Saturday, January 4, 2014

Biểu tình tại Sài Gòn trong ngày đầu năm 2014


Tin tức / Việt Nam

Biểu tình tại Sài Gòn trong ngày đầu năm 2014

Người biểu tình cầm biểu ngữ tố cáo các quan chức nhà nước tham nhũng, cướp đất của dân nghèo.
Người biểu tình cầm biểu ngữ tố cáo các quan chức nhà nước tham nhũng, cướp đất của dân nghèo.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

CỠ CHỮ 
02.01.2014
Một cuộc biểu tình phản đối nạn tham nhũng và chính sách tịch thu đất đai diễn ra tại trung tâm Sài Gòn trong ngày Tết dương lịch 2014.

Thông tin trên các trang mạng xã hội nói cuộc biểu tình từ 8 giờ đến 11 giờ sáng ngày 1/1 quy tụ hàng trăm dân oan bị mất đất từ nhiều tỉnh phía Nam bao gồm Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bình Dương và cả TPHCM.

Những nguồn tin này cho biết đoàn biểu tình đã tuần hành từ trụ sở tiếp dân ở số 210 Võ Thị Sáu đi qua các con đường chính ở trung tâm thành phố kể cả khu vực Nhà thờ Đức Bà, trước khi bị lực lượng an ninh trấn dẹp.

Âm thanh từ cuộc biểu tình: “Chúng tôi là dân oan, hôm nay ngày 1/1, chúng tôi từ [trụ sở tiếp dân] Võ Thị Sáu kéo ra Nhà thờ Đức Bà biểu tình để chống tham nhũng. Đả đảo tham nhũng lạm quyền.”
Người biểu tình mang băng rôn với hàng chữ
 ‘Vô cùng thương tiếc cố nhạc sĩ
 Việt Dzũng’.Người biểu tình mang băng rôn với hàng chữ ‘Vô cùng thương tiếc cố nhạc sĩ Việt Dzũng’.
Một video phổ biến trên Youtube cho thấy đoàn người biểu tình cầm biểu ngữ tố cáo các quan chức nhà nước tham nhũng, cướp đất của dân nghèo. Trong số các băng rôn tại cuộc biểu tình có dòng chữ ‘Vô cùng thương tiếc cố nhạc sĩ Việt Dzũng’, một nhà tranh đấu trong phong trào Hưng Ca nổi tiếng ở hải ngoại, cổ súy dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam.

Đoạn video khác trên trang Facebook Dân Oan chiếu cảnh các dân oan biểu tình, đa số là phụ nữ, bị đông đảo lực lượng an ninh dùng võ lực cưỡng chế, khiêng kéo lên xe buýt chở về các địa phương.

Âm thanh từ cuộc biểu tình: “Họ đối xử với người dân như thế này có đau lòng không mà lúc nào họ cũng nói là đảng do dân vì dân. Thật sự không phải vậy. Họ đang bảo kê cho quốc nạn tham nhũng, đàn áp, đánh đập người dân chống tham nhũng. Đả đảo! Đây là tiếng kêu than cho nỗi đau nhân thế.”

Tin cho hay trong số những người bị công an hành hung gây thương tích trầm trọng có bà Trần Ngọc Anh từ Bà Rịa Vũng Tàu phải nhập viện cấp cứu.

Biểu tình tại Sài Gòn trong ngày đầu năm 2014
Cuộc biểu tình của dân oan các tỉnh miền Nam trong ngày đầu năm mới là một phần trong chuỗi các hoạt động phản kháng ôn hòa giữa những bất mãn đang dâng cao trong xã hội Việt Nam về tình trạng tham nhũng và cuộc khủng hoảng tịch thu đất đai với các chính sách bất cập của nhà nước tạo điều kiện cho quan tham cướp đất dân nghèo.


Bảo vệ nhân quyền ở VN: Viết bài tố cáo là cần nhưng chưa đủ

Danlambao - Ở Việt Nam trong hai năm qua, hoạt động đấu tranh để bảo vệ nhân quyền có xu hướng lan rộng và ngày càng lớn mạnh. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhiều tổ chức, nhóm, mạng lưới nhân quyền không phải ''cánh tay nối dài của đảng" được thành lập, như Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Hội Phụ Nữ Nhân quyền, Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Phong trào Con Đường Việt Nam, Hội Anh em Dân Chủ, Hội Bầu Bí Tương Thân... Do không chịu sự kiểm soát của đảng, các tổ chức này luôn phải gánh chịu những khó khăn và áp lực từ chính quyền Việt Nam.

Ngày 1/1/2014, Việt Nam chính thức gia nhập Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR). Sự kiện này liệu sẽ mang lại cơ hội, hay thách thức nào cho các tổ chức bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam? Danlambao đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Quốc Dụngnguyên tổng thư ký Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế (ISHR), Frankfurt, Đức. Ông Dụng đã có gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền, và hiện ông là cố vấn cho một số tổ chức nhân quyền quốc tế.


- DLB: Một cách ngắn gọn thì việc Việt Nam gia nhập UNHCR đem đến những cơ hội, hay tạo ra những khó khăn nào cho Việt Nam, thưa ông?
Ông Vũ Quốc Dụng
- Ông Vũ Quốc Dụng: Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho Việt Nam. Theo quy định của UNHCR, là một quốc gia thành viên, Việt Nam có các nghĩa vụ sau: (1) phải đáp ứng những tiêu chuẩn cao nhất trong việc xiển dương và bảo vệ nhân quyền; (2) phải hợp tác triệt để với UNHRC; và (3) phải chịu kiểm điểm trong Thủ tục Kiểm tra Định kỳ toàn thế giới (UPR) trong nhiệm kỳ của mình.

Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh việc tham gia vào tất cả các công ước nhân quyền quan trọng nhất và nội luật hóa các qui định quốc tế. Không nội luật hóa, không thi hành nghiêm chỉnh thì việc ký kết hoặc tham gia các công ước nhân quyền quốc tế chỉ có tính hình thức mà không có giá trị thực chất về mặt xiển dương và bảo vệ nhân quyền.

Chính quyền Việt Nam có làm được những việc này hay không và làm được bao nhiêu, đó là thách thức. Thách thức đó được đo lường bằng sự thành tâm sửa đổi luật khi có phát hiện của thiếu sót và bằng thiện chí truy cứu những trường hợp vi phạm xảy ra trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Các cơ chế của UNHRC sẽ giúp chính quyền Việt Nam nhìn ra những thiếu sót và Cao ủy Nhân quyền LHQ sẽ giúp Việt Nam thay đổi tình trạng này. Thách thức này vô cùng lớn vì tình trạng nhân quyền của Việt Nam trong những năm qua rất tồi tệ và đã có những vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng xảy ra ngay trong những tháng ngày trước và sau cuộc bầu cử vào UNHRC.

Chính quyền Việt Nam không thể lập luận rằng ''Việt Nam đã trúng cử vào UN HRC với số phiếu cao nhất, chứng tỏ thành tích nhân quyền của Việt Nam được được quốc tế công nhận''. Nhiều quốc gia khác cũng đã trúng cử vào UNHRC với một hồ sơ nhân quyền đáng xấu hổ hơn nhiều, thí dụ như Lybia dưới thời Gaddafi không những trúng cử mà còn được bầu làm chủ tịch của UNHRC nữa. Do đó việc trúng cử chỉ cho thấy sự bất toàn của cơ chế bảo vệ nhân quyền LHQ. Tóm lại, những thành tích bảo vệ nhân quyền trong nước mới là thuớc đo đáng tin cậy.

- DLB: Với các cơ hội mở ra từ việc Việt Nam gia nhập UNHRC, các cá nhân và tổ chức hoạt động về nhân quyền tại Việt Nam nên làm gì để hoạt động được hiệu quả hơn?

- Ông Vũ Quốc Dụng: Theo tôi, muốn làm gì chúng ta cũng cần phải biết thủ tục. Người ta thường nói chỉ có mục đích đúng thôi thì không đủ. Muốn làm hiệu quả người ta cần biết làm đúng cách nữa.

Cụ thể, chúng ta cần biết thật rõ cấu trúc của UNHRC và cách vận hành của các cơ chế của nó, thí dụ như cơ chế gọi là Thủ tục Đặc biệt (Special Procedures), thủ tục Kiểm tra Định kỳ Toàn thế giới (Universal Periodic Review - UPR) và Thủ tục Khiếu nại (Complaint Procedure). Việt Nam đã cam kết sẽ hợp tác đầy đủ với các cơ chế này của UNHRC. Các cơ chế đó cũng khuyến khích xã hội dân sự ở các nước cung cấp thông tin và hợp tác với họ. Cho nên các tổ chức nhân quyền Việt Nam cần cung cấp thông tin cho họ, và phải làm đúng cách. UNHRC gần đây cũng tỏ ra tích cực trong việc bảo vệ những cá nhân hay tổ chức bị đe dọa vì có hợp tác với LHQ.

- DLB: Hiện tại, hoạt động quốc tế của các tổ chức nhân quyền ở Việt Nam đã có hiệu quả hay chưa, và ở mức nào, thưa ông?

- Ông Vũ Quốc Dụng: Theo tôi, các tổ chức nhân quyền ở Việt Nam đã bắt đầu chú ý đến việc tìm hiểu và hợp tác với UNHCR nhưng hoạt động này còn rất yếu. Việc viết bài tố cáo bằng tiếng Việt và cho đăng trên các trang web tiếng Việt tuy cần nhưng không đủ.Không đủ vì không có gì bảo đảm rằng những bài tố cáo này sẽ đến tai của các cơ chế nhân quyền của UNHRC. Mà nếu như vậy thì việc tố cáo này sẽ không thể mang lại kết quả mong muốn.

- DLB: Liệu đây đã là thời điểm ''chín muồi'' cho hoạt động của các tổ chức nhân quyền ở Việt Nam?

- Ông Vũ Quốc Dụng: Thời điểm ''chín muồi'' hay không thì cũng không thể là động cơ để hoạt động nhân quyền. Nhân quyền là giá trị căn bản và là ước vọng của con người. Hoạt động bảo vệ nhân quyền phải xuất phát từ đó và không phụ thuộc vào thời cơ hoặc việc được ai cho phép. Có chăng nó phụ thuộc vào ý thức về nhân quyền và khả năng hoạt động bảo vệ nhân quyền của một cá nhân hay tổ chức.

Các hoạt động cho nhân quyền ở Việt Nam đã có từ lâu, cho dù có khi bị lẫn lộn với các hoạt động chính trị. Chúng ta cần phân biệt các tổ chức nhân quyền và các tổ chức chính trị ở phần mục đích và phương thức hành động. Một tổ chức nhân quyền chỉ hoạt động cho mục đích duy nhất là bảo vệ nhân quyền. Nó có thể phê phán, chỉ trích một chính phủ nhưng không có mục đích hay mục tiêu lật đổ chính quyền đó.

Tôi cho rằng việc Việt Nam tham gia UNHRC đã là chất xúc tác cho việc thành lập một số tổ chức nhân quyền ở Việt Nam. Có người xem đó là một cơ hội để các tổ chức ấy xuất hiện. Nhưng một cơ hội tự nó chưa chuyển hóa được một tình trạng tồi tệ. Người ta phải biết làm gì với cơ hội đó. Nhiệm kỳ UNHRC của Việt Nam sẽ tạo ra cơ hội để quốc tế chú ý hơn đến các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Các tổ chức nhân quyền độc lập ở Việt Nam nên biến mình thành đối tác với UNHRC. UNHRC rất cần đối thoại với các tổ chức này khi muốn tìm hiểu thêm về tình hình nhân quyền Việt Nam. Cho nên giới hoạt động nhân quyền ở Việt Nam cần vận dụng khả năng và ảnh hưởng của từng cơ chế của UNHRC trong việc giải quyết các vi phạm nhân quyền. Không làm được điều này, cơ hội sẽ vuột mất mà không để lại một thay đổi nào.

Trong tháng 12 vừa qua, chính quyền Việt Nam đã có nhiều hành vi bạo lực dã man đối với những người muốn phân phát bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Đó là thử thách đầu tiên cho phong trào hoạt động nhân quyền trong tình hình mới. Làm thế nào để vận động được sự can thiệp của UNHRC trong vụ này và các vụ khác? Trong năm 2014, tôi không chờ đợi một sự thay đổi tự động nào từ phía chính quyền. Tất cả những thay đổi sẽ tùy thuộc rất nhiều vào khả năng tác động của những tổ chức nhân quyền ở Việt Nam.

- DLB: Xin cảm ơn ông.


Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A về “Thông điệp đầu năm 2014″ của TT Nguyễn Tấn Dũng

Nhà báo Trần Quang Thành
Hôm 1 tháng Giêng ông Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng cộng sản Việt Nam đã đưa ra một thông điệp đầu năm, mà có ý kiến cho là đã thể hiện một số nội dung “khác lạ, lý thú”. Có người đã ‘vui mừng’ coi đây là các yếu tố ‘đổi mới’ liên quan dân chủ, cải tổ v.v…, nhưng cũng có người cho rằng nội dung của thông điệp ‘không có gì mới’, chỉ mang tính hình thức với “bình mới rượu cũ” mà thôi, đặc biệt các ý kiến cũng lưu ý về vấn đề cần xem xét việc thực hiện trên thực tế, tính thống nhất hay không giữa “nói và làm”.
Bản thông điệp này có nội dung ra sao, và vai trò của người dân là gì, mời quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi giữa Tiến sĩ Nguyễn Quang A và phóng viên Trần Quang Thành.
——-

‘Cần theo dõi hành động hậu diễn văn’

Cập nhật: 14:00 GMT – thứ sáu, 3 tháng 1, 2014
Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được lựa chọn trong cơ chế lãnh đạo tập thể để đưa ra thông điệp đầu năm có thể là chỉ dấu cho thấy ông Dũng đang có thể mong muốn cải tổ hình ảnh bản thân, ‘tạo dấu ấn cá nhân’ cho các bước đi trong tương lai của ông.
Trao đổi với BBC hôm 02/1/2013 từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS nói ông tin rằng Thủ tướng Dũng có vị trí tốt hơn so với phần còn lại của bộ tứ lãnh đạo ở Việt Nam, khi đưa ra thông điệp đầu năm.
“Chắc chắn nó (bản thông điệp) phải có một ý nghĩa và người đưa ra thông điệp cũng muốn giành một ưu thế gì đấy cho bản thân mình với thông điệp của mình.
“Bởi vì nếu thông điệp mang một dấu ấn cá nhân rất mạnh mẽ để có sự ủng hộ của công luận, cái đấy, tôi nghĩ, nguyên thủ quốc gia nào cũng đều có ý định như vậy,” ông Nguyễn Quang A nói.
Tiến sỹ cũng nhấn mạnh rằng, người dân phải dõi theo hành động của các lãnh đạo, “trong ba tháng, sáu tháng sau” người ta có làm được như những gì đã nói hay không.

Share this:


  •  

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link