Thursday, May 2, 2013

Miến Điện : Chính quyền và đối lập cùng thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa


 

 
 "... sở dĩ chế độ độc tài Miến Điện có thể thay đổi nhanh chóng được, đó là nhờ vào hai yếu tố : Các tướng lãnh cầm quyền trước đây dẫu sao vẫn đặt quyền lợi đất nước cao hơn cả, đồng thời họ lại không bị ràng buộc bằng bất kỳ một thứ chủ nghĩa hay cam kết nào với ngoại bang." ( nhà báo Ngô nhân Dụng, từ Hoa kỳ)
 
... "Người Miến Điện (trước đây) bị một chế độ độ độc tài cai trị, nhưng chế độ đó không mang tính chất toàn trị, không tìm cách kiểm soát tất cả đời sống của dân. Họ chỉ kiểm soát về chính trị, về an ninh, và lúc đầu về kinh tế, những người dân vẫn giữ văn hóa cổ truyền, vẫn theo đạo lý của tổ tiên, vẫn giữ đạo Phật. "  (nhà báo Ngô nhân Dụng) 
 
Còn VC thì sao?.
 
Thứ năm 02 Tháng Năm 2013
Miến Điện : Chính quyền và đối lập cùng thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130502-mien-dien-chinh-quyen-va-doi-lap-cung-thuc-day-tien-trinh-dan-chu-hoa
 
Tổng thống Thein Sein với lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi cùng thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa  (REUTERS /T. Ohsumi)
Tổng thống Thein Sein với lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi cùng thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa (REUTERS /T. Ohsumi)
 
Nếu có một điều về Miến Điện mà giới phân tích hiện nay đều công nhận, đó là tiến trình chuyển đổi từ một chế độ độc tài qua một thể chế dân chủ hơn đã đi được nhiều bước ngoạn mục, cho dù vẫn còn nhiều điểm đen. Câu hỏi thường được đặt ra là do đâu mà một chế độ độc tài trước đây bị đánh giá là cực kỳ cứng rắn, lại có thể nhanh chóng chấp nhận thay đổi để mở cửa đất nước về phương diện chính trị.

Một so sánh giản đơn cho thấy rõ các thay đổi chính trị - theo chiều hướng tích cực - đáng kinh ngạc tại Miến Điện trong vòng hai năm gần đây.

Dưới thời chế độ quân phiệt, các án tù bí mật và sơ sài rất phổ biến, các vụ tử vong và mất tích mà nhà nước bị cho là thủ phạm hầu như không bị truy cứu và trừng phạt, các tòa án thì móc ngoặc với các nhóm lợi ích, trong đó có giới lãnh đạo quân đội tàn bạo thản nhiên vơ vét tài nguyên của đất nước…

Từ ngày lên lãnh đạo một chính phủ « dân sự » vào năm 2011, Tổng thống Thein Sein – nguyên là một viên tướng trong quân đội - đã cam kết cải tổ hệ thống pháp luật, đáp ứng lời kêu gọi của lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi, luôn nhấn mạnh đến sự cần thiết của một nhà nước pháp quyền.

Một cách cụ thể : Một số đạo luật khắt khe mang tính chất đàn áp đã được bãi bỏ hay giảm nhẹ, báo chí đã được giải thoát khỏi chế độ kiểm duyệt khắc nghiệt, các cuộc biểu tình đã được cho phép - dù phải được cảnh sát đồng ý trước. Ngay cả quân đội đầy thế lực cũng cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Chính quyền Miến Điện cũng đã trả tự do cho hàng trăm tù nhân chính trị nhân các đợt ân xá khác nhau, mà gần đây nhất là quyết định phóng thích hàng chục nhân vật bất đồng chính kiến vào tháng 04/2013.

Cho dù tình hình Miến Điện vẫn còn rất nhiều điểm đen - cụ thể là các vụ bạo động hay quan điểm kỳ thị nhắm vào người Hồi giáo đang diễn ra, hay vai trò đáng ngờ của quân đội trong các chiến dịch nhắm vào các sắc dân thiểu số - điều mà mọi nhà quan sát đều công nhận là đời sống chính trị tại Miến Điện đã được cải thiện rất nhiều.

Trả lời phỏng vấn của RFI, ông Ngô Nhân Dụng, cây bút bình luận của nhật báo Người Việt tại California, một quan sát viên rất am tường các vấn đề châu Á, đã nhấn mạnh trước tiên đến sự kiện có thể gọi là « tâm đầu ý hợp » giữa hai tác nhân chủ chốt của tiến trình dân chủ hóa Miến Điện hiện nay là lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi, đối thủ chủ chốt của tập đoàn quân sự cầm quyền trước đây, và Tổng thống Thein Sein, người được Quân đội vẫn rất có uy lực tại Miến Điện « giao phó » trọng trách chuyển đổi đất nước. 

