BÀN CỜ ĐÃ SẮP XONG
HỒ TẤN VINH
BÀI SỐ MỘT
SỨC MẠNH CỦA QUẦN CHÚNG
Chế độ CS không phải là chế độ mà người dân Việt Nam được tự do
lựa chọn. Nhân quyền của mọi công dân đã bị chối bỏ, và để trấn áp các sự chống
đối, từ 38 năm nay, CSVN đã dùng thủ đoạn tàn ác để cai trị.
Nhưng sức sống của dân tộc Việt Nam rất là bền bỉ. Mọi người cũng
đã tìm đủ mọi cách để vươn lên, phải làm sao thoát ra khỏi cái ách oan nghiệt
mà tự nhiên mình phải bị tròng lên vai.
Cuối cùng, người dân Việt Nam đã xác định được
cái gì mình muốn và c ó cái can đảm nói ra rõ ràng cái gì mình muốn.
Và đòi hỏi thực hiện.
Thái độ đường đường, chánh chánh - bất chấp các đe dọa và sách
nhiểu - công khai đứng giữa trời đòi lại quyền làm người của mình, quần chúng
Việt Nam đã làm cái gì họ phải làm.
Công cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ của người Việt Nam đã liên
tục từ bao nhiêu năm nay, thời gian gần đây đã có kết quả rồi.
Ngày 19 tháng 1 năm 2013, chúng ta đã biết có 72 người ký tên vào Kiến
nghị sửa đổi Hiến Pháp. Đa số họ là những người CS thâm niên, đã từng giữ
nhỉều chức vụ quan trọng. Tiếng nói của họ có trọng lượng cao. Họ đưa ra nhiều
nhận định và đề nghị nhiều điều. Nhưng cái quan trọng nhứt là họ đề nghị bỏ
‘Điều 4’ của Hiến Pháp là điều cho phép đảng CS độc quyền cai trị.
Ngày 28 tháng 2 năm 2013, xuất hiện ‘Lời tuyên bố của các Công
dân Tự do’ gợi ý từ bài viết dũng cảm của Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên. Lời
tuyên bố này cũng đòi hủy bỏ ‘Điều 4’ trong Hiến pháp.
Ngày 1 tháng 3 năm 2013, Hội đồng Giám mục Việt Nam nhận định
và góp ý ‘Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992’:
Do đó, chúng tôi đề nghị:
l . Phải vượt qua sự bất hợp lý từ trong cấu
trúc Hiến pháp, bằng cách xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phải chính trị nào,
đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao
nhất”, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là
công cụ của một đảng cầm quyền nào.
2 . Xác định tính độc lập của các quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp;
cung cấp nền tảng pháp lý cho việc thi hành những quyền này cách độc lập và
hiệu quả.
3. Luật hóa sự kiểm soát của nhân dân đối với việc thi hành pháp luật bằng những quy
định cụ thể.
Ba đề nghị của Hội đồng Giám mục nói ngắn lại vẫn là phải bỏ ‘Điều
4’ trong Hiến pháp.
Thái độ bất ngờ và lập trường can đảm của Hội đồng Giám mục là một
đóng góp quan trọng trong giai đoạn quyết liệt này. Ngày 5 tháng 3, Ông Nguyễn
Phúc Liên là người công giáo viết:
Đã 13 năm nay, chúng tôi theo rõi thái độ của
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dưới sự cai trị hà khắc của CSVN. Chúng tôi đã có
lần công kích thái độ “trùm chăn“ của Hội Đồng Giám Mục VN, nhưng lần này,
chúng tôi ngạc nhiên và hết lòng ca ngợi việc nhập cuộc cứng rắn và dứt khoát
của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cho cuộc CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP để cứu nước.
Ngày 5 tháng 3 năm 2013, từ
Thanh Minh Thiền Viện (Saigon) Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất lại một
lần nữa xác định lập trường gắn bó từ
mấy chục năm nay đấu tranh cho quyền làm người của con người Việt Nam.
Đại lão Hòa thượng Thích
Quảng Độ,
Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đưa ra lời Tuyên Bố:
Dân chủ là nền tảng phát triển kinh tế,
đem lại no cơm ấm áo, hạnh phúc và tự do cho toàn dân
Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đưa ra lời Tuyên Bố:
Dân chủ là nền tảng phát triển kinh tế,
đem lại no cơm ấm áo, hạnh phúc và tự do cho toàn dân
Trong
tình hình quốc tế thuận lợi ngày nay, cùng tư thế mới gạt phăng sợ hãi của thế hệ
Trẻ Việt Nam và sĩ phu đất nước, tôi hy vọng và cầu chúc cho “Kiến nghị sửa
đổi Hiến pháp” và “Lời tuyên bố của các Công dân Tự do” nói trên sẽ
được toàn dân hậu thuẫn đưa tới việc thực hiện như một giải pháp đổi
thay tối hậu cho quê hương như một bửu bối linh diệu.
Ngày 8 tháng 3 năm 2013, từ Huyền Phong các, Cụ Lê Quang Liêm lên
tiếng
PHẬT GIÁO HÒA HẢO
THUẦN TÚY
LỜI KÊU GỌI
Đòi Nhà Cầm Quyền Trưng Cầu Dân Ý:
Xây Dựng Một Hiến Pháp Tự Do.
Tôi
Lê Quang Liêm Hội Trưởng Giáo Hội Trung Ương Phật Gíao Hòa Hảo Thuần Túy tán đồng
quan điểm chánh trị và ủng hộ các ý kiến của Đức Tăng Thống, của Hội Đồng Gíam
Mục Việt Nam, của các nhân sĩ, của anh chị sinh viên, của các Công dân Tự Do và
của Khối 8406.
Chúng
ta đều biết người dân và nhứt là các người có tư tưởng đối kháng với chánh
quyền CS đều bị giám sát chặt chẽ. Họ không có tự do di chuyển đâu. Vì vậy mà
tổ chức họp mặt của những người này rất khó khăn hay không thể thực hiện được.
Cho nên những lời tuyên bố lập trường - dầu cùng chung một lập trường - đã phải
đi bằng những ngã riêng biệt.
Nhưng
rồi CS cũng không ngăn cản được. Cái tất yếu của lịch sử xảy ra.
Chức
sắc 5 tôn giáo: Tuyên bố chung về HP 1992
|
Đăng bởi lúc 2:30 Sáng
2/05/13
VRNs (02.05.2013) –
Sài Gòn – Từ quốc nội, hôm qua, 22 tháng 03 năm Quý Tỵ, nhằm ngày 01.05.2013,
một số Vị chức sắc của 5 tôn giáo đang hoạt
động tại VN là Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt, Công Giáo, Tin Lành – Giáo
Hội Lutheran Việt Nam – Hoa Kỳ, Cao Đài chính thống – Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy, đã cùng
đứng tên ra Tuyên Bố Chung về Hiến Pháp 1992.
Bản
Tuyên Bố Chung đưa ra 8 yêu cầu:
“1-
Do ý kiến nguyện vọng của toàn dân Việt Nam lập nên, tức là phải trưng cầu dân
ý, có Liên Hiệp Quốc giám sát.
2-
Tránh tất cả mọi sự lệ thuộc vào ngoại bang, nhất là Trung Quốc.
3-
Tránh mọi điều xâm phạm đến quyền tự do căn bản của người dân Việt Nam như: Tự
do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội…
4-
Bầu cử Quốc Hội, tất cả các đảng phái đều được tự do ứng cử.
5-
Bầu cử chính quyền do dân cử, dân bỏ phiếu trực tiếp dưới sự kiểm soát
của Liên Hiệp Quốc.
6-
Bầu cử theo thể chế Dân Chủ Tự Do.
7-
Tam Quyền Phân Lập rõ ràng.
8-
Xây dựng một nước Việt Nam thật sự Hòa Bình – Trung Lập – Tự Do – Dân Chủ;
Do Dân – Phục Vụ Dân – Lập Quyền Dân.”
CHỨC
SẮC CÁC TÔN GIÁO ĐỒNG KÝ TÊN:
1.
Hòa Thượng Thích Không Tánh - Giáo Hội Phật
Giáo Việt Nam Thống Nhứt
2.
Linh Mục Đinh Hữu Thoại – Dòng Chúa Cứu Thế -
Saigon
3.
Linh Mục Lê Ngọc Thanh – Dòng Chúa Cứu Thế -
Saigon
4.
Mục Sư Nguyễn Hoàng Hoa – Giáo hội Lutheran
Việt Nam – Hoa Kỳ
5.
Mục Sư Hồ Hữu Hoàng – Giáo Hội Lutheran Việt
Nam – Hoa Kỳ
6.
Cụ Lê Quang Liêm – Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo
thuần túy
7.
Chánh Trị Sự Hứa Phi – Cao Đài Chính Thống -
Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh
Cái mà cộng sản sợ nhứt là quần chúng có thể tập hợp lại dưới một
đòi hỏi chung (trong trường hợp này là hủy bỏ Điều 4 trong Hiến Pháp) và làm
theo lời kêu gọi của những người Lãnh đạo mà họ tin tưởng: LỰC LƯỢNG DÂN TỘC
VIỆT NAM ĐANG THÀNH HÌNH.
HỒ TẤN VINH
Melbourne
ngày 4 tháng 5 năm 2013
(còn tiếp)
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment