Chương
trình phát thanh ngày 2/01/2014
Hãy Vượt Qua Sự Sợ Hãi của Mỗi Chúng Ta
Tài nguyên cạn kiệt, nhưng khai thác lậu vẫn tiếp tục gia
tăng
[RadioCTM] - Tài nguyên cạn kiệt, nhưng khai thác lậu vẫn tiếp tục
gia tăng Tin từ cảnh sát biển Vùng 2 của Việt Nam thì một con tàu mang
tên Thành Công 18, của Công ty Dịch vụ vận tải biển Chung Nghĩa, có trụ sở
ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, đã bị kiểm tra sau khi rời cảng Kỳ... (02/01/2014)
Ngày đầu năm 2014, dân oan tố cáo “Đảng quyền tham nhũng,
hại nước hại dân”
[Trần Quang Thành thực hiện] - Sáng hôm nay 1/1, ngày khởi đầu năm
mới 2014, tại Sài Gòn, bà con dân oan nhiều tỉnh phía Nam như Tiền Giang, Long
An, Bến Tre, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu lại tập trung biểu tình
trước quảng trường nhà thờ Đức Bà đòi công lý. Bà con đã giương cao và hô
vang... (01/01/2014)
Ts Lê Đăng Doanh nhận định về kinh tế Việt Nam
Tiếng Nói Đa Nguyên
02/01/2014
0
Trần Quang Thành thực
hiện
Ts Lê Đăng Doanh nhận định về kinh tế Việt Nam
[ 12:38 ] Hide Player
| Play in Popup | Download
Nhân loại đã
giã từ năm 2013 với nhiều biến động về kinh tế, chính trị, xã hội, thiên tai…
Đây lúc các chuyên gia, lãnh đạo quốc gia đúc kết, rút tỉa kinh nghiệm và đề ra
những dự án cho tương lai.
Riêng nền kinh tế Việt
Nam năm 2013 thì nợ xấu tăng mạnh và hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản, kinh
tế Việt Nam đang rơi vào giai đoạn thực sự khó khăn… Bước vào năm 2014 kinh tế
Việt Nam sẽ ra sao, nhà cầm quyền Việt Nam nên có những biện pháp nào, mời quý
thính giả theo dõi phần nhận định của Ts Lê Đăng Doanh với phóng viên Trần
Quang Thành.
http://radiochantroimoi.com/tieng-noi-da-nguyen/ts-le-dang-doanh-nhan-dinh-ve-kinh-te-viet-nam.html
Bốn mươi
năm – Hoàng Sa, nhớ và nghĩ - chuyện của một hạm phó
Đỗ Xuân Tê
Chẳng phải bây giờ mà từ 1974 tôi đã đựơc nghe chuyện Biển
Đông một thời sủi bọt khi bạn tôi, Hạm phó của một tàu Hải quân VNCH,
thuật lại trận tử chiến Hoàng Sa khi anh trở về từ vùng biển chết.
Ấy vậy mà đã bốn thập
niên tính đến 19-1 năm nay. Bạn tôi hiện đang sống ở Úc, người hạm trưởng của
anh đang ở San Jose (Mỹ). Cả hai vẫn kín tiếng, chưa một lần phát biểu hay tham
gia bất cứ cuộc hội thảo nào liên quan đến trận đánh.
Không
phải các anh bàng quan với thời cuộc, cũng chẳng phải thiếu lòng tự hào
khi tham dự một trận đánh để đời đã đi vào quân sử, mà hình như hai người đầu
đàn của một khu trục hạm năm xưa vẫn mang niềm u uẩn của những con sói biển khi
cảm thấy uất ức vì để mất Hoàng Sa cho bá quyền Trung quốc và cảm thương sâu
sắc cho người đồng đội, Hạm trưởng Ngụy văn Thà (hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10)
cùng 123 thủy thủ của lực lượng hải chiến VNCH đã ở lại với biển.
Cách đây mấy năm, anh có
sang Mỹ chơi, trùng hợp với những ngày có hiện tượng ‘lưỡi bò’, trong tình bạn
bè vừa là người ưa viết lách, tôi có gợi ý anh cho tôi một số chi tiết hoặc cảm
nghĩ về cái ngày tháng giêng 19 khi bốn con tầu của Hải quân Việt nam rẽ
sóng ra khơi từ bờ biển Đà nẵng theo lệnh của Tư lệnh tối cao Nguyễn văn Thiệu
bằng mọi giá tiến chiếm lại Hoàng Sa, khi bản thân anh vẫn còn là nhân chứng
sống của một thiên bi hùng sử mà một thời ngưòi ta chưa đánh giá đúng mức hay lường
trước được hậu quả chiến lược về chủ quyền biển đảo di hại đến nhiều thế hệ con
cháu sau này.
Như biết được suy nghĩ của tôi, anh vẫn khiêm tốn góp ý là những gì về Hoàng Sa ngày ấy thì sách, báo, chứng cứ lịch sử, cá nhân, tập thể cả trong lẫn ngoài nước đã nói nhiều, nói chung đều trung thực và khả tín. Rồi như sợ tôi mất lòng, anh từ chối khéo khi lấy một tập quán chỉ huy dù không thành văn của hải quân là khi hạm trưởng còn sống mà chưa ‘lên tiếng’ sẽ là một sự bất kính khi hạm phó hoặc những người theo tầu được phép phát ngôn.
Anh nghiêm túc thổ lộ
điều anh trăn trở là cần làm nổi bật cho các thế hệ sau tinh thần bất khuất của
Ngụy văn Thà và những người con yêu của biển đã hi sinh trong trận hải chiến
tuy thiếu cân bằng về tương quan lực lượng nhưng không hề khiếp nhược về mặt
quyết chiến quyết tử khi đối mặt với kẻ thù cướp đảo mà âm mưu xâm lược và ý đồ
thôn tính đã có một lịch sử lâu đời từ thuở Bạch Đằng giang.
Thật sự ngôn từ của anh vốn bộc trực như tính cách của người lính, không hẳn bóng bảy như tôi viết lại, nhưng trong câu chuyện trao đổi anh vẫn tỏ ý buồn là cái chết của những người đồng đội của anh chưa được đánh giá và tri ân đúng mức. Tất nhiên huy chương nào cũng có mặt trái, chiến công nào đôi khi cũng có sự thổi phồng, nhưng một trận đánh nếu không thắng thì tất yếu nó vẫn bị đánh giá thấp và những tác nhân xoay quanh cuộc chiến rất dễ bị lãng quên, nếu không muốn nói đôi khi còn bị phẩm bình soi mói.
Cứ theo ý của anh, thì sự
kiện Hoàng Sa năm 1974 không thể hiểu như vậy và cũng không thể xếp vào trường
hợp này, mà ta phải kể đến bối cảnh của miền Nam thời ấy, một thời điểm cuộc
chiến sắp tàn, một hiệp định đình chiến bó tay khi phải đối phó với người anh
em nội thù miền bắc, lại hết thời hậu thuẫn của nguời bạn đồng minh bên kia đại
dương, lực bất tòng tâm vẫn phải đơn phương chống chỏi với kẻ thù xâm
lược khi mà người trong nhà gà cùng một mẹ không đồng tình chia sẻ, trong cách
hiểu nào đó lại án binh bất động tỏ tình quốc tế vô sản với người ‘vừa là đồng
chí vừa là anh em’.
Qua câu chuyện tôi cũng
thấy anh phàn nàn khi cỗ máy tuyên truyền, cùng những người lãnh đạo của chúng
tôi, ngày ấy đã không mở một chiến dịch quảng bá sâu rộng ý nghĩa cuộc chiến
tranh cướp đảo và ý đồ của bọn Trung quốc, và sự hy sinh cao cả, kiên cường
của những người lính biển, mà phần nào đặt nặng những chiến công trên rừng trên
đất, mải lo cho chiến dịch lấn đất dành dân sau hiệp định Paris, nên thiếu
ngợi ca những người con yêu đã ở lại với biển, ghi công chiếu lệ với những
người sống sót trở về mà nay nhìn lại, dù một chế độ đã bị bức tử
thì sự hy sinh của họ vẫn là ‘những người yêu nước, chết vì nước’ không thể
nào là ‘ngụy’ như lời ngợi ca của nhà thơ Trần Mạnh Hảo, một người lính bên
kia chiến tuyến đã công bằng đánh giá. Bài thơ mang tên, ‘Người anh hùng họ
Ngụy’ (lần đầu tôi được đọc trên QC) về sau được phổ biến khá rộng rãi trên
báo in, báo mạng khi sự kiện Biển Đông tháng giêng năm đó không còn là
chuyện của một thời đất nước phân đôi.
Ngẫm
lại, cái gì cũng có luật bù trừ, thời gian sẽ là nhân chứng đứng về phía
chính nghĩa. Giờ đây từ bắc chí nam, từ trong nước ra hải ngoại, đều biết đến
tên tuổi Ngụy Văn Thà, người anh hùng đã phát lệnh xung kích, bắn phát hỏa
đạn đầu tiên, sau lần cảnh cáo tàu địch không chịu rút khỏi lãnh hải chủ nhà;
hết đạn, bị thương nặng, không chịu tải thương, ở lại tàu cùng chết với đồng
đội, chết theo tàu khi trúng hỏa tiễn của địch, vĩnh viễn ở lại với biển.
Nay nhìn lại Hoàng Sa từ
một thời điểm 40 năm sau phát súng lệnh đầu tiên của con tàu Nhật Tảo, tác giả
có ít dòng hoài niệm vinh danh những anh hùng của trận đánh Hoàng Sa, và tin
rằng lịch sử sẽ đánh giá công bằng về họ như những người con yêu đã ‘ngã xuống
vì Hoàng Sa thiêng liêng’ (cụm từ nhà báo Huy Đức đã dùng trên facebook khi kêu
gọi tiếp tay hoàn chỉnh danh sách 74 tử sĩ mà cơ bản ông mới sưu tra được).
Nhân đây cũng có lời trân
trọng việc làm khách quan mang tính nghiệp vụ cao khi được xem một tư liệu về
cuộc hải chiến Hoàng Sa do Đài truyền hình tỉnh Đồng Nai công chiếu nhân dịp
39 năm sự kiện Hoàng Sa. Tư liệu này thực hiện bởi phía VNCH như một ‘nhân
chứng vật thể’ mà trớ trêu thay giờ này người viết mới có dịp được xem và lượng
giá.
http://bolapquechoa.blogspot.de/2013/12/bon-muoi-nam-hoang-sa-nho-va-nghi.html#more
Ca sĩ Hà Thanh 'Hoạ mi xứ Huế' đã vĩnh viễn ra đi
Thông
Tin Đức Quốc - 3.01.2014
TTĐQ
tổng hợp
Ca sĩ Hà Thanh, một trong những tiếng hát được yêu mến và
có ảnh hưởng nhất trong âm nhạc Việt Nam đã từ trần lúc 4 giờ 27 phút ngày 1
tháng 1, 2014 tại Boston. Danh ca Hà Thanh tên thật Trần Thị Lục Hà, Pháp Danh
Tâm Từ, sanh Ngày 25/7/1937. Mất ngày 1/1/2014. Thọ 78 tuổi.
Ca sĩ Hà Thanh ở
Washington, D.C., năm 1996. (Hình: Huy Phương/Người Việt)
Năm 1970, Hà Thanh kết hôn với Trung tá Bùi Thế Dung của
Binh chủng Thiết Giáp. Năm 1972, hai người có một con gái là Kim Huyền.
Sau năm 1975, TT Bùi Thế Dung phải đi cải tạo. Năm 1984 Hà Thanh cùng con gái được gia đình bảo lãnh sang định cư tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 1990 vợ chồng Hà Thanh sum họp nhưng tan vỡ hai năm sau đó. ( bài viết của Trần Quốc Bảo)
Sau năm 1975, TT Bùi Thế Dung phải đi cải tạo. Năm 1984 Hà Thanh cùng con gái được gia đình bảo lãnh sang định cư tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 1990 vợ chồng Hà Thanh sum họp nhưng tan vỡ hai năm sau đó. ( bài viết của Trần Quốc Bảo)
Hà Thanh, là một trong
mười ca sĩ có sức ảnh hưởng nhất Việt Nam
Có một loài chim khi cất tiếng hót thánh thót vang vọng
giữa trời mây sông nước, không gian như lắng đọng để hoà nhập trong âm điệu du
dương: hoàng oanh. Mang âm hưởng đó, có tiếng ca ngọt ngào, truyền cảm như làn
gió nhẹ, như tiếng reo của thuỳ dương, như tơ vương giăng mắc, như sương khói
lững lờ, như lời tình tự giữa trăng thanh, như ru ta vào cõi mộng mơ, dìu ta
lạc bước vào đất thần kinh với hoàng thành cung điện, với đền đài lăng tẩm, với
sông nước hữu tình, với nhạc điệu trầm bỗng, thướt tha: Hà Thanh.
Sinh trưởng ở Liễu Cốc Hạ, Hương Trà, lớn lên bên dòng Bến
Ngự đường Huyền Trân Công Chúa, Trần Thị Lục Hà sinh ra trong gia đình gia giáo
có mười anh chị em, theo học Trường Nữ Trung học Đồng Khánh. Là một Phật tử
thuần thành, thuở nhỏ đã được quy y với Đức Tăng thống Thích Tịnh Khiết.
Lục Hà thích hát từ thuở mới cắp sách đến trường, dần dà
năng khiếu về ca hát được thể hiện qua chương trình “Tiếng Nói Học Sinh Quốc
Học – Đồng Khánh” trên Đài phát thanh Huế.
Ảnh
trên là ca sĩ Hà Thanh. Ảnh dưới, từ trái sang phải là các ca sĩ Anh Ngọc, Mai
Hương, Kim Tước, Quỳnh Giao và Hà Thanh chụp năm 1992
Năm 1955, trong cuộc tuyển lựa ca sĩ do Đài phát thanh Huế
tổ chức, cô nữ sinh Lục Hà của Trường Đồng Khánh mới 16 tuổi tham dự với danh
xưng Hà Thanh. Qua 6 nhạc phẩm rất khó hát được Hà Thanh trình diễn như Dòng
Sông Xanh (Le Beau Danube Bleu) của J.Strauss, lời Việt của Phạm Duy, Nhạc Buồn
(Tristesse) của Chopin, lời Việt của Anh Ngọc, Đêm Tàn Bến Ngự & Áng Mây
Chiều của Dương Thiệu Tước, Được Mùa của Phạm Đình Chương, Gởi Gió Cho Mây Ngàn
Bay của Đoàn Chuẩn – Từ Linh. Hà Thanh được Ban Giám Khảo chấm giải nhất với số
điểm 19/20.
Tên tuổi Hà Thanh đã được giới yêu thích âm nhạc ái mộ với
làn hơi trong sáng, êm ái, ngọt ngào, cao sang, mượt mà, bóng bẩy, tình tự quê
hương, có nét độc đáo trong âm điệu đất thần kinh. Tuy yêu nghề nhưng chưa dấn
thân vào nghiệp, Hà Thanh vẫn tiếp tục con đường học vấn, chỉ hát ở Huế nhưng
những ca khúc được trình bày đã vang xa khắp bốn phương trời qua lán sóng phát
thanh của Đài phát thanh Huế, đánh dấu sự chờ đợi, hẹn hò của các trung tâm
phát hành đĩa nhạc ở Sài Gòn.
Năm 1963, trong chuyến vào thăm Sài Gòn, Hà Thanh đã được
các trung tâm đĩa nhạc Continental, Tân Thanh, Sóng Nhạc, Asia, Việt Nam mời
thu thanh nhiều nhạc phẩm chọn lọc.
Năm 1965, Hà Thanh chính thức gia nhập trong môi sinh hoạt
ca nhạc ở Sài Gòn. Từ đó, góp mặt với những tiếng hát hàng đầu như Thái Thanh,
Mộc Lan, Kim Tước, Mai Hương, Lệ Thu, Minh Hiếu, Thanh Thuý… Vào giữa thập niên
60, tiếng hát Hà Thanh thường xuyên hiện diện trên các Đài phát thanh Sài Gòn,
Quân Đội, Tự Do, trong các chương trình Đại nhạc hội… Thời gian kế tiếp, xuất
hiện trên Đài Truyền hình, một giọng ca rất Huế, một hình ảnh rất thân quen đã
tạo dựng cho tên tuổi Hà Thanh với sắc thái đặc biệt gắn liền với nhiều bản
tình ca in sâu vào tâm tư tình cảm tha nhân.
Vào cuối thập niên 50, Nguyễn Văn Đông cho ra mắt vài nhạc
phẩm đầu tay như Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa Mầu Nhớ… Quái kiệt Trần Văn Trạch
đã đưa ca khúc Chiều Mưa Biên Giới lên đỉnh trăng sao trong khung trời ca nhạc.
Thập niên 1960, Nguyễn Văn Đông làm Giám đốc nghệ thuật trung tâm đĩa nhạc
Continental, ca khúc Chiều Mưa Biên Giới qua tiếng hát Hà Thanh đã đưa người
nghe lâng lâng tâm hồn, bay bỗng “theo áng mây trôi chiều hoang, bầu trời xanh
xanh, vầng trăng, cờ về chiều tung bay phất phới…”. Và, hình ảnh biên giới với
người đi khu chiến được khơi dậy trong lòng mọi người.
Từ đó, nhiều ca khúc của Nguyễn Văn Đông được Hà Thanh
trình bày, qua gần 4 thập niên, vẫn là tiếng hoàng oanh ngân vang đầu núi. Khúc
Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Hải Ngoại Thương Ca, Nhớ Một Chiều Xuân… của Nguyễn
Văn Đông, qua tiếng hát, vô hình chung trở nên bản quyền của Hà Thanh. Ở đó, có
khi như định mệnh, thời gian ở hải ngoại, Hà Thanh gắn liền với Hải Ngoại
Thương Ca. Với ca khúc Tiếng Xưa, Đêm Tàn Bến Ngự của Dương Thiệu Tước, với Tà
Áo Tím, Thuở Ấy Yêu Em, Anh Đi Về Đâu của Hoàng Nguyên, với Chùa Hương của
Hoàng Quý, Dứt Đường Tơ của Văn Thuỷ và Dzoãn Mẫn với Mối Tình Trương Chi của
Phạm Duy, và nhất là Hẹn Một Ngày Về của Lê Hữu Mục… được Hà Thanh trình bày,
qua bao thập niên, vẫn là giọt sương long lanh, tiếng hót của loài chim quý
trênđỉnh núi, lời tình tự ngát hương.
Tuy là ca sĩ chuyên nghiệp nhưng hoàn cảnh đời sống hải
ngoại đưa đẫy công việc không liên quan đến nghề nghiệp trong sinh hoạt văn
nghệ. Nói như thi hào Nguyễn Du “Đã mang lấy nghiệp vào thân”, làm sao rời bỏ
tiếng ca, giọng hát khi lòng còn tha thiết, vẫn còn trong sáng, ngọt ngào, nét
độc đáo trong tiếng hát. Trong suốt thời gian vợ chồng xa cách, Hà Thanh rất ít
xuất hiện trên sân khấu, con chim hoàng oanh ngậm ngùi im tiếng. Đã một thời
nơi đất thần kinh, Hà Thanh được mệnh danh con chim hoạ mi trong vòm trời ca
nhạc.
Bước vào thập niên 90, thỉnh thoảng về thăm Little Saigon,
Hà Thanh xuất hiện, trình làng tiếng ca trong vài cuốn CD. Ngoài những ca khúc
được hát chung với vài ca sĩ thành danh, tiếng hát Hà Thanh với CD khởi đầu Hải
Ngoại Thương Ca, và CD kế tiếp Chiều Mưa Biên Giới, gồm hai mươi ca khúc quen
thuộc, vang danh. Những ca khúc nầy đã một thời tạo dựng tên tuổi Hà Thanh nổi
tiếng trong kiếp cầm ca. Và, ngược lại, đôi khi còn là của riêng bởi giọng ca
đặc biệt ngọt ngào, thướt tha, mềm mại như lụa đào, như dáng liễu nhẹ nhàng
tung bay trong làn gió nhẹ.
Ở đây, gặp lại những tình khúc một thời luyến nhớ từ Chiều
Mưa Biên Giới. Mấy Dặm Sơn Khê, Nhớ Một Chiều Xuân, Hải Ngoại Thương Ca, Khúc
Tình Ca hàng hàng Lớp Lớp của Nguyễn Văn Đông đến Thiên Thai của Văn Cao, Chiều
Vàng của Nguyễn Văn Khánh, Nỗi Niềm của Tuấn Khanh, Tiếng Xưa của Dương Thiệu
Tước, Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn của Văn Phụng.
Hà Thanh được hầu hết mọi người ái mộ từ nhân cách của
người ca sĩ đến giọng ca được trải dài trong gần nửa thế kỷ. Bước vào thiên
niên kỷ mới, Hà Thanh bước sang tuổi lục tuần. Hà Thanh còn giữ được giọng ca
truyền cảm, điêu luyện để đóng góp vào dòng sinh hoạt ca nhạc hải ngoại, Hà
Thanh thực hiện tiếng ca của con chim hoàng oanh để được lưu truyền, nếu không,
phôi phai theo thời gian, mỗi chuổi giây đưa ta về miền cát bụi… rồi một ngày
nào đó, không còn tác phẩm cho đời, ngậm ngùi tiếc nuối. Trước kia, Hà Thanh
không xuất hiện ở vũ trường, vào đầu thập niên 70 Hà Thanh xuất hiện với lý do
đặc biệt vì không nhận thù lao.
Hà Thanh, một giọng ca
bay bỗng, lẫy lừng, tiếng hát đã chinh phục hàng triệu trái tim trên làn sóng
điện, và, một cuộc sống trầm lặng. mộ đạo, hiếu thảo bên thân mẫu vào tuổi cửu
tuần. Tiếng hát Hà Thanh cao vút, luyến láy rất nhuần nhuyễn khơi dậy nhựng
mạch nguồn của nhớ nhung, của một thời yêu thương với khung trời vấn vương bao
kỹ niệm, của hương xưa, của thuở chiến chinh, của trời mây non nước… tất cả mang
theo hình ảnh thân thương của bóng dáng quê hương. Tiếng hát Hà Thanh như cuốn
hút người nghe thả hồn về quá khứ, thả mình trong tĩnh lặng, trong nỗi xa xăm
bị đánh mất, mịt mù thức mây… được vỡ về, bầy tỏ, an ủi cho nhau bởi âm điệu
ngọt ngào du dương.
****
HÀ THANH ( 1937 - 2014)
Tiếng Hát Mượt Mà
http://www.art2all.net/nhac/hathanh/hathanh.html
Trang Nhà Ca Sĩ Hà Thanh
TUYỂN TẬP CA KHÚC CA
SĨ HÀ THANH
http://www.youtube.com/watch?v=veTbzs49F78&list=PLC08C31BF824CE21D
http://www.youtube.com/watch?v=veTbzs49F78&list=PLC08C31BF824CE21D
Ai lên xứ hoa đào
Ai về sông Tương
Bài thơ Paris
Bến cũ trường xưa
Bến giang đầu
....
Nguồn:
TrangNhàCaSĩHàThanh,nguoi-viet.com, NguoiVietBoston
http://www.ttdq.de/node/1066
Thông báo số 03 của
Ban vận động thành lập
Hiệp hội Dân oan
Việt Nam
Việt Nam, ngày 02 tháng
01 năm 2014
1. Chúng tôi, những thành
viên Ban vận động thành lập Hiệp hội Dân oan Việt Nam, rất hoan nghênh nội dung
sau trong Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Nhà nước
pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ
phải. Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và
chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Người dân có
quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức
chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà
nước đều phải minh bạch.”
2.
Chúng tôi trân trọng đề nghị ông Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ hướng
dẫn để chúng tôi thành lập Hiệp hội Dân oan Việt Nam theo đúng Hiến pháp và
pháp luật Việt Nam, nhằm Dân oan Việt Nam có quyền làm tất cả những gì
pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình.
3. Theo dự kiến vào
khoảng trung tuần tháng 01, Ban vận động thành lập Hiệp hội Dân oan Việt Nam,
sẽ ra mắt tại Hà Nội.
4. Nhân dịp ra mắt tại Hà
Nội, các thành viên Ban vận động do bà Lê Hiền Đức làm trưởng đoàn mong muốn
gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam: Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, Chủ
tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Sinh Hùng. Ngoài ra chúng tôi dự kiến gặp các vị: Bộ trưởng Bộ Công
an Trần Đại Quang, Trưởng Ban Nội chính Trung Ương Nguyễn Bá Thanh, Bộ trưởng
Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh.
5. Chúng tôi tin rằng,
các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ sắp xếp thời gian để tiếp chúng tôi, những đại
diện Dân oan Việt Nam, như đã từng tiếp đại diện các doanh nghiệp, các hiệp
hội, các nhà đầu tư trong và ngoài nước khác, để thể hiện rằng những Dân oan
cũng được bình đẳng như những người khác trong việc đón tiếp từ các vị lãnh đạo
việt Nam.
6. Chúng tôi công bố số
điện thoại của một số vị trong Ban vận động để dân oan và các cá nhân quan tâm
khác liên lạc với Ban vận động:
Ông Đàm Văn Đồng (Hưng
Yên): 0165.5210.006
Bà Nguyễn Thị Kim Phượng (Tp.Hồ Chí Minh): 0932.732.840
Ông Lê Văn Lung (Tp.Hồ Chí Minh): 0909.514.345
Ông Nguyễn Xuân Ngữ (Tp.Hồ Chí Minh): 0966.701.379
Thanh Ca : 01203410063
Bà Nguyễn Thị Kim Phượng (Tp.Hồ Chí Minh): 0932.732.840
Ông Lê Văn Lung (Tp.Hồ Chí Minh): 0909.514.345
Ông Nguyễn Xuân Ngữ (Tp.Hồ Chí Minh): 0966.701.379
Thanh Ca : 01203410063
Trân trọng,
Thay mặt Ban vận động thành lập Hiệp hội Dân oan Việt Nam
Nguyễn Xuân Ngữ
Thay mặt Ban vận động thành lập Hiệp hội Dân oan Việt Nam
Nguyễn Xuân Ngữ
Hãy Vượt
Qua Sự Sợ Hãi của Mỗi Chúng Ta
Mai Anh
(Kỷ niệm 65 năm ngày Nhân Quyền Quốc Tế)
Kể từ khi xã hội nguyên thủy của loài người hình thành nên sự phân chia giai cấp, giai cấp thống trị đã dùng mọi thủ đoạn để tạo ra sự sợ hãi, lệ thuộc của giai cấp bị trị, tước đoạt đi đa số các quyền cơ bản của họ và diệt trừ thẳng tay những mầm mống về khát vọng tự do và bình đẳng trong mỗi con người.
Những tư tưởng về thần quyền, về đấng tối cao ban cho một số người có quyền cai trị những người khác, về thuyết vua tôi “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” hay những chủ nghĩa độc tài, độc đoán đã đè nặng lên tâm trí con người, khiến họ dù chiếm số đông nhưng luôn sống trong sợ hãi, phải hài lòng với những quyền nhỏ nhoi được những kẻ cai trị ban phát cho mình.
Nhưng dù trải qua hàng ngàn năm, những mầm tư tưởng về bình đẳng, về tự do, về các quyền tự nhiên mà tạo hóa ban cho con người vẫn không hề bị hủy diệt mà càng bị đàn áp, nó càng trỗi dậy mạnh mẽ. Khi có những con người dũng cảm chiến thắng sự sợ hãi, họ sẽ cất lên những tiếng nói của sự thật, của chân lý và trở thành những ngọn cờ cách mạng để tập hợp mọi người cùng nắm tay nhau vượt qua sự sợ hãi làm nên những điều kỳ diệu giải phóng con
người.
Có những câu chuyện trong lịch sự cận đại đã thể hiện hành trình vượt qua sự sợ hãi của con người như vậy. Năm 1915, khi Mahatma Gandhi từ Nam Phi trở về Ấn Độ, ông đã nhận ra rằng, bản thân Ấn Độ đang tự chấp nhận sự đô hộ của thực dân Anh. Muốn giành độc lập, chính người Ấn Độ phải vượt qua, chiến thắng tâm lý bị trị của mình trước. Ông đã tạo ra hành trình lấy muối kỳ diệu, thực ra là hành trình chiến thắng sự sợ hãi của người dân. Bằng một hành động phản kháng rất cụ thể, dễ hiểu và dễ thực hiện với mọi người là đi ra bờ biển bốc một nắm muối để phản đối chính sách độc quyền sản xuất muối của thực dân Anh, ông đã lôi kéo được hàng chục ngàn người tham gia. Và cứ như vậy với tinh thần bất bạo động nhưng phản kháng rất kiên quyết, ông đã cùng những người dân Ấn độ giành lại độc lập cho đất nước của mình.
Một người cũng rất nổi tiếng khác trong lịch sử đấu tranh cho quyền con người là Martin Luther King. Khi những người da đen tại Mỹ bị phân biệt đối xử, Martin Luther King đã dẫn đầu cuộc đấu tranh đòi quyền của họ bằng những biện pháp bất bạo động nhưng tập hợp được sức mạnh của số đông. Điển hình là phong trào tẩy chay xe buýt, một hành động phản kháng lại luật bất bình đẳng là người da đen phải nhường ghế cho người da trắng. Khi một người phụ nữ da đen dũng cảm thẳng thắn từ chối tuân thủ luật này, Luther King đã phát động phong trào tẩy chay xe buýt trong 385 ngày cho đến khi chính quyền chấp nhận bãi bỏ đạo luật vô lý đó.
Sự sợ hãi là biểu hiện của con người thiếu tự do, thiếu độc lập tự chủ. Vì quyền lực không nằm trong tay họ nên họ khiếp sợ trước sự trừng phạt, đàn áp của những kẻ nắm quyền. Nhưng sự sợ hãi sẽ làm cạn kiệt những động lực tích cực của con người như sự sáng tạo, cống hiến và niềm tin để đóng góp xây dựng một xã hội tốt đẹp và thịnh vượng. Như Fukuzawa Yukichi đã nói : “Độc lập dân tộc nhờ độc lập cá nhân”. Một đất nước có độc lập, tự do khi mỗi người dân của nước đó có được độc lập tự do. Mỗi cá nhân chỉ có được độc lập, tự do khi các quyền con người của anh ta được tôn trọng và bảo vệ đầy đủ bằng pháp luật mà không có một thế lực nào có thể tước đoạt được. Đó còn là quy luật khách quan của sự phát triển thịnh vượng, văn minh của các quốc gia đã được minh chứng trong thực tế. Ở những nước nào người dân được đảm bảo đầy đủ các quyền con người để người dân có thể tự tin phát huy hết tiềm năng của mình, ở nước đó có dân chủ, công bằng, thịnh vượng, văn minh. Ngược lại, ở nước nào người dân bị tước đoạt các quyền con người, phải sống trong sợ hãi lệ thuộc, ở nước đó có cường quyền, tham nhũng, nghèo nàn, lạc hậu. Thật là sai trái khi nhiều người cho rằng phải phát triển kinh tế để người dân giàu có trước rồi mới nghĩ tới nhân quyền. Đó là sự phát triển trái quy luật chỉ dẫn đến một xã hội bất ổn và bạo loạn.
65 năm đã qua kể từ khi Liên Hiệp Quốc chính thức thông qua bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền. Hành trình đấu tranh cho nhân quyền của nhân loại đã tiến những bước dài nhờ sự đóng góp đấu tranh không ngừng nghỉ của biết bao con người. Dù đã trở thành những giá trị phổ quát cho mọi người trên toàn thế giới nhưng vẫn có rất nhiều nơi trên thế giới những kẻ thống trị vẫn trì hoãn và ngụy biện không chịu công nhận những quyền con người nhằm kéo dài sự thống trị của mình. Và vì thế ở những nơi đó, chỉ có một con đường duy nhất cho người dân để giành lại quyền con người của mình là phải đứng dậy vượt qua sự sợ hãi của chính mình.
Từ những hành động phản kháng nhỏ nhưng biết đoàn kết với nhau để tạo ra sức mạnh tập thể, bóng tối của sự sợ hãi sẽ bị xóa tan và bình minh của tương lai tươi sáng sẽ đến. Hãy cùng nắm tay nhau để cùng vượt qua sự sợ hãi của mỗi chúng ta!
Mai Anh
Phong trào Con Đường Việt Nam
DienDanCTM
38 người Việt được
đưa khỏi Tacloban bởi 1 người… không tổ quốc
Sổ tay phóng viên
Ngọc
Lan/Người Việt
2.01.2014 MANILA,
Philippines (NV) - Tôi gọi anh là “người không tổ quốc”, vì dù đã 13 năm
anh sống nhờ ở đậu trên đất Phi, nhưng không được công nhận quốc tịch Phi,
không được làm công dân Phi, và đau đớn hơn, anh cũng không còn một quê hương
chôn nhau cắt rốn để quay về.
|
Hoàng Văn đang trao quà cứu trợ cho
người dân Philippines. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
|
Bởi lẽ...
Anh là người tị nạn chính trị... một cách bất đắc dĩ.
Thế nhưng, người đàn ông tưởng chừng nhỏ thó đó lại chính là người đã không quản công trong suốt một tuần rong ruổi ở vùng tâm bão Tacloban, Philippines để tìm kiếm và đưa 38 người Việt Nam ra khỏi nơi nguy hiểm này, sau khi cung cấp cho họ tiền bạc đủ làm hành trang tìm cái ăn và phương tiện di chuyển trong một thời gian ngắn.
Anh tên là Hoàng Văn, một trong những thiện nguyện viên của tổ chức VOICE, nơi đảm nhận trách nhiệm chuyển tiền cứu trợ của đồng bào hải ngoại đến tận tay những người cần giúp đỡ trong cơn nguy khó bị gây ra bởi cơn bão lịch sử Haiyan.
Anh là người tị nạn chính trị... một cách bất đắc dĩ.
Thế nhưng, người đàn ông tưởng chừng nhỏ thó đó lại chính là người đã không quản công trong suốt một tuần rong ruổi ở vùng tâm bão Tacloban, Philippines để tìm kiếm và đưa 38 người Việt Nam ra khỏi nơi nguy hiểm này, sau khi cung cấp cho họ tiền bạc đủ làm hành trang tìm cái ăn và phương tiện di chuyển trong một thời gian ngắn.
Anh tên là Hoàng Văn, một trong những thiện nguyện viên của tổ chức VOICE, nơi đảm nhận trách nhiệm chuyển tiền cứu trợ của đồng bào hải ngoại đến tận tay những người cần giúp đỡ trong cơn nguy khó bị gây ra bởi cơn bão lịch sử Haiyan.
“Người ta cần thì mình đi thôi”
Có làm người đặt chân đến mảnh đất bị tàn phá bởi cơn
thịnh nộ của thiên nhiên mới hiểu hết được những gian truân, khó khăn của những
người phải có mặt tại vùng đất này, dù với bất cứ lý do gì, nhất là trong những
ngày đầu trận bão mới đến.
Hoàng Văn, từ thành phố Manila - nơi bão Haiyan chỉ được biết qua tin truyền hình - là một trong những người có mặt dọc ngang khắp vùng Tacloban chỉ sau 3 ngày trận bão đánh tan thành phố này.
Ðể làm gì? - Tìm những người Việt Nam bị kẹt lại tại tâm bão để đưa họ đến nơi an toàn.
Những người đó có quen biết gì với anh không? - Không, tôi không quen biết ai hết trong số họ.
Anh Hoàng kể, “Khi bão Haiyan xảy ra, tôi không hề nghĩ đến chuyện mình đi đến Tacloban. Tuy nhiên, có một người ở vùng bị bão đã gọi điện thoại cho người thân của họ ở Mỹ cầu cứu. Người này gọi cho Trịnh Hội vì biết Trịnh Hội có văn phòng ở Manila. Trịnh Hội gọi cho tôi. Thế là tôi khăn gói lên đường và đi theo số điện thoại họ đưa.”
Khởi đầu là như vậy.
Rất may mắn, người đàn ông đầu tiên từ vùng bão gọi ra là một người mua bán các thiết bị điện thoại nên ông có được một số pin “xơ-cua”, nhờ đó mà Hoàng Văn cứ gọi để liên lạc, xác định vị trí.
Từ người đàn ông này, lại chỉ ra tiếp những người Việt khác. Hoàng liên lạc, yêu cầu họ tìm đường tập trung về một điểm nào đó. Hoàng tìm xe tới, cho mỗi người 10,000 peso (tương đương $250, tiền cứu trợ của đồng bào hải ngoại gửi đến), đưa họ đi tìm chỗ ăn uống, cho họ tiền trả tiền xe cộ, tàu xe để đi về Cebu, tá túc ở nhờ nhà của một đồng hương gốc Việt khác, trước khi tiếp tục tìm phương kế mưu sinh.
Một tuần lễ liền, cứ mỗi sáng từ khách sạn ở Cebu, anh Hoàng lại đón tàu, xe đi về hướng Tacloban để tìm người Việt, cho đến khuya lại mới trở về Cebu. “Hầu như buổi trưa tôi không ăn gì hết, vì có gì đâu mà ăn. Chỉ có đi và nhìn thấy những hình ảnh mà chưa bao giờ mình tưởng tượng ra. Trong vòng một tuần, tôi sụt 4 ký lô.” Anh nhớ lại.
Không chỉ chứng kiến những ngọn dừa bị chặt ngọn, những ngôi nhà đổ nát hoàn toàn, Hoàng còn nhìn thấy những nghĩa trang mà xác người chết vừa mới chôn đã bị quật lên, phơi mình trên mặt đất, phải bước qua những con đường ngập ngụa xác người, xác súc vật, hòa cùng rác rưởi và mùi tử khí vương đầy trong hơi thở.
Và Hoàng bật khóc, trước những cảnh tượng đó, nhất là khi tìm được nhóm 7 người Việt sau cùng, nhìn họ ngấu nghiến ăn bữa cơm đầu tiên với thịt gà, sau suốt nhiều ngày đói khát, cầm cự sự sống bằng cách ăn dừa hay bất cứ thứ gì có thể cho vào miệng, nuốt xuống bao tử.
“Họ có biết anh là ai không?” - “Không.” Tôi hỏi và Hoàng cười trả lời.
“Lúc đầu, họ không hề nghĩ là có người Việt nào lại đi tìm họ. Họ cũng chẳng biết VOICE là ai, vì những người này chỉ đơn thuần đến Phi để mua bán làm ăn, họ không phải di dân. Nhưng khi nghe có người đi tìm thì họ mừng, gặp mình họ cũng ôm lấy mình mà khóc. Tôi thì mừng khi thấy tất cả đều còn sống, dù tài sản mất hết, sổ nợ mất hết.” Anh kể.
Hơn một tháng rưỡi trôi qua, sau thời điểm kinh hoàng đó, duy chỉ có gia đình anh Phước Nguyễn còn trụ lại ở Tacloban (vì vợ anh người Phi, các con anh sanh ra ở Phi), những người Việt khác đều đã ra khỏi vùng đất đau thương này.
“Có ai gọi điện thoại lại báo cho anh biết họ đã đi đâu và như thế nào không?” - “Không có ai hết.” Hoàng Văn cười giòn tan, dù mắt buồn đau đáu.
Hoàng Văn, từ thành phố Manila - nơi bão Haiyan chỉ được biết qua tin truyền hình - là một trong những người có mặt dọc ngang khắp vùng Tacloban chỉ sau 3 ngày trận bão đánh tan thành phố này.
Ðể làm gì? - Tìm những người Việt Nam bị kẹt lại tại tâm bão để đưa họ đến nơi an toàn.
Những người đó có quen biết gì với anh không? - Không, tôi không quen biết ai hết trong số họ.
Anh Hoàng kể, “Khi bão Haiyan xảy ra, tôi không hề nghĩ đến chuyện mình đi đến Tacloban. Tuy nhiên, có một người ở vùng bị bão đã gọi điện thoại cho người thân của họ ở Mỹ cầu cứu. Người này gọi cho Trịnh Hội vì biết Trịnh Hội có văn phòng ở Manila. Trịnh Hội gọi cho tôi. Thế là tôi khăn gói lên đường và đi theo số điện thoại họ đưa.”
Khởi đầu là như vậy.
Rất may mắn, người đàn ông đầu tiên từ vùng bão gọi ra là một người mua bán các thiết bị điện thoại nên ông có được một số pin “xơ-cua”, nhờ đó mà Hoàng Văn cứ gọi để liên lạc, xác định vị trí.
Từ người đàn ông này, lại chỉ ra tiếp những người Việt khác. Hoàng liên lạc, yêu cầu họ tìm đường tập trung về một điểm nào đó. Hoàng tìm xe tới, cho mỗi người 10,000 peso (tương đương $250, tiền cứu trợ của đồng bào hải ngoại gửi đến), đưa họ đi tìm chỗ ăn uống, cho họ tiền trả tiền xe cộ, tàu xe để đi về Cebu, tá túc ở nhờ nhà của một đồng hương gốc Việt khác, trước khi tiếp tục tìm phương kế mưu sinh.
Một tuần lễ liền, cứ mỗi sáng từ khách sạn ở Cebu, anh Hoàng lại đón tàu, xe đi về hướng Tacloban để tìm người Việt, cho đến khuya lại mới trở về Cebu. “Hầu như buổi trưa tôi không ăn gì hết, vì có gì đâu mà ăn. Chỉ có đi và nhìn thấy những hình ảnh mà chưa bao giờ mình tưởng tượng ra. Trong vòng một tuần, tôi sụt 4 ký lô.” Anh nhớ lại.
Không chỉ chứng kiến những ngọn dừa bị chặt ngọn, những ngôi nhà đổ nát hoàn toàn, Hoàng còn nhìn thấy những nghĩa trang mà xác người chết vừa mới chôn đã bị quật lên, phơi mình trên mặt đất, phải bước qua những con đường ngập ngụa xác người, xác súc vật, hòa cùng rác rưởi và mùi tử khí vương đầy trong hơi thở.
Và Hoàng bật khóc, trước những cảnh tượng đó, nhất là khi tìm được nhóm 7 người Việt sau cùng, nhìn họ ngấu nghiến ăn bữa cơm đầu tiên với thịt gà, sau suốt nhiều ngày đói khát, cầm cự sự sống bằng cách ăn dừa hay bất cứ thứ gì có thể cho vào miệng, nuốt xuống bao tử.
“Họ có biết anh là ai không?” - “Không.” Tôi hỏi và Hoàng cười trả lời.
“Lúc đầu, họ không hề nghĩ là có người Việt nào lại đi tìm họ. Họ cũng chẳng biết VOICE là ai, vì những người này chỉ đơn thuần đến Phi để mua bán làm ăn, họ không phải di dân. Nhưng khi nghe có người đi tìm thì họ mừng, gặp mình họ cũng ôm lấy mình mà khóc. Tôi thì mừng khi thấy tất cả đều còn sống, dù tài sản mất hết, sổ nợ mất hết.” Anh kể.
Hơn một tháng rưỡi trôi qua, sau thời điểm kinh hoàng đó, duy chỉ có gia đình anh Phước Nguyễn còn trụ lại ở Tacloban (vì vợ anh người Phi, các con anh sanh ra ở Phi), những người Việt khác đều đã ra khỏi vùng đất đau thương này.
“Có ai gọi điện thoại lại báo cho anh biết họ đã đi đâu và như thế nào không?” - “Không có ai hết.” Hoàng Văn cười giòn tan, dù mắt buồn đau đáu.
“Chiến sĩ bất đắc dĩ”
Như đã nói ở trên, người
đi tìm 38 người Việt Nam kẹt trong vùng bão và cung cấp tiền bạc, phương tiện
để họ đi đến nơi an toàn là “một người không tổ quốc”.
|
Hoàng Văn (đứng, thứ ba từ trái
sang) trong chuyến đi cứu trợ ở Tacloban. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
|
Ðến Philippines và ở lại nơi này trong suốt 13 năm qua - trong khắc khoải, tuyệt vọng - chưa bao giờ là kế hoạch được định sẵn trong hành trang tương lai của Hoàng Văn.
“Ba vợ tôi làm việc cho Mỹ, nhưng làm gì thì chỉ có chính phủ Mỹ mới biết. Chỉ biết là ba má vợ tôi được tin phải rời khỏi Việt Nam liền. Vợ tôi cũng phải đi để tránh sự bắt bớ của chính quyền, thì tôi cũng phải đi theo thôi, không còn lựa chọn nào khác, không có dự trù gì trước.” Hoàng nhớ lại.
Tuy nhiên, trong khi ba má vợ Hoàng có visa bay thẳng sang Mỹ, thì Hoàng cùng vợ phải đi bằng con đường du lịch đến Philippines, chờ làm thủ tục tị nạn chính trị. Khi đó là Tháng Chín, năm 2000.
Lý do để Hoàng Văn chọn Phi làm nơi tá túc bước đầu là vì “Phi là quốc gia nói tiếng Anh, không thân cộng sản và có một người Phi ở đây quen với bên vợ ở Mỹ, ông ta nói nên qua Phi sống có gì ông ta giúp đỡ. Chính vì vậy mà chúng tôi chọn Philippines.”
Ngày Noel 2013, bên hiên ngôi nhà mà VOICE chọn làm văn phòng ở Manila, cũng là nơi sinh sống hiện tại của vợ chồng Hoàng Văn cùng đứa con gái 11 tuổi, người đàn ông có nụ cười thật hiền nhưng ánh mắt thật buồn nhớ lại những cột mốc đặc biệt đã trôi qua cuộc đời gia đình anh trong 13 năm qua.
“Suốt ba năm đầu sang đây, chúng tôi hoàn toàn sống bằng tiền mang theo, và một phần được sự giúp đỡ từ ba má vợ ở Mỹ, bởi vì không biết làm sao để tìm phương cách sinh nhai. Thời gian đó, đầu óc cả hai vợ chồng rất là khủng hoảng, tinh thần suy sụp, nhưng không hề nghĩ đến chuyện quay về Việt Nam, vì biết chắc chắn về sẽ bị bắt.”
Dẫu vậy, thời gian đó, người Việt tị nạn tại Philippines hãy còn rất đông, ra vào trông thấy người Việt, nghe có tiếng Việt, nhìn thấy đồng hương nên vợ chồng Hoàng vẫn còn an ủi phần nào.
Anh tiếp tục, “Nhưng đến năm 2005, khi người Việt được đi định cư ở Mỹ hết, còn lại chơ vơ có mình, thì lúc đó rất là khủng hoảng. Phía Mỹ lại từ chối hồ sơ của tôi vì chương trình đó chỉ dành cho người Việt đi vượt biên từ năm 1996. Khủng hoảng kinh khủng.”
Chưa hết, thời gian vừa mới nguôi ngoai thì đến năm 2007, lại thêm một đợt cuối cùng, 300 gia đình còn sót lại ở Phi được đi định cư tại Canada. “Họ đi sạch, nhìn quanh thấy trống lỗng. Lại thêm một lần suy sụp.”
Anh vừa nói vừa có cười nhẹ để che đi nỗi xúc động cố gắng kìm giữ, “Một tương lai vô vọng. Không biết khóc như thế nào. Sống cũng không biết sống như thế nào. Chỉ biết nói chung một cảm giác là khủng hoảng nặng nề.”
Ðến thời điểm này, nhận ra con đường được định cư của mình tại một quốc gia thứ 3 hãy còn rất lâu, không phải là chuyện một sớm một chiều, hai vợ chồng Hoàng tìm cách mua bán, sau chuyển qua làm việc online, để mưu sinh.
Ðến năm 2008, Hoàng mới chính thức trở thành thành viên của VOICE, dù đã biết đến Trịnh Hội và tổ chức này 6 tháng sau khi đến Manila.
“Hiện tại, ở Philippines, người ta nhìn anh trong tư cách gì?” Tôi dè dặt hỏi.
“Tị nạn chính trị.” Anh đáp.
“Mình là người tị nạn chứ không phải là người Phi nên mình không có quyền lợi như người bản xứ. Mình không được mua đất, không được mở cửa hàng kinh doanh, không được mua 'franchise,' không được đi bầu. Họ nói mình có quyền đi học, đi làm. Nhưng khi đi xin việc không ai cho hết, kể cả tư nhân lẫn nhà nước, vì họ nói rằng người dân Phi còn không đủ việc làm thì làm gì đến mình.” Hoàng giải thích thêm.
Anh nói, “Phi là nơi cho mình dung thân một cách yên bình nhưng nó không phải là quê hương của mình. Thế nên, tôi vẫn đau đáu một nỗi buồn là càng nghĩ tới tương lai thì càng không biết mình đi về đâu.”
Mang nặng tâm trạng đó nên không thể diễn tả được Hoàng đã bật khóc như thế nào khi vào Tháng Ba vừa qua, nghe Luật Sư Trịnh Hội từ Úc gọi điện thoại báo tin “hồ sơ của ông đã được chính phủ Canada chấp thuận”.
“Tôi khóc như trẻ con, vì những gì mình chờ đợi từ 12 năm nay sắp thành hiện thực,” anh nói.
Nhưng...
Lại thêm một chữ “nhưng” tàn nhẫn.
Hai tháng sau đó, cơ quan di trú Canada có thư chính thức gửi Hoàng Văn cho biết hồ sơ của gia đình anh đã bị bác vì không đủ điều kiện tị nạn chính trị.
Anh cười buồn, “Họ bảo tị nạn chính trị tức là đi tìm tự do. Giờ mình đã ở Phi, tức một quốc gia tự do rồi thì không còn đi đâu nữa. Tôi điếng người, chết một lần nữa, chết lần thứ 3.”
Như một câu hỏi kinh điển, bởi lẽ, tôi không biết phải nói thêm lời gì trong hoàn cảnh này, trước khi rời Manila trở lại Mỹ, “Vậy mục đích sống hiện giờ của anh là gì?”
“Thì chỉ là sống thôi. Sống chờ ngày Trịnh Hội mát tay thì giúp mình đi sớm, có tương lai cho con gái. Còn hiện tại thì tôi bằng lòng với những gì mình có, giúp cho VOICE, người ta cho mình cơm ăn áo mặc, nhà ở miễn phí, khỏi lo nghĩ về vấn đề sinh nhai. Ðối với tôi thì không còn tính gì nữa. Ði đâu cũng làm việc thôi, nhưng thật sự mà nói cứ tiếp tục làm cho VOICE thì con tôi không có tương lai. Một mai VOICE dời qua một quốc gia khác, như Việt Nam chẳng hạn thì tôi làm gì? Tôi chỉ mong được định cư càng sớm càng tốt để cho con gái tôi còn có cơ hội, có tương lai, có quê hương.” Anh nói một hơi dài. Rồi im lặng.
Có những mảnh đời, bươn bả vì người. Còn số phận mình... không tổ quốc.
Khoảng lặng đó theo tôi đến hôm nay...
–-
Liên lạc tác giả: Ngoclan@nguoi-viet.com
Ðức Giáo Hoàng kêu gọi bao dung, đoàn kết trong Thánh lễ đầu năm
VOA - 01.01.2014
Ðức Giáo hoàng Phanxicô
kêu gọi bao dung và đoàn kết nhiều hơn giữa nhân loại trong thánh lễ Năm Mới
đầu tiên của ngài với vai trò giáo hoàng.
Đức Giáo hoàng 77 tuổi, người Argentina, đã nói với hằng chục ngàn người tại Quảng trường Thánh Phêrô hôm thứ Tư. Ngài kêu gọi mọi người trở thành một “cộng đồng anh em” và chấp nhận lẫn nhau trong sự khác biệt của mỗi người.
Đức Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi chấm dứt bạo động và bày tỏ hy vọng rằng “phúc âm tình anh em” sẽ phá vỡ những bức tường ngăn chặn kẻ thù không nhận ra được họ là anh em.
Ngài nói bằng tiếng Ý:
"Đã tới lúc ngưng lại! Chính tôi cũng nghĩ rằng ngưng lại trên con đường của bạo động này và tìm kiếm hòa bình sẽ tốt cho chúng ta. Hỡi anh chị em, tôi sẽ nói lời nói của người này như của chính tôi; "Điều gì trên thế giới đang xảy ra trong những trái tim của con người? Điều gì trên thế giới đang xảy ra trong tim của nhân loại, đã tới lúc phải ngưng lại.'"
Giáo hội Thiên Chúa Giáo đã dành ngày mùng Một tháng Giêng để quảng bá hòa bình.
Đức Giáo hoàng 77 tuổi, người Argentina, đã nói với hằng chục ngàn người tại Quảng trường Thánh Phêrô hôm thứ Tư. Ngài kêu gọi mọi người trở thành một “cộng đồng anh em” và chấp nhận lẫn nhau trong sự khác biệt của mỗi người.
Đức Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi chấm dứt bạo động và bày tỏ hy vọng rằng “phúc âm tình anh em” sẽ phá vỡ những bức tường ngăn chặn kẻ thù không nhận ra được họ là anh em.
Ngài nói bằng tiếng Ý:
"Đã tới lúc ngưng lại! Chính tôi cũng nghĩ rằng ngưng lại trên con đường của bạo động này và tìm kiếm hòa bình sẽ tốt cho chúng ta. Hỡi anh chị em, tôi sẽ nói lời nói của người này như của chính tôi; "Điều gì trên thế giới đang xảy ra trong những trái tim của con người? Điều gì trên thế giới đang xảy ra trong tim của nhân loại, đã tới lúc phải ngưng lại.'"
Giáo hội Thiên Chúa Giáo đã dành ngày mùng Một tháng Giêng để quảng bá hòa bình.
Tổng thống
Miến Điện ủng hộ sửa đổi Hiến pháp
Thanh Phương
|
Tổng thống Miến
Điện Thein Sein
|
Hôm nay, 02/01/2014, Tổng thống Miến Điện Thein Sein tuyên
bố ủng hộ việc sửa đổi Hiến pháp, đặc biệt là sửa đổi điều khoản cản trở nhà
đối lập Aung San Suu Kyi trở thành Tổng thống. Trong một bài diễn văn được đăng
trên tờ nhật báo chính thức New Light of Myanmar, ông Thein Sein tuyên bố : « Tôi
nghĩ rằng một Hiến pháp lành mạnh thỉnh thoảng cần phải được sửa đổi để đáp ứng
những nhu cầu của đất nước».
Hiến pháp Miến Điện năm 2008, do chính quyền quân sự cũ soạn thảo, đã được thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý đúng một tuần sau cơn bão Nargis ( khiến 138 ngàn người chết và mất tích ). Hiến pháp này trao rất nhiều quyền cho phe quân đội, đặc biệt là cho họ nắm 25% số ghế của Quốc hội không cần qua bầu cử.
Đặc biệt, Hiến pháp hiện hành cấm một công dân Miến Điện có chồng hoặc con mang quốc
tịch nước ngoài trở thành Tổng thống. Điều khoản này như vậy cản trở nhà đối lập Aung San Suu Kyi, lấy chồng (nay đã chết) và có con mang quốc tịch Anh, lên làm nguyên thủ quốc gia Miến Điện.
Bà Aung San Suu Kyi đã cho biết sẽ ra tranh chức Tổng thống Miến Điện. Chức vụ này sẽ được chọn bởi các dân biểu Quốc hội được bầu lên trong cuộc bầu cử năm 2015. Đảng đối lập Liên đoàn quốc gia vì dân chủ được dự báo là sẽ giành thắng lợi trong cuộc bầu cử này.
Từ cách đây vài tháng, một Ủy ban Quốc hội, gồm đại diện của các chính đảng và của quân đội, đã bắt đầu họp bàn về cải tổ Hiến pháp Miến Điện. Ủy ban này sẽ trao báo cáo kết luận từ đây cho đến cuối tháng Giêng. Theo quy định hiện hành, mọi sửa đổi Hiến pháp cần phải được thông qua với hơn 75% số phiếu ở Quốc hội.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140102-tong-thong-mien-dien-ung-ho-sua-doi-hien-phap
Việt Nam đi tìm lối thoát nhân quyền
Phạm Chí Dũng
Thứ năm, 2 tháng 1,
2014
Bảy năm sau khi trở thành
thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), lãnh đạo Việt Nam một
lần nữa lục lại hồ sơ thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia.
Việc này xảy ra vào
thời điểm Việt Nam chuẩn bị lọt chân qua khe cửa hẹp của Hiệp định đối tác
kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Bất chấp các tuyên bố
“Việt Nam luôn bảo đảm quyền con người”, bộ hồ sơ ố vàng vẫn cho thấy nhà nước
này chưa thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia theo khuyến nghị của Nguyên tắc
Paris vào tháng 10/1991.
Theo nguyên tắc này, Liên
hiệp quốc khuyến khích các nước thành viên xây dựng cơ quan nhân quyền quốc gia
nhằm bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người.
Mặc dù chỉ mang tính
khuyến nghị, nguyên tắc này đã được nhiều quốc gia vận dụng để xây dựng cơ quan
nhân quyền quốc gia.
Tuy nhiên, bối cảnh và
tương quan thế lực hiện thời để “xét lại” hồ sơ cơ quan nhân quyền quốc gia so
với trước đây đã khác nhiều, thậm chí rất nhiều.
Bảy năm trước và vào lúc
nền kinh tế bản địa chưa dợm chân vào hố sâu suy thoái, ngay cả cuộc gặp George
Bush - Nguyễn Minh Triết ở Nhà Trắng và những hứa hẹn đầy ưu ái cho cơ chế WTO
cũng chỉ vừa đủ để khích lệ hình ảnh một ban chỉ đạo nhân quyền trực thuộc
Chính phủ, chứ hoàn toàn không phải là mô hình Hội đồng nhân quyền quốc gia
theo khuyến nghị của Nguyên tắc Paris.
Nhưng giá trị mà Lênin
coi là “thói kiêu ngạo cộng sản” lại không phải là một phạm trù mang tính vĩnh
viễn.
Vào lúc này, điều có vẻ
cần ngạc nhiên là trong nội tình Nhà nước Việt Nam đang có dấu hiệu vội vã xúc
tiến thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia theo một trong hai hình thức: hoặc
Hội đồng nhân quyền quốc gia, hoặc Ủy ban nhân quyền quốc gia.
Thậm chí, những ngày cuối
năm 2013 còn hé lộ thông tin từ không gian u tịch nơi nghị trường và chính phủ
về khả năng “sắp tới” sẽ ban bố các luật lập hội, luật biểu tình và luật tiếp
cận thông tin.
Lãnh đạo Việt Nam luôn
nhấn mạnh đến các cam kết quốc tế khi công du nước ngoài
Đối chiếu với lịch sử thì
ít nhất hai ý tưởng về luật biểu tình và lập lập hội đều đã có độ trễ đến gần
một phần tư thế kỷ, kể từ thời điểm được trở thành một nội dung của Hiến pháp
năm 1992.
'An ninh nhân quyền'
Trong khi đó, nhiệm vụ
“bảo vệ an ninh nhân quyền” rõ ràng là sớm sủa hơn nhiều.
Chẳng cần đến lời nhắc
nhở nào từ Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, trong vài chục năm qua và đặc biệt kể
từ khi hai nhà nước Việt - Mỹ chính thức ký kết hiệp định song phương về thương
mại năm 2001, các báo cáo đặc biệt về nhân quyền vẫn đều đặn được Ban chỉ đạo
nhân quyền quốc gia - một cơ quan trực thuộc Chính phủ - ban hành một cách mẫn
cán cùng thiên hướng thành tích kìm giữ.
Chỉ có điều, thay vì đề
cập một cách đầy đủ đến các quyền con người của công dân như những nội dung
trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký vào
năm 1982, hệ thống báo cáo này chỉ tập trung vào chủ đề an ninh quốc gia một
cách đầy chuyên chính và một chiều.
Minh chứng rõ rệt là Ban
chỉ đạo nhân quyền đã thừa nhận trong nhiều năm qua “chủ yếu thực hiện nhiệm vụ
chống lại các thế lực phản động lợi dụng nhân quyền nhằm chống phá Việt Nam”.
Bộ phận thường trực của
cơ quan này là Bộ Công an, và tất nhiên rất nhiều chức trách trong đó được
chiếu hậu qua lăng kính của những người mặc sắc phục chứ không phải được tái
thẩm bởi nghị quyết về dân chủ cơ sở.
Một minh chứng nổi trội
khác là tuy có nhiều cơ quan nhà nước cùng tham gia vào ban chỉ đạo nhân quyền
quốc gia, nhưng như một thừa nhận trong các kỳ tổng kết hàng năm của cơ quan
này, vẫn thiếu một cơ quan chịu trách nhiệm chính.
Hoặc nếu chọn cách nói
tránh vòng vo thì Ban chỉ đạo nhân quyền quốc gia đã rất thường không quan tâm
đến thực hiện nghĩa vụ về điều ước quốc tế về quyền con người.
Cùng lúc, một dẫn cứ theo
cách thuyết minh vòng vo trong nội bộ là “trình độ, nhận thức của nhiều công
chức còn hạn chế về quyền công dân, quyền con người; không nắm được các trách
nhiệm và nghĩa vụ của Việt Nam về luật pháp quốc tế và điều ước quốc tế”.
"Trình độ, nhận thức của nhiều công chức còn hạn
chế về quyền công dân, quyền con người..."
Có lẽ cũng bởi sự hạn chế
quá ấn tượng về trình độ và nhận thức như thế mà đã dẫn đến chuyện đúng ngày
quốc tế nhân quyền 10/12/2013 và sau khi Nhà nước Việt Nam chính thức tham gia
vào Công ước chống tra tấn quốc tế cùng Hội đồng nhân quyền LHQ, hoạt động
phân phát Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền của một số nhóm dân sự ở nơi công
cộng đã bị coi là “hành vi tán phát tài liệu phản động” và bị công an cùng dân
phòng ngăn chặn khá quyết liệt.
Thậm chí ở thành phố lớn
thứ hai quốc gia là Sài Gòn, những người hoạt động xã hội còn phải hứng chịu
một trận mưa mắm tôm cùng cái gọi là “nền văn hóa đấm đá nhân quyền”.
Tín hiệu mới?
Vì những nguyên do mà có
lẽ chỉ có Bộ Chính trị đảng mới rõ, chỉ đến gần đây báo cáo của các cơ quan
chức năng về nhân quyền mới đả động đến hiện trạng “thiếu luật biểu tình, luật
lập hội, luật trưng cầu dân ý, luật tiếp cận thông tin, luật bảo vệ dữ liệu cá
nhân”.
Một tín hiệu mới chăng?
Hay đoạn trường ngoại giao cùng những dấu hiệu cho hình ảnh “Việt Nam muốn làm
bạn với tất cả các nước”?
Từ việc tham gia Công ước
chống tra tấn, Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc cho đến những động thái mới
đây về một số bộ luật và cơ quan nhân quyền quốc gia…, hiện tượng đó phải chăng
đang thể hiện điều được xem là “lòng thành chính trị” của Nhà nước Việt Nam?
Hoặc giả bất chợt phát lộ
đôi chút thành tâm chính trị nào đó, làm sao có thể lý giải nguồn cơn sâu xa
của nó?
Khác hẳn với bối cảnh
trước năm 2010, tình cảnh hiện thời đang trở nên quá khó cho nền kinh tế Việt
Nam và các tập đoàn kinh doanh độc quyền và nợ như chúa Chổm của Chính phủ.
Chuỗi ngày lạnh giá cuối
năm 2013 lại chứng kiến hơi thở tê buốt của nạn suy thoái, cơn sốt thiếu tiền
mặt cùng thảm họa thất nghiệp.
Lần đầu tiên giới chuyên
gia quốc doanh và ngay cả các ngân hàng thương mại cổ phần không còn quá kiêng
cữ từ ngữ “đổ vỡ” cho tương lai không quá xa của hệ thống tín dụng.
Đầu tư nước ngoài và kiều
hối được xem là hai cần câu thơm mồi nhất có thể vực dậy nền kinh tế đắng
nghẹn.
Con số đầy khích lệ được
công bố bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy năm 2013 có khả năng thu hút đến 25
tỷ USD đầu tư tư bản, kiều hối và cả nguồn vốn ODA thường bị sử dụng không mấy
minh bạch.
Thế nhưng vẫn chưa thấy
xuất hiện một con số rõ ràng và đủ thuyết phục nào về tỷ lệ giải ngân cụ thể
đối với ba nguồn tài chính vừa trực tiếp vừa gián tiếp này. Mà như thế, mọi
việc vẫn còn ở thì tương lai chứ không hẳn là trạng thái “ăn sẵn”.
"Một tín hiệu mới chăng? Hay đoạn trường ngoại
giao cùng những dấu hiệu cho hình ảnh “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các
nước”?"
Cần câu cũng vì thế vẫn
có thể trở thành một thứ mồi tượng trưng và không thiếu ảo ảnh đối với chính
nó.
Bởi hy vọng lớn hơn được
dành cho TPP, song vào lần này khối quốc gia thương mại quốc tế đã như rút được
bài học đắt giá dành cho cho những đối tác thiếu tôn trọng quy luật cơ bản kinh
tế gắn bó với chính trị.
Ngay cả chuyến thăm Việt
Nam của ngoài trưởng Hoa Kỳ John Kerry vào tháng 12/2013 cũng chưa thể hâm nóng
lại bầu nhiệt huyết song phương Việt - Mỹ trước đó đúng một con giáp và khiến
hiện ra tức thời tấm visa nhập cảnh vào TPP.
Không hoặc ít cải thiện
về nhân quyền, theo cách nhìn của người Mỹ, là chưa thể hoặc còn lâu mới có thể
thỏa thuận theo đề nghị “được linh hoạt’ hoặc “được đặc cách” từ phía Nhà nước
Việt Nam.
Chỉ nhận không cho?
“Nền kinh tế Việt Nam
đang đứng trước ngã ba đường” - một chuyên gia của Chương trình Fulbright Việt
Nam tỏ ra đặc biệt âu lo. Nếu xem kinh tế gắn bó mật thiết với chính trị như
một quy luật khó chuyển dời, hẳn mối e sợ của giới chính khách Việt vẫn còn
nguyên thế tiến thoái đều bế tắc. Đáng lo lắng hơn, trạng thái này sẽ tăng tốc
theo thời gian.
HR 1897 - đạo luật nhân
quyền Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn tính hữu dụng và vẫn treo trên khung cửa
Thượng nghị viện Mỹ, sau khi đã được thông qua tại Hạ nghị viện quốc gia này
với số phiếu thuận cao không kém tỷ lệ 98% đại biểu quốc hội Việt Nam đồng
thuận với hiến pháp năm 2013 - một văn bản tối cao bị coi là “thụt lùi chưa
từng thấy”.
Và cho dù không phủ nhận
về tâm thế xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, người Mỹ sẽ rất khó để phải
trả thêm một cái giá quá cao nếu đối tác của họ chỉ muốn nhận không muốn cho.
Bởi tất cả những căn
nguyên sâu lắng và đáng tự ti hơn tự tôn như thế, có lẽ sẽ không quá ngạc nhiên
nếu trong thời gian tới, một cơ quan nhân quyền quốc gia được chính thức thiết
lập ở Việt Nam, với bộ phận thường trực an ninh được thay thế bởi giới lễ tân
ngoại giao mang nụ cười thường trú.
Có quá nhiều chuyện để cơ
quan nhân quyền quốc gia bày tỏ một chút lòng thành với người dân, liên quan
đến đất đai, môi trường, án oan sai, nạn cường hào ở các địa phương…, chưa kể
đến chủ đề tự do báo chí, tự do biểu đạt và tự do tôn giáo vẫn đang bị đưa ra
đánh đố như một loại “tài nguyên nhân quyền”.
Ẩn số còn lại sẽ là cơ
quan nhân quyền quốc gia đó có thực tâm dành dụm thời gian dư thừa cho một xã
hội công dân đang nheo nhóc quyền con người, hay vẫn sẽ ngày đêm săn đuổi “các
lực lượng thù địch”?
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/01/140102_vn_human_rights.shtml
Thái Lan đi tìm nền dân chủ cho riêng mình
Đối lập biểu tình trước
tư dinh Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, Bangkok, 26/12/2013
REUTERS
Tú Anh RFI
Nhật báo L’Humanité ra hôm nay cố gắng giải mã khủng hoảng
chính trị liên miên tại Thái Lan qua bài « Một
nền dân chủ đang lần mò từ nhiều thập kỷ ». Bài báo tập hợp những
phân tích của nhà nghiên cứu dân tộc học Bernard Formose, người đã có 30 năm
nghiên cứu về các vùng nông thôn ở đông bắc Thái Lan thuộc Viện nghiên cứu Đông
Nam Á đương đại của Pháp.
Câu hỏi chủ yếu
L’humanité đặt ra cho chuyên gia Bernard Formose là giải thích thế nào việc nền
quân chủ lập hiến Thái Lan từ bao nhiêu năm nay cứ rơi vào hết cuộc khủng hoảng
này đến khủng hoảng khác ? Chuyên gia Bernard Formose tập trung sự chú ý vào
thể chế quân chủ lập hiến mà tâm điểm là Nhà Vua.
Trái với nhận định của
nhiều người vẫn cho rằng Hoàng gia Thái Lan đứng ngoài vòng chính trị của đất
nước, chuyên gia này cho rằng Vua Thái hiện nay, đăng quang năm 1950, đã biết
thâu tóm tiềm lực kinh tế của đất nước dưới sự che trở của quân đội để phục vụ
mục đích chính trị của Hoàng gia. Nhiều thập kỷ qua, Hoàng gia và mạng lưới của
mình đã dùng tiền bạc độc quyền dành cho phát triển vùng nông thôn miền bắc,
lấy lòng dân chúng. Dù không bao giờ được khẳng định, nhưng thực tế nhà Thái vẫn
kín đáo đứng sau điều khiển chính trường nước này.
Nền chính trị Thái Lan
trở nên biến động mạnh hơn kể từ khi xuất hiện những nhà tư bản giàu có ở quy
mô quốc tế mà đại diện là Thaksin Shinawatra, người biết tung tiền ra để tìm
kiếm sự ảnh hưởng đối với dân nông thôn vùng miền bắc Thái Lan. Từ đó dẫn đến
sự xung đột quyền lợi ảnh hưởng giữa những người được cho là bảo hoàng Áo Vàng
và phe được cho là cấp tiến được những người Áo Đỏ ủng hộ.
Theo chuyên gia Formose
thì Thái Lan đang đứng giữa hai sự lựa chọn, giữa nền dân chủ dưới sự bảo trợ
của hội đồng nhà Vua và một nền dân chủ dựa trên chế độ nghị viện. Thái Lan vẫn
đang lần mò đi tìm một nền dân chủ riêng cho mình trong suốt hàng thập kỷ qua,
bởi vì không vượt qua được sự lựa chọn này.
Miến Điện đã thực sự hết
tù chính trị ?
Vẫn liên quan đến Châu Á,
báo L’Humanité tỏ thái độ khá bi quan trước sự kiện Miến Điện hôm qua trả tự do
cho những tù nhân chính trị cuối cùng qua bài viết ngắn « Bề ngoài đánh lừa của lệnh ân xá của
Miến Điện ».
Tác giả bài viết nhận
thấy, mặc dù chính quyền thông báo đã thả hết tù chính trị, nhưng vẫn còn những
câu hỏi đặt ra xung quanh lệnh ân xá này. Dường như trong số 48 tù chính trị
vừa được trả tự do đợt cuối hôm qua, không có những người bị bắt giam liên quan
đến tín ngưỡng. Trong khi đó, theo tác giả, sau các vụ bạo lực hồi 2012 có rất
nhiều người Hồi giáo ở vùng tây bắc Miến Điện bị bắt.
Vẫn theo L’Humanité thì
khuôn khổ trấn áp vẫn không thay đổi. Hiệp hội Thông tin Miến Điện (Info
Birmanie) lo ngại : « Số
lượng đáng báo động các vụ bắt giữ mới đối với nông dân, người bảo vệ nhân
quyền và người dân tộc thiểu số. Chính phủ Miến Điện tiếp tục kết tội những
người thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và hội họp của họ ».
Theo hiệp hội này, thậm chí có một số nhà đấu tranh đã phải trở lại nhà tù chỉ
ít giờ sau khi được trả tự do.
Hiệp hội này cũng ghi
nhận một thực tế khác trong năm qua, đó là chính phủ tập trung đặc biệt trấn áp
thô bạo những vụ việc nảy sinh từ các dự án công nghiệp đang được tiến hành với
sự trợ giúp của nước ngoài. Tác giả đặt câu hỏi : Phải chăng sức nặng của nền
dân chủ không bằng những bản hợp đồng báo bở với nước ngoài ?
Nhà nghèo Hy Lạp lên lãnh
đạo Châu Âu
Liên quan đến thời sự
Châu Âu, các báo Pháp hôm nay đặc biệt chú đến sự kiện, bắt đầu từ hôm qua
(1/1/2014), Hy Lạp được trao quyền Chủ tịch luân phiên (6 tháng) của Liên Hiệp
Châu Âu trong khi đất nước này vẫn còn chưa thoát khỏi cơn khốn đốn của cuộc
khủng hoảng nợ công kéo dài 4 năm qua.
Tựa lớn trang nhất báo
Libération : « Châu Âu : Chủ
tịch Hy Lạp trong cơn khủng hoảng ». Tuy nhiên, Libération có vẻ
khả quan với nhận định : « Sau
bốn năm chữa trị khủng hoảng nợ công bằng chính sách thắt lưng buộc bụng vấp
phải sự phản ứng kịch liệt của dân chúng, Hy lạp đã thu được kết quả ban đầu và
Athens dự tính nhân có hội làm Chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu để thuyết phục các đối
tác rằng đất nước Hy Lạp đã thay đổi. Hàng tỷ euros đổ vào Hy lạp không phải là
vô ích và đất nước này đang gượng dậy, sự phục hồi kinh tế cũng đang dần định
hình ».
Đó là mặt tích cực cần
phải ghi nhận, tuy nhiên, trong một bài viết khác mang tựa đề : « Những khốn khó đang gặm nhấm Hy Lạp
», Libération vẫn chỉ ra thực tế quản lý không hiệu quả và bất bình đẳng trong
chính sách thuế tồn tại dai dẳng vẫn cản trở đất nước này thoát khỏi khủng
hoảng. Theo Libération, nếu như các công chức, người về hưu phải chấp nhận cắt
giảm 30% thu nhập đồng thời với việc tăng thuế thì giới nhà giàu và đặc biệt là
Giáo hội Chính thống giáo ở Hy Lạp vẫn là những đối tượng được hưởng nhiều đặc
lợi về thuế khóa. Gần 1/3 dân số lao động của đất nước 27 triệu dân này vẫn
không tìm được việc làm.
Bốn năm liên tục phải
thực thi chính sách kinh tế khắc khổ, người dân Hy Lạp dường như khó có thể
chịu thêm sự áp đặt kỷ luật kinh tế của các đối tác quốc tế hỗ trợ tài chính.
Đây là một bài toán thực sự khó cho chính phủ Hy Lạp trong thời gian tới. Cũng
trên chủ đề này, Le Figaro có bài phóng sự mang tiêu đề : « Học trò kém Hy Lạp lãnh đạo Châu Âu ».
Bài báo cho thấy, Hy Lạp lên làm Chủ tịch Châu Âu trong khi mà tâm lý chống
Châu Âu ở nước này đang cực kỳ gay gắt vì người dân vẫn cảm thấy chính
Bruxelles là thủ phạm khiến họ phải sống dở chết dở trong chính sách khắc khổ,
thắt lưng buộc bụng.
Bê bối tham nhũng : Thủ
tướng Thổ Nhĩ Kỳ đổ vấy cho Hoa Kỳ
Những bê bối tham nhũng
với quy mô lớn chưa từng có từ khi Thủ tướng Erdogan lên nắm quyền năm 2002
đang làm lung lay chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ trong những ngày qua. Nhưng có điều đáng
chú ý là, sau ít ngày chống chọi ở trong nước, phải cải tổ nội các sau khi ba
Bộ trưởng phải ra đi vì các cáo giác tham nhũng, Thủ tướng « Erdogan cuối cùng quay sang đổ vấy cho
Washington », tựa của Le Figaro.
Thủ tướng Hồi giáo của
Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua đã lên tiếng tố cáo Mỹ đứng đằng sau giật dây làm bùng lên
các vụ bê bối tham nhũng khiến cả chính phủ của ông chao đảo.
Ông Erdogan tố cáo các
thế lực thù định nước ngoài đứng đầu là Hoa Kỳ thông đồng với nhau giật dây
điều mà ông gọi là « chiến
dịch bẩn thỉu » nhằm vào người thân cận trong chính quyền của ông
để phá hoại. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí còn xa xôi đe dọa trục xuất đại sứ
Mỹ tại Ankara về nước vì dính líu vào « những
hành động khiêu khích ».
Le Figaro cũng ghi nhận
là quan hệ giữa Ankara và Washington vốn đã lạnh nhạt nay lại bùng lên mối nghị
kỵ dè chừng lẫn nhau. Theo Le Figaro, chính quyền của ông Erdogan chống Mỹ một
cách có hệ thống để phục vụ mục đích bầu cử, ủng hộ Huynh Đệ Hồi Giáo ở Trung
Đông, sinh sự với Israel, ngỏ ý định mua vũ khí của của Trung Quốc trong khi
đang là thành viên của NATO...Đó là những lý do khiến Nhà Trắng đang ngày càng
xa rời đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ, giờ được đánh giá là ít tin cậy nhất. Nhiều chuyên
gia nhận định khó có khả năng ông Barack Obama và ông Tayyip Erdogan nối lại
đối thoại.
Apple cũng bị nghi ngờ
hợp tác với an ninh Mỹ theo dõi thông tin
Hãng Apple với sản phẩm
nổi tiếng iPhone cũng bị kéo vào vòng xoáy của những phát giác liên quan đến
chương trình gián điệp thông tin của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ NSA.
Theo nhật báo kinh tế Les
Echos, cũng như các tên tuổi lớn trong làng công nghệ thông tin cao cấp của Hoa
Kỳ như Microsoft và Google, hôm qua (1/1/2014) Apple đã phải nhanh chóng ra
thông cáo báo chí khẳng định hãng không hề cộng tác với Cơ quan An ninh Mỹ.
Phản ứng trên của Apple
để đáp lại thông tin vừa được tạp chí của Đức Der Spigel công bố, theo đó, hãng
đã cho cài đặt vào các loại điện thoại iPhone những phần mềm bí mật giúp cho cơ
quan tình báo thu thập dữ liệu, đánh cắp tin nhắn, định vị hoặc ghi lại các cuộc
đàm thoại của người sử dụng máy.
Chưa biết hệ lụy ra sao
với sản phẩm của Apple, nhưng phát giác mới này cho thấy quy mô và cách thức
theo dõi thông tin điện tử ngày nay của NSA rất rộng rãi. Vẫn theo Les Echos,
đầu tuần này có thông tin cho rằng, đường cáp viễn thông dưới biển, cửa ra từ
thành phố Marseille của Pháp để truyền dữ liệu từ Châu Âu qua Bắc Phi và Trung
Đông đến Đông Nam Á cũng là mục tiêu đánh cắp thông tin của NSA.
Hôm qua NSA đã phản ứng
một cách chung chung rằng : « NSA
quan tâm đến tất cả các công nghệ có thể được các cơ quan tình báo nước ngoài
sử dụng. Hoa Kỳ tiếp tục nhiệm vụ giám sát một cách thận trọng không làm ảnh
hưởng đến người sử dụng một các công nghệ đó ».
Mỹ : Các rạp phim cạnh
tranh trong thời đại công nghệ cao
Trên nhật báo kinh tế Les
Echos có bài viết : « Các
rạp chiếu bóng ở New York làm thế nào để cạnh tranh với truyền hình và Net
». Trong thời đại công nghệ ngày nay, không hiếm người tự hỏi : Tại sao lại cứ
phải đến rạp chiếu bóng, trong khi mà ta có thể xem được phim một cách thoải
mái hơn ngay tại nhà mình ?
Câu hỏi này càng được
nhiều người đặt ra khi mà giờ đây màn hình ngày càng lớn, nhiều phim có thể tải
về qua internet ngay vài tuần sau công chiếu. Tiến bộ công nghệ ngày nay đang
đẩy các rạp vào một cuộc cạnh tranh bằng cách cải tiến tiện nghi dịch vụ cho
khách hàng.
Les Echos cho hay, tại
New York, công ty chiếu bóng AMC thí điểm một số ghế VIP trong rạp với ghế ngồi
rộng rãi, có thể ngả ra nằm xem phim. Một số rạp của AMC còn đưa vào phục vụ ăn
uống ngay trong lúc xem phim. Tất nhiên số ghế bố trí trong rạp sẽ giảm đi
nhưng bù lại là giá vé và thu nhập tăng lên.
Đó mới chỉ là bước thử
nghiệm của hệ thống rạp chiếu bóng AMC tại New York và mô hình kinh doanh này
hứa hẹn có thể được nhân rộng hơn.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140102-thai-lan-di-tim-nen-dan-chu-cho-rieng-minh
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment