Lật chồng báo cũ: Cộng sản lại “cuội” trong vấn đề “Trả lại nhà cướp của dân cho dân!
Phạm Bình
Chuyện“đòi lại tài sản” do CSVN đã “trưng thu” của người dân miền Nam (VNCH), thì không phải là chuyện mới mẻ gì, mà nó đã xưa... xưa thật là xưa rồi kìa. Hôm nay, ngồi buồn, nhớ quê, nhớ nước, nhớ một thưở tung hoành trên khắp Bốn Vùng chiến thuật, với những ngày hành quân ở những vùng rừng núi âm u, và những đêm nằm gối ba-lô nghe đạn pháo nổ đì đùng…
Nhớ quá, không biết làm gì, cho nên muốn tìm đọc lại những số báo Văn Nghệ Tiền Phong, để nhớ lại những năm tháng xa xưa thật nhiều kỷ niệm đó. Ngày ấy, tôi cũng thường đọc Văn Nghệ Tiền Phong, một tờ báo ra đời từ năm 1956, và vẫn sống cho đến tận ngày hôm nay.
Trởlại chuyện lật chồng báo cũ; tôi đã nhìn những bài viết ở trang: Mục lục, thì tôi bỗng dừng lại ở trang số 07, số 412, từ 16 đến 31 tháng 3 năm 1993, nơi đãđăng bài viết: Tin riêng của VNTP: Cộng sản lại “cuội” trong vấn đề: Trả lại nhà cướp của dân cho dân!
Đọc lại bài này, thì mới hiểu, chuyện “đòi lại tài sản”, thì ra nó đã “cuội” gần 10 năm rồi, chớ chẳng phải mới mẻ gì, nhưng cái chuyện “cuội” thì nó không là chuyện cũ; bởi vì phong tào “đòi lại tài sản” nó vẫn còn đang tiếp tục “cuội”.Và, cũng bởi vậy, cho nên, tôi xin được trích đoạn lại như sau:
“Gầnđây, trong giới tư sản tỵ nạn CS Việt Nam, có những “tin tức vui” truyền đi thực nhanh chóng. Họ kháo nhau là “Cộng sản sẽ trả lại tài sản cho người dân, gồm nhà cửa và “tư liệu sản xuất”. Toàn là những tin tức thực ngọt ngào để dụnhững người nhẹ dạ.
Thực sự, thì những lời đồn đại này không phải là không có căn cứ. Chắc là nó xuất phát từ những người đã đọc cái “hiến pháp” của Cộng sản Việt Nam. Cả “hiến pháp” cũ (1980), cả “hiến pháp” mới (1992) của chúng, đều quy định rằng:
“Nhà nước BẢO HỘ quyền sở hữu của CÔNG DÂN về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt… Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của CÔNG DÂN”(hiến pháp cũ 1980, điều 27); hoặc “CÔNG DÂN có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt… Nhà nước BẢO HỘ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của CÔNG DÂN” (hiến pháp mới 1992, điều 28)”.
Đây là cả một vấn đề “chơi chữ” của Cộng sản, mà một số người không để ý. Ví dụ,nếu “hiến pháp” viết “nước Cộng Hòa… “gì gì đó… “xã hội chủ nghĩa Việt Nam”,hay “Việt Nam dân Chủ Cộng Hòa công nhậnquyền tư hữu tài sản của công dân”v…v… thì có khác với chữ “BẢO HỘ quyền sở hữu của CÔNG DÂN hay không? Mà thế nào là “hợp pháp” và “bất hợp pháp” ? Mình nghĩ là hợp pháp, nhưng với nhà cầm quyền Cộng sản nó là bất hợp pháp thì sao?
Tài sản của “quý vị lãnh đạo” cũ của Việt Nam Cộng Hòa có hợp pháp được chăng?
Lại nữa, ngoài “hiến pháp” là “luật” căn bản của chế độ, còn có “pháp lệnh - thông tri - thông cáo - thông tư - chỉ thị”, đủ thứ chi phối mà các “cán bộ” các cấp cứ nhắm mắt thi hành bất chấp “hiến pháp”; mà thiết nghĩ họ nhắm mắt thi hành là đúng thôi, vì họ có quyền lợi trong đó.
Nếu đem trả lại hết, thì họ còn gì? Không có chỗ ở, không có chỗ làm việc, có biết cũng chẳng dại gì mà thi hành“nghiêm chỉnh”.
-Phần lớn các “nhà tư sản” tỵ nạn Cộng sản, nay đã không còn là “CÔNGDÂN”nữa, thì dựa vào “cơ sở” nào để “xin lại, đòi lại” nhà đất?
Hiện nay tại trong nước, nhiều “CÔNG DÂN” chính hiệu, mà còn phải chịu thua trước sựlì lợm bóp méo “luật pháp”. Biết bao nhiêu người không được giải quyết vấn đềnhà ở, đã vác đơn đi thưa kiện gần hết đời người chưa xong việc…
Cả“hiến pháp” cũ (1980), và “hiến pháp” mới (1992), đều quy định rằng:
“Nhà nước BẢO HỘ quyền sở hữu của CÔNG DÂN về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt… Pháp luật BẢO HỘ quyền thừa kế tài sản của CÔNG DÂN”(hiến pháp cũ 1980, điều 27); hoặc “CÔNG DÂN có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt… Nhà nước BẢO HỘ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của CÔNG DÂN” (hiến pháp mới 1992, điều 28)”.
“Hiến pháp” cũ hay mới, đều quy định một cách “có lý có tình” như vậy, nhưng trên thực tế thì sao về “vấn đề nhà ở”? Hiện đã có đến hàng vạn hồ sơ khiếu nại vềnhà ở. Mặc dầu theo “hiến pháp cũ, (điều 73) và “hiến pháp” mới (điều 74), đều quy định đại ý: “CÔNG DÂN có quyền khiếu nại và tố cáo; các điều khiếu nại và tố cáo phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng”.
Nhưng trên thực tế thì như thế nào? Và quý vị có phải là “CÔNG DÂN” hay không?
Xin nói rõ thêm, “pháp lệnh nhà ở, do “Chủ tịch hội đồng nhà nước Võ Chí Công ký ngày 26/3/1991. Chỉ thị 297CT do Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Phan Văn Khải ký ngày 02/10/1991” có kèm theo “lệnh” ghi trên văn bản: “Khôngđưa tin trên báo”?
Có điều gì bí mật chăng? Cần chú ý: “Pháp lệnh có hiệu lực từ ngày 01/7/1992”; nhưng chỉ thị “là văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh”, lại có nhiều điểm vượt “pháp lệnh” và còn “có hiệu lực từ ngày ban hành: 02/10/1991”.
Vậy trong khoảng thời gian từ 01/7/1991 đến 02/10/1991” cơ quan “pháp luật” không biết dựa vào đâu, vì “chỉ thị” có “quy định rõ “những văn bản ra trước 20/10/1991đều bãi bỏ”.
Hiện“nhà nước” chia ra ba loại nhà để xem xét giải quyết:
“Nhà công tư hợp doanh (đã nộp cho nhà nước khi cải tạo công thương nghiệp, tư bản kinh doanh).
Nhà cải tạo (nhà đã cho thuê tối thiểu 120 mét vuông).
Nhà cho mượn (cho nhà nước mượn)”.
Cảba loại nhà ấy, không có loại nào được xem xét để trả lại cả, bất chấp “hiến pháp”. Các biệt thự, các nhà khang trang rộng rãi đều do các “cán bộ” có chức, có quyền hoặc con cháu họ sử dụng. Các chủ nhà chính thống có đi qua, thì chỉcòn biết gạt nước mắt nhìn rồi đi, lại về, và cứ tiếp tục làm đơn gửi đi…”
Trênđây là một bài báo của Văn Nghệ Tiền Phong, mà theo tôi, dù đã cũ, nhưng nó không hề cũ, vì hiện nay, “phong trào đòi tài sản” cho người dân vẫn còn nóng hổi.
Do đó, tôi mới xin trích lại, để cho quý ngài tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoại xem lại, để tự biết mình có còn là một “CÔNG DÂN” của nước “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” hay không ,trước khi quyết định “đòi lại tài sản” của mình, mà hiện giờ tất cả đang nằm ởtrong tay của chế độ cầm quyền Cộng sản tại Việt Nam!
Potland, OR 97216
20/9/2012
Phạm Bình
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment