Sự vô cảm đáng sợ quanh
chuyện phát hiện 6 thi thể trôi sông
19:04 PM, 02-11-2013
(ĐSPL)-6
thi thể nạn nhân được vớt lên nhưng nhanh chóng bị rơi vào quên lãng, thậm chí,
có người còn tỏ ra thất vọng, lắc đầu ngao ngán vì hết lần này đến lần khác đều
không phải thi thể của chị Huyền.
Sau
hơn chục ngày tìm kiếm, thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền - nạn nhân trong vụ thẩm
mỹ viện Cát Tường vứt xác phi tang, vẫn chưa được tìm thấy.
Bên
cạnh nhiều bện pháp như lặn mò, dò sà, dùng lưới gắn móc câu chùm bằng thép rà
dọc đáy sông cho đến cả nhà ngoại cảm vào cuộc, xác nạn nhân vẫn bặt vô âm tín.
Vẫn
có những phương án tiếp tục tìm kiếm xác nạn nhân và chưa ai dám khẳng định kết
quả cuối cùng, nhưng xung quanh vụ tìm xác lần này, một vấn đề khác cũng thu
hút sự quan tâm của dư luận, đó là 6 xác nạn nhân bạc mệnh trôi sông đã được
tìm thấy trong quá trình tìm kiếm xác chị Huyền.
6
thi thể bạc mệnh nhanh chóng bị lãng quên
Trong
suốt quá trình tìm kiếm thi thể chị Huyền, đến 6 lần, gia đình nhận tin vớt
được xác nghi là của chị. Manh mối đầu tiên là một thi thể nổi trên sông tại
bến đò Hồng Vân, cách cầu Thanh Trì khoảng 17 km. Tuy nhiên, không lâu sau đó,
dấu vết về thi thể này đã biến mất, theo người dân ở đây thì xác đã bị chìm
xuống.
Lần
thứ 2 là xác của một cặp đôi nam nữ trong tư thế buộc vào nhau, mắc vào cọc
trên sông Lạch Tray. Lúc đầu, do chỉ nhìn thấy thi thể nữ nên vị thuyền trường
liên tưởng đến chị Huyền. Tuy nhiên, ít phút sau, ông phát hiện thêm một thi
thể nam trong tư thế buộc tay vào nạn nhân nữ. Khi thi thể hai nạn nhân được
vớt lên, cơ quan chức năng nhanh chóng xác định xác nữ giới kia không phải chị
Huyền.
Một
thi thể mới được tìm thấy trên sông Hồng, nhưng không phải của nạn nhân Lê Thị
Thanh Huyền.
Đến
ngày 26-10, một xác chết khác được phát hiện trôi lập lờ trên sông, cách cầu Thanh
Trì 10 km. Cái xác đang trong quá trình phân hủy mạnh nhưng không khó để nhận
ra, đó là xác của một nam thanh niên.
Cũng
trong chiều 26-10, tại khu vực cầu Tân Đệ (nối Nam Định - Thái Bình) cũng xuất
hiện một xác chết.
Một
thi thể khác được người dân phát hiện nổi lên tại đoạn sông Hồng chảy qua xã
Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách cầu Thanh Trì khoảng 1 km. Và gần đây
nhất là thi thể có nhiều dấu hiệu giống chị Huyền được phát hiện trên sông Hồng
cách cầu Yên Lệnh 1 km về phía hạ lưu.
Những
thi thể này ngay lập tức được cơ quan chức năng và gia đình tiến hành xác minh
nhưng đều không phải là xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền.
Đoạn
sông nơi tìm thấy một thi thể khác, không phải của nạn nhân Huyền.
6
xác nữ giới được vớt lên, được người nhà chị Huyền và cơ quan chức năng tìm đến
xác minh nhưng khi xác định đó không phải là thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền, 6
nạn nhân này nhanh chóng bị rơi vào quên lãng. Thậm chí, có người còn tỏ ra
thất vọng, có người lắc đầu ngao ngán vì hết lần này đến lần khác đều không
phải thi thể của chị Huyền.
Trí
tò mò đang lấn lướt đạo đức?
Mỗi
lần có một thi thể được vớt lên, người ta lại ào tới nhưng có vẻ như đó là do
sự tò mò xem đó có phải là xác nạn nhân bị thẩm mỹ viện phi tang, tìm được xác
thì bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường sẽ bị định tội danh gì... Tất cả lại ào đi
khi biết đó không phải là xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền, không ai nghĩ tới
việc những cái xác đó sẽ như thế nào, liệu trong số đó có ai là nạn nhân của
một vụ án dã man như chị Huyền?
Nhiều
người quan tâm đến việc tìm xác nạn nhân Huyền.
Vậy
là, nếu so với 6 thi thể bất hạnh kia, chị Huyền vẫn còn “may mắn” hơn nhiều
khi được tìm kiếm quy mô, được cả xã hội để ý tới.
Hằng
ngày, hàng giờ, những ngôn ngữ, hình ảnh về đạo đức, lương tâm vẫn được lan
truyền chóng mặt, người ta lên án hành động dã man của bác sỹ Nguyễn Mạnh
Tường, xót xa cho sự bất hạnh của chị Huyền. Thế nhưng, lại chẳng có bất kỳ ai,
bất kỳ tổ chức hay cơ quan nào lên tiếng về 6 thi thể nạn nhân bạc mệnh trôi
sông kia.
Và
cách ứng xử của các cơ quan nhà nước, phải chăng đang đơn thuần chỉ là “đối
phó” với dư luận? Khi sự việc đau lòng xảy ra, bị xã hội lên án mạnh mẽ, các cơ
quan chức năng mới cuống cuồng cho kiểm tra hàng loạt các cơ sở y tế, thẩm mỹ,
khẩn trương quy và làm rõ trách nhiệm, thậm chí còn có tình trạng “đá bóng”
trách nhiệm cho nhau. Liệu có thể chạy theo dập lửa mãi như thế được không hay
đã đến lúc cần một cơ chế quản lý rõ ràng, minh bạch?
Trên
các bờ biển có những khu mộ gió, cho những người ra đi mà không bao giờ trở về,
mộ có tên, có tuổi nhưng lại không có cốt. Còn ven sông Hồng thì không biết có
bao nhiêu những ngôi mộ vô thừa nhận, có cốt nhưng không có tên tuổi, quê
hương. Và còn bao nhiêu thân phận đau thương nữa trên sông Hồng đỏ ngầu phù sa
kia chưa được tìm thấy xác?
Anh
Nguyên
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment