Wednesday, November 6, 2013

10 năm tù oan, sơ hở luật pháp hay con người?


10 năm tù oan, sơ hở luật pháp hay con người?


Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-11-05

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


11052013-anoan-ml.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh

nguyenthanhchan-danviet.vn-305.jpg

Ông Nguyễn Thanh Chấn, giữa, ngay sau khi được trả tự do hôm 04/11/2013.

Photo courtesy of danviet.vn

 

Sáng 4-11, ông Nguyễn Thanh Chấn , 52 tuổi, trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang bị kết tội cố sát với bản án chung thân đã được Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao công bố Quyết định tạm đình chỉ thi hành án.

Ông Nguyễn Thanh Chấn đã được trả tự do và chờ Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao xét xử lại theo trình tự tái thẩm sau 10 năm ngồi tù. Mặc Lâm phỏng vấn LS Trần Đình Triển để tìm hiểu thêm khía cạnh pháp lý của vụ án này. Nhận xét mức độ oan sai của vụ án, LS Triển cho biết:

Ở Việt Nam đây không phải là vụ duy nhất vì trước đây đã có những vụ tương tự. Tuy nhiên việc giam giữ người ta đến 10 năm nhưng nay cho rằng đây là sự oan sai thì theo tôi đánh giá một cách khách quan đó là sự đổi mới về công tác tư pháp đã dám nhìn thẳng vào sự thật, vì oan sai thì phải trả lại cho sự thật.

Tuy nhiên qua vụ việc này dư luận đang đặt ra hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất ai làm sai và xử lý như thế nào. Trong Bộ luật hình sự đã có quy định “tội ra các quyết định trái pháp luật” để xử lý những người thiếu trách nhiệm. Hoặc là cố ý mà không nhìn nhận đến nơi đến chốn mang sự oan khuất cho người khác. Tôi cho rằng qua sự việc này thì phải cân nhắc đến việc đó, nếu ai làm sai thì phải xử lý nghiêm minh.

Việc thứ hai là 10 năm thì hậu quả đối với một gia đình, một con người là vô cùng to lớn. Một đời người rất ngắn ngủi mà 10 năm họ bị giam giữ thì về phương diện nhà nước và các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải xem xét để bồi thường như thế nào cho thỏa đáng với sự mất mát của họ để cho gia đình người ta an lòng.

Mặc Lâm: Thưa luật sư qua kinh nghiệm của ông chắc ông cũng thấy trong nhiều trường hợp cơ quan điều tra xét hỏi không cho phép bị can quyền có luật sư khi bị hỏi cung. Theo ông vấn đề này xảy ra do những quy định của luật pháp hay do nhân viên điều tra tự tiện quyết định như thế.


Một đời người rất ngắn ngủi mà 10 năm họ bị giam giữ thì về phương diện nhà nước và các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải xem xét để bồi thường như thế nào cho thỏa đáng...
- LS Trần Đình Triển

LS Trần Đình Triển: Thật sự trong Bộ luật tố tụng hình sự cho phép luật sư được tham gia từ giai đoạn điều tra và luật sư có quyền cùng với điều tra viên tham gia xét hỏi đối với bị can bị cáo đang bị tạm giam. Luật sư được quyền nêu câu hỏi nhưng phải được sự đồng ý của điều tra viên, đấy là quy định của pháp luật.

Nhưng hiện nay với nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia thì quyền của cơ quan Viện kiểm sát xem xét có cho luật sư  được tham gia từ giai đoạn điều tra hay không, chứ không phải bất cứ nhóm tội phạm nào luật sư cũng có quyền tham gia điều tra.

Hiện nay Liên đoàn Luật sư Việt Nam và một số cơ quan thẩm quyền đang đặt ra vấn đề xem xét lại một số vấn đề để chỉnh sửa thực trạng khách quan hiện nay. Ví dụ như khi người ta bị bắt tạm giam thì luật sư làm thủ tục không thể gặp được bị can bị cáo để họ ký giấy mời, lúc đó thân chủ của bị can đang bị tạm giữ làm giấy mời, khi đưa vào thì nhận được câu trả lời là bị can bị cáo không mời luật sư và có ký vào đơn mời. Vấn đề đặt ra là có phải họ tự nguyện hay không? Họ có bị bức ép hay không?

Kiến nghị của Liên đoàn Luật sư đặt ra là khi họ đang bị tạm giam, tạm giữ thì người thân của họ mời thì bên cơ quan điều tra phải cấp giấy chứng nhận bào chữa hoặc là cơ quan điều tra phải cử điều tra viên cùng với luật sư vào gặp bị can bị cáo để hỏi họ có mời luật sư hay không. Hay là nghi vấn do điều tra viên ý nọ ý kia nên họ không mời. Và cũng có khả năng là điều tra viên ép họ không được mời luật sư. Cả hai tình trạng này cần phải loại bỏ trong suy nghĩ và trong việc tiến hành tố tụng cần phải sửa đổi.

c63Ong-Chan-3-250.jpg

Ông Chấn bật khóc sau khi nhận quyết định được trả tự do. Photo courtesy of danviet.vn

Mặc Lâm: Trong nhiều vụ án oan sai nguyên do từ việc cung cấp chứng cứ để kết tội rất sơ sài và trong rất nhiều trường hợp chứng cứ không thể hiện được do bị cáo làm ra. Thói quen này bao gồm cả cơ quan điều tra làm sai lệch hồ sơ nữa, LS có ý kiến gì về hiện trạng này?


Về luật pháp thì hết sức nghiêm túc và quy định rất đầy đủ nhưng lâu nay tìm ra người làm sai quyết định khởi tố đối với người làm sai luật tố tụng thì chưa có.
- LS Trần Đình Triển

LS Trần Đình Triển: Có những vụ án cơ quan tiến hành tố tụng người ta làm rất nghiêm túc. Cũng có những vụ có sơ xuất ví dụ như thiếu hồ sơ hay bỏ ngoài hồ sơ, hay tài liệu quan trọng hoặc thậm chí có những bút lục thực không có trong hồ sơ vụ án. Những trường hợp đó thì tùy theo tính chất, mức độ luật sư người ta có quyền kiến nghị kể cả bị can bị cáo khi biết được điều đó cũng có quyền kiến nghị để bổ xung vào hồ sơ. Còn nếu khi bị thất lạc mà tài liệu bị mất kể cả hồ sơ bổ xung cũng không khôi phục được và làm trái với vụ án thì trong bộ luật hình sự cũng có tội làm sai lệch hồ sơ vụ án.

Về luật pháp thì hết sức nghiêm túc và quy định rất đầy đủ nhưng lâu nay tìm ra người làm sai quyết định khởi tố đối với người làm sai luật tố tụng thì chưa có.

Mặc Lâm: Trong trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn mặc dù chứng cớ không có nhưng tòa sơ thẩm và phúc thẩm vẫn phán quyết theo hướng suy đoán là có tội của Viện kiểm sát và cơ quan điều tra. Phải chăng tòa án đã vi phạm nguyên tắc “suy đoán vô tội” của luật pháp Việt Nam?

LS Trần Đình Triển: Về lý luận trong bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam có một nguyên tắc, cho phép “suy đoán không có tội” chứ không phải “suy đoán có tội”. Nguyên tắc thì đã đề ra và mọi chứng cứ phải đánh giá một cách trung thực và khách quan tại phiên tòa ví dụ như lời khai của bị can bị cáo, người làm chứng…phải phù hợp với yếu tố khách quan khác có trong hồ sơ vụ án thì khi đó mới được coi là chứng cứ. Nếu việc đánh giá chứng cứ tùy thuộc vào mỗi điều tra viên báo cáo lên kết luận điều tra, rồi một kiểm sát viên lại làm thành cáo trạng để đưa qua Hội đồng xét xử. Tại cấp sơ thẩm thì phụ thuộc vào phiên tòa còn cấp phúc thẩm thì rất ít khi muốn thay đổi bản án của sơ thẩm. Nhiều khi như vậy dẫn đến sự đánh giá không khách quan và dẫn đến oan sai.

Mặc Lâm: Xin cám ơn LS Trần Đình Triển.

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link