Sunday, November 3, 2013

Trung Quốc muốn bóp nghẹt tiếng nói của Đạt Lai Lạt Ma ở Tây Tạng


 

TÂY TẠNG - 

Bài đăng : Thứ bảy 02 Tháng Mười Một 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 02 Tháng Mười Một 2013

Trung Quốc muốn bóp nghẹt tiếng nói của Đạt Lai Lạt Ma ở Tây Tạng


Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân một chuyến viếng thăm Tokyo cuối năm 2012 - REUTERS /Yuriko Nakao

Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân một chuyến viếng thăm Tokyo cuối năm 2012 - REUTERS /Yuriko Nakao

Thụy My  RFI


Một tờ báo Trung Quốc hôm nay 02/11/2013 dẫn lời một quan chức cao cấp khẳng định, Bắc Kinh muốn ngăn cản hoàn toàn việc phổ biến các phát ngôn của Đạt Lai Lạt Ma tại Tây Tạng thông qua internet, truyền hình hay bằng mọi phương tiện khác.


Chính quyền Trung Quốc luôn cố gắng ngăn trở các chương trình truyền hình phát từ nước ngoài, hay các thông tin trên mạng liên quan đến Đạt Lai Lạt Ma và chính quyền Tây Tạng lưu vong. 

Người dân Tây Tạng thường phải dùng đến truyền hình vệ tinh vốn bị coi là bất hợp pháp, hay các thủ thuật khác để tránh né kiểm duyệt internet của Bắc Kinh. Những tấm hình và bài giảng của lãnh tụ tinh thần Tây Tạng cũng được lén lút đưa vào khu vực này. 

Trong một bài viết đăng trên tạp chí Cầu Thị của Trường Đảng Trung Quốc ra ngày hôm nay, ủy viên trung ương Đảng phụ trách Tây Tạng là Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo) hứa hẹn rằng chính quyền sẽ đảm bảo tiếng nói của Đạt Lai Lạt Ma sẽ không bao giờ còn nghe được. Ông Trần Toàn Quốc đòi: « Tấn công mạnh mẽ vào tuyên truyền phản cách mạng của bọn ly khai nhằm ngăn cản chúng vào được Tây Tạng ». 

Bắc Kinh dự định tịch thu các thiết bị thu sóng truyền hình vệ tinh bất hợp pháp, tăng cường kiểm tra trên mạng, đảm bảo rằng tất cả những người sử dụng điện thoại và internet phải được đăng ký dưới tên thật. 

Trần Toàn Quốc viết: « Phải làm việc cật lực để đảm bảo rằng tiếng nói và hình ảnh của Đảng được lắng nghe và trông thấy trên toàn cõi Tây Tạng, còn tiếng nói và hình ảnh của các lực lượng thù địch cũng như bè lũ Đạt Lai Lạt Ma sẽ không bao giờ còn hiện diện ». 

Lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng được tặng giải Nobel hòa bình năm 1989, phải sống lưu vong tại Ấn Độ từ sau cuộc nổi dậy bị Bắc Kinh đàn áp đẫm máu năm 1959. Ngài luôn đòi quyền tự trị cho Tây Tạng, và từ chối sử dụng bạo lực.

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link