Ai Cập đóng góp vào việc tìm một giải pháp cho Syrie.
Vào cuối tuần này, tổng
thống Ai Cập Mohamed Morsi đã cử Essam hađad, cóvấn ngoại-giao của tổng thống và
Rifaa al Tahtaoui,chánh văn phòng phủ tổng thống đến Téhéran để thảo luận
với các nhà lãnh đạo Iran về việc có sáng kiến ngoại giao để giải quyết vấn đề
Syrie;
> Vào năm ngoái, Ai Cập đã đưa ra sáng kiến thành lập "nhóm bốn nước hồi-giáo" gồm Ai Cập, Iran,Thổ Nhĩ Kỳ và Arabie Saoudite nhằm tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng Syrie nhưng Arabie Aoudite đã lửng lo trong việc này!
> Vào năm ngoái, Ai Cập đã đưa ra sáng kiến thành lập "nhóm bốn nước hồi-giáo" gồm Ai Cập, Iran,Thổ Nhĩ Kỳ và Arabie Saoudite nhằm tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng Syrie nhưng Arabie Aoudite đã lửng lo trong việc này!
Theo thông cáo của bộ
ngoại giao Iran vào ngày chủ nhật 28.04, Ai Cập và Iran đã đồng ý về việc
"cần thiết phải có một kế hoạch hành động...nhằm thông qua một giải pháp
chánh trị có thể chấp nhận đóng góp vào việc chấm dứt bạo động và cho phép hoà giải
quốc gia với sự tham dự của nhân dân nước Syrie".
Cùng lúc đó, 'site net'
của phủ tổng thống Iran đã dẫn lời tuyên bố của tổng thống Iran Mahmoud
Ahmadinejad nói rằng chiến-thắng của những người chống Assad sẽ đưa đến một làn
sóng bất an sẽ trở thành một đe dọa cho toàn vùng : "việc loạn quân đạt
tới chánh quyền sẽ dẫn tới việc tiếp tục chiến tranh và việc bất an trong một
thời kỳ dài...sự bất an ở Syrie sẽ đặt vấn đề an ninh của các nước lân bang
trong tình trạng nguy hiểm và sẽ là một đe dọa cho cả vùng".
Trong cuộc chiến giữa
chế độ Damas và quân nổi dậy kể từ tháng ba năm 2011, Iran không ngừng cáo buộc
một số nước Ả Rập và tây phương đã hỗ trợ cho các quân khủng bố ở Syrie và mong
muốn tạo bất ổn ở nước này và trong vùng; và nói rằng một giải pháp cho cuộc
khủng hoảng Syrie không thể áp đặt từ bên ngoài.
Trước đây, vào ngày
04.04,ph&t ngôn viên bộ ngoại giao Nga Alexandre Loukachevitch nói rằng
Syrie đang dần dần trở thành một 'cực thu hút' đối với khủng bố quốc tế là một
thực tế và coi đây là điều kinh khiếp.Ông này cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết
phải mở ra một cuộc đối thoại giữa các phe trong cuộc tranh chấp ở Syrie và Nga
sẽ tiếp tục các nỗ lực nhằm giải quyết nhanh chóng tình hình Syrie nếu
được.
Một ngày sau đó, trên
trang Facebook của tổng thống phủ Syrie, tổng thống al-Assad lượng định rằng
trong trường hợp phe chống đối đạt tới thắng lợi quân sự , sẽ có
hậu quả domino trong những nước có thể ở xa Trung đông trong nhiều năm, kể cả
nhiều thập niên. Al-Assad nói đến việc mở các cuộc đối thoại với những người
đối lập không có sự can thiệp của nước ngoài: "đó phải là một cuộc đối
thoại giữa người Syrie không có can thiệp nước ngoài. Đó là đường tuyến đỏ duy
nhất.Đất nước này thuộc về người Syrie, họ có thể thảo luận về những gì họ
muốn"
Thủ lãnh của phe đối lập
Ahmed Moaz al Khatib hồi tháng giêng 2013 nói sẵn sàng thảo luận với đại diện
chế độ với điều kiện Bachar al Assad ra đi.
Trong ngày thứ tư 24.04,
đại biểu thường trực Nga tại LHQ Vitali Tchourkine đã cảnh cáo rằng viện trợ dành
cho phe nổi dậy nhằm lật đổ chánh quyền Damas sẽ đưa đến việc làm gia tăng
khủng bố ở những nước láng giềng của Syrie.Ông này cũng nói là việc
toan tính của một số nước nhằm viện trợ vũ khí cho quân phiến loạn Syrie có
nguy cơ là cuối cùng sẽ rơi vào tay quân khủng bố.
Được biết hiện nay Front
al Nousra, phong trào hồi giáo có liên hệ với Al Qaïda là tổ chức nổi dây mạnh
nhất ở Syrie đang kiểm soát được các vùng có mỏ dầu hoả thoát khỏi sự kiểm soát
caủ chế độ Damas.Ngay cả ASL cũng nghi ngờ việc Front al Nousra có dự định
thành lập một Nhà Nước Hồi Giáo
Nhữ Đình Hùng/tổng
hợp/ 28.04.2013
Nguồn:
Báo chí Pháp
> http://fr.rian.ru/world/20130424/198163220.html
> http://fr.rian.ru/world/20130424/198163220.html
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment