Những
vấn đề Việt Nam ( 45 năm Mậu Thân ) tập 01
Những
vấn đề Việt Nam ( 45 năm Mậu Thân ) tập 02
Những
vấn đề Việt Nam ( 45 năm Mậu Thân ) tập 03
Một vụ thảm sát bình thường vào đầu xuân 1968 ở Gia Hội, Huế
NHỮNG KHUÔN MẶT KHÔNG THỂ NÀO
QUÊN.
Lê
Phong Lan
|
Lê Phong Lan
( trái ) kẻ hiếp dâm lịch sử và 3 tên đồ tể trong cuộc thảm sát Mậu Thân tại
Huế.
Phạm Trần (Danlambao) - Từ bao nhiêu năm qua, người dân ở Huế đã
cố quên đi nỗi đau buồn khi mỗi dịp Xuân về, nhưng năm nay thì bà Lê
Phong Lan thay vì đem đến cho họ món quà Tết thì bà lại cố tình lấy
dao cắt vào thớ thịt của mỗi người bằng bộ phim “Mậu Thân 1968” để
nhắc cho dân Cố Đô biết rằng máu vẫn chưa khô trên thành phố Huế...
“Những dẫn chứng lịch sử cho thấy thông tin bị làm méo mó. Vào
thời điểm đó, một số hãng thông tấn nước ngoài và các nhà báo độc lập đã tìm
hiểu và xác định không tìm thấy hố chôn người tập thể như phía Việt Nam Cộng
hòa đưa ra. Câu chuyện của những nhân chứng có thẩm quyền đã làm sáng rõ: cái
gọi là "cuộc thảm sát đẫm máu” chỉ là đòn tâm lý chiến mà Mỹ dựng lên,
thực tế Huế đã bị bom Mỹ phá hủy làm nhiều thường dân chết cùng với quân giải
phóng và lính Mỹ.” - Đạo diễn Lê Phong Lan.
- Phạm Văn Tường, người gác dan bán thời gian ở
phòng thông tin chính quyền, sống trong căn nhà nhỏ dưới tán một cây lớn trên một
con đường nhỏ vắng vẻ. Ông và gia đình-vợ, tám đứa con và ba cháu - cả ngày gần
như núp dưới hầm sát bên nhà. Ngày nọ, bốn hay năm người mặc áo bà ba đen đến
nắp hầm. Họ gọi: "Ông Phạm, ông Phạm cán bộ phòng thông tin, ra đây!"
Ông leo ra khỏi hầm cùng với đứa con trai năm tuổi, đứa con gái ba
tuổi và hai cháu. Một tràng súng vang lên. Khi những người còn lại trong gia
đình ông ra khỏi hầm, họ thấy tất cả năm người đều chết.
Don Oberdorfer là phóng viên của báo Washington Post tại Việt Nam vào đầu
năm 1968.
Nguồn: Tết!, Don Oberdorfer, nhà xuất bản Doubleday 1971, chương
6, trang 229. Tựa đề của người dịch
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment