Đoàn đại biểu Đảng Cộng
sản Việt Nam đang có chuyến thăm Bắc Kinh bắt đầu từ
ngày 23/4/2013.
Đoàn
do ông Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ
Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Đảng
dẫn đầu, thăm Trung Quốc theo lời mời của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng
sản
nước láng giềng.
Mục
đích được nói là "nhằm thúc đẩy quan hệ
đối tác hợp tác toàn diện giữa hai nước",
theo
Thông tấn xã Việt Nam...
Ông
Ngô Văn Dụ được dẫn lời nhấn mạnh:
"Đảng,
Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sau như một coi trọng mối quan hệ đối tác
hợp
tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc, mong muốn cùng với
phía
Trung
Quốc nỗ lực đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực."
Đá thì lạ, tàn phá di sản thì quen*
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-05-04
tapchivhnt05042013.mp3
Hai mặt của hòn đá lạ tại Đền
Hùng.
Photo courtesy of XuanDienBlog
Trong
những ngày gần đây báo chí và nhiều trang mạng xã hội xôn xao về một hòn
đá xuất hiện tại Đền Hùng. Hòn đá được báo chí đặt tên là “hòn đá lạ”, nó
làm người nghe chuyện liên tưởng đến từ “tàu lạ” vì có yếu tố Trung Quốc
trên hòn đá này.
Mê tín dị đoan
Hòn đá
được chụp hình và xuất hiện trên mặt báo cho thấy hình vẽ của một đạo bùa
mà theo giải thích của các chuyên gia hán học thì nó là một tổng hợp hết
sức vớ vẩn, trong đó những nét chữ Phạn cùng các đường ngoằn ngoèo nằm
xen kẽ với chữ Hán. Phật giáo và Mật Tông cùng xuất hiện chung với nhau tạo
nên một sản phẩm kỳ dị và không kém phần hài hước.
Vấn đề
đặt ra là sự kỳ dị và hài hước ấy lại nằm bề thế trong Đền Hùng, nơi thờ
phụng và tưởng nhớ tổ tiên của người Việt. Hòn đá vô tri được ai đó thổi
vào tính chất ma quỷ, dị đoan một cách rõ rệt như vậy được người dân vô
tình quỳ lạy cúng bái và nghiễm nhiên nó trở thành bái vật như một phần
cơ thể của ngôi đền quan trọng bậc nhất Việt Nam.
Theo sự
điều tra của báo chí thì hòn đá này xuất hiện vào khoảng năm 2009 vào thời
mà ông Nguyễn Tiến Khôi làm giám đốc khu vực Đền Hùng. Ông Khôi tuyên bố
rằng trong một lần tu sửa, ban quản lý phát hiện ra hòn đá và sau đó nhiều
người cho rằng đây là lá bùa mà bọn Nguyên Mông đã yểm vào Đền Hùng nhằm
hãm linh khí của nước ta.
Giáo
sư sử học Lê Văn Lan nhận xét hiện tượng này:
“Cái
cảm giác của tôi khi được tiếp xúc với thông tin và tư liệu gián tiếp đây
là sản phẩm không có niên đại cổ, tính chất trí tuệ của nó không cao chứ
chưa nói là mê tín dị đoan. Cho nên đặt một sản phẩm như thế vào một chỗ
linh thiêng và trọng đại như ngôi Đền Thượng mà lịch sử và công năng của
nó hoàn toàn không thích hợp với việc cộng cư, cộng sinh cùng với sản phẩm
mà tính chất trí tuệ không cao, niên đại không được cổ kính như thế này.”
Cái ấn tượng đầu tiên của tôi
khi nhìn thấy hòn đá ở Đền Hùng là khủng khiếp, tôi cảm thấy lo ngại và
khinh bỉ những người đã đặt những hòn đá ấy.
-TS Nguyễn Xuân Diện
TS
Nguyễn Xuân Diện người vô tình phát hiện ra hòn đá lạ cho biết ý kiến của
ông:
“Cái
ấn tượng đầu tiên của tôi khi nhìn thấy hòn đá ở Đền Hùng là khủng khiếp,
tôi cảm thấy lo ngại và khinh bỉ những người đã đặt những hòn đá ấy. Một
di tích tín ngưỡng đặc biệt cấp quốc gia được coi là chốn linh thiêng mà
lại đặt một lá bùa một cách bậy bạ như vậy thì tôi nghĩ đấy là sự mê tín
hoang tưởng một cách điên loạn.”
Từ câu
chuyện có vẻ trẻ con này người ta ngạc nhiên về những diễn tiến sau đó
khi chính Bộ Văn hóa lại là nơi “phát triển” cục đá này trở thành một vật
thể linh nghiệm có khả năng chống lại sự trù yễm của ngoại nhân. Bộ Văn
hóa đã truy tìm một chuyên gia về bùa chú là ông Nguyễn Minh Thông và sau
đó thì hòn đá biến dạng, trở thành linh thạch chính thức đứng trong Đền
Hùng!
Công
luận từ lâu vẫn bất bình với cách làm việc của bộ Văn Hóa, đặc biệt là những
người trách nhiệm trong việc bảo vệ, tôn tạo di tích di sản văn hóa dân tộc.
Hàng trăm vụ tiêu cực bị báo chí phanh phui nhưng hình nhưng không ai có
trách nhiệm trước cái nhãn “trách nhiệm tập thể” và sự tha hóa, biến dạng
của các di tích ấy ngày một nặng nề, biến thái nhiều hơn. TS Hán Nôm Nguyễn
Xuân Diện người luôn có những trăn trở về di tích, di sản văn hóa nhận
xét về tình trạng này:
TS Nguyễn Xuân Diện bên Nhà
bia đền thờ Vua Hùng. Photo courtesy of XuanDienBlog.
“Những
người quan tâm đến di tích, các cổ vật các di sản quốc gia thì đều có một
lo ngại chung là cứ bộ Văn hóa Thề thao du lịch chạm tới đâu là nơi đó sẽ
tan nát. Cứ đụng đến di tích nào là sẽ có vấn đề ở chỗ đó vì khi tu bổ di
tích thay vì tôn trọng theo đúng nguyên tắc khoa học của bảo tồn bảo tàng
thì họ lại trùng tu các di tích ấy theo kiểu dự án, mà dự án thì đã là
căn bệnh trầm kha tại Việt Nam. Cứ triển khai các dự án thì trong đó phải
có phần trăm cho người thực hiện cũng như người tổ chức. Vì thế cho nên họ
không chắt chiu và bảo tồn những gì còn lại của di tích theo kiểu của
khoa học.
Họ
muốn càng đạp đổ và phá nhiều thì việc họ thi công càng được nhiều và
càng thi công được nhiều thì trong đó có phần trăm càng nhiều. Chính
vì thế cho nên hàng loạt các di tích các vụ tu bổ đều bị họ làm lớn lên
thay vì chỉ tu bổ nho nhỏ. Thí dụ như việc họ san phẳng hoàn toàn cổng
thành nhà Mạc tại thành phố Tuyên Quang, hoặc là đền Bà tại thị xã Sơn
Tây nếu không bị chống đối mạnh thì cũng đã bị san phẳng đi để mà tu bổ.
Thế rồi thành cổ Sơn Tây, cửa Bắc của thành Sơn Tây trước đây định tu bổ
nhưng họ san phẳng nó đi để xây lại một cái cổng thành giống như trong ảnh.
Nhưng mà đâu có được như trong bức ảnh nữa mà đấy chỉ là cổng thành của
thế kỷ 20.”
Méo mó văn hóa cội nguồn
Theo
truyền thuyết, từ thời xa xưa các vua Hùng đã lựa chọn rất nhiều nơi để
cuối cùng chấp nhận nơi đây làm nơi đóng đô. Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa
lĩnh, thuộc xã Hy Cương huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ. Từ niềm tin này Đền
Hùng có vị trí đặc biệt trong lòng người Việt vì nó hoàn toàn không phải
là một di tích tôn giáo cho nên bất cứ ai cũng có thể dựa vào nó để tìm sợi
giây dẫn về tổ tiên.
Tính
chất văn hóa cội nguồn ấy đã bị một số người làm méo mó khi cố mang hòn
đá lạ thách thức dư luận bởi ý đồ làm tiền đã làm suy nghĩ của họ mê muội.
Sự mê muội được phát huy qua các hình ảnh và lập luận mê tín đến độ khó
hiểu của những người được tiếng là nhà nghiên cứu huyễn học, mà dân gian
quen gọi là thầy bói, hay nhà phong thủy. Đạo bùa yễm ma của ông Nguyễn
Minh Thông, hiện là một đại tá của quân đội Nhân dân Việt Nam, có lẽ đẩy
sự mê muội lên tới đỉnh điểm khi chính Bộ Văn hóa là cơ quan đặt hàng để
ông đại tá này thực hiện cái gọi là chống âm mưu của bọn phương Bắc.
Cũng
qua câu chuyện này người dân phát hiện ra có một trung tâm Văn hóa cấp
nhà nước, lập ra để nghiên cứu về bói toán mang tên Trung tâm nghiên cứu ứng
dụng văn hóa phương Đông.
Bộ Văn
hóa đã tiếp tay “cùn hóa” dân trí Việt Nam. Sự cùn hóa này phát xuất từ
tư duy thiếu văn hóa của cán bộ và lãnh đạo cao nhất của bộ này. Người
dân biết rất rõ rằng chính Bộ Văn hóa thông qua Cục Di sản là nơi cấp
phép cho những căn chùa, ngôi miếu được xây dựng trong đó nhiều ngôi chùa
không thành tâm cho mục đích thờ cúng hay xiển dương Phật pháp.
Đặt một sản phẩm như thế vào
một chỗ linh thiêng và trọng đại như ngôi Đền Thượng mà lịch sử và công
năng của nó hoàn toàn không thích hợp.
-GS Lê Văn Lan
TS
Nguyễn Xuân Diện phân tích sự khác biệt rất lớn và rất nguy hiểm giữa dị
đoan ngày xưa và mê tín dị đoan ngày nay đã trở thành mối làm ăn cho những
kẻ bất chính:
“Phải
có một sự phân biệt rất rạch ròi. Ngày xưa tín ngưỡng của người Việt rất
phong phú và cũng không ít những điều mê tín dị đoan quàng xiên. Nhưng
cái mê tín dị đoan của ngày xưa chỉ là sự mê tín dị đoan thuần túy nhưng
bây giờ thì mê tín dị đoan đã bị đẩy lên thành sự điên loạn.
Dị
đoan bây giờ gắn liến với những quan chức. Nó gắn liền với đồng tiền, với
lợi nhuận cho nên cách đây đã chục năm tôi được nghe chính chủ nhân một
ngôi chùa mới xây lên trên một nền đất trống. Người ta tâm sự rằng bây giờ
không có cái gì kinh doanh mà kiếm được nhiều tiền bằng xây dựng các ngôi
chùa, đền, hay miếu. Bởi vì nó không bị cấm đoàn là một.
Hai
nữa là nó không phải chịu thuế nhưng thu vào thì rất cao, nhất là những
ngôi chùa hoặc đền mà có ông thầy chùa biết cách cuốn hút sự chú ý của
không gian điện tử của phật tử thì sẽ trở thành những ngôi chùa hay đền
mang lại những lợi nhuận rất lớn mà không một tổ chức quản lý nào có thể
thò tay vào kiểm soát số tiền họ thu được. Chính vì thế sự dị đoan bây giờ
khác sự dị đoan ngày xưa. Mê tín dị đoan bây giờ gắn với việc cầu quan chức,
quan tước và tiền bạc. Nó cộng hưởng tất cả thành hoang tưởng và quyết liệt
hơn ngày xưa rất nhiều.”
Sau
khi sự việc vở lở, rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa yêu cầu cấp thiết phải
đem hòn đá lạ ra khỏi khu vực Đền Hùng nhằm trả lại sự tôn nghiêm cho nơi
phụng thờ di tích tổ tiên này. Thế nhưng ông Hà Kế San, phó chủ tịch UBND
tỉnh Phú Thọ lại cho rằng cần phải có một cuộc hội thảo trước khi quyết định
số phận của hòn đá. Giáo sư Lê Văn Lan cho biết ý nghĩ của ông về việc
này:
“Tôi
thấy nó không đáng trở thành chủ đề của một cuộc hội thảo với những cái cứ
tạm gọi theo ngôn ngữ bình dân là vớ vẩn như thế thì đưa nó ra ngoài cho
nó ở một xó xỉnh nào đó càng sớm càng tốt.”
Gọi bản
thân câu chuyện hòn đá lạ là vớ vẩn như GS Lê Văn Lan khiến nhiều người
thích thú, vì suy ra từ khi câu chuyện bắt đầu trên trang blog của TS
Nguyễn Xuân Diện cho tới nay thì đá vẫn hoàn đá dù nó có lạ hay quen. Vấn
đề nhức nhối phía sau câu chuyện này là âm mưu ngu dân của nó khi ai đó
đang muốn mê hoặc cả nước theo tâm lý bầy đàn, cứ ai lạy phía trước thì
phía sau cũng tự động quỳ xuống, úp mặt vào đất bất kể nó là đá hay vàng.
(*)
Mượn tựa bài viết nổi tiếng của nhà báo Huy Đức: “Tàu thì lạ sự hèn hạ
thì quen”.
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment