Wednesday, November 6, 2013

'Ép cung' xử oan trong vụ Nguyễn Thanh Chấn?


 

'Ép cung' trong vụ Nguyễn Thanh Chấn?


Cập nhật: 14:12 GMT - thứ ba, 5 tháng 11, 2013


Media Player



Một luật sư từ Hà Nội nói vụ ông Nguyễn Thanh Chấn bị tù oan là "một vụ án điển hình xuất phát từ ép cung".

Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 5/1, một ngày trước phiên tái thẩm xét lại vụ giết người 8/2003 và bản án chung thân cho bị cáo Nguyễn Thanh Chấn, luật sư Trần Vũ Hải nói việc ép cung "không phải là không phổ biến" và "phải nói là có việc tra tấn" trong quá trình điều tra.

Ông Hải nói: "Việc Việt Nam cuối năm nay quyết định tham gia Công ước Chống Tra tấn là việc rất đáng hoan nghênh."

"Hy vọng việc tham gia này sẽ làm giảm bớt việc ép cung, tra tấn những người bị tình nghi dẫn tới việc họ tự khai những điều không đúng về mình cũng như về người khác, làm hỏng sự thật, từ đó dẫn tới truy tố xét xử oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm."

Trong vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, luật sư Hải nói nếu phiên tòa tái thẩm xác định bản án trước đây là sai, Tòa Phúc thẩm Tòa án Tối cao sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất cho người bị tù oan.

Tuy nhiên, ông nói việc truy tố trách nhiệm hình sự đối với những người đã điều tra, xét xử oan sai tuy luật có quy định nhưng là "điều khó xảy ra ở Việt Nam".

Án tù oan trái và 'tòa vô cảm'


Khánh Sơn

Gửi cho BBC từ Hà Nội

Cập nhật: 10:05 GMT - thứ ba, 5 tháng 11, 2013



Ông Chấn đoàn tụ với gia đình trong ngày đầu ra tù.

Vụ việc ông Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi, ngụ thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) được “tạm thời” giải oan, đã thu hút sự quan tâm của dư luận khá lớn trong mấy ngày qua. Ai cũng mừng cho ông, rất nhiều giọt nước mắt đã rơi trong ngày ông được cởi bỏ chiếc áo tù và đoàn tụ cùng gia đình sau mười năm dài đằng đẵng.

Người ta vừa giận, vừa thương Lý Nguyễn Chung, một người thanh niên cùng thôn, sinh năm 1988, người được cho là đã đầu thú nhận tội của mình sau mười năm trốn tránh.

Các bài liên quan



Chủ đề liên quan



Với tuổi đời khi phạm tội còn rất trẻ (năm 2003 Chung chỉ mới 15 tuổi), thì có thể hiểu được tại sao Chung lại chọn cách ứng xử như thế với luật pháp trong 10 năm qua.

Tuy nhiên, điều gì đến thì cuối cùng đã phải đến, Chung đã sa lưới pháp luật và chắc chắn sẽ phải đối diện với sự trừng phạt thích đáng dành cho mình.

Sự “nghiêm minh của pháp luật”?

Khá nhiều ý kiến đã đặt câu hỏi về sự nghiêm minh của pháp luật? Người ta bàn luận và lên án về sự lỏng lẻo, dễ dãi của nó. Nhưng liệu như thế có thỏa đáng không khi một vụ trọng án như vụ giết người này, dù muốn dù không thì cơ quan điều tra công an tỉnh Bắc Giang cũng đã “có được hung thủ”?

"Mười năm trước, khi những người “có trách nhiệm” thở phào nhẹ nhõm bởi hồ sơ vụ án cuối cùng cũng đã được khép, thì mười năm sau, không biết họ đã nghĩ gì trong đêm nhà ông Chấn sáng rực đèn hạnh phúc hội ngộ?"

Họ đã hoàn thành nhiệm vụ, nhanh chóng khép hồ sơ với đầy đủ “tang chứng, vật chứng, không thể chối cãi” để định tội ông Chấn. Mức án chung thân đã được tuyên cho ông qua hai lần xét xử, há chẳng phải là “nghiêm minh” hay sao?

Liệu rồi từ nay, một số cơ quan công quyền trên địa bàn Bắc Giang như công an, tòa án, những cơ quan đang nhân danh pháp luật, nhân danh đạo đức, lương tri, nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phải làm sao để được người dân tiếp tục tin tưởng đón nhận và tin yêu vào cái sự “nghiêm minh” của mình, sau những gì họ đã được chứng kiến?!

Dẫu sao, cũng đã có một niềm động viên an ủi, khi vụ án oan sai động trời này đã được các cơ quan truyền thông mạnh dạn đưa tin rộng rãi, thậm chí là cả trên kênh thời sự của Đài truyền hình Việt Nam. Chủ tịch nước đã có chỉ đạo xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm, liệu rồi đây dư luận, người dân có nhìn được tín hiệu khả quan nào sau những động thái này hay không?

Họ có đón nhận được đúng điều mà họ đang mong chờ hay không?

Tự vấn

Tôi cứ tự hỏi, không biết những điều tra viên năm xưa, những người trực tiếp thụ lý vụ án, sẽ nghĩ gì khi chứng kiến những giọt nước mắt đoàn tụ của gia đình ông Chấn?

Họ có cảm thấy xấu hổ, hay day dứt lương tâm mình? Khi mười năm qua, người nông dân này đã bị gán cho một khung tội tày đình, xấu xa đến như vậy?

Nghiệp vụ của họ để đâu? Khi sau mười năm, thủ phạm được phát giác cuối cùng, lại đến từ chính …gia đình thủ phạm, chứ không phải là nhờ họ?

Mười năm trước, khi những người “có trách nhiệm” thở phào nhẹ nhõm bởi hồ sơ vụ án cuối cùng cũng đã được khép, thì mười năm sau, không biết họ đã nghĩ gì trong đêm nhà ông Chấn sáng rực đèn hạnh phúc hội ngộ?

Phải chăng với họ, sự vô cảm bởi căn bệnh nghề nghiệp đã đến mức độ, chỉ việc khép được hồ sơ sau mỗi vụ, là coi như xong?!

Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link