Friday, February 15, 2013

Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân nhờ hậu thuẫn của Trung Quốc


 

BẮC TRIỀU TIÊN - PHỎNG VẤN - 

Bài đăng : Thứ năm 14 Tháng Hai 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 14 Tháng Hai 2013

Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân nhờ hậu thuẫn của Trung Quốc


Chế độ Bình Nhưỡng khép kín với thế giới bên ngoài nói chung, nhưng không khép kín với Trung Quốc. Trong ảnh, một đoạn biên giới Bắc Triều Tiên - Trung Quốc. (DR)

Chế độ Bình Nhưỡng khép kín với thế giới bên ngoài nói chung, nhưng không khép kín với Trung Quốc. Trong ảnh, một đoạn biên giới Bắc Triều Tiên - Trung Quốc. (DR)

Trọng Thành  RFI


Ngày 12/03/2013, Bắc Triều Tiên thử hạt nhân lần nữa với độ công phá tương đương một nửa trái bom nguyên tử thả xuống Hiroshima. Theo một số nhà phân tích, thái độ của Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đến tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng. RFI phỏng vấn bà Valérie Niquet, phụ trách mảng Châu Á của Fondation pour la recherche stratégique.

Theo chính quyền Bình Nhưỡng và một số chuyên gia, vụ thử này là một bước tiến mới của Bắc Triều Tiên nhằm chế tạo thành công tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, tiếp theo vụ bắn thử thành công tên lửa đẩy Unha-3 ngày 13/12/2012, đưa một vệ tinh khí tượng lên quỹ đạo, mà nhiều chuyên gia cho rằng có đầy đủ tính năng của một tên lửa đạn đạo.

Một lần nữa, ngay lập tức cộng đồng quốc tế, ngay cả đồng minh Trung Quốc, đã lên án mạnh mẽ tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng và hứa hẹn sẽ có các biện pháp trừng phạt. Đại sứ Bắc Triều Tiên tại Trung Quốc đã bị triệu lên ngay sau vụ thử. Hoa Kỳ cam kết sẽ có hành động kiên quyết trước thái độ của Bình Nhưỡng, tuy nhiên, quyết định trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc sẽ còn phụ thuộc nhiều vào thái độ của Trung Quốc, thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An và là đồng minh của Bắc Triều Tiên.

Ngày hôm qua, 13/02/2013, nhiều quan sát cho thấy, cư dân mạng Trung Quốc đồng loạt chế nhạo và chỉ trích Bắc Kinh đã phản ứng quá nhẹ nhàng. Đối với một số người, vụ thử hạt nhân mới vào dịp Tết Nguyên đán là « một cái tát mà Bình Nhưỡng giáng vào mặt Bắc Kinh », nhất là khi Trung Quốc đã từng yêu cầu Bắc Triều Tiên dừng hoạt động này.

Sau đây là phần phỏng vấn của RFI với bà Valérie Niquet, phụ trách bộ phận Châu Á của Fondation pour la recherche stratégique/Viện nghiên cứu chiến lược.

Nhà nghiên cứu Valérie Niquet (Paris)
 
14/02/2013
 
More
 
 

RFI : Câu hỏi đầu tiên, với sự ngạc nhiên là : Bắc Triều Tiên là một chế độ khép kín nhất thế giới, bị quốc tế áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt đã từ lâu, vậy tại sao quốc gia này là có được khả năng theo đuổi một chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân như vậy ?

Valérie Niquet : Tất cả những gì mà Bắc Triều Tiên có đều được dùng để chu cấp cho quân đội và phát triển chương trình quân sự này, nếu không tính đến những chi phí cho sự xa hoa của các lãnh đạo Bình Nhưỡng, nếu so với đời sống của dân chúng Bắc Triều Tiên.

Điều đáng chú ý là, người ta thường nói đến những chỉ trích và những lời tuyên bố của Bắc Kinh sau vụ thử hạt nhân vừa qua, nhưng không nên quên rằng, trong khi cộng đồng quốc tế áp đặt các biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên, thì viện trợ của Trung Quốc, các trao đổi kinh tế với Trung Quốc, các đầu tư của Trung Quốc tại Bắc Triều Tiên đã tăng lên một cách đáng kể. Cuối cùng thì, điều này làm giảm đi hết sức nhiều những tác động của các biện pháp trừng phạt, mà Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã áp đặt đối với Bắc Triều Tiên.

Như vậy, Bắc Triều Tiên có đầy đủ khả năng phát triển vũ khí hạt nhân. Điều này làm tăng lên trọng lượng của Bình Nhưỡng trong các hù dọa để mặc cả, cũng như khả năng gây hại cho cộng đồng quốc tế và cho Hoa Kỳ.

Tôi cho rằng, chừng nào Trung Quốc còn ủng hộ Bắc Triều Tiên mạnh mẽ về mặt tài chính, vì không muốn chế độ Bình Nhưỡng không sụp đổ vì các lý do chiến lược, thì chế độ Bắc Triều Tiên vẫn có thể tiếp tục sống sót và tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân ngày càng gây lo ngại, với việc vũ khí hạt nhân được thu nhỏ lại, như các chuyên gia ghi nhận. Và chúng ta nhớ rằng cách đây ít tháng, lần đầu tiên Bình Nhưỡng đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo tầm xa.

RFI : Như vậy có thể nói Bắc Triều Tiên rõ ràng đang phát triển chương trình vũ khí hạt nhân quân sự, và nếu như việc chế tạo các đầu đạn hạt nhân là đúng, thì đây phải chăng lại thêm một yếu tố gây lo ngại mới, trong khi quốc gia này ngày càng làm chủ được kỹ thuật nguyên tử ?

Valérie Niquet : Đúng như vậy, làm chủ năng lượng nguyên tử là một chuyện, vì đây là một kỹ thuật cũ không quá khó nắm băt. Điều khó là thu nhỏ vũ khí hạt nhân, đặc biệt là việc có các phương tiện để đưa các vũ khí này đến các mục tiêu xa nhất có thể được, nếu Bắc Triều Tiên muốn tấn công Hoa Kỳ, mà trước hết là nhắm vào các căn cứ của Mỹ tại Nhật Bản hay Hàn Quốc.

Ngay cả khi Bắc Triều Tiên không có ý định sử dụng vũ khí này, việc sở hữu được vũ khí hạt nhân cũng mang lại cho Bình Nhưỡng nhiều ưu thế trong các hành động dọa dẫm và cộng đồng quốc tế.

RFI : Như vậy, có phải là khi Bình Nhưỡng nói đến « các thiết bị thu nhỏ », có nghĩa là các đầu đạn hạt nhân gắn với tên lửa tầm xa ?

Valérie Niquet : Đúng như vậy, cho dù Bắc Triều Tiên chưa hoàn thiện vũ khí này, nhưng các nguy cơ ngày càng trở nên hiện hữu.

RFI : Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói đến « sự khiêu khích » của chế độ Bắc Triều Tiên, Liên Hiệp Châu Âu nói đến « thêm một thách thức nữa của Bình Nhưỡng đối với cộng đồng quốc tế ». Liệu chúng ta có thể nói đến một mối nguy hiểm thực sự đối với sự cân bằng địa chính trị thế giới ? Liệu Bình Nhưỡng sẽ đi đến cùng trong tham vọng này và chuẩn bị một cuộc tấn công thực sự ?

Valérie Niquet : Hiện tại không có một xung đột hạt nhân với Bắc Triều Tiên. Nhưng tất cả những gì khiến cho các áp lực mang tính đe dọa của Bình Nhưỡng tăng cường, thì về mặt tiềm năng sẽ gây bất ổn định tại một khu vực, mà tôi xin nhấn mạnh rằng, từ vài năm nay trở nên ngày càng bất ổn, với tất cả những gì liên quan đến các tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Nhật Bản, Philippines hay Việt Nam.

Đây là một khu vực ngày càng bất ổn về mặt chiến lược, và chúng ta biết rằng, Hoa Kỳ đã tái bố trí lực lượng một cách đáng kể tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, như tổng thống Obama đã làm trong nhiệm kỳ đầu của mình. Bên cạnh đó, sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc cũng không phải đang ở trong giai đoạn bình lắng. Điều này ảnh hưởng nhiều đến sự bất ổn chiến lược của khu vực này. Và đây là một khu vực mà tôi xin nhấn mạnh, là đầu tàu tăng trưởng của kinh tế thế giới, một khu vực rất quan trọng đối với nền kinh tế Châu Âu, cho dù ở rất xa Châu Âu.

RFI : Chúng ta cùng hiểu rằng, đây là một khu vực cần phải theo sát. Theo bà, liệu các chuyên gia có khả năng biết tường tận hơn về thực chất vụ thử hạt nhân này ? Xét vẻ bề ngoài thì Bình Nhưỡng có vẻ như thổi phồng vụ thử hạt nhân và muốn mọi người tin theo. Làm thế nào có thể phân biệt được giữa hiện thực và các lời lẽ tuyên truyền ?

Valérie Niquet : Tôi không phải là nhà kỹ thuật, nhưng rõ ràng các cường quốc hạt nhân như Mỹ, Nga hay Pháp, có đủ các phương tiện để xác định được xem Bắc Triều Tiên có năng lực thực sự hay không. Chúng ta nhớ rằng, vào thời điểm vụ thử hạt nhân thứ nhất, đã có những nghi vấn, nhưng đối với vụ thử thứ ba này, thì không ai nghi ngờ nữa rằng vụ thử này thành công hơn so với vụ trước.

RFI : Bà nói rằng, không thể chờ đợi gì nhiều từ Hội đồng Bảo an LHQ. Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế sẽ phải làm việc rất căng thẳng để giải quyết các bất đồng với Bắc Triều Tiên, và với cả Iran nữa. Theo bà thì, liệu có thể có các biện pháp để răn đe thực sự Bắc Triều Tiên, hay là Bình Nhưỡng sẽ vẫn cứ làm những điều mà họ muốn ?

Valérie Niquet : Biện pháp thực sự là Trung Quốc phải ngừng mọi trợ giúp vẫn dành cho Bình Nhưỡng, tránh cho chế độ này không bị sụp đổ. Mà trong hiện tại, không có biện pháp nào của Bắc Kinh đi theo hướng này cả, cho dù Trung Quốc có lời tuyên bố mới đây sau vụ thử hạt nhân, lên án Bắc Triều Tiên « một cách mạnh mẽ ». Nhưng mặt khác, Trung Quốc cũng lại kêu gọi tất cả các bên bình tĩnh, coi Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên như nhau, và yêu cầu các bất đồng cần phải được giải quyết trong khuôn khổ một cuộc đối thoại, trong khuôn khổ cuộc đàm phán 6 bên. Mà chúng ta biết, trên thực tế đàm phán 6 bên đã không diễn ra từ nhiều năm nay, do hoàn toàn không có tác dụng gì cả.

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-3/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link