Nguyễn Tuấn Linh - Thư gửi Ngài
Kimmo Lähdevirta – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hoà Phần Lan tại
Việt Nam
Nguyễn Tuấn Linh (nick Bát Trảm
Đao)
Kính gửi:
Ngài Kimmo Lähdevirta – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hoà Phần Lan tại
Việt Nam
Tôi là
Nguyễn Tuấn Linh, công dân Việt Nam hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà
Nội. Bằng thư này, tôi xin được phản ánh với Ngài về thực trạng của dự án “ứng
dụng Điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam” do chính phủ
Cộng hòa Phần Lan tài trợ một phần lớn bằng nguồn vốn phát triển không
chính thức ODA.
Ngày
05-03-2013, tôi có lên thăm xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La và được
thấy tận mắt việc thực hiện dự án “ứng dụng Điện mặt trời cho khu vực miền
núi và dân tộc ở Việt Nam” tại xã Háng Đồng. Tại đây, tôi chỉ thấy rất nhiều
hòm thiết bị của hãng NAPS để ngổn ngang ngoài trời mà không hề có mái che
hay bất kỳ sự bảo quản nào mặc cho hư hỏng từ nhiều năm nay.
Xã Háng
Đồng là một xã rất nghèo và đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Yên, Sơn La
luôn phải cần đến sự hỗ trợ quyên góp, từ thiện của những người hảo tâm có
điều kiện ở đồng bằng. Các trẻ em nơi đây phải sống trong điều kiện rất thiếu
thốn về lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh cũng như các điều kiện ăn ở
và học hành. Việc dự án “ứng dụng Điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân
tộc ở Việt Nam” đã triển khai tới nơi đây nhưng không được lắp đặt mà để mặc
cho hư hỏng từ nhiều năm qua là một sự lãng phí không thể chấp nhận được của
Ban quản lý dự án cũng như những người tham gia vào việc giám sát, đánh giá
chất lượng của dự án.
Tổng giá
trị của dự án lên tới 7,920,739EUR trong đó phần vốn vay của Cộng hòa Phần
Lan: 5,385,580 EUR là con số không hề nhỏ đối với một quốc gia nghèo khó
như Việt Nam.
Chính Phủ
Việt Nam hiện đã có số nợ công đạt mức kỷ lục 72.5 tỷ USD tính đến ngày
15-04-2013. Đóng góp vào phần lớn trong số nợ công này là các dự án vay vốn
ODA tương tự như dự án “ứng dụng Điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân
tộc ở Việt Nam”. Nếu số vốn vay ODA này không được sử dụng một cách tiết kiệm
và hợp lý sẽ gây tổn hại đến kinh tế vô cùng lớn cho đất nước và người dân
Việt Nam chúng tôi.
Do vậy,
với trách nhiệm của một công dân Việt Nam, tôi khẩn thiết đề nghị Ngài đại
sứ cho kiểm tra tình hình thực tế việc triển khai, chất lượng và hiệu quả của
dự án này, tránh để xảy ra tình trạng lãng phí như ở xã Háng Đồng, gây tổn
hại tới lợi ích kinh tế cho nhân dân Việt Nam và mất uy tín của nhà tại trợ
là Cộng hòa Phần Lan.
Tôi xin
gửi kèm theo thư các tấm ảnh tôi đã chụp được tại xã Háng Đồng để Ngài tham
khảo.
Rất mong
có sự phúc đáp của sứ quán quý quốc trong thời gian sớm nhất có thể.
Xin chân
thành cảm ơn Ngài đại sứ.
Nguyễn
Tuấn Linh
_____________________________
Tham khảo
Những
cuộc phiêu lưu của Bát Trảm Đao
Sơn
La - những nẻo đường biên ải - P25
Ngồi nói
chuyện với các giáo viên của trường, tôi cũng hiểu thêm ra nhiều vấn đề. Đặc
biệt có một câu chuyện mà đối với tôi, nó là một sự thật quá phũ phàng, mặc
dù ai cũng biết là xã hội giờ nó như vậy nhưng có vẻ ở đây, nó được phơi
bày một cách quá trần trụi và không thể không bị lên án.
Có hai mẹ
con người Mông đi hái củi về. Cũng phải nói thêm rằng xã Háng Đồng này,
100% là người Mông. Thông thường thì người Mông ở đây, phụ nữ không biết tiếng
Kinh và tất nhiên là không biết chữ.
Cậu bé
này không biết có được đi học hay không mà giờ này còn đang hái củi.
Một dãy
lớp học cũ rất tuềnh toàng, nhìn xa tưởng là cái chuồng trâu vì hở hoang
hoác.
Lớp học
này chắc là còn sót lại từ rất lâu rồi.
Hôm trước,
lúc chúng tôi ở Mộc Châu, khi nói chuyện với ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư
tỉnh ủy Sơn La thì được biết là ngày mai (6/3/2013) ông sẽ lên Háng Đồng để
trực tiếp xem xét và làm việc với xã để có các chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời cho
xã. Thế mới biết sức mạnh của truyền thông thật là kinh khủng.
Chỉ một
phóng sự nhỏ đã tạo nên một dư luận rất lớn và gây ảnh hưởng mạnh mẽ. Do vậy,
khi chúng tôi đến đây, trường và xã đã chuẩn bị chu đáo để ngày mai tiếp
đón đoàn của Bí thư lên làm việc.
Quay trở
lại câu chuyện với các giáo viên của trường tiểu học Háng Đồng, trong khi
tôi hỏi thăm về tình hình hạ tầng điện nước ở đây thế nào, các anh nhắc đến
có một dự án về năng lượng mặt trời, đã được triển khai ở đây từ năm 2009.
Thiết bị máy móc đã được vận chuyển lên nhưng không hiểu sao từ bấy tới giờ
không thấy ai tới lắp đặt cả. Cả đống thiết bị cứ vứt ngoài trời giữa mưa
gió nay chắc đã hỏng cả rồi. Tôi và mọi người trong đoàn rất tò mò và đề
nghị anh cán bộ phòng giáo dục huyện dẫn tới xem đống thiết bị này ra sao.
Đi bộ chừng
5 phút thì chúng tôi đã tới chỗ tập kết thiết bị.
Cả một đống
lớn đến gần chục hòm gỗ dán được xếp chồng lên nhau để trực tiếp dưới đất ở
ngoài trời không hề có mái che, vỏ hòm đã mốc đen vì mưa nắng.
Những
hòm gỗ được làm có vẻ rất công phu và đắt tiền này giờ thành chỗ để phơi
giày dép.
Một cái
nhãn giấy trên vỏ thùng gỗ.
Tôi tra
thử trên mạng thì tìm được thông tin sau:
http://www.cema.gov.vn/modules.php?n...&mid=117449312
04/08/2009
Dự án
"Ứng dụng điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt
Nam"
Thực hiện
ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc tìm kiếm, huy động nguồn
đầu tư quốc tế nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội các xã
đặc biệt khó khăn, tháng 5/2000 Uỷ ban Dân tộc và Đại sứ quán Phần Lan tại
Việt Nam cùng Tập đoàn NAPS SYSTEMS (Cộng hoà Phần Lan) đã thỏa thuận xây dựng
Dự án cung cấp điện mặt trời cho 300 xã đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn
Chương trình 135 từ nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ
Phần Lan.
Trong
quá trình xây dựng dự án và căn cứ vào kết quả thực hiện dự án thí điểm tại
vùng có số giờ nắng và chế độ cường độ bức xạ mặt trời thấp nhất của vùng dự
án (xã ái Quốc, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn), các bộ ngành, các nhà khoa
học và địa phương đã thống nhất ủng hộ về tính cấp thiết, tính khả thi và
quy mô đầu tư của Dự án.
Trên cơ sở đó, ngày 01/8/2003 tại Công văn số
1022/CP, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch mở rộng Dự án “ứng dụng điện
mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam”, giao Uỷ ban Dân tộc
là Chủ Dự án.
Tổng vốn đầu tư của Dự án giai đoạn I là 6,0531 triệu EURO -
tương đương 102.902,7 triệu VND; trong đó: 5,385 triệu EURO thuộc nguồn tín
dụng ưu đãi của Chính phủ Phần Lan với lãi suất 0%, thời hạn vay 17 năm
(vay 12 năm và 5 năm ân hạn), các thành tố cấu thành không hoàn lại là 37%.
Nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam đóng góp phần ngân sách là 01 triệu
EURO.
Dự án “ứng
dụng điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam” giai đoạn I
đầu tư cho 70 xã đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn Chương trình 135, đồng thời
là các xã mà theo quy hoạch điện lưới quốc gia không đáp ứng được sau năm
2010.
Mục tiêu
của dự án là cung cấp điện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt công cộng và phúc lợi
xã hội thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn Chương trình
135. Dự án sẽ góp phần tạo nên các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu nhằm
nâng cao mặt bằng trình độ dân trí, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo
vệ môi trường, ổn định tình hình dân tộc, và an ninh quốc phòng.
Dự án đầu
tư hệ thống thiết bị đồng bộ cung cấp điện mặt trời kèm theo các phụ tải: Hệ
điện trụ sở xã, trạm y tế, tủ lạnh bảo quản vaccine, nhà văn hoá xã, trạm nạp
ắc quy và trạm thu-phát truyền hình qua vệ tinh.
Giai đoạn
I của dự án được thực hiện ở 70 xã đặc biệt khó khăn thuộc các tỉnh miền
Trung và miền núi phía Bắc. Trong đó có 34 xã miền Trung và 36 xã miền núi
phía Bắc. Các xã được lựa chọn theo các tiêu chí như: địa bàn nằm ngoài quy
hoạch đầu tư điện lưới quốc gia, cấp điện bằng các dạng năng lượng tái tạo
khác không thích hợp, chế độ bức xạ mặt trời từ 3,5kwh/m2/ngày trở lên, số
lượng hộ gia đình và nhân khẩu, mục đích sử dụng phù hợp với mục tiêu của dự
án.
Thời
gian thực hiện từ quý II năm 2009 đến quý III năm 2010. Thiết kế kỹ thuật
và thiết kế công suất các hệ điện mặt trời do chuyên gia Tập đoàn FORTUM kết
hợp với chuyên gia Việt Nam, chính quyền và nhân dân các địa phương cùng hợp
tác xây dựng theo nhu cầu thực tế (bao gồm cả việc tính toán sau 15 năm
phát triển). Số lượng Module các hệ điện mặt trời cần thiết cho các hệ thống
ở các xã miền Bắc và miền Trung, Tây Nguyên được thiết kế với công suất
khác nhau do cường độ bức xạ mặt trời tại hai vùng này khác nhau nhằm tiết
kiệm nhưng vẫn đảm bảo tối đa hiệu quả đầu tư của dự án.
Sau khi
hoàn thành việc lặp đặt, các công trình Dự án sẽ được bàn giao cho chính
quyền các cấp địa phương quản lý và khai thác sử dụng theo quy định quản lý
đầu tư xây dựng cơ bản và yêu cầu cụ thể khác của nhà tài trợ. Tổ quản lý
công trình Dự án xã được thành lập để giúp Uỷ ban nhân dân xã quản lý vận
hành hệ thống thiết bị. Trong tương lai, nếu các xã được đầu tư điện lưới
quốc gia thì các công trình của dự án được chuyển về thôn bản của xã đó
theo quyết định của địa phương và các yêu cầu khác về kỹ thuật.
Đối với
vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, địa hình phức tạp, dân cư phân tán, nhu cầu
phụ tải nhỏ, và không có nguồn nước đảm bảo phát triển thủy điện thì ứng dụng
điện mặt trời là giải pháp kỹ thuật tối ưu mang lại hiệu quả kinh tế nhất
so với các giải pháp cung cấp điện năng khác. Dự án là động lực thúc đẩy
nâng cao mặt bằng trình độ dân trí, thúc đẩy phát triển nhận thức của đồng
bào các dân tộc thiểu số, góp phần ổn định tình hình dân tộc, bảo vệ môi
trường và thực hiện công bằng xã hội. Dự án tạo ra động lực giúp đồng bào
dân tộc thiểu số các xã đặc biệt khó khăn có thêm điều kiện thuận lợi trong
tiến trình hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước.
Việc sử
dụng nguồn năng lượng mặt trời cung cấp điện không có bất kỳ một tác động
tiêu cực nào đối với môi trường, sinh thái khi so sánh với việc sản xuất điện
từ các nguồn năng lượng hoá thạch như than đá, dầu mỏ...
Giảm lượng
khí thải gây hiệu ứng nhà kính khoảng 67.075 tấn khi so sánh với việc sử dụng
các nguồn năng lượng hoá thạch khác nói trên. Đây thực sự là nguồn lợi kinh
tế lớn của dự án mang lại trong việc bảo vệ môi trường sinh thái để các
ngành liên quan hợp tác khai thác đầu tư trong khuôn khổ các dự án khác .
Dự án “ứng
dụng Điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam” là dự án
mang đầy đủ tính khả thi về kỹ thuật chuyên môn, mục tiêu, nội dung và địa
bàn thực hiện. Dự án còn mang ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, nhằm tạo
nên những công trình hạ tầng cơ sở, thực hiện quyền bình đẳng, tạo ra những
cơ hội cho sự phát triển và góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng tại các xã
đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa cũng như giúp đồng bào dân tộc
thiểu số vùng dự án có thêm điều kiện thuận lợi trong tiến trình hoà nhập
vào sự phát triển chung của cả nước.
Điện là
một trong những hạng mục công trình cơ sở hạ tầng quan trọng nhằm thúc đẩy
sự phát triển kinh tế-xã hội đối với tất cả các vùng trong cả nước. Vì vậy
mục tiêu điện khí hoá nông thôn đã được Chính phủ đặt thành một nhiệm vụ đặc
biệt quan trọng trong tiến trình phát triển giai đoạn 2001-2020.
Đối với
các xã vùng dự án là vùng miền núi cao có độ dốc lớn, không có nguồn nước để
phát triển thuỷ điện; Số giờ nắng và chế độ cường độ bức xạ mặt trời lớn;
Xa đường điện trung thế, địa hình đi lại phức tạp, đồng bào cư trú rải rác
phân tán, phụ tải nhỏ; Khoảng cách từ trung tâm xã tới đường điện trung thế
quá xa (từ 22 km trở lên) thì cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời là giải
pháp tối ưu.
Hoạt động
của dự án sẽ là một trong những nội dung quan trọng của Kế hoạch hành động
năng lượng tái tạo quốc gia do Bộ Công Thương đang chủ trì thực hiện trong
giai đoạn 2001-2010.
ThS.
Nguyễn Văn Thanh
Ngoài
ra, tôi còn tìm hiểu thêm quyết định số 175/QĐ-UBDT của ỦY BAN DÂN TỘC do
ông Giàng Seo Phử - bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban dân tộc ký ngày 15-6-2010
http://cema.gov.vn/images/pdf/qd_175_2010_ubdt.pdf
Nội dung
như sau:
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC
PHÊ DUYỆT LẠI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI CỦA DỰ ÁN “ỨNG DỤNG ĐIỆN MẶT TRỜI
CHO KHU VỰC MIỀN NÚI VÀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM”
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC
Căn cứ
Nghị định 60/2008/NĐ-CP ngày 09/5/2008 của Chính phủ về quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Căn cứ
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày
12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Thông
tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một
số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ
Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình; Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của
Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư
xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn
về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc
nguồn vốn ngân sách nhà nước; Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 của
Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2007/TT-BTC
ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư
và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Văn bản số 9878/BTC-QLN ngày 13/07/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn
cơ chế tài chính và thực hiện dự án điện mặt trời sử dụng vốn ODA Phần Lan;
Căn cứ
Quyết định số 292/QĐ-UBDT ngày 25/09/2009 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban
Dân tộc về việc phê duyệt nội dung điều chỉnh Quyết định số 164/QĐ-UBDT
ngày 17/06/2004 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt đầu
tư dự án ứng dụng điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam;
Văn bản số 1903/BCT-NL ngày 25/2/2010 của Bộ Công thương về việc tham gia ý
kiến về điều chỉnh, bổ sung Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án ứng dụng điện
mặt trời;
Căn cứ hồ
sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án ứng dụng điện mặt trời cho khu vực miền
núi và dân tộc ở Việt Nam do Trung tâm tư vấn xây dựng điện lực I lập;
Xét đề
nghị của Ban quản lý dự án điện mặt trời về việc Phê duyệt lại Báo cáo
nghiên cứu khả thi Dự án ứng dụng điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân
tộc ở Việt Nam tại tờ trình số 263/TT-BQLDA ngày 08/6/2010; của Vụ Kế hoạch
- Tài chính tại tờ trình phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi (hiệu chỉnh)
dự án ứng dụng điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam
ngày 11/6/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt lại Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án “Ứng dụng điện mặt trời
cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam” với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự
án: Dự án Ứng dụng điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt
Nam.
2. Chủ đầu
tư: Ủy ban Dân tộc
3. Tổ chức
tư vấn lập dự án: Trung tâm Tư vấn Xây dựng Điện lực 1 - Công ty Điện lực
1.
4. Chủ
nhiệm lập dự án: Lê Kim Dũng.
5. Mục
tiêu đầu tư xây dựng:
Mục tiêu
của Dự án là cung cấp nguồn điện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt công cộng
và phúc lợi xã hội thiết yếu cho các xã, thôn bản chưa có điện lưới quốc
gia sau năm 2010, qua đó sẽ góp phần tạo nên các hạ tầng cơ sở thiết yếu nhằm
nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi
trường, ổn định tình hình dân tộc và an ninh quốc phòng.
6. Nội
dung và quy mô đầu tư xây dựng:
Nội dung
Dự án là đầu tư đồng bộ thiết bị cung cấp điện từ nguồn năng lượng mặt trời
kèm theo các hệ phụ tải tại địa bàn của 70 xã thuộc 8 tỉnh, 20 huyện. Mỗi
xã thuộc dự án được đầu tư đồng bộ với thiết bị thuộc các hệ điện mặt trời
như sau:
a) Các
xã Miền Bắc.
- Trụ sở
các UBND xã Công suất: 600w
- Trạm Y tế xã Công suất: 400w
- Tủ bảo quản Vaccine. Công suất: 200w
- Nhà văn hóa xã (hoặc thôn, bản…). Công suất: 400w
- Trạm nạp ắc - quy. Công suất: 800w
- Trạm thu - phát tín hiệu truyền hình qua vệ tinh. Công suất: 600w
b) Các
xã Miền Trung.
- Trụ sở
các UBND xã Công suất: 400w
- Trạm Y tế xã Công suất: 300w
- Tủ bảo quản Vaccine. Công suất: 200w
- Nhà văn hóa xã (hoặc thôn, bản…). Công suất: 300w
- Trạm nạp ắc - quy. Công suất: 800w
- Trạm thu - phát tín hiệu truyền hình qua vệ tinh. Công suất: 400w
Thiết bị được nhập khẩu đồng bộ từ nước Cộng hòa Phần Lan và xây dựng cơ sở
hạ tầng kèm theo để vận hành dự án (có phụ lục I tổng hợp khối lượng kèm
theo).
7. Địa
điểm xây dựng:
Dự án được
xây dựng trên địa bàn 70 xã đặc biệt khó khăn thuộc 20 huyện trong 8 tỉnh
khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam gồm miền Bắc: tỉnh Nghệ An 17 xã;
Lai Châu 8 xã; Điện Biên 7 xã; Sơn La 5 xã; Cao Bằng 7 xã; miền Trung: tỉnh
Quảng Ngãi 5 xã; Quảng Nam 19 xã; Quảng Bình 2 xã (có phụ lục II danh sách
các xã kèm theo).
8. Diện
tích sử dụng đất:
Diện
tích sử dụng đất của 70 xã thuộc dự án vào khoảng 111.440 m2.
Mỗi xã yêu cầu diện tích sử dụng đất gồm khoảng 1.592 m2.
Trong
đó:
- 12 m2
x 6 hệ điện mặt trời.
- 1.520 m2 cho vị trí cột ăng ten.
9. Các
giải pháp kỹ thuật: Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi kèm theo.
10. Loại,
cấp công trình: Nhóm B.
11. Thiết
bị công nghệ:
Hệ thống
thiết bị năng lượng mặt trời và các phụ kiện lắp đặt kèm do Tập đoàn FORTUM
NAPS cung cấp đồng bộ và thiết kế phù hợp theo điều kiện khí hậu miền Bắc
và miền Trung của Việt Nam.
12.
Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư:
UBND các
huyện chỉ đạo các xã tham gia dự án có trách nhiệm bố trí kinh phí và kế hoạch
giải phóng mặt bằng cho một số hạng mục phải sử dụng đất để thi công, đảm bảo
không có tranh chấp đất đai, nhà cửa công trình trong quá trình lắp đặt các
hệ pin mặt trời.
13. Tổng
mức đầu tư: 197.273.931.255 đ (Tính trên cơ sở định mức, đơn giá, tỷ giá
EURO tại thời điểm lập dự án tháng 6/2010 là: 24.906 VNĐ/1EURO).
Khoản mục
chi phí VNĐ EUR
Tổng số
197.273.931.255 7.920.739
Trong
đó:
- Chi
phí thiết bị, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật: 144.505.558.428 5.802.038
- Chi phí xây dựng, lắp đặt: 27.838.085.872 1.117.726
- Chi phí quản lý dự án: 4.579.170.657 183.858
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 6.429.785.615 258.162
- Chi phí khác: 6.357.280.008 255.251
- Chi phí dự phòng: 7.564.045.781 303.704
14. Nguồn
vốn đầu tư: Tổng số: 197.273.931.255 VNĐ (7.920.739 EUR)
Trong đó:
* Vốn
vay: 134.133.255.480 VNĐ (5.385.580 EUR)
* Vốn đối ứng: 63.140.670.880 VNĐ (2.535.159 EUR)
15. Hình
thức quản lý dự án:
- Chủ đầu
tư quản lý và điều hành dự án thông qua Ban quản lý dự án điện mặt trời ở
Trung ương.
- Quản lý, vận hành sau đầu tư: Ủy ban nhân dân các xã dự án nhận bàn giao
công trình từ Ban QLDA điện mặt trời và các đơn vị thi công sau khi đã hoàn
thiện công tác thi công lắp đặt. Tại các xã thành lập tổ quản lý để quản
lý, vận hành, bảo trì, sửa chữa, khai thác công trình một cách hiệu quả.
- Trong tương lai nếu các xã có điện lưới quốc gia ổn định thì các hạng mục
công trình của dự án được chuyển về lắp đặt tại các thôn bản theo quyết định
của địa phương, nhưng không làm thay đổi mục tiêu và nội dung của dự án.
16. Thời
gian thực hiện dự án:
- Thời
gian thực hiện: Từ năm 2010.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định
164/2004/UBDT-QĐ ngày 17/6/2004 của Ủy ban Dân tộc.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Trưởng Ban quản lý dự án điện mặt
trời, Vụ trưởng các Vụ thuộc Ủy ban Dân tộc, Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng
dự án và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
_______________________________________________
Tóm lại
thì đây là một dự án của Ủy ban dân tộc miền núi xây dựng trạm phát điện
năng lượng mặt trời để phục vụ:
- Trụ sở
UBND xã Công suất: 600w
- Trạm Y tế xã Công suất: 400w
- Tủ bảo quản Vaccine. Công suất: 200w
- Nhà văn hóa xã (hoặc thôn, bản…). Công suất: 400w
- Trạm nạp ắc – quy. Công suất: 800w
- Trạm thu – phát tín hiệu truyền hình qua vệ tinh. Công suất: 600w
Tổng giá
trị của dự án là 197.273.931.255 đồng cho 70 xã đặc biệt khó khăn thuộc 20
huyện trong 8 tỉnh khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam gồm miền Bắc: tỉnh
Nghệ An 17 xã; Lai Châu 8 xã; Điện Biên 7 xã; Sơn La 5 xã; Cao Bằng 7 xã;
miền Trung: tỉnh Quảng Ngãi 5 xã; Quảng Nam 19 xã; Quảng Bình 2 xã. Như vậy,
chi phí cho 1 xã là 2.818.200.000 đồng (Hai tỷ tám trăm mười tám triệu hai
trăm nghìn đồng)
Như vậy
nghĩa là, cái đống thùng gỗ rêu phong mục nát vứt ở đây từ năm 2009 tới giờ
(mới 4 năm) có trị giá là Hai tỷ tám trăm mười tám triệu hai trăm nghìn đồng.
Số tiền
lớn như vậy sẽ đủ mua bao nhiêu bộ quần áo ấm, giầy dép, xây dựng được bao
nhiêu lớp học, nhà ở cho lũ trẻ Háng Đồng này? Tại sao VTV1 chỉ lên quay
phim lũ trẻ phải bắt chuột để có thịt ăn cơm, nồi cơm không có vung.. để mọi
người đi quyên góp từng đồng một mang lên đây ủng hộ trong khi người ta
đang vứt đi hàng tỷ đồng ở đây?
Nhìn các
ký hiệu ghi trên vỏ thùng thì đây đều là hàng dễ vỡ và phải được đặt trong
nhà, tránh mưa hoặc nước.
Thùng đựng
trạm vệ tinh, công suất 600W
Tem nhãn
của thùng được ghi đầy đủ thông tin.
Đây là đống
cột ăng ten của trạm vệ tinh bằng thép không rỉ rất xịn được nhập khẩu từ
Phần Lan của hãng NAPS mặc dù những thứ này thừa sức chế tạo ở trong nước.
Móng cột
được làm dạng vít khoan giống kết cấu móng nhà chống lũ của Đồng Bằng sông
Cửu Long chúng tôi vẫn làm xưa kia. Kiểu vít khoan này chỉ phù hợp với vùng
đất sét chứ với địa hình núi đá thì có mà khoan vào mắt, không hiểu các vị
khoa học kiểu gì mà lại cho thiết kế sử dụng cái này.
Nguồn: Blog Bát Trảm Đao
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment