Sunday, November 3, 2013

BẢN TIN LIÊN HỘI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM Ở THỤY SĨ


Ấn bản 30.10.13 có tu chỉnh phần ngoại ngữ.

 

BN TIN LIÊN HI NHÂN QUYN VIT NAM THY SĨ

 

VĂN BÚT QUỐC TẾ HỌP ĐẠI HỘI THẾ GIỚI Ở REYKJAVIK THỦ ĐÔ ISLANDE

ĐỒNG THANH LÊN ÁN CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN HÀ NỘI

 

          Như chúng tôi đã đưa tin trước đây, Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 79 của Văn Bút Quốc Tế vừa diễn ra tại Reykjavik, thủ đô nước Islande từ ngày 9 đến 13 tháng 9 năm 2013. Chủ đề của Đại Hội là Biên giới Kỹ thuật số - Quyền Ngôn Ngữ và Quyền Tự Do Ngôn Luận. Có 70 Trung tâm Văn Bút gởi đại biểu tới ‘’Thành Phố Văn Chương của UNESCO’’. Phái đoàn Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ gồm có nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, đệ nhứt phó chủ tịch (Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm tù), nhà văn Zeki Ergas, tổng thư ký (Ủy Ban Nhà Văn vì Hòa Bình), nữ tiểu thuyết gia Fawzia Assaad, cựu chủ tịch, đại diện Văn Bút Quốc Tế tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và nhà văn nữ Clara Franceschetta (Ủy Ban Nhà Văn Nữ).

          Trong phiên họp khoáng đại sáng ngày 12 tháng 9, Đại hội đồng Đại biểu đồng thanh thông qua Bản Quyết Nghị về Việt Nam. Bản Dự thảo Quyết Nghị được Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại đề nghị, với sự tán trợ của ba Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức Thoại, Thụy Sĩ Ý Thoại và Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.

          Qua Bản Quyết Nghị, Văn Bút Quốc Tế bày tỏ sự Bất bình và phẫn nộ vì ‘’được khẩn báo về tình trạng sức khỏe và điều kiện giam cầm của nhiều nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và nhà hoạt động bênh vực nhân quyền bị hành hạ và ngược đãi’’. Văn Bút Quốc Tế nhận xét rằng ‘’Trong 12 tháng qua, tình hình của các nhà văn bị hành hạ và ngược đãi tại Việt Nam càng tồi tệ hơn nữa. Công an đã tăng cường đàn áp quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm, ở trong lẫn ở ngoài không gian mạng Internet bằng cách cho áp dụng những điều luật hình sự nhằm hủy diệt quyền tự do. Đặc biệt là điều 88 ‘’Tuyên truyền chống nhà nước’’ trù liệu những án tù giam đến 20 năm. Hay là điều 258 ’’Lạm dụng các quyền tự do dân chủ’’, án tù giam đến 7 năm’’. Cũng không quên tố cáo cái gọi là pháp lệnh 44 cho phép quản chế hành chính mà không xét xử, và nhứt là việc cho áp dụng kể 1 tháng 9 mới đây, nghị định 72 cấm chỉ người Việt Nam sử dụng Internet để bàn luận về chuyện thời sự và ngăn chận sự phổ biến trên mạng những tài liệu "chống đối’’ chính phủ hoặc ‘’xâm phạm an ninh quốc gia’. Hiệp Hội Nhà Văn Thế Giới ‘’Cực lực lên án những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm tại Việt Nam và thúc giục nhà nước CHXHCNVN (tức là chế độ Cộng sản Hà Nội)

- Trả tự do, ngay lập tức và không điều kiện, nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu, linh mục Nguyễn Văn Lý, nhà báo Nguyễn Văn Hải, bà Hồ Thị Bích Khương, bà Tạ Phong Tần và tất cả những nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử đang bị nhốt tù, quản chế hoặc giam cứu vì đã hành sử quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm của mình’’.

          Nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đã đích thân trình bày toàn văn bản dự thảo Quyết Nghị lúc duyệt xét tại phiên họp của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù. Trước khi Đại hội đồng Đại biểu thông qua Quyết Nghị, nhà thơ Việt Nam lưu vong đã phát biểu : Giống như các văn thi hữu, chúng tôi, Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, thiết tha gắn bó, trung thành với tinh thần Hiến chương Văn Bút Quốc Tế. Những nỗi đau thương áp đặt một cách quá bất công đối với các nhà văn ở Việt Nam, cũng như ở những nơi khác, tiếp tục tra hỏi chúng tôi và làm chúng tôi thêm lo lắng. Ở đất nước xinh đẹp nhưng xa xôi đó - nước Việt Nam từng bị chia cắt, tan nát bởi nhiều cuộc chiến tranh kéo dài, muốn được sống tự do, độc lập và trung thực, một tác giả phải chiến đấu chống lại cái bóng đen của nhân viên an ninh phường hay quận huyện, ​​chống lại sự dối trá của nhà nước, mối đe dọa bị bắt, bị tra tấn, bị kết án tù và bị lưu đày trong các trại lao động cưỡng bức chỉ dám viết ra và nói lên ý kiến ​​của mình. Cảm ơn sự đoàn kết và sự ủng hộ của quý bạn dành cho bản Quyết Nghị này’’. 

           Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại có đề nghị ghi thêm trong Dự thảo Quyết Nghị lời ‘’Chào đón bà Nguyễn Phương Uyên và ông Phan Thanh Hải được ra khỏi nhà tù và yêu cầu bải bỏ tất cả những sự hạn chế còn lại đối với hai tác giả viết nhựt ký điện tử’’. Nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đồng ý với đề nghị nhưng có lưu ý Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù về sự kiện bà Nguyễn Phương Uyên ‘’không được tha bổng’’ và bà bị áp đặt ‘’bản án 3 năm tù treo’’* (có ghi trong Quyết Nghị). Còn về nhà báo Anh Ba Sài Gòn Phan Thanh Hải, ông chỉ được về với gia đình sau khi mãn hạn 3 năm tù giam, nhưng ông còn bị kiềm tỏa bởi ‘’3 năm tù quản chế’’Hai bản án tù - kể cả án tù treo hay thử thách và tù quản chế - hoàn toàn vi luật quốc tế, bất công và vô nhân đạo, cho nên chúng ta không thể chấp nhận và bỏ qua được.

          Được biết bên cạnh ông chủ tịch Vũ Văn Tùng còn có bà Vũ Tuyết Yên, vợ ông, cũng là đại diện chính thức của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.

          Đại hội đồng Đại biểu đã biểu quyết chấp thuận tất cả 18 Quyết Nghị, gồm có 

- 15 Quyết Nghị liên quan đến Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù : Ai Cập, Liên bang Nga, Hung Gia Lợi, Tây Ban Nha, Mễ Tây Cơ, Trung Cộng, Cuba, Việt Nam cộng sản, Erythrée, Belarus, Châu Mỹ la tinh, Syrie, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Tạng (bị chiếm đóng) và Sự theo dõi vi phạm quyền Tư riêng, và

- 5 Quyết Nghị liên quan đến Ủy Ban Phiên Dịch và Quyền Ngôn Ngữ : Tiếng Kurde, Tiếng Bồ Đào Nha, Tiếng Basque ở Navarre (Tây Ban Nha), Tiếng Arpitan ở Thụy Sĩ và Hiến chương Âu châu về những ngôn ngữ Vùng hoặc Thiểu số.

          Riêng Quyết Nghị về Liên bang Nga, sau khi được biểu quyết, toàn thể đại biểu tuần hành từ Trung tâm Hội Nghị Harpa đến tận tòa đại sứ Nga để văn hữu John Ralston Saul, chủ tịch Văn Bút Quốc Tế, trao Quyết Nghị này cho một nhà ngoại giao Nga.

          Chúng tôi có đính theo Bản Tin này Quyết Nghị về Việt Nam với văn bản tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Theo yêu cầu của Văn Bút Quốc Tế, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đã phiên dịch ra tiếng Pháp các Quyết Nghị về Ai Cập, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ sau khi các văn bản tiếng Anh được tu chỉnh tiếp theo cuộc duyệt xét tại các phiên họp của Ủy Ban liên hệ. 

          Ngoài các buổi họp công tác, các văn thi hữu còn tham gia chương trình sinh hoạt văn học nghệ thuật, hội thảo chung quanh chủ đề ‘’Giải thoát Tiếng Nói’’ của Văn Bút Quốc Tế, kết hợp với Đại Hội Văn chương Quốc tế. Đông đảo thi văn hữu, kể cả nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, đã đọc thơ văn tại các Thư viện, Trung tâm Văn hóa Pháp và Phòng họp của các khách sạn lớn. Bộ trưởng Văn Hóa, Đô trưởng Reykjavik, Đại sứ Cộng Hòa Liên Bang Đức và thi văn hữu Hội Nhà Văn Islande đã niềm nỡ  tiếp đón các đại biểu Văn Bút Quốc Tế.

          Đại Hội năm nay là dịp giới thiệu ba nhà văn trẻ được vào chung kết Giải thưởng ‘’Những Tiếng Nói Mới’’ của Văn Bút Quốc Tế : Masande Ntshanga (Nam Phi), José Pablo Salas (Mễ Tây Cơ) và Claire Battershill (nữ sĩ Gia Nã Đại). Nhà văn ‘’Mầm Non’’ Masande Ntshanga là khôi nguyên ‘’Những Tiếng Nói Mới’’ năm 2013.

          Đại Hội cũng nồng nhiệt chào mừng hai Trung tâm Văn Bút mới thành lập là Delhi (Ấn Độ) và Miến Điện. Nhân dân Miến Điện nhờ biết đoàn kết, sáng tạo, kiên trì và anh dũng tranh đấu đã vượt thoát được chế độ độc tài quân phiệt bản xứ. Tấm gương đó càng làm chúng ta thêm tin tưởng vào cuộc thắng lợi sau cùng và nhứt định của chính nghĩa những thế hệ trẻ Việt Nam yêu nước, thương đồng bào, quý chuộng Nhân Ái, Công Lý và Hòa Bình.

          Chúng tôi rất tiếc khuôn khổ hạn hẹp của bản tin phổ biến trên mạng Internet không cho chúng tôi được giới thiệu cùng quý bạn đọc và diễn đàn bản tường trình đầy đủ về Đại Hội Văn Bút Quốc Tế của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt. Tài liệu được viết bằng tiếng Pháp dành cho Ban Chấp hành và văn thi hữu hội viên Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại. Chúng tôi hy vọng có dịp trở lại vấn đề này vì có nhiều điểm đáng nêu ra liên quan đến Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm tù.    

 

Genève ngày 27 tháng 10 năm 2013

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse

Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

* Nghị định số 61/200/NĐ-CP 30.10.2000 Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo.

 

Nguồn tin: nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại (Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù), hội viên Trung tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong, Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc Genève và Hội Nhà Văn và Nhà Phiên Dịch Vùng Á Châu – Thái Bình Dương.

Tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ. 

Ghi chú: Bản tiếng Việt của Quyết Nghị về Việt Nam được bà Nguyễn Ngọc và ông Hà Tản Viên thực hiện từ hai bản tiếng Pháp và tiếng Anh của Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại. Văn Bút Quốc Tế cung cấp bản tiếng Tây Ban Nha. 

 

Quyết Nghị về Việt Nam do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại soạn thảo và đề nghị với sự tán trợ của các Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức thoại, Văn Bút Thụy Sĩ Ý thoại và Réto-romanche và Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại

 

Hội đồng Đại biểu của Văn Bút Quốc Tế họp Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 79 tại Reykjavik, nước Islande, từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 9 năm 2013

 

VIỆT NAM : Trong 12 tháng qua, tình hình của các nhà văn bị hành hạ và ngược đãi tại Việt Nam càng tồi tệ hơn nữa. Công an đã tăng cường đàn áp quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm, ở trong lẫn ở ngoài không gian mạng Internet bằng cách cho áp dụng những điều luật hình sự nhằm hủy diệt quyền tự do. Đặc biệt là điều 88 ‘’Tuyên truyền chống nhà nước’’ trù liệu những án tù giam đến 20 năm. Hay là điều 258 ‘’’’Lạm dụng các quyền tự do dân chủ’’, án tù giam đến 7 năm. Ngoài ra, pháp lệnh 44 cho phép quản chế hành chính mà không xét xử và lạm dụng đưa người bất đồng chính kiến ​​vào bệnh viện tâm thần. Các tòa báo in, các cơ quan truyền thông đại chúng (phát thanh và truyền hình), mạng Internet và các cơ sở xuất bản bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ hoặc chịu sự kiểm duyệt gắt gao. Việc hạn chế tùy tiện trắng trợn vẫn còn hiệu lực đối với quyền tự do tìm kiếm, thu nhận và trao đổi tin tức, nhứt là tin tức nhằm xác định trách nhiệm đối với các hành động vi phạm nhân quyền, tham nhũng và bất công xã hội. Có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9 mới đây, nghị định 72 cấm chỉ người Việt Nam sử dụng Internet để bàn luận về chuyện thời sự và ngăn chận sự phổ biến trên mạng những tài liệu "chống đối’’ chính phủ hoặc ‘’xâm phạm an ninh quốc gia’’. Nhiều nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và các nhà hoạt động bênh vực nhân quyền là nạn nhân của những vụ gây hấn để đánh đập tàn nhẫn, những vụ bắt giữ độc đoán, những sự đối xử hung ác của công an cùng những trận đòn tra tấn, những sự giam cứu kéo dài, những phiên tòa thiếu công minh và những bản án tù bất công. Trong các trại lao động cưỡng bức, tù nhân từ chối nhận tội hoặc tuyệt thực để phản đối các điều kiện giam cầm vô nhân đạo đều bị biệt giam. Tù nhân mắc bệnh nặng bị tước quyền được chăm sóc y tế thích hợp và được gặp gia đình tới thăm nom.

 

Chào đónNguyễn Phương Uyên và ông Phan Thanh Hải được ra khỏi nhà tù, và yêu cầu bải bỏ tất cả những sự hạn chế còn lại đối với hai tác giả này.

 

Bất bình và phẫn nộ vì được khẩn báo về tình trạng sức khỏe và điều kiện giam cầm của nhiều nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và nhà hoạt động bênh vực nhân quyền bị hành hạ và ngược đãi. Trong số những trường hợp nguy cấp nhứt :

 

- Ông Nguyễn Hữu Cầu nhà thơ, nhà soạn nhạc và viết lời ca tiếng hát, và nhà hoạt động chống tham nhũng. Ông bị bắt hồi tháng 10 năm 1982 bị kết án tử hình năm 1983 vì là tác giả của những bài hát và bài ​​thơ bị coi là ''phạm tội''. Ông đã viết những lời tố cáo hai viên chức cấp cao cộng sản hãm hiếp và tham nhũng. Hành vi đó khiến cho ông bị buộc tội ‘’phá hoại’’, gây tổn thương cho hình ảnh của chế độ. Ông không nhận tội. Án tử hình được đổi thành án tù chung thân năm 1985. Kể từ đó ông bị biệt giam trong một trại tù ở sâu trong rừng. Ông bị mù mắt trái hoàn toàn. Thị giác mắt phải của ông ngày càng trở nên mờ đục. Ông gần như điếc. Ông bị suy tim nặng, bệnh tình càng bi đát hơn thiếu chăm sóc y tế thích đáng các điều kiện giam cầm thật tồi tệ.

 

- Linh mục Nguyễn Văn Lý từng là biên tập viên của tạp chí Tự do Ngôn luận (bất hợp pháp đối với cộng sản). Năm 2007, linh mục bị kết án 8 năm tù giam và 5 năm tù quản chế. Linh mục không nhận tội. Nhắc lại, linh mục từng bị tù giam 15 năm trong thời gian 1977 - 2005. Tháng 11 năm 2009, linh mục bị tai biến mạch não gây liệt nửa người phải. Tháng 3 năm 2010, sợ linh mục Nguyễn Văn Lý sẽ chết nếu bị tai biến mạch não một lần nữa, Cộng sản quản thúc vị tù nhân giữa thành phố Huế, có công an kiểm soát. Cuối tháng 7 năm 2011, xe công an áp tải linh mục trở về trại tù. Linh mục vẫn bị liệt một phần cơ thể và chân phải.

 

- Ông Nguyễn Văn Hải (bút hiệu Điếu Cày) nhà báo và tác giả nhựt ký điện tử, đồng sáng lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Đáng lẽ ông phải được trả lại tự do từ tháng 10 năm 2010 sau khi mãn hạn án tù giam (2 năm 6 tháng) về cái tội mà cộng sản đã gian dối dựng lên gọi là ‘’trốn thuế’’ hồi tháng 9 năm 2008. Thay vì vậy, ông bị chúng nhốt bí mật trong một trại giam. Ông không được gia đình thăm nom, tiếp nhận thuốc men và cung cấp thêm thức ăn cho tới ngày 2 tháng 5 năm 2012. Ông tuyệt thực để phản đối trong năm 2011. Ông không nhận phạm những tội mới mà công an dựng lên, dựa vào những bài ông viết đã phổ biến trên trang thông tin điện tử của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do và trên trang nhựt ký điện tử của ông trước khi ông bị bắt năm 2008. Ngày 24 tháng 9 năm 2012, ông bị kết án 12 năm tù giam và 5 năm tù quản chế về cái tội ‘’tuyên truyền chống nhà nước’’. Tình trạng sức khoẻ của ông rất dễ bị suy sụp và rất yếu kém.

 

- Bà Hồ Thị Bích Khương tác giả nhựt ký điện tử và nhà bênh vực nhân quyền. Bà còn là tác giả một cuốn hồi ký viết trong tù, nhiều bài thơ châm biếm và bài báo trên mạng. Được các đài phát thanh ngoại quốc phỏng vấn, chỉ trích những sự lạm dụng quyền lực chống lại người nông dân nghèo. Bị bắt hồi tháng 12 năm 2010, mãi đến tháng 12 năm 2011 bà mới bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế về cái tội ''tuyên truyền chống nhà nước''. không nhận tội. Bà đã bị giam cầm hai lần trong năm 2005 và 2007. Bà bị hành hung gây thương tích nghiêm trọng nhiều lần bị bắt giữ ngắn hạn. bị tra tấn trong tù. Tháng 11 năm 2012, bốn thường phạm đã đánh vào mặt, vào bụng và vùng chỗ kín của bà. bị thương nặng. Trước đó, những tên gây hấn khác đánh đập bà đến gãy tay trái lúc bà bị giam cứu. Bị biệt giam, bà tuyệt thực phản đối. Tình trạng sức khỏe của bà rất xấu từ tháng 5 năm 2013.

    

- Bà Tạ Phong Tần tác giả nhựt ký điện tử có sáng tác phong phú, nhà luật học và hội viên Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Bị bắt ngày 5 tháng 9 năm 2011, mãi đến ngày 24 tháng 9 năm 2012 bà mới bị kết án 10 năm tù giam và 3 năm quản chế về cái tội ''tuyên truyền chống nhà nước''. Bà là tác giả của hơn 700 bài viết về các vấn đề nhạy cảm, bao gồm tham nhũng, lạm dụng quyền lực, tịch thu độc đoán đất của người dân cô thế ngược đãi trẻ con. Những bài viết cho nhựt ký của bà được đọc nhiều nhứt trên các cơ quan truyền thông lớn và được phổ biến trên trang thông tin đài BBC. Từ năm 2008, bị tạm giam ngắn hạn nhiều lần.ng an đã sách nhiễu bà thật hung bạo. Đảng cộng sản thu hồi tư cách đảng viên của bà. Ngày 30 tháng 7 năm 2012, bà Mẹ tù nhân Tạ Phong Tần qua đời sau khi tự thiêu để phản đối việc giam cầm bất công con gái của mình. Vẫn không nhận tội, bà Tạ Phong Tần bị hành hạ, ngược đãi trong trại tù. Tình trạng sức khỏe của bà rất xấu.

 

Cực lực lên án những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm tại Việt Nam và thúc giục nhà nước CHXHCNVN :

- Trả tự do, ngay lập tức và không điều kiện, nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu, linh mục Nguyễn Văn Lý, nhà báo Nguyễn Văn Hải, bà Hồ Thị Bích Khương, bà Tạ Phong Tần và tất cả những nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử đang bị nhốt tù, quản chế hoặc giam cứu vì đã hành sử quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm của mình;

- Chấm dứt tất cả những vụ công kích, sách nhiễu, đe dọa bắt bớ hoặc giam cầm độc đoán đối với những người có quan điểm và chính kiến khác biệt hoặc những người cổ xúy cho tự do tư tưởng, tự do về lương tâm, tôn giáo và tín ngưỡng;

-  Cải thiện điều kiện giam cầm trong các nhà tù và các trại lao động cưỡng bức, chận đứng việc các tù thường phạm gây hấn và tấn công các tù nhân ngôn luận và lương tâm, nghiêm cấm và trừng phạt mọi hình thức tra tấn, hành hạ ngược đãi, cho phép các tù nhân ngôn luận và lương tâm mắc bệnh được chữa trị tại bệnh viện, được chăm sóc y tế thích hợp, cũng như tạo điều kiện dễ dàng cho gia đình tới thăm nom;

-  Xóa bỏ mọi hình thức kiểm duyệt và giải tỏa các cấm đoán về quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm, quyền tự do báo chí, quyền được thông tin bằng mọi phương tiện kể cả nhứt là Internet, cũng như quyền tự do hội họp và lập hội, phù hợp với các điều 19, 21 và 22 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (PIDCP/ICCPR).

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bản văn đính kèm: Danh sách (không đầy đủ) các nhà văn, nhà báo và tác giả nhựt ký điện tử bị đàn áp ngược đãi : 

 

1. Đang thọ hình với bản án tù giam nặng nề hoặc án tù treo :

- Ông Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù giam, bà Đặng Ngọc Minh 3 năm tù giam, ông Đặng Xuân Diệu 13 năm tù giam, ông Đinh Đăng Định 6 năm tù giam, ông Đinh Nguyên Kha 4 năm tù giam, ông Hồ Đức Hòa 13 năm tù giam, ông Hồ Văn Oanh 2 năm 6 tháng tù giam, ông Lê Thanh Tùng 5 năm tù giam, ông Lê Văn Sơn 4 năm tù giam, ông Lư Văn Bảy 4 năm tù giam, bà Nguyễn Đặng Minh Mẫn 9 năm tù giam, ông Nguyễn Đình Cương 4 năm tù giam, ông Nguyễn Kim Nhàn 5 năm 6 tháng tù giam, Nguyễn Phương Uyên 3 năm tù treo, ông Nguyễn Thanh Long (mục sư Nguyễn Công Chính) 11 năm tù giam, ông Nguyễn Tiến Trung 7 năm tù giam, ông Nguyễn Văn Duyệt 3 năm 6 tháng tù giam, ông Nguyễn Văn Khương 4 năm tù giam, ông Nguyễn Văn Oai 3 năm tù giam, ông Nguyễn Xuân Anh 2 năm tù giam, ông Nguyễn Xuân Nghĩa 6 năm tù giam, ông Nông Hùng Anh 5 năm tù giam, ông Phan Ngọc Tuấn 5 năm tù giam, ông Thái Văn Dũng 4 năm tù giam, ông Trần Anh Kim 5 năm 6 tháng tù giam, ông Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù giam, ông Trần Minh Nhật 4 năm tù giam, ông Trần Vũ Anh Bình 6 năm tù giam, ông Vi Đức Hồi 5 năm tù giam, ông Võ Minh Trí (bút hiệu Việt Khang) 4 năm tù giam;

 

2. Đang bị nhốt tù chờ đưa ra tòa:

- Ông Lê Quốc Quân bị bắt hồi tháng 12 năm 2012, ông Trương Duy Nhứt bị bắt hồi tháng 5 năm 2013, ông Đinh Nhật Uy bị bắt hồi tháng 6 năm 2013 và ông Phạm Viết Đào bị bắt hồi tháng 6 năm 2013 ;

 

3. Bị quản chế từ năm 2003 :

- Hòa thượng Thích Quảng Độ (thế danh Đặng Phúc Tuệ), 84 tuổi, tu sĩ Phật giáo, nhà thơ.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đại biểu các Trung tâm Văn Bút Quốc Tế đã đồng thanh phê chuẫn Quyết Nghị về Việt Nam tại Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế Reykjavik, thủ đô nước Islande

 

PEN Algérien – PEN Allemand – PEN Américain – PEN Anglais – PEN Asie Centrale – PEN Autrichien – PEN Basque – PEN Belge d’Expression française – PEN Belge d’Expression flamande - PEN Biélorusse – PEN Cambodgien – PEN Canadien – PEN Catalan – PEN Chilien – PEN Chinois Taipei – PEN Coréen – PEN Croate – PEN Danois – PEN Delhi – PEN Ecossais - PEN Egyptien – PEN Espérantiste – PEN Estonien – PEN Ethiopien – PEN Finlandais – PEN Français – PEN Ghanéen – PEN Guinéen – PEN Haïtien – PEN Hongrois – PEN Indépendant Chinois – PEN des Ecrivains Iraniens en Exil – PEN Iraquien – PEN Islandais – PEN Japonais – PEN Kazakhstan – PEN Kurde – PEN Langue d’Oc – PEN Lituanien – PEN Malawite - PEN Melbourne – PEN Mexicain – PEN Myanmar – PEN des Ecrivains Nord-Coréens en exil – PEN Norvégien –  PEN Ougandais – PEN Ouïghour - PEN Pays-Bas – PEN Porto Ricain – PEN Portugais – PEN Slovène – PEN Québécois – PEN Russe – PEN San Miguel de Allende - PEN Serbe – PEN Sud Africain – PEN Suédois – PEN Suisse Allemand – PEN Suisse Romand - PEN Sydney – PEN Tchèque - PEN des Ecrivains Tibétains à l’Etranger – PEN de Trieste – PEN Turquie  –  PEN des Vietnamiens à l’étranger.

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *

RÉSOLUTION  relative au VIÊT NAM. Proposée par le Centre PEN Suisse Romand, et soutenue par le Centre PEN Suisse Allemand, le Centre PEN Suisse Italien et Rhéto-romanche et le Centre PEN des Vietnamiens à l’étranger

 

L'Assemblée des délégués de PEN International, réunie dans le cadre du 79e congrès international de Reykjavik, en Islande, du 9 au 13 septembre 2013

 

VIÊT NAM : Au cours des 12 derniers mois, la situation des écrivains persécutés au Viêt Nam s'est encore détériorée. La police de sécurité a intensifié la répression de la liberté d'expression,

 à la fois en ligne et hors ligne, en appliquant des articles liberticides de son Code pénal. Ainsi, l'article 88, « Propagande contre l'État », prévoit des peines pouvant aller jusqu’à 20 ans de prison, et l'article 258,  « Exercice abusif des libertés démocratiques », des peines pouvant aller jusqu'à 7 ans de prison. En outre, l'Ordonnance 44 autorise la détention administrative sans procès, permettant de placer les voix dissidentes en hôpital psychiatrique. La presse écrite, les médias audiovisuels, Internet et les maisons d'édition sont sous le strict contrôle de l'État ou soumis à la censure sévère. Des restrictions flagrantes sont imposées à la liberté de rechercher, de recevoir et de transmettre des informations, notamment toute information relative aux responsables de violations des droits de l’homme, à la corruption et à l'injustice sociale. Le 1er septembre dernier est entré en vigueur le Décret 72, qui interdit aux internautes vietnamiens de discuter d’actualité et prohibe la publication en ligne de matériels qui s’« opposent » au gouvernement vietnamien ou « portent atteinte à la sécurité nationale ». Plusieurs écrivains, journalistes, blogueurs et défenseurs des droits de l’homme ont été victimes d'agressions violentes, d’arrestations arbitraires, de brutalités policières et de torture, de longues détentions préventives, de procès inéquitables et de peines de prison injustes. Dans les camps de travaux forcés, les prisonniers qui refusent de plaider coupable ou se livrent à la grève de la faim pour protester contre les conditions de détention inhumaines, sont maintenus à l'isolement. Les prisonniers gravement malades se voient refuser le droit de recevoir un traitement médical adéquat et des visites de leur famille.

 

Accueillant avec soulagement la nouvelle de la libération des blogueurs Nguyen Phuong Uyen et Phan Thanh Hai, et demandant à ce que l’ensemble des restrictions dont ils font encore l’objet soient levées.

 

Choquée et indignée par l'état de santé et les conditions de détention des écrivains, journalistes et blogueurs et des défenseurs des droits de l'homme persécutés qui relèvent des cas les plus urgents, dont :

·       Nguyen Huu Cau, poète, auteur-compositeur et activiste anti-corruption. Arrêté en octobre 1982 et condamné à mort en 1983 pour être l'auteur d'un recueil de chansons et de poèmes « incriminants ». Accusé d'avoir dénoncé des allégations de viol et de corruption commis par deux officiers de haut rang, et de perpétrer des actes « destructeurs » portant préjudice à l'image du gouvernement. Il a plaidé non coupable. La peine de mort a été commuée en peine de prison à vie en 1985. Depuis lors, il a été maintenu à l’isolement dans un camp au fin fond de la jungle. Il était complètement aveugle de l'œil gauche. La vision de son œil droit décline rapidement. Il est presque sourd. Il souffre d'une insuffisance cardiaque grave, qui s’empire en raison de l’absence de soins médicaux adéquats et de conditions de détention déplorables.

·       Nguyen Van Ly, prêtre et rédacteur de la revue clandestine Liberté d'Opinion. Condamné en 2007 à 8 ans de prison et 5 ans de liberté probatoire conditionnelle pour « propagande contre l'État ». Il a plaidé non coupable. Il avait déjà purgé une peine de 15 ans de prison entre 1977 et 2005. En novembre 2009, une hémorragie méningée l’a paralysé du côté droit. En mars 2010, craignant qu’il ne succombe à d’autres hémorragies méningées, il a été maintenu sous surveillance policière dans la ville de Hue. En juillet 2011, une ambulance de la police l'a ramené au camp. Il souffre toujours d’une paralysie du côté droit, corps et jambe.

·       Nguyen Van Hai (nom de plume Dieu Cay), journaliste et blogueur, co-fondateur du Club interdit des Journalistes Libres. Il aurait dû être libéré en octobre 2010 après avoir purgé une peine de prison de 2 ans et demi, au motif fallacieux d’« évasion fiscale » invoqué en septembre 2008. Au lieu de cela, il a été détenu au secret dans un camp sans pouvoir recevoir de visites de sa famille, de fournitures médicales et de nourriture jusqu'au 2 mai 2012. Il s'est mis en grève de la faim en 2011. Il a plaidé non coupable des nouvelles accusations portées contre lui relativement à des écrits publiés sur le site de son club et sur son propre blog avant son arrestation en 2008. Le 24 septembre 2012, il a été condamné à 12 ans de prison et 5 ans de liberté probatoire conditionnelle pour « propagande contre l'État ». Son état de santé est vulnérable et fragile.

·       Ho Thi Bich Khuong (f), blogueuse et défenseuse des droits de l'homme, auteur d'un mémoire écrit en prison, de poèmes satiriques et de divers articles. Interviewée par les radios étrangères, elle a dénoncé les abus de pouvoir contre les paysannes pauvres. Arrêtée en décembre 2010 et condamnée en décembre 2011 à 5 ans de prison et 3 ans de liberté probatoire conditionnelle pour « propagande contre l'État ». Elle a plaidé non coupable. A déjà servi 2 peines de prison en 2005 et 2007. Elle avait été violemment attaquée et soumise à des arrestations de courtes durées. Elle a été torturée en prison. En novembre dernier, 4 détenus de droit commun l’ont frappée au visage, au ventre et dans la région génitale. Elle a été grièvement blessée. D’autres agresseurs lui avaient cassé le bras gauche alors qu’elle était en détention préventive. Maintenue en isolement. En grève de la faim et en très mauvais état de santé depuis mai 2013.

·       Ta Phong Tan (f), blogueuse prolifique, juriste, membre du Club interdit des Journalistes Libres. Arrêtée le 5 septembre 2011 et condamnée le 24 septembre 2012 à 10 ans de prison et 3 ans de liberté probatoire conditionnelle pour « propagande contre l'État ». Auteure de plus de 700 articles sur des questions sensibles, dont la corruption, l'abus de pouvoir, la confiscation arbitraire de terres et la maltraitance des enfants. Les articles publiés sur son blog ont été le plus lus dans de nombreux grands médias et relayés par le site Internet de la BBC. Depuis 2008, elle a été placée en détention brève à plusieurs reprises. Elle a fait l’objet d’un harcèlement brutal de la police de sécurité. Le parti communiste a révoqué son adhésion. Le 30 juillet 2012, sa mère s’est immolée par le feu pour protester contre la détention injuste de sa fille. Plaidant non coupable, Ta Phong Tan a été maltraitée en prison. Elle est en très mauvaise santé.

 

Condamne fermement les graves violations du droit à la liberté d'expression au Viêt Nam et exhorte instamment la République socialiste du Viêt Nam à :

·       Relâcher, immédiatement et sans conditions, Nguyen Huu Cau, Nguyen Van Ly, Nguyen Van Hai, Ho Thi Bich Khuong, Ta Phong Tan et tous les écrivains, journalistes et blogueurs actuellement en prison, en liberté probatoire conditionnelle ou en détention préventive pour avoir exercé leur droit à la liberté d’expression ;

·       Cesser les attaques, le harcèlement, les menaces d’arrestation arbitraire ou de détention à l’encontre de tous ceux qui professent des vues dissidentes ou qui appellent à la liberté de pensée, de conscience, de religion et de croyance ;

·       Améliorer les conditions dans les camps de travaux forcés, stopper les agressions perpétrées par des détenus de droit commun, interdire et punir toute forme de torture et de mauvais traitements, autoriser les prisonniers malades à être hospitalisés, à recevoir des soins médicaux adéquats et faciliter les visites de leur famille ;

·       Abolir toutes formes de censure et de restriction de la liberté d'expression, de la liberté de la presse, du droit à être informé par n'importe quel moyen, par l'Internet notamment, ainsi que de la liberté de réunion pacifique et d’association, conformément aux articles 19, 21 et 22 du PIDCP.

-------------------------------------------------------------------------------------------------

Annexe : Liste non exhaustive des écrivains, journalistes et blogueurs persécutés

 

1. Purgent actuellement de lourdes peines de prison ou des peines avec sursis : - Cu Huy Ha Vu 7 ans, Dang Ngoc Minh (f) 3 ans, Dang Xuan Dieu 13 ans, Dinh Dang Dinh 6 ans, Dinh Nguyen Kha 4 ans, Ho Duc Hoa 13 ans, Ho Van Oanh 2 ½ ans, Le Thanh Tung 5 ans, Le Van Son 4 ans, Lu Van Bay 4 ans, Nguyen Dang Minh Man (f) 9 ans, Nguyen Dinh Cuong 4 ans, Nguyen Kim Nhan 5 ½ ans, Nguyen Phuong Uyen (f) 3 ans avec sursis, Nguyen Thanh Long (pasteur Nguyen Cong Chinh) 11 ans, Nguyen Tien Trung 7 ans, Nguyen Van Duyet 3 ½ ans, Nguyen Van Khuong 4 ans, Nguyen Van Oai 3 ans, Nguyen Xuan Anh 2 ans, Nguyen Xuan Nghia 6 ans, Nong Hung Anh 5 ans, Phan Ngoc Tuan 5 ans, Thai Van Dung 4 ans, Tran Anh Kim 5 ½ ans, Tran Huynh Duy Thuc 16 ans, Tran Minh Nhut 4 ans, Tran Vu Anh Binh 6 ans, Vi Duc Hoi 5 ans et Vo Minh Tri (nom de plume Viêt Khang) 4 ans ;

2. Détenus en attente de leur procès : - Le Quoc Quan depuis décembre 2012, Truong Duy Nhat depuis mai 2013, Dinh Nhat Uy depuis juin 2013 et Pham Viêt Dao depuis juin 2013 ;

3. En résidence surveillée depuis 2003 : - Dang Phuc Tue (Ven. Thich Quang Do), 84 ans, moine bouddhiste et poète.

*****************************************************************************

RESOLUTION on VIET NAM. Submitted by Suisse Romand PEN Centre and seconded by German Swiss PEN Centre, Italian and Retoromansch Swiss PEN Centre and Vietnamese Abroad PEN Centre

 

The Assembly of Delegates of PEN International, meeting at its 79th World  Congress in Reykjavik, Iceland, 9th to 13th September 2013

 

VIET NAM: During the last 12 months, the situation of persecuted writers in Viet Nam has further deteriorated. Security police has intensified its crackdown on freedom of expression, both online and offline, by applying liberty-killing articles of its Penal Code. In particular, Article 88 ‘’Propaganda against the State’’ incurs sentences of up to 20 years in prison and Article 258 ‘‘Abusing democratic freedoms’’, up to 7 years in prison. Furthermore, Ordinance 44 authorizes administrative detention without trial and placing dissenting voices in psychiatric hospitals. Print and audiovisual media, Internet and publishing houses are under strict State control or severe censorship. There is flagrant restriction on freedom to seek, receive and impart information relating to accountability for human rights violations, corruption and social injustice. On 1 September, a new law Decree 72 came into effect banning Vietnamese internet users from discussing current affairs, and prohibiting the online publication of material that "opposes" the Vietnamese government or "harms national security". Several writers, journalists, bloggers and human rights defenders have been victims of violent assaults, arbitrary arrests, police brutality and torture, lengthy pre-trial detention, unfair trials and unjust prison sentences. In forced labour camps, prisoners refusing to plead guilty or engaging in hunger strike to protest inhuman detention conditions are held in solitary confinement. Gravely sick prisoners are denied their right to receive adequate medical treatment and family visits.

 

Welcoming the release of bloggers Nguyen Phuong Uyen and Phan Thanh Hai, and calling for all remaining restrictions against them to be dropped. 

                                                                                                                                                        &am p;nb sp;                                                         

 Shocked and indignant by the state of health and detention conditions of the most urgent cases of persecuted writers, journalists, bloggers and human rights defenders, among others:

 

·       Nguyen Huu Cau, poet, songwriter and anti-corruption activist. Arrested in October 1982 and sentenced to death in 1983 for being the author of an ‘’incriminating’’ manuscript of songs and poems. Accused of writing allegations of rape and bribery committed by two high level officers and charged of perpetrating “destructive acts’’ causing ‘’damage’’ to the government’s image. He pleaded not guilty. The capital punishment was commuted to life imprisonment in 1985. Since then, he has been held in harsh solitary confinement in a camp deep in the jungle. He was completely blinded in his left eye. The vision in his right eye is becoming dim. He is almost deaf. He suffers from a serious heart failure, which is worsening because of the lack of adequate medical attention and the deplorable prison conditions.

·       Nguyen Van Ly, priest and editor of the banned review Freedom of Opinion. Sentenced in 2007 to 8 years in prison and 5 years in probationary detention for ‘’Propaganda against the State’’. He pleaded not guilty. Previously served 15 years in prison between 1977 and 2005. In 2009, a stroke paralyzed the right side of his body. In March 2010, fearing he would die of other strokes, he was held under police surveillance in Hue city. In July 2011, police ambulance brought him back to the camp. He still suffers paralysis on the right side of his body and leg.

·       Nguyen Van Hai (pen name Dieu Cay), journalist and blogger, co-founder of the banned Free Journalist Club. He should have been released in October 2010 after completing his 2 ½ year prison term, sentence on trumped-up charges of ‘’tax evasion’’ in September 2008. Instead, he was held incommunicado in a camp without access to family visits, medical and food supplies until 2 May 2012. He engaged in a hunger strike in 2011. He pleaded not guilty against new charges based on his writings on his Club’s website and his own blog prior to his arrest in 2008. On 24 September 2012, he was sentenced to 12 years in prison and 5 years in probationary detention for ‘’Propaganda against the State’’. His health is vulnerable and fragile.

·       Ho Thi Bich Khuong (f), blogger, human rights defender, author of a memoir in prison, satirical poems and several articles. Interviewed by foreign radios, she denounced abuse of power against poor women peasants. Arrested in December 2010 and sentenced in December 2011 to 5 years in prison and 3 years in probationary detention for ‘’Propaganda against the State’’. She pleaded not guilty. Previously served 2 prison sentences in 2005 and 2007. She had been violently attacked and subjected to brief arrests. She was tortured in prison. Last November, 4 common law detainees beat her in the face, abdomen and genital area. She was badly injured. Other aggressors broke her left arm while she was in pre-trial detention. Held in solitary confinement. In hunger strike and in very poor state of health since May 2013.

·       Ta Phong Tan (f), prolific blogger, jurist, member of the banned Free Journalist Club. Arrested on 5 September 2011 and sentenced on 24 September 2012 to 10 years in prison and 3 years in probationary detention for ‘’Propaganda against the State’’. Author of over 700 articles about sensitive issues, including corruption, abuse of power, arbitrary land confiscations and child mistreatment. Her blog’s writings have been the most read in many mainstream media and on the BBC website. Since 2008, she has been briefly detained many times. The security police has brutally harassed her. The communist Party has revoked her membership. On 30 July 2012, her mother died after setting herself on fire to protest her daughter’s unjust detention. Pleading not guilty, Ta Phong Tan has been ill-treated in the camp. She is in very poor health.

 

Firmly condemns grave violations of the right to freedom of expression in Viet Nam and urges the Socialist Republic of Viet Nam to:

·       Release, immediately and unconditionally, Nguyen Huu Cau, Nguyen Van Ly, Nguyen Van Hai, Ho Thi Bich Khuong, Ta Phong Tan and all writers, journalists and bloggers currently in prison, in probationary detention or in pre-trial detention for having exercised their right to freedom of expression.

·       Cease all attacks, harassment, threat of arbitrary arrest or detention against all persons who hold dissenting views or who call for freedom of thought, conscience, religion and belief.

·       Improve conditions in forced labour camps, stop acts of aggression perpetrated by common law detainees, ban and punish all forms of torture and ill-treatment, allow sick prisoners to be hospitalized and receive adequate medical care as well as facilitate their family visits.

·       Abolish all censorship and restrictions on freedom of expression, freedom of the press, the right to be informed by all means including the Internet, and freedom of peaceful assembly and association, in compliance with the Articles 19, 21 and 22 of the ICCPR.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Annex : Non-exhaustive list of persecuted writers, journalists and bloggers.

 

1. Currently serving heavy prison sentences or suspended sentences : - Cu Huy Ha Vu 7 years, Dang Ngoc Minh (f) 3 years, Dang Xuan Dieu (13 years), Dinh Dang Dinh 6 years, Dinh Nguyen Kha 4 years, Ho Duc Hoa 13 years, Ho Van Oanh 2½ years, Le Thanh Tung 5 years, Le Van Son 4 years, Lu Van Bay 4 years,  Nguyen Dang Minh Man (f) 9 years, Nguyen Dinh Cuong 4 years, Nguyen Kim Nhan 5 ½ years, Nguyen Phuong Uyen (f) 3 years suspended, Nguyen Thanh Long (pastor Nguyen Cong Chinh) 11 years, Nguyen Tien Trung 7 years, Nguyen Van Duyet 3½ years, Nguyen Van Khuong 4 years, Nguyen Van Oai 3 years, Nguyen Xuan Anh 2 years, Nguyen Xuan Nghia 6 years, Nong Hung Anh 5 years, Phan Ngoc Tuan 5 years, Phan Thanh Hai 3 years, Thai Van Dung 4 years, Tran Anh Kim 5½ years, Tran Huynh Duy Thuc 16 years, Tran Minh Nhut 4 years,  Tran Vu Anh Binh 6 years, Vi Duc Hoi 5 years and Vo Minh Tri (pen-name Viet Khang) 4 years;

2. Detained while awaiting for their trial : - Le Quoc Quan since December 2012, Truong Duy Nhat May 2013, Dinh Nhat Uy June 2013 and Pham Viet Dao June 2013;

3. Under house arrest since 2003 : - Dang Phuc Tue (Ven. Thich Quang Do), 84-year-old, Buddhist monk and poet.

 

***********************************************************************

RESOLUCIÓN sobre VIETNAM. Presentada por el Centro PEN Suisse Romand, secundado por el Centro PEN Suizo Alemán, Centro PEN Suizo Italiano y Retorromano y Centro PEN Vietnamitas en el exterior

 

La Asamblea de Delegados de PEN International, reunida en el 79° Congreso Mundial en Reikiavik, Islandia, del 9 al 13 de septiembre de 2013

 

VIETNAM: Durante los últimos 12 meses, la situación de los escritores perseguidos en Vietnam se ha agravado. La policía de seguridad ha intensificado las medidas represivas contra la libertad de expresión, tanto en Internet como en los medios tradicionales, a través de la aplicación de artículos del Código Penal que atentan contra las libertades individuales. En particular, el artículo 88 sobre “Propaganda contra el Estado” prevé penas de hasta 20 años de prisión, y el artículo 258 relativo a ‘‘Abuso de libertades democráticas” establece penas de hasta 7 años. Asimismo, el Decreto 44 autoriza las detenciones administrativas de carácter preventivo y permite recluir a opositores en hospitales psiquiátricos. La prensa y los medios audiovisuales, Internet y las compañías editoriales están sujetos a un riguroso control estatal y una fuerte censura. Se aplican restricciones flagrantes a la libertad de buscar, recibir y difundir información con respecto a la justicia por casos de violaciones de derechos humanos, corrupción e injusticia social. El 1 de septiembre, una ley nueva Decreto 72 entró en vigor prohibiendo la discusión de temas de actualidad de los usarios del internet vietnamitas, y la publicación en línea de material que ’’opone’’ al gobierno vietnamita o ‘’hace daño a la seguridad nacional’’. Escritores, periodistas, autores de blogs y defensores de derechos humanos han sido víctimas de violentas agresiones, detenciones arbitrarias, brutalidad policial y tortura, y han sido sometidos a períodos de prisión preventiva excesivamente prolongados, procedimientos judiciales sin garantía de imparcialidad e injustas penas de prisión. En los campamentos de trabajo forzado, los presos que se niegan a declararse culpables o inician huelgas de hambre para protestar por las condiciones inhumanas de detención son mantenidos en condiciones de aislamiento. A algunos presos que se encuentran gravemente enfermos se les niega el derecho a recibir tratamiento médico adecuado y visitas familiares.

 

Acogiendo la liberación de los blogueros Nguyen Phuong Uyen y Phan Thanh Hai, y pidiendo se retiran todas las restricciones restantes en su contra.

 

Conmocionada e indignada por el alarmante estado de salud y las condiciones de detención en que se encuentran algunos escritores, periodistas, autores de blogs y defensores de derechos humanos que son perseguidos, como por ejemplo:

 

·       Nguyen Huu Cau, poeta, compositor y activista contra la corrupción. Detenido en octubre de 1982 y condenado a muerte en 1983 por ser el autor de un manuscrito “incriminatorio” que contiene canciones y poemas. Acusado de señalar por escrito a dos altos funcionarios como responsables de hechos de violación sexual y soborno, y de cometer “actos de destrucción” que “dañaron” la imagen del gobierno. Se declaró inocente de estos cargos. En 1985, la pena de muerte se conmutó por una pena de prisión perpetua. Desde entonces, se encuentra recluido en duras condiciones de aislamiento en un campamento en el corazón de la selva. Ha perdido totalmente la vista en el ojo izquierdo, y la visión en su ojo derecho es cada vez más borrosa. Sufre una sordera prácticamente absoluta. Padece además una grave insuficiencia cardíaca, que empeora por la falta de atención médica y las deplorables condiciones de prisión.

·       Nguyen Van Ly, sacerdote y editor de la publicación Libertad de Opinión, que ha sido prohibida. Fue condenado en 2007 a 8 años de prisión y 5 años de libertad vigilada por “Propaganda contra el Estado”. Se declaró inocente de estos cargos. Anteriormente, había cumplido 15 años de prisión entre 1977 y 2005. En 2009, sufrió una embolia que le causó parálisis total en el lado derecho del cuerpo. Ante la posibilidad de que muriera a causa de nuevos ataques, en marzo de 2010 las autoridades dispusieron que permaneciera bajo custodia policial en la ciudad de Hue. En julio de 2011, una ambulancia policial lo trasladó nuevamente al campamento. Aún tiene paralizado el lado derecho del cuerpo y la pierna.

·       Nguyen Van Hai (seudónimo Dieu Cay), periodista y autor de blog, y uno de los fundadores del Club de Periodistas Libres, ahora prohibido. Debería haber sido liberado en octubre de 2010 tras cumplir su condena de dos años y medio de prisión, que se le impuso en septiembre de 2008 por cargos falsos de “evasión fiscal”. En vez de ello, permaneció incomunicado en un campamento sin posibilidad de recibir visitas de familiares ni suministros médicos o envíos de alimentos hasta el 2 de mayo de 2012. En 2011 llevó a cabo una huelga de hambre. Se declaró inocente de nuevos cargos vinculados con materiales que había publicado en el sitio web del Club y en su propio blog antes de su detención en 2008. El 24 de septiembre de 2012, fue condenado a 12 años de prisión y 5 años de libertad vigilada por “Propaganda contra el Estado”. Su estado de salud es vulnerable y frágil.

·       Ho Thi Bich Khuong (mujer), autora de blog, defensora de derechos humanos, autora de un libro de memorias en prisión, poemas satíricos y varios artículos. En entrevistas a emisoras de radio extranjeras, denunció el abuso de poder que sufrían las mujeres campesinas de sectores pobres. Fue arrestada en diciembre de 2010 y condenada en diciembre de 2011 a 5 años de prisión y 3 años de libertad vigilada por “Propaganda contra el Estado”. Se declaró inocente de estos cargos. Anteriormente había cumplido 2 penas de prisión, en 2005 y 2007. Había sido objeto de agresiones violentas y detenida en varias ocasiones durante breves períodos. Fue torturada mientras se encontraba en prisión. En noviembre pasado, 4 internos detenidos por delitos comunes la golpearon en el rostro, el abdomen y la zona genital. Sufrió graves lesiones a causa de la golpiza. En otra ocasión, sufrió una fractura en el brazo izquierdo durante una agresión mientras cumplía prisión preventiva. Permanece en condiciones de aislamiento. Dese mayo de 2013, mantiene una huelga de hambre y su estado de salud es sumamente delicado.

·       Ta Phong Tan (mujer), prolífica autora de blog, jurista y miembro del Club de Periodistas Libres, ahora prohibido. Fue detenida el 5 de septiembre de 2011 y condenada el 24 de septiembre de 2012 a 10 años de prisión y 3 años de libertad vigilada por “Propaganda contra el Estado”. Es autora de más de 700 artículos sobre temas polémicos, como corrupción, abuso de poder, confiscación arbitraria de tierras y maltrato infantil. Los contenidos de su blog han sido los más leídos en numerosos medios convencionales y en el sitio web de la BBC. Desde 2008, ha sido detenida por breves períodos en varias oportunidades. Ha sido hostigada brutalmente por la policía de seguridad. El Partido Comunista le quitó su condición de miembro. El 30 de julio de 2012, su madre murió tras prenderse fuego a lo bonzo en protesta por la detención injusta de su hija. Ta Phong Tan se ha declarado inocente, y ha sido víctima de maltrato en el campamento de detención. Su estado de salud es sumamente dedicado.

 

Condena enérgicamente las graves violaciones al derecho a la libertad de expresión en Vietnam y exhorta a la República Socialista de Vietnam a:

·       Disponer la liberación inmediata e incondicional de Nguyen Huu Cau, Nguyen Van Ly, Nguyen Van Hai, Ho Thi Bich Khuong, Ta Phong Tan y todos los escritores, periodistas y autores de blogs que se encuentran actualmente en prisión, en régimen de libertad vigilada o en condiciones de detención preventiva como resultado de haber ejercido su derecho a la libertad de expresión.

·       Poner fin a todos los ataques, persecuciones y amenazas de detención arbitraria contra todas las personas que expresan disenso o reclaman libertad de pensamiento, conciencia, religión y culto.

·       Mejorar las condiciones en los campamentos de trabajo forzado, prevenir agresiones perpetradas por presos comunes, prohibir y sancionar cualquier forma de tortura y maltrato, permitir que los presos de conciencia que estén enfermos sean hospitalizados y reciban atención médica adecuada, y facilitar además las visitas familiares.

·       Abolir todo tipo de censura y restricciones a la libertad de expresión, la libertad de prensa, el derecho a recibir información a través de todo tipo de medios, incluido Internet, y la libertad de reunión y asociación en forma pacífica, de conformidad con lo establecido en los artículos 19, 21 y 22 del PIDCP.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Anexo: Lista no exhaustiva de escritores, periodistas y autores de blog perseguidos.

 

1. Cumplen actualmente duras penas de prisión o condenas suspendidas: - Cu Huy Ha Vu 7 años, Dang Ngoc Minh (mujer) 3 años, Dang Xuan Dieu (13 años), Dinh Dang Dinh 6 años, Dinh Nguyen Kha 8 años, Ho Duc Hoa 13 años, Ho Van Oanh 2 años y medio, Le Thanh Tung 5 años, Le Van Son 4 años, Lu Van Bay 4 años, Nguyen Dang Minh Man (mujer) 9 años, Nguyen Dinh Cuong 4 años, Nguyen Kim Nhan 5 años y medio, Nguyen Phuong Uyen (mujer) 3 años suspendidos, Nguyen Thanh Long (pastor Nguyen Cong Chinh) 11 años, Nguyen Tien Trung 7 años, Nguyen Van Duyet 3 años y medio, Nguyen Van Khuong 4 años, Nguyen Van Oai 3 años, Nguyen Xuan Anh 2 años, Nguyen Xuan Nghia 6 años, Nong Hung Anh 5 años, Phan Ngoc Tuan 5 años, Phan Thanh Hai 3 años, Thai Van Dung 4 años, Tran Anh Kim 5 años y medio, Tran Huynh Duy Thuc 16 años, Tran Minh Nhut 4 años, Tran Vu Anh Binh 6 años, Vi Duc Hoi 5 años, Vo Minh Tri (seudónimo Viet Khang) 4 años;

2. Detenidos a la espera de un juicio: - Le Quoc Quan desde diciembre de 2012, Truong Duy Nhat desde mayo de 2013, Dinh Nhat Uy desde junio de 2013 y Pham Viet Dao desde junio de 2013;

3. En prisión domiciliaria desde 2003: - Dang Phuc Tue (Ven. Thich Quang Do), 84 años, monje budista y poeta.

 

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse

Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *


 

Chiếc Ghế Trống dành chỗ cho thi hữu tù nhân Ales Bialiatski

              Văn Bút Biélorussie (Belarus)

 


   Văn Thi hữu  đại biểu Văn Bút Cambodge, Văn Bút Basque

  và thi hữu Việt Nam, đại biểu Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại.

 


     Các văn thi hữu đại diện Văn Bút Islande

 


    Văn thi hữu Văn Bút Tây Tạng và Việt Nam – Thụy Sĩ

 


       Văn Bút Tây Tạng Lưu Vong và Văn Bút Nga

 


      Văn Bút Trung Hoa Độc lập, Trung Hoa Đài Loan

                  và Thụy Sĩ Pháp thoại

 


      Văn Bút Trung Hoa Độc lập, Tây Tạng, Nhựt Bản

                  và Việt Nam - Thụy Sĩ


Văn Bút Hòa Lan, Việt Nam-Thụy Sĩ, Tây Tạng và Cambodge

 


Văn Bút Miến Điện,Việt Nam-Thụy Sĩ,Phi Châu và Hung Gia Lợi

 


Văn Bút Ouighour, Nhựt Bản (Tồng thư ký VBQT Hori Takeaki),

San Miguel de Allende và Việt Nam - Thụy Sĩ

 


    Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại và Bỉ Pháp thoại

            (trụ sở Hội Nhà Văn Islande)

 


              Ban Chấp hành Văn Bút Quốc Tế

           (Phòng họp Đại Hội đồng Đại biểu)

 


        Văn hữu Chủ tịch Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế

Bênh vực Nhà Văn bị Cầm tù (cựu chủ tịch Văn Bút Gia Nã Đại)

 


Văn hữu Giám đốc Chương Trình và Chuyên viên Sưu Tầm

Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh vực Nhà Văn bị Cầm tù

 


      Đại biểu Việt Nam - Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại

                     (văn hữu Zeki Ergas Tổng thư ký)


Văn hữu Job Degenaar, Văn Bút Hòa Lan, người đã dịch thơ

      của nhà thơ tù chung thân Nguyễn Hữu Cầu

 


   

      Trung tâm Hội Nghị Harpa của thủ đô Reykjavik

 


    Nhà ngoại giao Nga tiếp Chủ tịch Văn Bút Quốc Tế,

    Chủ tịch Văn Bút Islande và đoàn đại biểu trước

   tòa đại sứ Nga để nhận bản Quyết Nghị của Đại Hội.

 


  Ban Chấp Hành Văn Bút Quốc Tế cảm ơn Văn Bút Islande

         đã đứng ra tổ chức Đại Hội thành công.

----------------------------------------------------- 

                        Vài hình ảnh thiên nhiên ở Islande

 


 


 


 


 

 


 


 

                                    Một bức ảnh trước khi giả từ Trung tâm Hội Nghị Harpa,

                  nơi đã diễn ra Đại hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế tại Reykijavik, thủ đô Islande

 


 

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link