Ân xá Quốc Tế: Hàng chục nhân vật bất đồng vẫn bị giam cầm vì đã lên tiếng
Tin liên hệ
- 'Việt Nam phải đạt tiến bộ về nhân quyền để thắt chặt quan
hệ với Hoa Kỳ'
- HRW gửi thư kêu gọi Thủ
tướng Việt Nam cải thiện nhân quyền
- HRW:
Việt Nam muốn vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, hãy cải thiện nhân quyền
- Kháng thư phản đối Việt
Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ
- Hoa Kỳ quan tâm đến Xã
hội Dân Sự ở Việt Nam
- Đinh
Nhật Uy: Bản án của tôi là cảnh báo của chính quyền với cộng đồng Facebook
VN
- VN lo
âu việc giới hoạt động dân chủ ứng dụng hiệu quả mạng xã hội
- 'Nói sự thật mà ảnh
hưởng tới uy tín nhà nước thì luật sư không tồn tại'
- Quốc tế lên án Việt Nam
về bản án đối với Đinh Nhật Uy
- Dùng
vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
CỠ
CHỮ
07.11.2013
Hội Ân xá Quốc Tế nói chính quyền Việt Nam phải chấm dứt chiến dịch đàn
áp giới bất đồng, và lập tức thiết lập những biện pháp để bảo vệ giới hoạt động
chống những hành vi sách nhiễu và bỏ tù, chỉ vì đã hành xử các quyền căn bản
của mình.
Đó là nhận định đưa ra trong một phúc trình mang tên “Những tiếng nói bị dập tắt: các tù nhân lương tâm tại Việt Nam” vừa được công bố hôm nay.
Ông Rupert Abbott, một nhà nghiên cứu về Việt Nam của Hội Ân xá Quốc Tế, nhận định “Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một trong những nhà tù lớn nhất đối với giới bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động khác.”
Ông Abbott nói trong năm 2013, Việt Nam đã đưa vấn đề sửa đổi Hiến Pháp ra tranh luận và đồng thời, vận động để chiếm một ghế tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Đó là nhận định đưa ra trong một phúc trình mang tên “Những tiếng nói bị dập tắt: các tù nhân lương tâm tại Việt Nam” vừa được công bố hôm nay.
Ông Rupert Abbott, một nhà nghiên cứu về Việt Nam của Hội Ân xá Quốc Tế, nhận định “Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một trong những nhà tù lớn nhất đối với giới bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động khác.”
Ông Abbott nói trong năm 2013, Việt Nam đã đưa vấn đề sửa đổi Hiến Pháp ra tranh luận và đồng thời, vận động để chiếm một ghế tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một trong những nhà tù lớn
nhất đối với giới bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động khác.
Ông Rupert Abbott, Hội Ân xá Quốc Tế.
Trong bối cảnh đó, Hà Nội đã tuyên bố với thế giới
rằng Việt Nam tôn trọng nền pháp quyền, tuy nhiên hành động đàn áp những tiếng
nói bất đồng trên thực tế, đã vi phạm những cam kết của Việt Nam với quốc tế là
sẽ tôn trọng quyền tự do ngôn luận.
Hội Ân xá Quốc Tế nói trong nhiều năm qua, chính quyền Việt Nam đã bắt bớ, truy tố, giam cầm và bỏ tù hàng trăm tiếng nói bất đồng, trong đó có các blogger, những nhà hoạt động bênh vực quyền người lao động, quyền sở hữu đất đai, giới bảo vệ nhân quyền và kêu gọi cải cách dân chủ ôn hòa.
Một số thành viên của các tổ chức tôn giáo cũng là mục tiêu bị đàn áp.
Phúc trình của Hội Ân xá Quốc Tế nói từ đầu năm 2012 tới nay, có ít nhất 65 nhà bất đồng ôn hòa bị kết án tù dài ngày trong khoảng 20 vụ xét xử không đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Hội Ân xá Quốc Tế nói một khi bị tống giam, các tù nhân lương tâm phải đương đầu với các điều kiện vô cùng khắc nghiệt, đôi khi bị cách ly, hoàn toàn cô lập với các tù nhân khác, trong khi một số bị tra tấn và phải chịu những hình thức ngược đãi tàn bạo khác.
Phúc trình của Hội Ân xá Quốc Tế đặc biệt đề cập tới trường hợp cô Đỗ Thị Minh Hạnh, 28 tuổi, một nhà hoạt động trẻ đấu tranh cho quyền lợi công nhân đã bị tuyên án 7 năm tù hồi năm 2010 vì đã phát những tờ rơi để ủng hộ công nhân đòi tăng lương và cải thiện các điều kiện làm việc.
Cô Ðỗ Thị Minh Hạnh đã bị ngược đãi trong nhà tù, kể cả bị các tù nhân khác đánh đập, trong khi cai tù ngoảnh mặt làm ngơ.
Một số nhân vật khác được đề cập tới gồm có blogger Điếu Cày, đang thọ án tù 12 năm về tội tuyên truyền chống nhà nước, và luật sư Lê Quốc Quân, đang bị cầm tù 30 tháng về các cáo trạng trốn thuế, bị chỉ trích là mang động cơ chính trị.
Hội Ân xá Quốc Tế kêu gọi Việt Nam hãy lập tức trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm.
Nguồn: Amnesty International, AFP
Hội Ân xá Quốc Tế nói trong nhiều năm qua, chính quyền Việt Nam đã bắt bớ, truy tố, giam cầm và bỏ tù hàng trăm tiếng nói bất đồng, trong đó có các blogger, những nhà hoạt động bênh vực quyền người lao động, quyền sở hữu đất đai, giới bảo vệ nhân quyền và kêu gọi cải cách dân chủ ôn hòa.
Một số thành viên của các tổ chức tôn giáo cũng là mục tiêu bị đàn áp.
Phúc trình của Hội Ân xá Quốc Tế nói từ đầu năm 2012 tới nay, có ít nhất 65 nhà bất đồng ôn hòa bị kết án tù dài ngày trong khoảng 20 vụ xét xử không đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Hội Ân xá Quốc Tế nói một khi bị tống giam, các tù nhân lương tâm phải đương đầu với các điều kiện vô cùng khắc nghiệt, đôi khi bị cách ly, hoàn toàn cô lập với các tù nhân khác, trong khi một số bị tra tấn và phải chịu những hình thức ngược đãi tàn bạo khác.
Phúc trình của Hội Ân xá Quốc Tế đặc biệt đề cập tới trường hợp cô Đỗ Thị Minh Hạnh, 28 tuổi, một nhà hoạt động trẻ đấu tranh cho quyền lợi công nhân đã bị tuyên án 7 năm tù hồi năm 2010 vì đã phát những tờ rơi để ủng hộ công nhân đòi tăng lương và cải thiện các điều kiện làm việc.
Cô Ðỗ Thị Minh Hạnh đã bị ngược đãi trong nhà tù, kể cả bị các tù nhân khác đánh đập, trong khi cai tù ngoảnh mặt làm ngơ.
Một số nhân vật khác được đề cập tới gồm có blogger Điếu Cày, đang thọ án tù 12 năm về tội tuyên truyền chống nhà nước, và luật sư Lê Quốc Quân, đang bị cầm tù 30 tháng về các cáo trạng trốn thuế, bị chỉ trích là mang động cơ chính trị.
Hội Ân xá Quốc Tế kêu gọi Việt Nam hãy lập tức trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm.
Nguồn: Amnesty International, AFP
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment