Friday, February 15, 2013

“Soán ngôi” Mỹ,khổ đau đang chờ Trung Quốc?


 

“Soán ngôi” Mỹ,

khổ đau đang chờ Trung Quốc?

image
 
Viễn cảnh Trung Quốc trở thành quốc gia có GDP lớn nhất thế giới là hoàn toàn có thực nhưng Mỹ lại không hề lo lắng, thậm chí họ còn khuyến khích. Ít người Trung Quốc biết rằng, một cái bẫy vô cùng đau đớn đã được Mỹ giăng sẵn để chờ Trung Quốc ở phía trước.
 
Gã làm thuê to xác
Viện Khoa học Trung Quốc mới đây đưa ra dự báo rằng vào năm 2019, Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và tới năm 2049 sẽ vượt Mỹ một cách toàn diện. Nhưng Trung Quốc dựa vào yếu tố nào để vượt Mỹ và nước này được lợi gì ngoài "cái danh hão"?
 
Nếu xem xét một cách đơn thuần từ khía cạnh GDP, việc Trung Quốc vượt Mỹ về kinh tế là chuyện đã được dự đoán. Ngay từ tháng 8/2012, tờ Thời báo Tài chính của Anh đã có nhận định rằng vào năm 2017, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Song, có một điều đáng ngạc nhiên là Mỹ tuyệt đối không lo lắng bị Trung Quốc đuổi kịp và vượt mặt kinh tế. Ngược lại, các nước Âu – Mỹ trở thành những người lợi nhất từ sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là Mỹ.
Nếu kinh tế thế giới chưa thoát khỏi sự ràng buộc vào đồng USD, Trung Quốc tiếp tục ở vị thế “người làm thuê của Mỹ”. Sự ràng buộc vào đồng USD khiến Trung Quốc dùng vàng bạc thật để tạo ra sản phẩm, mang đi xuất khẩu và đổi lại những “đồng bạc xanh” được in ấn tinh xảo của Mỹ. Nếu xuất phát từ khía cạnh này, việc Trung Quốc có thể vượt Mỹ về kinh tế hay không không phải là vấn đề cốt lõi và ưu thế về GDP của Trung Quốc là hoàn toàn vô nghĩa.
 
image
Cốt lõi của vấn đề là trong lịch sử có rất nhiều nước đứng đầu thế giới về GDP, nhưng cuối cùng không phải tất cả họ đều trở thành “bá chủ” thế giới. Trung Quốc vượt Mỹ, việc này gần giống với việc Mỹ vượt Anh 100 năm trước.
 
Thông thường, chúng ta cho rằng kinh tế Mỹ vượt Anh là cốt lõi của vấn đề Mỹ trở thành bá chủ kinh tế thế giới và đồng USD trở thành đồng tiền quốc tế. Ngay từ giữa thế kỷ 19, giá trị sản xuất công nghiệp của Mỹ đã vượt qua Anh. Nhưng có một điều dễ nhận thấy là gần 100 năm sau, Anh vẫn là nước dẫn dắt kinh tế toàn cầu. Phải tới sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 kết thúc, Mỹ mới triệt để trở thành “lãnh tụ” của thế giới mới.
 
Tại sao Mỹ phải mất gần 100 năm sau Mỹ mới trở thành lãnh tụ thế giới ? Đơn giản là vì Anh không chịu nhường ngôi vị bá chủ thế giới vì được lợi từ vị thế chưa bị đánh đổ của đồng bảng Anh. Tới sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, đồng USD mới thay thế vị trí của đồng bảng Anh. Khi đó, Mỹ mới thật sự trở thành bá chủ thế giới.
 
"Ăn quả đắng" vì ý định soán ngôi Mỹ
Mấy chục năm sau khi trở thành bá chủ thế giới, địa vị này của Mỹ trên thực tế gặp phải sự thách thức của không ít quốc gia. Vào những năm 1980, có không ít người tin rằng Nhật Bản sẽ trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Bước sang thập niên 1990, sự trỗi dậy của khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tương tự đã dẫn tới thái độ cứng rắn kiểu đối kháng với Mỹ và Mỹ cũng từng coi các nước Eurozone là đối thủ mạnh.
 
Nhưng không đầy 10 năm sau, những viễn cảnh xán lạn khi xưa đã trở nên ảm đạm. Năm 1985, Mỹ bắt tay với 4 nước khác ký thỏa ước Plaza gây ra bong bóng kinh tế ở Nhật Bản và từ đỉnh cao kinh tế Nhật Bản đã rớt xuống vực sâu. Cái gọi là “phục hưng” và “vượt Mỹ”, thậm chí là “ mua cả nước Mỹ” đã trở thành giấc mộng tan vỡ.
 
Thủ đoạn đối phó của Mỹ đối với Eurozone còn thô bạo hơn. Việc tỷ phú Soros tấn công đồng bảng Anh trước khi Anh muốn gia nhập Eurozone nghe đồn đằng sau có sự ủng hộ của Mỹ. Gần đây, ba hãng đánh giá tín nhiệm lớn dưới sự thao túng của Phố Wall đã trực tiếp gây ra khủng hoảng tín nhiệm nợ công của Hy Lạp, từ đó đẩy Eurozone vào nổi loạn. Giấc mộng “chia thiên hạ làm đôi” của đồng Euro cuối cùng như bong bóng vỡ tan trong đám mây nợ công châu Âu.
Như vậy, có thể thấy Trung Quốc không phải là nước đầu tiên được cho là sẽ vượt Mỹ.
 
Hãy thôi ảo tưởng
 
image
Trung Quốc đã trải qua 30 năm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Nhưng sự phình to của GDP không thể mang tới điều tốt lành hơn cho Trung Quốc. Dù là nước giàu, nhưng Trung Quốc vẫn chỉ là kẻ làm thuê.
 
Kinh tế Trung Quốc không phải đã bền chắc. Nếu nhìn thẳng vào mức độ tiêu hao năng lượng để tạo ra GDP của Trung Quốc, rõ ràng kiểu tăng trưởng GDP dựa vào đầu tư vốn, nhân lực, vật lực của Trung Quốc đã tự gây ra mầm họa. Lâu nay, mức độ tiêu hao năng lượng của một đơn vị GDP của Trung Quốc luôn duy trì ở mức cao gấp 3 – 4 lần mức bình quân của thế giới. Sự trỗi dậy với tốc độ cao trong 30 năm của Trung Quốc không phải không bị trả giá.
 
image
Cùng trong khoảng thời gian 30 năm, Trung Quốc đã tiêu thụ 46% lượng thép, 16% năng lượng và 52% lượng xi măng toàn cầu sản xuất nhưng chỉ tạo ra chưa đầy 8% GDP toàn cầu. Trực tiếp hơn là trong bối cảnh đầu tư quá nóng, mầm họa của lạm phát và nợ nần cao sẽ trở thành điểm bùng nổ trong cuộc chiến tranh tài chính tương lai.
 
Xem xét ở góc độ này, việc chìm đắm một cách mù quáng trong ảo mộng “vượt Anh, đuổi Mỹ” là hành vi vô cùng ấu trĩ Trung Quốc. Nhiều chuyên gia kinh tế Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo chính phủ nước này rằng cái mà họ cần không phải là ánh hào quang GDP mà là quyền phát ngôn về kinh tế thế giới. Nếu không có quyền phát ngôn, Trung Quốc chỉ là công cụ chế tạo của Mỹ hay đơn giản chỉ là “công xưởng giá rẻ” của các nước Âu – Mỹ.
 
image
Năm 2008, Trung Quốc đóng góp không nhỏ trong việc tạo ra 956 tỷ USD doanh lợi của các doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở nước ngoài trong khi ở trong nước Mỹ đạt được không đến 532 tỷ USD. Như vậy có thể thấy doanh lợi mà các doanh nghiệp hoạt động ở nước ngoài của Mỹ đạt được lớn gấp 1,8 lần doanh lợi của các doanh nghiệp trong nước. Xem xét ở góc độ số liệu sẽ càng thấy rõ. Mỗi một đồng USD chi cho sản phẩm do Trung Quốc chế tạo có 55 xu chạy vào vị trí làm việc của người Mỹ. Trong khi Mỹ không ngừng bòn rút thành quả trỗi dậy của Trung Quốc, hơn thế còn mượn tay Trung Quốc tiến hành nghiên cứu phát triển công nghệ cao mới cho bản thân, thoát ra khỏi không gian của ngành chế tạo.
Nhìn lại cái giá phải trả trong quá khứ của Nhật Bản, đồng euro và thậm chí là đồng bảng Anh trong cuộc đấu với đồng USD, Trung Quốc cần nhận thức rằng việc vượt Mỹ về GDP tuyệt đối không phải là cái gì đó đáng vui mừng.
 
image
Đây chỉ là bước đi đầu tiên trong cuộc vạn lý trường chinh mà thôi.

--- On Wed, 2/13/13, anh truong <Anhdalat23@yahoo.com> wrote:

From: anh truong <Anhdalat23@yahoo.com>
Subject: [PhoNang] CÁI GIÁ TRUNG CỘNG PHẢI TRẢ , VỚI GDP NHẤT THẾ GIỚI
To: "anhtruong" <anhdalat23@yahoo.com>
Date: Wednesday, February 13, 2013, 2:54 PM
 
 CÁI GIÁ TRUNG CỘNG PHẢI TRẢ ,
VỚI GDP NHẤT THẾ GIỚI
tka23 post
  Viễn cảnh Trung cộng trở thành quốc gia có GDP lớn nhất thế giới , là hoàn toàn có thực nhưng Mỹ lại không hề lo lắng, thậm chí họ còn khuyến khích. Ít người Trung cộng  biết rằng, một cái bẫy vô cùng đau đớn đã được Mỹ giăng sẵn để chờ Trung cộng  ở phía trước.
 
Gã làm thuê to xác
Viện Khoa học Trung cộng mới đây dưa ra dự đoán rằng vào năm 2019, Trung cộng sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và tới năm 2049 sẽ vượt Mỹ một cách toàn diện. Nhưng Trung cộng dựa vào yếu tố nào để vượt Mỹ và nước này được lợi gì ngoài "cái danh hão"?
Nếu xem xét một cách đơn thuần từ khía cạnh GDP, việc Trung cộng vượt Mỹ về kinh tế là chuyện đã được dự đoán. Ngay từ tháng 8/2012, tờ Thời báo Tài chính của Anh đã có nhận định rằng vào năm 2017, Trung cộng sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Song, có một điều đáng ngạc nhiên là Mỹ tuyệt đối không lo lắng bị Trung cộng đuổi kịp và vượt mặt kinh tế. Ngược lại, các nước Âu – Mỹ trở thành những người được lợi nhất từ sự trỗi dậy của kinh tế Trung cộng.
Nếu kinh tế thế giới chưa thoát khỏi sự ràng buộc vào đồng USD, Trung cộng tiếp tục ở vị thế “người làm thuê cho Mỹ”. Sự ràng buộc vào đồng USD khiến Trung cộng dùng vàng bạc , mồ hôi xương máu thật để tạo ra sản phẩm, mang đi xuất cảng và đổi lại những “đồng bạc xanh” được in ấn tinh xảo của Mỹ.
   Nếu xuất phát từ khía cạnh này, việc Trung cộng có thể vượt Mỹ về kinh tế hay không không phải là vấn đề cốt lõi và ưu thế về GDP của Trung cộng là hoàn toàn vô nghĩa.
Cốt lõi của vấn đề là trong lịch sử có rất nhiều nước đứng đầu thế giới về GDP, nhưng cuối cùng không phải tất cả họ đều trở thành “bá chủ” thế giới. Trung cộng vượt Mỹ, việc này gần giống với việc Mỹ vượt Anh 100 năm trước.
Thông thường, chúng ta cho rằng kinh tế Mỹ vượt Anh là nồng cốt của vấn đề Mỹ trở thành bá chủ kinh tế thế giới và đồng USD trở thành đồng tiền quốc tế. Ngay từ giữa thế kỷ 19, giá trị sản xuất công nghiệp của Mỹ đã vượt qua Anh. Nhưng có một điều dễ nhận thấy là gần 100 năm sau, Anh vẫn là nước dẫn dắt kinh tế toàn cầu. Phải tới sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 kết thúc, Mỹ mới trở thành “lãnh tụ” của thế giới mới.
Tại sao  phải mất gần 100 năm sau Mỹ mới trở thành lãnh tụ thế giới ? Đơn giản là vì Anh không chịu nhường ngôi vị bá chủ thế giới vì được lợi từ vị thế chưa bị đánh đổ của đồng bảng Anh. Tới sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, đồng USD mới thay thế vị trí của đồng bảng Anh. Khi đó, Mỹ mới thật sự trở thành bá chủ thế giới.
 
"Ăn quả đắng" vì ý định soán ngôi Mỹ
Mấy chục năm sau khi trở thành bá chủ thế giới, địa vị này của Mỹ trên thực tế gặp phải sự thách thức của nhiều quốc gia.
  Vào những năm 1980, có nhiều người tin rằng Nhật Bản sẽ trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới.
  Bước sang thập niên 1990, sự trỗi dậy của khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tương tự đã dẫn tới thái độ cứng rắn kiểu đối kháng với Mỹ và Mỹ cũng từng coi các nước Eurozone là đối thủ mạnh.
  Nhưng không đầy 10 năm sau, những viễn cảnh xán lạn khi xưa đã trở nên ảm đạm. Năm 1985, Mỹ bắt tay với 4 nước khác ký thỏa ước Plaza gây ra bong bóng kinh tế ở Nhật Bản và từ đỉnh cao kinh tế Nhật Bản đã rớt xuống vực sâu. Cái gọi là “phục hưng” và “vượt Mỹ”, thậm chí là “ mua cả nước Mỹ” đã trở thành giấc mộng tan vỡ.
Thủ đoạn đối phó của Mỹ đối với Eurozone còn độc đáo  hơn. Việc tỷ phú Soros
 
tấn công đồng bảng Anh trước khi Anh muốn gia nhập Eurozone nghe đồn đằng sau có sự ủng hộ của Mỹ. Gần đây, ba hãng đánh giá tín nhiệm lớn dưới sự thao túng của  Wall street  đã trực tiếp gây ra khủng hoảng tín nhiệm nợ công của Hy Lạp, từ đó đẩy Eurozone vào nổi loạn. Giấc mộng “chia thiên hạ làm đôi” của đồng Euro cuối cùng như bong bóng vỡ tan trong đám mây nợ công châu Âu.
Như vậy, có thể thấy Trung cộng không phải là nước đầu tiên được cho là sẽ vượt Mỹ.
 
Hãy thôi ảo tưởng
Trung cộng đã trải qua 30 năm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Nhưng sự phình to của GDP không thể mang tới điều tốt lành hơn cho Trung cộng. Dù là nước giàu, nhưng Trung cộng vẫn chỉ là kẻ làm thuê.
Kinh tế Trung cộng không phải đã bền vững. Nếu nhìn thẳng vào mức độ tiêu hao năng lượng để tạo ra GDP của Trung cộng, rõ ràng kiểu tăng trưởng GDP dựa vào đầu tư vốn, nhân lực, vật lực của Trung cộng đã tự gây ra mầm họa. Lâu nay, mức độ tiêu hao năng lượng của một đơn vị GDP của Trung cộng luôn duy trì ở mức cao gấp 3 – 4 lần mức  trung bình  của thế giới. Sự trỗi dậy với tốc độ cao trong 30 năm của Trung cộng không phải không bị trả giá.
Cùng trong khoảng thời gian 30 năm, Trung cộng đã tiêu thụ 46% lượng thép, 16% năng lượng và 52% lượng xi măng toàn cầu sản xuất nhưng chỉ tạo ra chưa đầy 8% GDP toàn cầu. Trực tiếp hơn là trong bối cảnh đầu tư quá nóng, mầm họa của lạm phátnợ nần cao sẽ trở thành điểm bùng nổ trong cuộc chiến tranh tài chính tương lai.
Xem xét ở góc độ này, việc chìm đắm một cách mù quáng trong ảo mộng “vượt Anh, đuổi Mỹ” là hành vi vô cùng nguy hiểm cho  Trung cộng. Nhiều chuyên gia kinh tế Trung cộng đã lên tiếng cảnh cáo chính phủ nước này rằng , cái mà họ cần không phải là ánh hào quang GDP mà là quyền phát ngôn về kinh tế thế giới. Nếu không có quyền phát ngôn, Trung cộng chỉ là công nhân chế tạo của Mỹ hay đơn giản chỉ là “công xưởng giá rẻ” của các nước Âu – Mỹ.
Năm 2008, Trung cộng  đóng góp không nhỏ trong việc tạo ra 956 tỷ USD doanh lợi của các doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở nước ngoài trong khi ở trong nước Mỹ đạt được không đến 532 tỷ USD. Như vậy có thể thấy doanh lợi mà các doanh nghiệp hoạt động ở nước ngoài của Mỹ đạt được lớn gấp 1,8 lần doanh lợi của các doanh nghiệp trong nước. Xem xét ở góc độ số liệu sẽ càng thấy rõ.
   Mỗi một đồng USD chi cho sản phẩm do Trung cộng chế tạo có 55 xu chạy vào vị trí làm việc của người Mỹ. Trong khi Mỹ không ngừng bòn rút thành quả trỗi dậy của Trung cộng, hơn thế còn mượn tay Trung cộng  nghiên cứu phát triển công nghệ cao mới cho Mỹ, thoát ra khỏi không gian của ngành chế tạo.
Nhìn lại cái giá phải trả trong quá khứ của Nhật Bản, đồng euro và thậm chí là đồng bảng Anh trong cuộc đấu với đồng USD, Trung cộng cần nhận thức rằng việc vượt Mỹ về GDP tuyệt đối không phải là cái gì đó đáng vui mừng.
Đây chỉ là bước đi đầu tiên trong bước đi dài mà thôi
TỔNG HỢP

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-3/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link