Còn Việt Cộng thì luồn cúi Bắc Kinh.
Báo
chí Việt Nam cho hay trong hai ngày 23/4 và 24/4, phái đoàn Việt Nam
đã gặp và hội
đàm
với ông Vương Kỳ Sơn, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và ông
Triệu Hồng
Chúc,
Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng của Trung Quốc.
Ông
Ngô Văn Dụ được dẫn lời nhấn mạnh:
"Đảng,
Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sau như một coi trọng mối quan hệ đối tác
hợp
tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc, mong muốn cùng với
phía
Trung
Quốc nỗ lực đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực."
BIỂN ĐÔNG -
Bài đăng : Thứ bảy 27 Tháng Tư
2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 27 Tháng Tư 2013
Manila tố cáo Bắc Kinh chiếm đóng Scarborough
Ngoại trưởng Philipines Albert
del Rosario (Reuters)
Khẩu chiến giữa Trung Quốc và Philippines gia tăng :
Sau khi bị Bắc Kinh cáo buộc tìm cách hợp pháp hóa các đảo đang có tranh chấp,
chính quyền Manila lên án Trung Quốc chiếm đóng trên thực tế bãi đá Scarborough,
ở Biển Đông.
Ngày hôm
qua, 26/04/2013, Ngoại trưởng Philipines Albert del Rosario cho biết, có ba
tàu của chính phủ Trung Quốc hiện diện trong vùng gần bãi đá Scarborough,
và gây lo ngại cho các ngư dân Philippines.
Chính
quyền Manila cho rằng, bãi đá Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế
200 hải lý của Philippines, và được công pháp quốc tế thừa nhận. Thế nhưng,
theo Bắc Kinh, gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bao gồm cả khu vực bãi
đá này, là thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Hồi tháng Tư năm ngoái, tàu bè
Trung Quốc và Philipines đã đối mặt với nhau trong nhiều tuần lễ.
Ngoại
trưởng Rosario nói rằng Philippines đã cố gắng giải quyết hồ sơ tranh chấp
chủ quyền này thông qua đối thoại, nhưng không thành. Do vậy, chính quyền
Manila đã quyết định đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế của Liên Hiệp Quốc.
Lãnh đạo
ngành ngoại giao Philippines cũng giải thích, cho đến nay, Manila không cấp
giấy phép thăm dò dầu khí trong các vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền,
vì vấn đề này nhạy cảm đối với Trung Quốc.
Philippines
đã nhiều lần tố cáo Trung Quốc hăm dọa, gây áp lực đòi hỏi chủ quyền ở Biển
Đông, mà Manila gọi là biển Tây Philippines, nơi được đánh giá có nguồn hải
sản phong phú, trữ lượng dầu khí lớn và có nhiều tuyến giao thông hàng hải
quốc tế.
Cũng tại
Biển Đông, Trung Quốc và Việt Nam có tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo
Hoàng Sa. Đồng thời, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia,
Brunei có tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment