Ông Sam Rainsy thề
không lui buớc
Cập nhật: 06:05 GMT - thứ hai, 6 tháng 1, 2014
Rainsy đến thăm công nhân biểu tình bị thương sau vụ đàn
áp của chính quyền
Lãnh đạo đối lập Campuchia hôm Chủ nhật ngày 5/1 thề sẽ
tiếp tục các cuộc biểu tình chống chính phủ bất chấp việc chính
quyền đàn áp bằng bạo lực và đe dọa đưa các lãnh đạo đối lập ra
tòa.
Ông Sam Rainsy, lãnh đạo Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP),
cũng nói rằng ông sẽ không bị dụ từ bỏ con đường phi bạo lực sau
các hành động bạo lực của chính phủ.
Các bài liên quan
- Cảnh sát Campuchia bắn người biểu tình
- Đối lập Campuchia lại biểu tình
- Hun Sen sang Việt Nam 'tìm sự hỗ trợ'?
Chủ đề liên quan
Các cuộc biểu tình do CNRP phát động kể từ khi kết
thúc cuộc tổng cử hồi tháng Bảy là nhằm lật đổ Thủ tướng Hun Sen
và tổ chức bầu cử mới. Họ cho rằng cuộc tổng tuyển cử là ‘gian
lận’ và họ đã bị ‘cướp mất chiến thắng’.
Các cuộc biểu tình là thách thức lớn nhất đối với ông
Hun Sen, người đã lãnh đạo đất nước gần ba thập kỷ.
‘Không mắc bẫy’
Những người biểu tình trong thời gian qua nhìn chung ôn
hòa, nhưng cuộc đình công của công nhân ngành may mặc vốn là ngành
công nghiệp chủ chốt của Campuchia, đã gia tăng sức ép lên chế độ của
ông Hun Sen.
Hôm thứ Bảy ngày 4/1, giới chức đã cấm các cuộc tập hợp
và tuần hành trên đường phố ở thủ đô Phnom Penh và buộc khoảng 1.000
người biểu tình phải giải tán khỏi một công viên.
"Họ (chính quyền) mong chúng ta sẽ kháng
cự và bất tuân lệnh giải tán, khi đó họ sẽ dùng vũ lực, đánh đập
chúng ta. Họ nghĩ rằng sẽ có người trong chúng ta nổi giận và đáp
trả"
Sam Rainsy, lãnh đạo đối lập Campuchia
Trong khi đó, các công tố viên cũng đã ra trát triệu tập
ông Sam Rainsy và người phó của ông đến tòa trong tháng này để thẩm
vấn.
Trước đó, hôm thứ Sáu ngày 3/1, ít nhất bốn người đã
thiệt mạng sau khi cảnh sát nổ súng để giải tán các công dân dệt may
đòi đăng gấp đôi lương tối thiểu.
Các cuộc đấu tranh đòi quyền lợi của công nhân mặc dầu
tách biệt với các cuộc biểu tình chống chính phủ nhưng công đoàn ở
Campuchia từ lâu đã có quan hệ chặt chẽ với phe đối lập.
Hành động bạo lực này khiến Đảng CNRP hủy bỏ đàm phán
với Đảng CPP cầm quyền của Thủ tướng Hun Sen để tìm giải pháp chính
trị.
Sam Rainsy nói chỉ nối lại đàm phán khi nào chính phủ
chấm dứt bạo lực và đe dọa.
Ông cáo buộc việc Đảng CPP huy động cảnh sát giải tán
người biểu tình ở Công viên Độc lập hôm thứ Bảy là ‘cái bẫy’ để dụ
người biểu tình phản kháng và qua đó ‘làm mất uy tín phe đối lập’.
Cảnh sát Campuchia bắt đầu dụng bạo lực với những
người biểu tình
“Họ mong chúng ta sẽ kháng cự và bất tuân lệnh giải
tán, khi đó họ sẽ dùng vũ lực, đánh đập chúng ta. Họ nghĩ rằng sẽ
có người trong chúng ta nổi giận và đáp trả,” hãng tin Mỹ AP dẫn
lời ông nói.
Sam Rainsy đưa ra lời phát biểu này tại buổi lễ cầu siêu
cho các những người bị thiệt mạng tại trụ sở đảng của ông với sự
tham dự của khoảng 1.000 người.
Ông cho biết ngay khi nghe tin cảnh sát đến giải tỏa, ông
đã nói với người biểu tình tránh có hành động bạo lực và rời
khỏi công viên.
Đảng CNRP cũng hủy các cuộc biểu tình tại Công viên Độc
lập dự tính diễn ra vào Chủ nhật ngày 5/1.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục con đường đấu tranh ôn hòa và
bất bạo lực,” ông nói.
Trong khi đó, tòa án Phnom Penh đã ra trát yêu cầu ông Sam
Rainsy và Kem Sokha, phó chủ tịch Đảng CNRP, đến tòa vào ngày 14/1 để
thẩm vấn về các cáo buộc ‘bạo loạn’ và ‘kích động người khác phạm
tội nghiêm trọng’. Hành động này cho thấy các lãnh đạo CNRP có thể
đối mặt với cáo trạng hình sự.
Cảnh
sát Campuchia bắn người biểu tình
Cập nhật: 08:29 GMT - thứ sáu, 3 tháng 1, 2014
Ít nhất ba người bị cho là đã thiệt mạng
Ít nhất ba người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương sau
khi cảnh sát Campuchia nổ súng vào các công nhân dệt may đang tham gia biểu
tình tại thủ đô Phnom Penh.
Vụ nổ súng xảy ra vào sáng ngày 3/1, sau khi nhiều công nhân dựng
rào chắn trên một con đường ở phía Nam thủ đô và đụng độ với lực lượng cảnh
sát, các nhân chứng có mặt tại hiện trường cho biết.
Những công nhân này đã
biểu tình để yêu cầu được nâng mức lương cơ bản lên 160 đôla/tháng.
Campuchia có khoảng
500.000 công nhân dệt may, ngành công nghiệp vốn là một trong những nguồn thu
nhập chính của nước này.
Ông Chan Soveth, một nhà
hoạt động từ tổ chức nhân quyền Adhoc, nói với hãng thông tấn AFP rằng lực
lượng an ninh đã "dùng súng và những thứ khác để đàn áp người biểu
tình".
Trong khi đó, phát ngôn viên cảnh sát, ông Kheng Tito nói với AFP
rằng lực lượng này đã tiến hành trấn áp người biểu tình sau khi chín nhân viên
của họ bị thương trong các vụ đụng độ.
Ông này cũng cho biết hai người biểu tình đã bị bắt giữ.
Người biểu tình dựng rào chắn tại một con đường ở phía Nam thủ đô
Phnom Penh tối 2/1
Cảnh sát Phnom Penh nói nhiều nhân viên của họ đã bị thương trong
các cuộc đụng độ
Một người bị thương nặng
đang được đưa vào bệnh viện
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment