Thursday, November 7, 2013

Tin Nóng: Hàng Trăn Dân Oan Kéo Đến Trụ Sở Tiếp Dân Của Đảng Và Nhà Nước


 

Tin Nóng: Hàng Trăn Dân Oan Kéo Đến Trụ Sở Tiếp Dân Của Đảng Và Nhà Nước



Tễu Blog - 7.11.2013: TIN NÓNG: HÀNG TRĂM DÂN OAN KÉO ĐẾN TRỤ SỞ TIẾP DÂN CỦA ĐẢNG VÀ NN

 

Sáng nay, ngày 7 tháng 11 năm 2013 - Ngà kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười - hàng trăm dân oan mất đất, khiếu kiện trong vô vọng từ các địa phương: Văn Giang (Hưng Yên), Vĩnh Phúc, Bà Rịa Vũng Tàu đã kéo đến trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng, Nhà nước để yêu cầu giải quyết các đơn thư tố cáo.

Bà Lê Hiền Đức, công dân chống tham nhũng cũng có mặt sát cánh cùng bà con.

 




















Tin và ảnh do bà con gửi từ trụ sở tiếp dân số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội.

|

 

 

'Cản VN ứng cử Hội đồng Nhân quyền'


Thứ tư, 6 tháng 11, 2013

 



Nhiều blogger bị bắt vì chỉ trích chính phủ Việt Nam, theo các tổ chức nhân quyền

Một số tổ chức, trong đó có Việt Tân đặt trụ sở ở Mỹ, viết thư phản đối việc Hà Nội ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Việt Tân, tổ chức bị chính phủ Việt Nam xem là khủng bố, cùng 18 dân biểu, các tổ chức phi chính phủ ở nhiều nước gửi thư tới Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ Samantha Power và Cao ủy Đối ngoại EU Catherine Ashton phản đối một loạt các nước trong đó có Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Lá thư nói “Chúng tôi, kêu gọi quý vị công khai phải đối các nước Algeria, Trung Quốc, Cuba, Jordan, Nga, Ả rập Saudi, và Việt Nam ứng cử vào ghế Hội đồng Nhân quyền LHQ” bởi điều họ gọi là làm tổn hại tới uy tín của Hội đồng cũng như của LHQ nói chung.

“Thay vì để các nước phi dân chủ này gây ảnh hưởng quan trọng đối với các quyết định sống còn về nhân quyền, chúng tôi thúc giục quý vị đưa ra các nghị quyết tại LHQ để quy trách nhiệm cho các quốc gia này, và lên án các vi phạm nhân quyền có hệ thống của họ,” những người ký tên viết.

Được biết Việt Nam sẽ "cạnh tranh" với Trung Quốc, Maldives, Jordani và Ả Rập Saudi để giành một trong bốn chiếc ghế đại diện cho khu vực châu Á.

Trong khi đó Human Rights Watch (HRW), tổ chức nhân quyền đặt trụ sở ở Mỹ, gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước ngày bỏ phiếu cho các thành viên mới của hội đồng này.

'Làm gương'

10 người HRW kêu gọi VN thả


Nguyễn Hữu Cầu

Trần Huỳnh Duy Thức

Lê Văn Sơn

Nguyên Văn Hải

Tạ Phong Tần

Nguyễn Văn L‎ý

Cù Huy Hà Vũ

Đinh Đăng Định

Hồ Thị Bích Khương

Vi Đức Hồi.

HRW thúc giục chính phủ Việt Nam thực hiện điều họ gọi là “các bước cụ thể và dễ thấy nhằm đáp ứng bổn phận tôn trọng các chuẩn mực cao nhất về cổ súy và bảo vệ nhân quyền” được nói trong Nghị quyết 60/251 của Đại hội đồng LHQ.

Ngày 28/07/2013, Việt Nam đã nộp đơn ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ cho nhiệm kỳ 2014/2016.

Lá thư của HRW dẫn chiếu tới đơn ứng cử của phía Việt Nam đề cập việc Hà Nội khẳng định rằng các quyền và tự do cơ bản của người dân Việt Nam được “tôn trọng và đảm bảo ngày càng nhiều và đầy đủ” và đặc biệt là quyền tự do ngôn luận trên internet được “tăng cường”.

Tuy nhiên, “nhân quyền trên thực tế tại Việt Nam có nhiều điểm trái với những gì nói trong đơn,” ông Brad Adams, Giám đốc Điều hành HRW tại châu Á viết trong thư.

HRW “thúc giục Việt Nam bắt đầu giải quyền các quan ngại nhân quyền trước ngày bỏ phiếu vào 12/11/2013 bằng cách thả ngay lập tức và vô điều kiện 10 tù nhân chính trị” mà tổ chức này tin rằng họ bị bỏ tù chỉ vì thực thi các quyền con người cơ bản.

“Thả 10 người này là một bước quan trọng để cho thấy cam kết của Việt Nam đối vơi việc cải thiện thực trạng nhân quyền và sẽ làm tấm gương trong khi Hà Nội vận động có được ghế trong Hội đồng Nhân quyền.”

10 người được HRW nằm trong số hơn 150 cá nhân mà tổ chức này nói gồm luật sư bào chữa, các nhà bất đồng chính kiến, luật sư, blogger, các nhà hoạt động dân chủ và tôn giáo, …bị kết tội và ngồi tù vì những tội trạng có động cơ chính trị vốn đi ngược với đơn xin vào ghế Hội đồng Nhân quyền.


 

 

 

 

Phản đối VN và một số quốc gia khác ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ

Dân biểu - NGOs




Phản đối việc các nước Algeria, Trung Quốc, Cuba, Jordan, Nga, Saudi Arabia và Việt Nam ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc

Kiến Nghị Chung gởi Đại Sứ Hoa Kỳ Samantha Power và Cao Ủy Đối Ngoại Liên Hiệp Âu Châu Catherine Ashton

Thưa quý vị,

Chúng tôi ký tên dưới đây là những dân biểu quốc hội, những nhà đấu tranh cho nhân quyền và những tổ chức phi chính phủ, kêu gọi quý vị hãy công khai phản đối tư cách ứng viên của các nước Algeria, Trung Quốc, Cuba, Jordan, Nga, Saudi Arabia, Việt Nam vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, trong cuộc tuyển cử vào tháng 11 năm 2013. Chúng tôi kêu gọi quý vị có hành động để hủy bỏ những ứng viên rõ ràng là không xứng đáng này, có nguy cơ đe dọa tới uy tín của Hội Đồng - và của toàn thể Liên Hiệp Quốc.

Theo Nghị Quyết 60/251 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, ứng viên vào Hội Đồng Nhân Quyền phải là những quốc gia "duy trì được tiêu chuẩn cao nhất trong việc cổ súy và bảo vệ nhân quyền."

Tuy nhiên, ai cũng biết rằng, các nước Algeria, Trung Quốc, Cuba, Jordan, Nga, Saudi Arabia và Việt Nam đều không hội đủ những tiêu chuẩn căn bản của thành viên Hội Đồng. Những nước này đều có hồ sơ xấu, nếu không nói là cực kỳ tồi tệ, trong việc bảo vệ nhân quyền trong nước, và trong việc cổ động cho nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc.

Thay vì trao cho những chính phủ phi dân chủ này tầm ảnh hưởng lên những quyết định quan trọng về nhân quyền, chúng tôi kêu gọi quý vị hãy đưa ra nghị quyết tại Liên Hiệp Quốc, buộc những quốc gia này phải chịu trách nhiệm, và lên án những vi phạm nhân quyền thô bạo và có hệ thống.

Im lặng là đồng lõa. Vì lợi ích của hàng triệu triệu người trên thế giới đang cần một hội đồng nhân quyền quốc tế đáng tin cậy và hữu hiệu, xin đừng lặng im.

Trân trọng,

Edward McMillan-Scott, MEP
European Parliament Vice-President for Human Rights & Democracy

Baroness Deech
Member of the British House of Lords
Academic, lawyer, bioethicist, former Principal of St Anne’s College, Oxford

Honourable Irwin Cotler, MP
Member of Canadian Parliament, Liberal Party Critic for Rights & Freedoms, International Justice
Former Justice Minister & Attorney General

Dr. Mantas Adoménas, MP
Lithuania

Michael Danby, MP
Australia

Emanuelis Zingeris, MP
President of the Parliamentary Forum for Democracy, Lithuania

Matyas Eörsi
Secretary General of the Parliamentary Forum for Democracy, former MP, Hungary

Egidijus Vareikis, MP
Lithuania

Bi-khim Hsiao
Member of the Legislative Yuan, Taiwan

Hans van Baalen
Member of the European Parliament

United Nations Watch
Hillel Neuer, Executive Director
Switzerland

Human Rights Foundation
Thor Halvorssen, President

Initiatives for China
Yang Jianli, President

Council for a Community of Democracies
Robert LaGamma, President

The Gulf Institute
Ali AlAhmed

Mothers and Women against Repression
Sylvia Iriondo, President
M.A.R. Por Cuba

Viet Tan
Do Hoang Diem, Chairman

Cuban Democratic Directorate
John Suarez, International Secretary

United Towns Agency for North South Cooperation
Simonne Piazzini, Secretaire Generale

Associated Country Women of the World
Sharon Hatten, UN Committee Chair

Consumers Protection Association
Lehlohonolo Chefa
Lesotho

Gram Bharati Samiti (GBS)
Bhawani Shanker Kusum, Executive Director
India

Christian Coalition
Charles Mwape, President
Zambia

TicinoTibet
Tashi Albertini, President

Gender Empowerment and Development (GeED)
Tilder Kumichii, Programme Coordinator
Cameroon

Consorcio desarrollo y Justicia
Carlos E . Tinoco
Venezuela

Nguồn: UN Watch                                                                                                                                                               &nbs p;   


 

 

“Nhà ngoại cảm” và người cộng sản


Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ Việt Nam
2013-11-06

 

sohaphanthibichhang1-305.jpg

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, ảnh chụp tháng 10 năm 2013.

Courtesy Trí Thức

Câu chuyện "đồng cô cốt cậu" dưới lớp áo "nhà ngoại cảm" như một cú trời giáng mang tên "quả báo" vào chính thể luôn đàn áp dã man tôn giáo. Sự việc này tạo nhiều cung bậc cảm xúc cho nhiều phía. Riêng người cộng sản, có lẽ chưa bao giờ cay đắng và nhục nhã bằng cú lừa quá đỗi tào lao như thế!

Nhà ngoại cảm


Có một điều rất... kỳ lạ, khi tìm trên google, cho ra kết quả, tuyệt đại đa số những tên tuổi đình đám, họ trưởng thành từ "cái nôi XHCN" như: Phan Thị Bích Hằng, Nguyễn Phúc Giác Hải, Nguyễn Thanh Thúy, Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Văn Lư, Đỗ Bá Hiệp, Lê Trung Tuấn, Nguyễn Thị Nghi, Nguyễn Ngọc Hoài, Nguyễn Quốc Thắng, Nguyễn Ngọc Quyết, Nguyễn Quang Phú, Nguyễn Mạnh Quân, Phạm Thị Phú, Nguyễn Hữu Mẫn, Vũ Thị Hòa v.v... và có cả một "nhà ngoại cảm" mặc quân phục hẳn hòi với tên Vũ Thị Minh Nghĩa (!). Trả lời phỏng vấn [1] của MC Bình Minh, bà Nghĩa cho biết trong 14 năm, bà ta đã tìm ra hơn 12.000 hài cốt được cho là "liệt sĩ".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết [2]: *" Tôi rất ân hận vì khi còn làm bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, tôi đã ký vào bằng khen cho những nhà ngoại cảm. Sau khi có tấm giấy đó, họ về phóng to để thành lập trung tâm tìm mộ liệt sĩ"*. Lời trần tình cấp bằng khen cho 38 người được gọi là "nhà ngoại cảm" đã biến bà Kim Ngân trở thành một "nạn nhân đáng thương" vào ngày ký quyết định 07/1/2011 trong trò lừa đảo của các tay chơi, tuy thế, còn một "nạn nhân vô tội" [3] khác và "uy tín" cao hơn bà Ngân, người đã từng trao bằng khen cho "nhà ngoại cảm" Nguyễn Thị Nghi vào tháng 12 cùng năm, cũng chịu chung số phận mang tên "nạn nhân ngoại cảm" (!).

Nói thẳng ra, chính tay bà cựu bộ trưởng Bộ LĐ - TB - XH và ông Thủ tướng đã đóng dấu* "chất lượng"* cho "nhà ngoại cảm" đàng hoàng "hành nghề". Con dấu và chữ ký của Bộ trưởng Bộ LĐ - TB - XH và của Thủ tướng nghiễm nhiên trở thành* "bảo chứng"* đối với những người, vì quá mong ngóng nhìn thấy di vật hay "xương tàn cốt lạnh" nào đó của thân nhân mà lao theo mù quáng. Con đường quan lộc bà Ngân, ông Dũng ngày càng thăng tiến, đồng nghĩa với uy tín của "nhà ngoại cảm" ngày càng lên cao.

Đó có lẽ là "mảnh đất màu mỡ" cho "nhà ngoại cảm" làm giàu bằng trò lừa đảo mà mới đây, nhiều gia đình ở Mỹ Đồng, Thủy Nguyên, Hải Phòng xôn xao và hoang mang vì mất hàng trăm triệu đồng [4] cho "cậu Thủy" vừa xộ khám với con số hơn 7,9 tỉ được cung cấp từ Ngân hàng chính sách xã hội, do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT[5].

Trong HĐQT của ngân hàng này, các Thứ trưởng của bộ: KHĐT, Tài Chính, NN&PTNT, LĐ-TB-XH và nhiều chức vụ thuộc Quốc hội, như: Phó chủ tịch Ủy ban dân tộc, Phó Chủ tịch Hội nông dân, Phó chủ tịch HLHPN VN, Phó chủ tịch Hội CCB VN... cùng "sắm vai" Ủy viên HĐQT.

bich-hang-2-250.jpg

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, ảnh chụp trước đây. Courtesy TTT.

Chắc chắn những "nhà ngoại cảm" không những "ngoạm cả" tiền dân, mà còn "cạp" nốt chút "uy tín" sót lại của ĐCSVN. Giờ, bộ mặt "giả nhân giả nghĩa" của người cộng sản đã phơi trần, khi tiếp tay cho "nhà ngoại cảm" bỡn cợt, lừa đảo những người trằn trọc, dằn vặt trong từng giấc ngủ bất an, sau hàng chục năm qua chưa tìm ra một chút gì sót lại của thân nhân họ rải rác đâu đó, nay phải đối diện sự thật phũ phàng đến tê tái với xương động vật và những nắm đất vô tri vô giác mà họ mang về chôn cất và thờ cúng một cách thiêng liêng (!).
Quả là vở bi hài kịch lố lăng có một không hai, kể từ ngày "đời ta có đảng" (!).

Cũng chưa bao giờ nghe UIA [6] - một tổ chức ngoại vi của ĐCSVN - tìm thấy bất kỳ hài cốt nào của những người chết trong cuộc "cải cách ruộng đất" 1953 - 1956 như là một hành động "sám hối" đối với người chết oan do cộng sản gây ra. Đó là một câu hỏi lớn mang tính chính trị.

Khoảng thời gian không quá 10 năm trở lại đây, ngày càng rộ lên nhiều người tự xưng và được gọi là "nhà ngoại cảm", có khả năng siêu nhiên để tìm hài cốt lâu năm mất tích. Điều này chứng tỏ công việc "kinh doanh" của họ ngày càng khấm khá (!). Có cầu tất có cung.

Người cộng sản


Một câu hỏi cũng cần đặt ra: tại sao những người được gọi là "nhà ngoại cảm" lại có đủ hấp lực khiến nhiều người khó cưỡng như thế? Ngoài phong tục thờ cúng người thân tại nhà, ngoài vấn đề mê tín dị đoan phủ trùm trong xã hội ngày nay, ngoài việc tỏ ra "cao tay ấn" của những kẻ lừa đảo chuyên nghiệp khoác áo "ngoại cảm", phải chăng nguyên nhân chính dẫn đến tai họa mê muội khó dứt ra, xuất phát từ nạn "sùng bái cá nhân" ăn sâu và ăn lan trong nhiều chục năm qua từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội? Bằng chứng sống động mới nhất thông qua cái chết của ông Võ Nguyên Giáp, với đám tang được biến thành một thứ "thánh lễ" "linh thiêng" mà nhiều người không ngại gọi ông ta đã "hiển thánh"?

Đã gọi là "di họa ", thì thường ít xảy ra ngay lập tức. Trong khi các "nhàcảm bên ngoài" đang cãi nhau kịch liệt với những người bị "nội thương" qua vụ việc do phóng viên Thu Uyên phanh phui, thì lăng Hồ Chí Minh bị một trang báo lớn của Trung Cộng so sánh với nhà xí thời La Mã cổ đại [7] - thời chắc chắn chưa có... "xí bệt" (!). Đó không chỉ là sự sỉ nhục đối với những ai tôn sùng, kính yêu Hồ Chí Minh mà nó còn là sự báng bổ tri thức, thẩm mỹ kiến trúc người Việt Nam, dù không muốn nhưng đương nhiên phải gánh chịu lây.

Nếu người cộng sản Việt Nam làm theo đúng di chúc ông Hồ thì đã không xây lăng. Đã không có lăng nghĩa là không có sự sỉ nhục nói trên. Tất nhiên, "khi ghét bồ hòn cũng méo", do đó "người anh em" "4 tốt" có thể còn nhiều điều khác (có thể là bí ẩn) đang nắm trong tay để tiếp tục phỉ báng dân tộc Việt Nam, dù cho không có lăng ông Hồ. Điều này không có nghĩa, trong tương lai bảo đảm Trung Cộng không hạ nhục "vị tướng huyền thoại", bằng cách này hay cách khác, khi "người anh Cả của quân đội" đã... "hiển thánh".

Những gì càng đáng "sùng bái" càng làm người ta dễ nổi giận khi bị xúc phạm. Người Việt có câu "giận mất khôn". Các "chính trị gia" Việt Nam đương thời chưa cho thấy "tài ba" của họ trong ứng phó với những chiêu trò "khích tướng kế" của Trung Cộng - khá nhẹ nhưng rất đau.

Lăng Hồ Chí Minh bị Trung cộng sỉ nhục cũng đồng nghĩa dân tộc Việt Nam càng bị chia rẽ với "bên hả hê" và "bên gục mặt". Đó chẳng phải thủ đoạn thâm hiểm nhưng bẩn thỉu của "người bạn vàng" mà chúng đang vui sướng chứng kiến một lần nữa, khi người Việt tiếp tục rơi vào bẫy "ly gián kế"?

bich-hang-3-250.jpg

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng. Courtesy xuangiao.com

"Sùng bái cá nhân" trở thành "con dao hai lưỡi" trong những trường hợp như thế này, chưa chắc người cộng sản và những ai mê muội "sùng bái" chấp nhận. Có lẽ cũng nên cho họ thêm thời gian, dù không còn nhiều lắm, để nhìn thẳng vào sự thật của "di họa" này, bởi trang RFA dự cảm chẳng lành khi điều tra *"Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc"* [8]. Nội dung bài viết như báo động khẩn để Việt Nam tránh việc mất kiểm soát lượng người gọi là "thường dân" mà không ai biết thực chất họ mang tư cách gì khi vào Việt Nam làm ăn, ngày càng đông đảo tại nhiều tỉnh thành(!). Rất đáng lo ngại.

Còn cách gì mềm mại hơn, lại không đổ máu để xâm lược một quốc gia rệu rã về kinh tế, một dân tộc bạc nhược về tinh thần và chứa đầy đố kỵ, hợm hĩnh, nghi ngờ, rẻ khinh lẫn nhau? Một lần nữa, những ai hay đổ lỗi nước Việt ốm o gầy mòn là do "dân trí thấp", do "chống cộng cực đoan" hãy ngẫm lại, một khi Trung Cộng cùng bọn bán nước, gián điệp, tham nhũng tiếp diễn những "chiêu trò" tương tự trong tương lai gần, nhằm để người Việt không còn thời gian làm việc gì khác ngoài việc loay hoay đổ lỗi và chửi bới lẫn nhau!

Cuộc chiến của những người đồng chí?


Chiều ngày 4/11/2013, ông Nguyễn Thiện Nhân - Phó Thủ tướng, vừa nhậm chức Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: "... yêu cầu thời gian tới, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Khoa học và Công nghệ cần tiếp tục sự phối hợp hiệu quả giúp Ban Chỉ đạo; đồng thời xác định thời gian tổ chức Hội nghị trực tuyến về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ" [9].

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Thiện Nhân cũng được biết là hai nhân vật vừa đắc cử vào Bộ Chính trị hồi tháng Năm vừa qua, trong khi ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ, hai người được kỳ vọng nắm hai ghế Ủy viên Bộ chính trị lại thất cử.

Trong một diễn biến khác, tin Tuổi Trẻ cho hay [10], một mảnh đất hơn 1.700m2 đã có lệnh cưỡng chế vào ngày 01/11/2013 vừa qua. Trong mảnh đất này, ngoài một biệt thự còn một gian nhà lớn gọi là nhà thờ với màu vàng chóe cùng toàn bộ tường rào cũng mang sắc vàng nổi bật cùng "tông", cho thấy việc xây dựng không phép như báo nói quả đáng nghi ngại.

Tuy nhiên nội dung tin đưa ra, chỉ quy sai phạm cho Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng (INDECO) về quy định xây dựng, lại không đả động gì đến chủ đầu tư. Đó là điều gây đồn đoán trong dân chúng trong mấy hôm vừa qua.

Quả thật, với mảnh đất lớn, được nói là *"...thực hiện dự án đầu tư xây dựng tòa nhà văn phòng kết hợp nhà ở cao 23 tầng theo quy hoạch được duyệt",* trên thực tế lại biến thành nhà riêng với kiểu dáng xây dựng "nửa quê, nửa tỉnh", màu sắc lòe loẹt, nhưng lại không thấy chỉ rõ chủ đầu tư là ai hay tổ chức nào, lại ngang nhiên bất chấp luật pháp. Điều này càng khó thuyết phục lòng dân, bởi không ai ở Việt Nam không biết, khi chỉ cần một xe ba gác chở gạch hay cát đổ trước nhà dù là sửa chữa nhỏ, nó cũng được thanh tra xây dựng xuất hiện ngay lập tức để kiểm tra (!), nói gì đến một công trình lớn như thế.

Trong khi bà Phan Thị Bích Hằng đang bị lên án cố tình sử dụng tên tuổi lừng danh của ông Phùng Chí Kiên để đánh lừa nhiều người thì RFI cho biết [11]: "Dù bị chỉ trích, Việt Nam vẫn ứng cử Hội đồng Nhân quyền", trong đó cho hay: ngày 28/7/2013 Việt Nam đã nộp đơn ứng cử chính thức để dự cuộc bầu cử tổ chức vào 12/11/2013.

Dù chưa biết vụ các "nhà ngoại cảm" có bị ghép vào điều 258 hay không (vì trong đó có đề cập nội dung "lợi dụng tự do tín ngưỡng") nên sẵn đây cũng nên nhắc về "tội danh" này để bộ ba tam giác: Công an - Viện Kiểm sát - Tòa án nhớ mà "khoanh vùng" trị cho "đúng người, đúng tội", bởi lợi dụng tên tuổi của ông tướng đầu tiên do Hồ Chí Minh phong tặng, có lẽ khó tránh mức độ nghiêm trọng với án tù 7 năm.

Kết


Người cộng sản là "vua lừa đảo". Nay đòn giáng trả chí mạng từ vụ "nhà ngoại cảm" và vụ lăng Hồ Chí Minh, xem ra là bài học đích đáng cho "tình đồng chí" của họ đối với nhau?

Với HĐQT thuộc Ngân hàng Chính sách xã hội gồm hầu hết nhân sự thuộc về Chính phủ và Quốc Hội cộng thêm ngôi biệt thự đồ sộ không rõ chủ nhân, vừa bị cưỡng chế, kết liên với việc cấp bằng khen cho "nhà ngoại cảm" từ cựu Bộ trưởng Bộ LĐ - TB - XH, cùng quyết định mới toanh [12]* "Thành lập ban chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo"* do Thủ tướng Việt Nam ban hành ngày 30/9/2013, dường như cho thấy phát lộ một "cuộc chạy đua" quyết liệt đang diễn ra rất căng trong những tháng giáp năm với Hiến pháp đang mắc kẹt "giữa hai làn đạn" mà không có tín hiệu gì sáng sủa hơn cho một cải cách chính trị đáng kể với triển vọng gia nhập TPP, kèm lời hứa 5 năm để kiện toàn sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp như dấu ấn người cộng sản quyết rũ bỏ những lạc hậu, trì trệ?

Thông tin cuối cùng, năm 2013, ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương cho hay [13]: *"...số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông có thể lên tới 18 cơn, vượt kỷ lục năm 1964 có 16 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Đây là điều hiếm gặp trong 49 năm qua".*Bão thiên nhiên và "bão lòng" như đan xen?

Việt Nam đang đi gần hết năm 2013 - Quý Tỵ với ngổn ngang tơ vò trăm mối. Năm 2014 - Giáp Ngọ đang chờ trước mắt là những gì?!

Nguyễn Ngọc Già, Việt Nam 06-11-2013


 

 

Nguy đâu cứu đấy - Nguy đấy cứu đâu? - Cứu đâu nguy đấy!

Vũ Thạch




         Cùng tác giả:



          xem tiếp

Câu phán của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với hàng ngũ đảng viên ở cuối Hội nghị Trung ương Đảng 8, “Dựng nước đi đôi với giữ nước, giữ nước từ khi nước chưa nguy”, để lại trong đầu người nghe nhiều câu hỏi. (Bác Tổng Lú cứ hay làm thế. Nói những câu nghe lạ mà "kêu", nhưng sau đó dù cố gắng cũng ít ai hiểu được bác muốn nói gì.)

Trước hết, bác và các đồng chí của bác không hề dựng nên đất nước này nên nửa câu đầu "dựng nước ĐI ĐÔI với giữ nước" bác đang muốn nói với ai? Không lẽ bác đang nhắn gởi tổ tiên, cha ông đã khai sáng ra đất nước Việt Nam? Tổ tiên đều đã khuất và các ngài có cần lời nhắn nhủ của bác Tổng không?

Thế là người nghe "bó tay" ngay về nửa câu đầu, chỉ còn nửa câu sau: "giữ nước từ khi nước chưa nguy". Vừa nghe đến đây, trong lòng nhiều người Việt Nam đã bật ngay lên câu hỏi "nước nguy chưa?" hay "phải đến thế nào mới đủ gọi là nguy?"

Ngay tại cửa phòng họp hội nghị Thành Đô năm 1990, chính miệng ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đau đớn thốt lên: "Thời kỳ Bắc thuộc mới đã bắt đầu". Lời tiên đoán đã thành hiện thực. Đến ngày hôm nay, Bắc Kinh đã lấy nhiều phần đất biên giới phía Bắc mà 13 năm sau lãnh đạo đảng CSVN vẫn không dám tiết lộ các bản đồ; lấy một vùng biển rộng lớn trong vùng vịnh Bắc Bộ; chiếm vĩnh viễn quần đảo Hoàng Sa; chiếm nhiều đảo thuộc quần đảo Trường Sa; biến nhiều vùng biển xưa nay của Việt Nam thành "vùng tranh chấp" rồi thành "vùng khai thác chung"; chiếm gần trọn biển Đông làm lãnh hải của Tàu và thẳng tay bắn, giết, cướp, đánh, đâm đắm thuyền ngư dân Việt; mở hàng trăm khu biệt lập dọc theo biên giới, trên nóc nhà Đông Dương, và giữa các tỉnh thành; mở sẵn nhiều con đường lớn xuyên biên giới, nối kết các khu biệt lập bằng xe tải vận chuyển "hàng hóa kín" ngày đêm; ... Đối với đại khối dân tộc Việt thì tình hình đã nguy lắm rồi!

Nhưng riêng bác Tổng Lú thì ngay cả khi đang ngồi ghế Chủ tịch Quốc hội, giữa lúc hải quân Tàu bắn giết hàng loạt ngư dân Việt, bác vẫn khẳng định: "Tình hình Biển Đông không có gì mới" và cấm đưa chuyện đó vào nghị trình. Và đến giờ phút này bác vẫn bảo: "nước chưa nguy". Bác không chỉ nói bằng lời mà còn có hành động cụ thể, từ việc ký kết cho mở thêm các khu biệt lập, cho xây thêm Viện Khổng Tử, cho các hãng xưởng Tàu trúng thêm nữa và hầu hết các hợp đồng xây dựng lớn trên đất Việt để họ lại có lý cớ mở thêm các khu "công nhân" mới. (Trong lúc lao động Việt vẫn long đong xin việc ở nước ngoài).

Tóm tắt là bác Tổng rất an nhàn tự tại với tình hình "nước chưa nguy". Và cách "giữ nước từ khi nước chưa nguy" của bác Tổng là mời thêm Bắc Kinh vào đất Việt, mời nắm thêm các lãnh vực mà họ còn chưa nắm chặt lắm.

Nhưng nếu với tâm trạng như thế thì bác Tổng đặt thành vấn đề và Ban Tuyên Giáo chỉ thị cho báo đài đăng lời bác về "nguy" để làm gì? Ngẫm nghĩ mãi và đặt mình vào bối cảnh bác Tổng đang nhắn nhủ đảng viên cấp cao ở cuối Hội nghị Trung ương đảng, người ta mới chợt nghĩ ra ý của bác ấy phải là: "Dựng chế độ đi đôi với giữ chế độ". Và như thế mới giải thích được ý nghĩa và nhu cầu của nửa câu sau: "Giữ chế độ từ khi chế độ chưa nguy". Rõ ràng đây là lời cảnh báo khi bác Tổng nhìn sang Bắc Phi, Libya, Syria, và nước láng giềng Miến Điện. Nói nôm na là chế độ sắp tới mức nguy rồi đấy, đừng để nước đến chân mới nhẩy. Bác Tổng chỉ đồng hóa "chế độ" với "nước" vì thói quen xưa nay và vì không muốn "các thế lực thù địch" biết rõ quá là bác đang lo lắng.

Điều gì khiến bác, và hiển nhiên các lãnh tụ khác quanh bác, lo lắng về chế độ đến thế?

Phải chăng vì nền kinh tế thị trường theo “định hướng xã hội chủ nghĩa” (do chính bác đặt tên) đã lụn bại đến hết thuốc chữa vì ngân sách cạn kiệt và tham nhũng đã vào đến gan ruột, óc não chứ không phải ghẻ ngoài da như bác trấn an quần chúng đảng viên. Thế giới đã không còn tin tưởng để đầu tư làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Hiện nay các hệ thống làm ăn có gốc rễ từ Bộ Chính trị chỉ còn trông cậy vào con đường "cạp đất mà ăn", tức cưỡng chế hết khu này đến vùng khác cho các "quỹ đất". Tập thể dân oan đang lan nhanh khắp mọi miền đất nước và lan đến đủ loại thành phần trong xã hội. Mức độ uất ức cũng tăng nhanh và cao như những tòa nhà đang xây trên đất vừa chiếm đoạt.

Phải chăng vì ngày càng đông đảng viên đi theo tiếng gọi lương tâm của "diễn biến hòa bình". Họ bảo nhau rời bỏ đảng nếu còn muốn giữ chút đạo đức với dân và chút danh dự với con cháu. Bên cạnh đó, ngày càng đông hàng ngũ trí thức cả trong và ngoài cơ chế lên tiếng kêu gọi bỏ điều 4 hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng và tiến dần đến thể chế dân chủ vì đó là con đường duy nhất ở đầu thế kỷ 21 để đưa đất nước ra khỏi lạc hậu, bất công và đói nghèo. Họ liệt kê hàng loạt dữ kiện từ khắp thế giới và từ lịch sử cận đại của Việt Nam. Cả hệ thống lý luận của đảng không biết cãi lại thế nào ngoài biện pháp lôi điều luật 74, 79, 88, 258 ra dùng để bịt miệng.

Phải chăng vì các trò bạo hành của công an với sự trợ lực của vòng rào côn đồ, các đòn hù dọa bằng "các phiên tòa vài giờ để đọc các bản án vài năm", các thủ thuật bao vây kinh tế, bôi nhọ tên tuổi, dán nhãn khủng bố, ... đều mất nhanh tác dụng tạo sợ hãi. Sự liên kết của người Việt từ khắp 3 miền, từ trong ra tới ngoài nước, từ đời thật đến mạng ảo, và với ra cả công luận quốc tế đang nhanh chóng hóa giải các phương tiện mà chế độ đã đầu tư nhiều tiền bạc, công sức xây dựng trong nhiều thập kỷ qua.

Phải chăng vì 800 báo đài và đội quân 80.000 dư luận viên dưới sự điều động của ngành công an mạng đã trở nên vô dụng trước mạng lưới dân báo. Mạng lưới này không chỉ bao gồm những cư dân mạng mà còn có cả hàng triệu người dân và nhiều đảng viên với chiếc máy điện thoại lưu động nhỏ gọn trong tay, sẵn sàng chụp hình những cán bộ ác ôn cướp nhà cướp đất, những cảnh công an đánh dân đòi tiền, những tội ác của những kẻ xả lũ không báo trước, và thu âm từ những câu nói vô giáo dục của các cán bộ phòng tiếp dân đến các bài giảng trơ trẽn của các quan chức lớn cho nội bộ đảng viên.

Và còn nhiều lý do để lo lắng khác nữa, nhưng các mối lo đó đều hướng về cùng một cốt lõi. Đó là sự kiện đã trở thành hiển nhiên: hiện nay sự an toàn và nguy hiểm của đảng, của chế độ ngược chiều 180 độ với sự an toàn và nguy hiểm của đất nước, của dân tộc.

Suốt từ hội nghị Thành Đô, lãnh đạo đảng càng dựa sâu vào lòng Bắc Kinh để giữ an toàn cho chế độ thì đất nước càng mất thêm chủ quyền và càng bị đẩy đến bờ vực hiểm nguy của đồng hóa rồi đô hộ. Khi lãnh đạo đảng càng ban phát cơ hội tham nhũng cho hàng ngũ cán bộ, công an để thêm nhiều kẻ trung thành bảo vệ chế độ thì càng đông người dân bị đẩy vào cảnh trắng tay, khốn cùng, và ngay cả chết thảm trong đồn công an, trên bàn mổ bệnh viện, dưới các khối nước xả lũ, hay trôi theo sông trên đường tới trường. Khi lãnh đạo đảng càng "giải quyết dứt khoát" (như lời Nguyễn Chí Vịnh) lòng yêu nước của thanh niên Việt Nam để tăng sự an toàn cho chế độ thì dân khí quốc gia càng bạc nhược trong nhiều năm trước mặt. Và còn nhiều những đau xót ngược chiều khác nữa.

Nhưng đất nước và dân tộc càng bị đẩy vào tình trạng nguy kịch thì lãnh đạo đảng càng khó biện minh cho khả năng điều hành và bản chất guồng máy cai trị độc tài của họ, càng khó giữ lại tập thể những đảng viên còn lương tâm, và càng khó chận đứng sự phẫn nộ gia tăng liên tục trong quần chúng. Cả 3 yếu tố này đã lần lượt lật sập hết chế độ độc tài quân chủ này đến chế độ độc tài cộng sản khác trên khắp thế giới. Các biện pháp an toàn ngắn hạn cho chế độ đều trở thành cái nguy dài hạn cho chính họ.

Do đó, có thể nói chắc rằng: nếu tiếp tục con đường dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lê, sinh mạng của cả đất nước lẫn đảng CSVN đều trở nên "chỉ mành treo chuông".

Liệu còn có ai trong guồng máy nghiên cứu chính trị, tư tưởng của đảng có thể mách nước cho bác Tổng Lú không? Chỉ có con đường dân chủ mới trả lời được câu hỏi "Nguy đấy Cứu đâu?" và mới tránh được cái vòng lẩn quẩn "Cứu đâu Nguy đấy!"

 

 

Lại Một Trường Hợp Công An Bạo Hành Trẻ Em



Tuấn Khanh - 7.11.2013: Chỉ vì nghi ngờ em Nguyễn Hoàng Phương Phương (16 tuổi) ăn cắp xe đạp, công an xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang đã ập vào trường của em Phương giữa giờ học, giải em đi về đồn tra tấn, buộc phải nhận tội ăn trộm.

Toàn bộ học sinh của trường PTTH Nguyễn Văn Linh, ấp Cầu Muống, xã Tân Thành ngày 5-11-2013 đều sợ hãi và xôn xao vì biết Phương là một học sinh hiền lành, khó có thể là người đi ăn trộm, lại bị bắt giải đi giữa giờ học, trước toàn trường như vậy.

Phương là con trai út của cố nhạc sĩ Hoàng Phương. Làng xóm gần kề biết nhau, nên Phương luôn biết cách giữ danh dự cho gia đình, dù nhà nghèo, không có điều kiện như chúng bạn.

Nhạc sĩ Hoàng Phương, là tác giả của nhiều bài hát lừng danh như Hoa sứ nhà nàng, Mẹ Gò Công... Ông mất năm 2002, gia đình còn lại lúc đó là một vợ và hai con nhỏ trong cảnh hết sức nghèo khổ.
Khi Phương bị công an viên tên Hoàng giải về đồn, dù bị đánh đập, Phương khóc và chịu đòn chứ nhất quyết không để bị gán tội vô lý như vậy.

Công an viên tên Hoàng đã đánh và tát em Phương liên tục, sau đó lại sử dụng nghiệp vụ đánh không để lại thương tích, bằng cách lấy báo cuốn lại mà đánh đập em Phương, nhưng vẫn không sao ép được Phương nhận tội.

Điều ghê sợ là trong việc bắt giữ, tra tấn em Phương suốt chiều đến tối, công an cũng như nhà trường không hề thông báo cho gia đình em Phương. Mãi khi đến tối, chị Vân, mẹ của em Phương đi làm về mới hoảng kinh khi biết sự việc thì thân thể con mình đã bầm dập.

Lâu nay những chuyện đau lòng như trên vẫn xảy ra ở nhiều nơi trên đất nước này, thậm chí đã có những em bị tổn thương tâm lý đến mức đã tìm đến cái chết.

Chỉ cách Saigon có 2 giờ đồng hồ xe chạy mà nạn bạo hành của công an đã như vậy, ở những nơi xa hơn nữa thì mạng người có còn gì?

Lại chợt nhớ đến một người quen, làm chức to trong lĩnh vực liên quan đến phụ nữ và trẻ em. Mấy năm trước, khi nạn bạo hành trẻ em bùng lên, tôi đề nghị thành lập một nhóm tìm hiểu và giải cứu những em nhỏ bị bạo hành như vậy. Thậm chí tôi đề nghị xin chịu mọi chi phí và nhân lực hoạt động, chỉ xin được giúp đỡ có một tư cách pháp nhân để có thể hoạt động. Người có chức này vẻ mặt thì đầy thông cảm những câu chuyện đó, nhưng miệng luôn bàn ra, cho tới nay đã hơn 5 năm, vẫn chưa thấy hồi âm.

Cả công an, cả quan chức... chúng ta cứ tệ mạt với trẻ em Việt Nam, con người Việt Nam như vậy, rồi đây tương lai đất nước này sẽ về đâu?


 

 

 

 

 

 

 

Dân nổi giận vì trụ trì rước tượng mình vô chùa 

6.11.2013 HÀ NỘI (NV) - Một vị sư trụ trì ngôi chùa di tích cấp quốc gia tại Hà Nội làm dư luận bất bình vì cho rằng ông bỏ tượng cổ, an vị tượng mới mang khuôn mặt của mình.

 

Nhà cầm quyền địa phương đã phải can thiệp vào cuộc “soán ngôi” lịch sử diễn ra cấp thời hôm 5 tháng 11. Pho tượng mới bị “trục xuất” khỏi chùa vài mươi phút đồng hồ trước giờ khai mạc lễ an vị.



Bức tượng mới được cho là đúc y khuôn vị sư trụ trì được rước vào chùa. (Hình: báo Tuổi Trẻ)


Báo Tuổi Trẻ cho biết, ngôi chùa Chân Long Tự, tọa lạc tại huyện Thạch Thất, Hà Nội được công nhân là di tích lịch sử cấp quốc gia của xã Chàng Sơn lâu nay, do vị sư tên Thích Minh Phượng trụ trì, cai quản.

 

Nhiều cư dân Chàng Sơn nói rằng hồi năm rồi, pho tượng cổ đặt giữa sân chùa đột ngột biến mất. Hàng chục lư hương cổ đặt quanh pho tương cũng không còn.

 

Một người dân Chàng Sơn tên Nguyễn Văn Viên cho rằng, dư luận hoang mang khi phát giác “hiện tượng lạ” nói trên. Khi có tín đồ hỏi, vị sư trụ trì cho biết, tượng cổ bị hỏng nặng nên đã bỏ xuống sông.

 

Đột nhiên, hôm 5 tháng 11 vừa qua, vị trụ trì Thích Minh Phượng cho hay, sẽ làm lễ “hô thần nhập tượng,” an vị một pho tượng mới đặt vào chỗ tượng cổ trước đây.

 

Ông Nguyễn Văn Viên nói rằng, thông báo của Hòa Thượng Thích Minh Phượng khiến dư luận xôn xao. Sự kiện trên còn gây phản ứng mạnh trong giới tín hữu Phật Giáo và cư dân xã Chàng Sơn, vì cho rằng vóc dáng và khuôn mặt pho tượng mới y hệt vị trụ trì.

 

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Nguyễn Văn Viên, vốn là thợ chạm trổ, xác nhận rằng pho tượng giống vị sư Thích Minh Phượng đến 90%.

 

Vì lẽ trên, sáng sớm ngày 5 tháng 11, đông đảo cư dân xã Chàng Sơn cùng với đại diện chính quyền địa phương, đã tìm cách đưa bức tượng mới ra khỏi chùa, trước giờ khai mạc lễ an vị không lâu.

 

Chiều ngày 6 tháng 11, đại diện Ban Quản Lý Di Tích và Thắng Cảnh Hà Nội xác nhận nguồn tin này. Ông này cũng cho biết, chính quyền địa phương sẽ sớm đưa ra kết luận về các “hiện tượng lạ” xảy ra tại Chân Long Tự. (PL)

 
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=176672&zoneid=1#.UnsQ7SeHjOU

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link