vốn lẫn lãi tiền vay nóng.
Tiền nợ ngân hàng, dù sao cũng dễ chịu hơn vì có thể thế chấp tài sản, xoay xở đáo hạn để duy trì kinh doanh, còn nước còn tát, nhưng tiền vay nóng thì quá kinh khủng. Bắt đầu từ giữa tháng mười một âm lịch, chủ nợ đến đòi tiền lãi một cách gắt gao, công nhân thấy vậy cũng bỏ việc gần hết và quay lại đòi lương. Từ một công ty đang hoạt động, bỗng chốc trở thành công ty trốn nợ, doanh thu không có, các ngân hàng bắt đầu đến nhòm ngó tài sản, chủ cho vay nóng thì đưa giang hồ đến thương lượng.
Mà cách thương lượng của giang hồ đòi nợ thuê thì đặc biệt, họ giằng mặt, đe dọa và có thể bắt cóc con nợ giữa đường để đánh đập, mang đến chỗ vắng vẻ bắt ký giấy bán nhà hoặc liên tục khủng bố vợ con. Không thiếu những trường hợp con nợ bị dân đòi nợ thuê xẻo lổ tai, ấn đinh vào tay, hoặc dùng lưỡi lam rạch một dấu trên bụng để cảnh cáo nhưng con nợ chỉ biết im lặng chịu đựng chứ không dám tố giác.
Một con nợ khác tên Vĩnh, cho chúng tôi biết là hiện tại, mỗi ngày, công ty của anh xuất hiện ít nhất sáu lần dân đòi nợ thuê. Những tay đòi nợ thuê đi khắp thành phố, luân chuyển từ điểm này sang điểm khác vốn đã đánh dấu trên bản đồ con nợ do các ông trùm cung cấp. Nếu lỡ như bị họ đánh đập, cũng chẳng có ai dám đứng ra tố giác sự xâm phạm thân thể này vì họ đã có sự che chở từ bên trên. Hai chữ “bên trên” này, theo anh Vĩnh, nên hiểu như thế nào cũng được. Vì nếu không có bên trên che hở, làm sao họ có thể lộng hành như vậy được. Đương nhiên đã có sự ăn thông, chia chác giữa bên trên và bên dưới trong dịch vụ đòi nợ thuê.
Có thể nói, nếu như các doanh nghiệp vốn từng ăn nên làm ra phải rên xiết vì nợ nần trong dịp cuối năm thì dịch vụ đòi nợ thuê ở Sài Gòn trở nên sinh động, tràn trề hứa hẹn một mùa bội thu!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.


Xung đột dữ dội tại Thái Nguyên, hàng ngàn công nhân tấn công bảo vệ và công an


hàng ngàn công nhân tấn công bảo vệ và công nhân

CTV Danlambao - Sáng ngày 9/1/2013, một cuộc xung đột lớn đã bùng phát tại công trường xây dựng nhà máy Samsung thuộc tỉnh Thái Nguyên. Hàng ngàn công nhân xây dựng đã dùng gạch đá tấn công lực lượng bảo vệ và công an sau khi một công nhân bị đánh trọng thương.

Một số đoạn video clip được chia sẻ trên youtube cho thấy những gì diễn ra không khác gì một cuộc đánh trận. Hàng ngàn công nhân hò hét, bao vây lực lượng công an, xung quang là khung cảnh những chiếc xe của bảo vệ nhà máy bị đốt cháy, khói lửa mịt mù. Đoạn clip khác cũng cho thấy hình ảnh hàng trăm cảnh sát cơ động phải dàn trận, dùng khiêng chống đỡ cơn mưa gạch đá từ phía các công nhân xây dựng.

Truyền thông nhà nước cho hay, ít nhất 11 người đã phải nhập viện sau cuộc xung đột, đa số là bảo vệ nhà máy và một người là công an. Khoảng 20 chiếc xe và 5 container của lực lượng bảo vệ  và công an đã bị đốt cháy rụi hoàn toàn.

Nguyên nhân khiến cho xung đột bùng phát được xác định vào lúc 7 giờ sáng ngày 9/1, lực lượng bảo vệ công trình đã dùng roi điện đánh trọng thương một công nhân xây dựng, nhưng không chịu đưa nạn nhân đi cấp cứu. 

Sau đó, đã xảy ra xô xát giữa công nhân và bảo vệ nhà máy. Hàng ngàn công nhân tập hợp lại đuổi đánh lực lượng bảo vệ và công an do phía nhà máy thuê. 

Bảo vệ nhà máy buộc phải bỏ chạy và trốn vào bên trong các thùng xe container cố thủ. Bên ngoài, phía công nhân dùng xăng đốt cháy các thùng container và 20 chiếc xe máy, hàng trăm người khác sau đó tiếp tục dùng gạch đá tấn công lực lượng công an và cảnh sát cơ động được huy động đến công trường.

Sau nhiều tiếng đồng hồ, phải đến chiều cùng ngày cuộc xung đột mới được chấm dứt. Vụ việc đã khiến nhà máy Samsung thiệt hại nặng nề, khu vực công trường đang xây dựng ngổn ngang vết tích sau trận loạn đả. 

Khu tổ hợp công nghệ cao tại Thái Nguyên do tập đoàn Samsung xây dựng với số vốn đầu tư lên đến 3,2 tỷ USD.  Đây được dự báo sẽ là nhà máy sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử di động lớn nhất thế giới của Samsung.




Làm rõ tội ông Ngọ không khó?
Kami

Lâu lm người dân mi được mt phen h hê trên ni đau ê ch ca nhà nước.

Nh
ng ngày này bt c tin tc nào cũng không hp dn bng tin tc liên quan đến li khai trước tòa ca ông Dương Chí Dũng,
v khon tin khon tin 1,5 triu USD. Điu mà ông Dương Chí Dũng khng đnh rng đã đưa cho ông Phm Qúy Ng - Thượng tướng, Th trưởng B Công an vi tư cách Trưởng ban Chuyên án Vinalines.

Ông Ng là người có tên b Dương Chí Dũng khai đích danh là nhân vt gi đin thông báo lnh bt đi vi Dương Chí Dũng đã được phê chun kèm theo li nhn nh "Chú nên lánh đi".
 Thông tin này được loan truyn nhanh như chp, cũng ch ít gi sau trên trang VnExpress đã cho đăng ti băng ghi âm li phng ca ông Phm Qúy Ng khng đnh mình vô can.
Không ch thế v Thượng tướng, Th trưởng B Công an còn thách thc đưa ra nhng bng chng mà theo ông là vu khng ba đt.

Ít lâu sau ln lượt xut hin các thông tin ca người có trách nhim t B Công an, Trung tướng Hoàng Kông Tư khng đnh thông tin này không phi ln đu, mà trước đó sau khi b b Campuchia ít nht đã hai ln

Dương Chí Dũng đã cung cp li khai trên và đã mt ln xin rút li li khai đng thi xin li ông Phm Qúy Ng.
Ngay ti thi đim đó thông tin này đã được báo cáo lên lãnh đo ca Đng và Nhà nước. Và các cơ quan chc năng ca Đng, B Công an… cũng đã vào cuc, xem xét hết sc cn trng và thy rng không đ bng chng.
Và c vic nhà báo Nguyn Như Phong khng đnh s vô ti ca ông Phm Qúy Ng vi bng chng ông Ng vn được Ch tch nước phong cp hàm Thượng tướng là minh chng rõ nht cho s trong sch ca ông Phm Qúy Ng (!?)

Điu đó cho thy vic tìm các bng chng kết ti ông Ng ví như vic tìm kim đáy b.
-         Nhân chng không,
-         vt chng không
-         k c cái list các cuc đin đàm ca ông Ng cũng không h có các cuc gi ca Dương Chí Dũng.
-         Vì có làm sao được khi người trưởng ban chuyên án Vinalines đã cn thn nhc ông Dương Chí Dũng phi dùng simcard rac đ gi vào mt simcard rác ca ông ta.

Bt đu t vic Dương Chí Dũng khi là Ch tch Hi đng qun tr Vinalines cùng đng bn đã li dng chc v quyn hn trong vic mua thiết b  ni không còn giá tr sdng ca nước ngoài vi giá đt hơn thc tế nhiu triu USD đ chia nhau.

Theo Cáo trng thì bn thân Dương Chí Dũng đã được chia 10 t VNĐ (khong 500 ngàn USD), cho dù riêng cáo buc tham ô tài sn 10 t đng, ông Dũng nói trước tòa:
ến chết cũng không nhn". Không l k như Dương Chí Dũng đã b oan?

Nếu gi s B Chính tr cho rng chi tiết Dương Chí Dũng được chia trong v mua  ni 500 ngàn USD và đ chy v án này, bng cách đưa cho Trưởng ban Chuyên án Vinalines, ông Phm Qúy Ng ti 510 ngàn USD đ đi li bng s giúp đ thì mi vic s đơn gin không gì quan trng. Thì v án có th được cho khoanh vùng và đ x lý ni b theo truyn thng.

 Bi thà như thế ch không th mang mt chuyn tày đình , mt cán b cao cp nhn hi l ti na triu USD như vy t ming ca mt k t tù, có tên Dương Chí Dũng.
 Nguy him hơn, thông tin này được báo chí thu âm, chnh và phát tán công khai thông qua các cơ quan truyn thông ca nhà nước.
 Không l t nhà nước bôi xu đng và chính quyn?

Thc ra v vic này có l đã được Ban Ni chính TW ca ông Nguyn Bá Thanh nghiên c k và  trit đ khai thác.
 Trên tinh thn chp nhn ít nhiu s mt uy tín ca phía chính quyn đ tìm ra bng chng trói ti k đng đu dung túng nhóm li ích lng hành trong vic trc li tài.
Vn đ s là  ch trong s hơn 1,5 triu USD mà Dương Chí Dũng đưa cho Thượngtướng Phm Qúy Ng trong đó có 1 triu USD ca bà Trương M Lan - Ch tch HĐQT Tp đoàn Vn Thnh Phát (TP.HCM) gi cho ông Phm Qúy Ng đ tp đoàn Vn Thnh Phát do bà Lan làm ch tch được thc hin d án chuyn đi công năng Cng Sài Gòn.

Mà thc cht là v áp phe đ thao túng và trc li mnh đt vàng Nhà Rng – Khánh Hi.

 Song tp đoàn Vn Thnh Phát đã b l cơ hi vàng, khi Dương Chí Dũng b trn.

 Gi đây khu đt vàng này đã được Chính ph phê duyt tháng 4-2013 đ đến năm 2020 s di di cng Nhà Rng – Khánh Hi.

Theo kế hoch, Khu cng Nhà Rng và Khánh Hi s chuyn đi công năng t kinh doanh cng bin sang trung tâm thương mi, cao c văn phòng và căn h

Và trong thương v này Công Ty TNHH Đu tư và Phát trin Cng Sài Gòn s góp vn bng đt vi Tp đoàn Vingroup ca ông Phm Nht Vượng. Vingoup s đu tư tài chính toàn b đ thc hin d án này .

Đây s là vn đ mu cht, điu đó cho thy vic ông Phm Qúy Ng nhn tin ca Vn Thnh Phát đ "chy d án" đ tìm kiếm li t doanh nghip sân sau.

 Và quan trng hơn trong li khai ca mình, nhân chng Dương Chí Dũng đã nhc đến tên ca Đi tướng Trn Đi Quang, UV B Chính tr, B trưởng B Công an là người có nhc đến tên ông Ng - Trưởng ban chuyên án s có ý kiến trong mt câu chuyn làm ăn ti nhà riêng Đi tướng Trn Đi Quang.

T li khai ca Dương Chí Dũng, s tin b cáo tham ô (nếu có) được hưởng li bt chính và s tin hi l khiến người ta thy có gì không n.

 Nếu đây là s bôi nh và vu khng ca Dương Chí Dũng, người đã lĩnh bn án t hình, điu này là khó thuyết phc đi vi người đang tìm cách thoát chết.

 tình thế này nếu lý gii bng chuylp công chuc ti thì nghe chng thuyết phc hơn.
Vì như thế s t cu được mng mình và  Dương Chí Dũng tr thành mt nhân chng.

Hơn thế na, tính mng s được bo toàn. Lp tc ông ta s là mt đu mi quan trng và là đim đt phá ca mt v vic cc kỳ nghiêm trng liên quan đến mt nhóm li ích mà ông Nguyn Phú Trng và ông Nguyn Bá Thanh hai ngườđng đu cơ quan phòng chng tham nhũng đã nhiu năm tìm cách làm cho bng được.
Do đó đ buc ti ông Phm Qúy Ng, người ta s và đang làm rõ s tin 20 t đng bà Lan - Vn Thnh Phát đưa cho Th trưởng Ng.

Trước đây ít lâu trong khi tiếp xúc vi c tri Hà ni, ông Tng BT Nguyn Phú trng đã khng đnh vic tham nhũng ca các quan chc trong b máy nhà nước là hành vi có tchc.

Mà theo ông Trng đã có các du hiu cho thy vitham nhũng có t chc có s thng nht và ch đo t các lãnh đo gi cương v cao nht tr xung

. Điu đó cho thy li khai ca Dương Chí Dũng s là đim đt phá ca Ban Ni chính TW đ khi đu vic cht chiếc vòi ca con bch tuc nhóm li ích đang là mt vn nn làm đau đu các đi th ca Th tướng.

Vi khon tin mt triu USD (20 t) ca bà Trương M Lan - Ch tch HĐQT Tp đoàn Vn Thnh Phát (TP.HCM) gi cho ông Phm Qúy Ng thông qua mt người th ba tên là Tip.

 "Tc là có 2 người biết vic, ch không phi mt mình tôi." như li khai ca Dương Chí Dũng.

Hơn na trong thương v này Tp đoàn Vn Thnh Phát đã phi ngm đng nut cay vì tut mt cơ hi thì s tin 1 triu đô chy d án bng tr thành mt khon tin ln, ca đau con xót.

Và 1 triu USD là mt món tin mà cơ quan điu tra dư sc làm rõ hành trình ca nó, tai đến ai và dng l ai nếu h quyết tâm làm cho rõ th phm.

Tr li phiên tòa xét x v án Tham ô tài sn và C ý làm trái quy đnh v qun lý kinh tếvà chc v gia tháng 12.2013 s thy mt s tình tiết bt thường thú v và đáng quan tâm.

Đó là ti phiên tòa này, vic tác nghip ca báo chí được hn chế  mc ti đa, mi dng c thiết b ca phóng viên b cm vi tình trng kim tra an ninh ngt nghèo.
 Tuy vy s xut hin đt ngt ca ông Nguyn Bá Thanh mt mình đến xem phiên tòari lng lng ra v và sau đó b cáo Dương Chí Dũng trong vai mt t tù đã thn nhiên đc thơ ca ngi Đng quang vinh cũng khiến không ít người đt du hi.

Vy mà, trong v x Dương T Trng thì báo chí được đi x hoàn toàn khác, hơn na Dương Chí Dũng xut hin ti phiên tòa vi tư cách nhân chng đt nhiên khai toc gia tòa nhng tin sét đánh đng tri.

Và ông Nguyn Bá Thanh cũng xut hin, ri đ sau s xut hin đó là vic Thm phán công b quyết đnh khi t ngay v án làm l thông tin tuyt mt ca nhà nước.
Nhng cái đó cho thy đã có mt s tính toán rt k càng ca ông Nguyn Bá Thanh trong vai trò Phó trưởng ban Ch đo TW v tham nhũng.

Điu đó cho thy thông tin ông Phm Qúy Ng nhn na triu USD cũng không có gì là mi đi vi ông Nguyn Bá Thanh, và cũng có th kh năng trong tay ông ta đã có đbng chng buc ti đi vi ông Phm Qúy Ng.
 Đây là con đường thng, còn con đường vòng s là vic làm rõ s tin 20 t đng bà Lan - Vn Thnh Phát đưa cho Th trưởng Ng, như li khai ca Dương Chí Dũng ti Tòa.
Và đây cũng là câu tr li cho câu hi "Vì sao Dương Chí Dũng but ming khai ra mt điu ch liên quan đến v án Dương T Trng?".

Mt điu vi thi gian hơn mt năm thì Ban Ni chính TW phi tha sc làm rõ được. Nếu không ti sao ông Phm Qúy Ng li vi vã vào nhà thương và tai sao mt quyết đnh khi t v án làm l thông tin tuyt mt nhà nước li được quyết đnh nhanh nhưvy?

Cách đây ít tun, trước phiên x Dương T Trng và đng bn thì ông Trưởng Ban Ni chính TW đi thăm Trung quc.
Điu này làm người ta liên tưởng đến v án Bc Hy Lai - cuc đu đá ni b bên đó va khép li.

Nên nh, trước khi Bc Hy Lai b đưa ra xét x, thì thì giám đc công an Trùng Khánh là Vương Lp Quân cũng đã b buc ti.
S khi đu ln này  Vit nam là mt s trùng lp tình c hay có ch ý? Phm Qúy Ngs là mt con dê tế thn như Vương Lp Quân hay không?

Đúng như người ta bo c đp mnh Dương Chí Dũng (t hình) là phi pht ra Phm Qúy Ng, gi đp mnh con Mã t s l ra con Tướng.
K nm quyn lc cao nht có kh năng chi phi và lũng đon các nhóm li ích.
Điu mà các đi th chính tr ca Th tướng Nguyn Tn Dũng đang rt hy vng có được qua các v x các Đi án Tham nhũng.

Tuy nhiên đây không phi là mt v vic đơn gin là nhn hi l đ là sai lch v án hay chy d án.

Mà là s vic liên quan đến cuc chiến quyn lc gia hai phe trong Đng.

Phi hiu nhng v vic tày đình không hiếm như thế  Vit nam thì không có công lý,không có đúng hay sai và không có pháp lut.

Mà ch có quyn lc ca phe thng thế nghiêng v phía nào,
khi đó người bt trm và k trm ai s là người có ti s có câu tr li.
Ngày 10 tháng 01 năm 2014


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-15/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link