Điều đáng ca ngợi, theo ông Ngô Nhân Dụng, là vì quyền lợi tối thượng của đất nước, bà Aung San Suu Kyi đã biết gác bỏ quá khứ để bắt tay cùng với chính quyền thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa và mở cửa nền kinh tế Miến Điện. Còn về phần chính quyền thì đã nhận thức rõ được là chế độ phải thay đổi nếu muốn đất nước vươn lên. Cái quan trọng là người dân Miến Điện hiện không còn sợ hãi hay khinh rẻ chính quyền, mà coi chính quyền là một cơ chế đang thực hiện ước vọng của dân về một tương lai dân chủ và kinh tế phồn thịnh hơn. 

Đối với nhà bình luận Ngô Nhân Dụng, sở dĩ chế độ độc tài Miến Điện có thể thay đổi nhanh chóng được, đó là nhờ vào hai yếu tố : Các tướng lãnh cầm quyền trước đây dẫu sao vẫn đặt quyền lợi đất nước cao hơn cả, đồng thời họ lại không bị ràng buộc bằng bất kỳ một thứ chủ nghĩa hay cam kết nào với ngoại bang.
Ngô Nhân Dụng, nhà bình luận báo Người Việt tại California (Hoa Kỳ)
 
02/05/2013
by Trọng Nghĩa
 
More
 
 
Chuyển biến thực sự theo hướng tích cực
"Chúng ta đang chứng kiến một quá trình dân chủ hóa ở một nước trước đây được coi là ‘nghèo và lạc hậu nhất’ Đông Nam Á, với những bước đi tương đối chắc chắn, có thể nói là rất nhanh, nếu so sánh với tiến trình dân chủ hóa khó khăn ở những nơi khác…

Đứng đầu tiến trình dân chủ hóa là Tổng thống Thein Sein… Chính ông là người đã lên làm Thủ tướng từ năm 2007, từ sau cuộc Cách mạng Áo nâu của các nhà sư, xuống đường cùng với dân chúng phản đối chính sách kinh tế của chính phủ. Cuộc Cách mạng Áo nâu đã bị đàn áp rất tàn nhẫn, nhưng ngay sau đó, có lẽ chính trong giới lãnh đạo Miến Điện lúc đó là các tướng lãnh, họ đã thấy rằng tình trạng không thể kéo dài được, và ông Thien Sein được đưa ra làm thủ tướng.

Có thể là ngay từ lúc đó, ông Thein Sein đã được ủy nhiệm để làm công việc thay đổi, và từ năm 2007 khi ông làm thủ tướng, cho đến năm 2011 khi ông lên giữ chức tổng thống, thì có lẽ ông đã chuẩn bị cơ sở cho việc dân chủ hóa, với sự kiện nổi bật là việc trả tự do vào năm 2010 cho bà Aung San Suu Kyi, người bị cầm giữ trong cả chục năm trời về tội chống chính quyền quân phiệt...

Sau đó, người ta đã có gắng tạo ra được sự hòa giải và đoàn kết giữa phe quân nhân với bà Suu Kyi, và hai bên đã bàn đến chuyện quên đi quá khứ để cùng bắt tay nhau trên con đường dân chủ hóa".

Tiến trình dân chủ hóa tại Miến Điện được tiến hành một cách rất cụ thể
"Đầu tiên là trả tự do cho giới chính trị đối lập theo từng đợt…, cho báo chí và các mạng internet được tự do hơn trong việc loan tin và phê bình chính phủ, bắt đầu thay đổi luật lệ trong nước, đặc biệt là luật lệ về kinh tế, để mở cửa cho kinh tế Miến Điện.

Từ 2011 đến nay, trong một thời gian tương đối ngắn, toàn bộ đất nước Miến Điện thay đổi. Quan trọng nhất là người dân không còn sợ hãi hay khinh rẻ chính quyền, coi chính quyền là một cơ chế đang thi hành nguyện vọng của người dân, và người dân đặt hy vọng rất nhiều vào tương lai dân chủ hóa và kinh tế phồn thịnh hơn.

Cái khó khăn hiện nay là phải sửa đổi Hiến pháp... do đòi hỏi của tiến trình dân chủ hóa, vì không thể nào có một đất nước dân chủ nếu vẫn phải theo một bản hiến pháp độc tài cũ... Việc sửa đổi Hiến pháp có một số chướng ngại, nhưng có lẽ người Miến Điện sẽ tìm cách thỏa hiệp được với nhau.

Điều đáng kính trọng nơi giới lãnh đạo Miến Điện cũng như phía đối lập là hai bên tin tưởng và cộng tác với nhau một cách tưởng đối thuận thảo, yên ổn, không gây ra xung đột, bạo động, làm cho không khí xã hội phấn khởi hơn…"

Chướng ngại trong việc sửa đổi Hiến pháp
"Làm sao đối xử với quân đội, thế lực mạnh nhất trong nước. Có thể nói là tại Miến Điện có một « Đảng Quân đội » đã cầm quyền tại Miến Điện từ mấy chục năm nay... Làm sao để những người đòi hỏi dân chủ, mà đại biểu là bà Suu Kyi, và những người trong giới quân nhân có thể tin tưởng và cộng tác với nhau trong việc dân chủ hóa…

Điều đáng ngại là quyền « phủ quyết » của quân nhân, chiếm 25% Quốc hội, trong lúc bất kỳ một thay đổi hiến pháp nào cần được 3/4 Quốc hội đồng ý. Các quân nhân vốn đã chiếm 1/4 rồi, họ chỉ cần kiếm thêm một, hai người ủng hộ là có thể ngăn chặn việc thay đổi hiến pháp…

Tuy nhiên có dấu hiệu đáng mừng : Nhân ngày Quân lực vừa qua, Tư lệnh quân đội tuyên bố hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Tổng thống Thein Sein trong chương trình dân chủ hóa nước Miến Điện… Cũng trong ngày Quân lực, bà Aung San Suu Kyi đã đến dự lễ diễn binh, ngồi giữa Tư lệnh Quân đội và ông Thein Sein… Người ta hy vọng sự cộng tác giữa lãnh tụ đối lập với các vị tướng có thể đưa tới giải pháp thay đổi Hiến Pháp để Miến Điện tiến trên con đường dân chủ hóa…

Về cá nhân bà Aung San Suu Kyi, theo Hiến Pháp hiện nay, bà không có quyền ra ứng cử Tổng thống vì con bà là người ngoại quốc… Người ta sẽ chờ xem là Quốc hội có bãi bỏ điều này hay không ? để mở cửa cho bà ra ứng cử tổng thống vào năm 2015..."

Nhân tố giúp Miến Điện tiến nhanh trên con đường dân chủ
"Có thể nói rằng giới lãnh đạo Miến Điện, ngay cả trong thời chế độ quân phiệt, đã đặt quyền lợi đất nước cao hơn tất cả, và không bị ràng buộc bằng bất kỳ một thứ chủ nghĩa hay cam kết nào với ngoại bang.

Về phương diện chủ nghĩa, ông Ne Win chỉ nêu việc Miến Điện sẽ đi theo một thứ chủ nghĩa xã hội đặc biệt của mình, nhưng hiểu biết của các vị lãnh đạo đó về chủ nghĩa xã hội rất lơ mơ, không ai nói được là cái chủ nghĩa xã hội đó như thế nào, do đó họ chỉ theo kiểu Liên Xô hay Trung Quốc, tức là tập trung kinh tế vào tay Nhà nước, khiến cho tư nhân không thể phát triển. Đến khi họ thấy là kinh tế suy đồi, Miến Điện từ một nước giầu nhất ở vùng Đông Nam Á lại trở thành nước nghèo nhất, thì họ thấy rằng giấc mơ hão huyền đó vô bổ, và hộ không bị rằng buộc bởi một thứ chủ nghĩa ghê gớm nào cả.

Người Miến Điện (trước đây) bị một chế độ độ độc tài cai trị, nhưng chế độ đó không mang tính chất toàn trị, không tìm cách kiểm soát tất cả đời sống của dân. Họ chỉ kiểm soát về chính trị, về an ninh, và lúc đầu về kinh tế, những người dân vẫn giữ văn hóa cổ truyền, vẫn theo đạo lý của tổ tiên, vẫn giữ đạo Phật.

Ngay cả những người lãnh đạo trong chính quyền quân phiệt vẫn tôn kính đạo Phật… và những điều đó khiến cho chính quyền gần với người dân hơn, giúp họ đáp ứng được nguyên vọng của người dân.

Thay đổi ở Miến Điện xuất phát từ hai lý do, đến từ đòi hỏi của người dân : Một là sự thay đổi về chính trị để làm sao được tự do hơn, hai là chống lại sự lệ thuộc quá nặng nề vào Trung Quốc.

Hai nguyện vọng đó đã được người dân Miến Điện biểu lộ qua những cuộc biểu tình, như cuộc biểu tình của các nhà sư vào năm 2007, hay là cuộc biểu tình năm 2010 để chống lại một cái đập thủy điện mà Trung Quốc xây cất…

Chính quyền Miến Điện đã bảo vệ được thể thống quốc gia, khi đáp ứng hai nguyện vọng đó. Họ đã bắt đầu trao trả tự do cho dân, thả tù chính trị, cho tự do báo chí, tự do ngôn luận, và thứ hai là ngưng công trình đập nước Trung Quốc…

Tất cả các thay đổi là do những người lãnh đạo thuộc giới quân đội đã để quyền lợi quốc gia lên trên hết, không bị một chủ nghĩa ngoại lai nào ràng buộc, và không bị lệ thuộc vào những nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc, nước trước đây có thể coi là đứng trùm lên toàn Miến Điện…"

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-24/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link