Ngân hàng VN 'muốn bán nhưng bị ế'
Cập nhật: 13:51
GMT - thứ năm, 14 tháng 2, 2013
Ngân hàng tại Việt Nam bị xem là khu vực làm yếu nền
kinh tế.
Việt Nam có thể sử dụng các nhà đầu tư nước ngoài để
khắc phục hệ thống ngân hàng yếu kém đang làm cản trở kinh tế, nhưng tăng
trưởng chậm, nợ xấu và thiếu minh bạch khiến nỗ lực thu hút giới đầu tư
không dễ dàng, theo báo tài chính Wall Street Journal.
Bài Bấm blog nhận định chính phủ Việt Nam
có thể cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tới 49% cổ phần trong các
ngân hàng có vốn nhà nước, hoặc cổ phần phần đa số với điều kiện sẽ giảm đi
về sau này, một số người thạo tin về kế hoạch được đề xuất đã nói với The
Wall Street Journal.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Bán những
cổ phần này sẽ giúp Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài và chuyên môn cần
thiết, theo Ivan Tan, một giám đốc của Standard & Poor’s.
Các ngân
hàng nước ngoài hiện được phép sở hữu 20% cổ phần trong một ngân hàng Việt
Nam như là một nhà đầu tư cá nhân, hoặc 30% khi có thêm một đối tác. Chính
phủ hiện sở hữu đa số -và trong một số trường hợp, 100% - tất cả năm ngân
hàng có vốn nhà nước.
Cách đây
không lâu các ngân hàng nước ngoài có thể mong muốn mua cổ phần tại các
ngân hàng quốc doanh.
Những
ngân hàng này gồm HSBC Holdings PLC, Société Générale SA và
Australia & New Zealand Banking Group Ltd (ANZ).
Họ đều
có cổ phần trong các ngân hàng có vốn nhà nước tại Việt Nam trước khi có khủng
hoảng tài chính toàn cầu mặc dù ANZ bán cổ phần của mình trong tháng 1 năm
2012 trong nỗ lực thay đổi chiến lược của mình để tập trung vào hoạt động của
riêng ngân hàng này tại Việt Nam.
Nay, mặc
dù các định chế tài chính của Nhật Bản gần đây đã đầu tư vào lĩnh vực này
nhưng các ngân hàng của Việt Nam không ở vị thế hấp dẫn như trước.
Nền kinh
tế đã chậm lại từ mức tăng trưởng trung bình hàng năm 7% kể từ đầu những
năm 1990, theo HSBC, xuống 5% vào năm ngoái, theo một dự báo của chính phủ.
"Vốn đầu tư nước
ngoài là cần thiết để tái cơ cấu vốn cho các ngân hàng quốc doanh lớn hơn,
nhưng sự hấp dẫn của hệ thống ngân hàng của Việt Nam đã giảm bớt phần nào"
Ivan
Tan, Standard & Poor’s
Giá bất
động sản sụt giảm và các khoản nợ xấu đã chồng chất, khiến các ngân hàng ngại
cho vay và tiếp tục tạo gánh nặng lên đà tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng
tín dụng hàng năm, vốn vượt quá 20% từ năm 2006 đến năm 2010, giảm xuống
8,9% năm ngoái, Standard & Poor’s (S&P) cho biết.
Một yếu
tố khiến làm cho vấn đề tồi tệ hơn là thực trạng thiếu minh bạch và thực
hành kế toán còn yếu, không ai biết chắc chắn có bao nhiêu khoản nợ xấu
trong hệ thống ngân hàng.
Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam cho biết trong tháng 11/2012 là tỷ lệ nợ xấu cho
trên tổng số cho vay là 8,82% vào cuối tháng chín, tăng từ 6% vào cuối năm
2011.
Tuy
nhiên, Moody’s Investors Service cho biết trong một
báo cáo vào tháng Mười năm ngoái rằng nợ xấu lên tới ít nhất 10% tổng
dư nợ vào cuối năm ngoái, và có thể cao hơn nhiều. Giới phân tích từ công
ty Fitch Ratings vào năm ngoái đưa ra số nợ xấu
cao tới 15%.
Ông Tan
từ S&P cho biết "vốn đầu tư nước ngoài là cần thiết để tái cơ cấu
vốn cho các ngân hàng quốc doanh lớn hơn, nhưng sự hấp dẫn của hệ thống
ngân hàng của Việt Nam đã giảm bớt phần nào."
Để trấn
an, chính phủ Việt Nam đã thừa nhận vấn đề gặp phải và đang tiến hành các
bước để sửa chữa. Những biện pháp được áp dụng bao gồm xử lý thực trạng quản
lý yếu kém tại các ngân hàng có vốn nhà nước, bắt giữ lãnh đạo một số ngân
hàng và ít nhất là bắt một trong những doanh nhân có máu mặt.
'Chào
giá bán cao'
Giới tài chính và đầu tư nước ngoài theo dõi sát các
cam kết cải cách ngân hàng mà chính phủ đã tuyên bố.
Tháng Ba
năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt kế hoạch tái cơ cấu khu vực
ngân hàng thương mại bao gồm cả việc sáp nhập các ngân hàng nhỏ và lập công
ty mua lại nợ xấu.
Các ngân
hàng Nhật Bản khá hoạt náo trong nỗ lực đầu tư vào khu vực ngân hàng Việt
Nam và là nguồn cung cấp vốn quan trọng.
Mitsubishi UFJ Financial Group đã mua 20% cổ phần Ngân hàng Công
thương Việt Nam (VietinBank), một trong những ngân hàng lớn nhất của Việt
Nam tính trên giá trị vốn hóa vào cuối năm ngoái với 741 triệu đôla.
Mizuho Financial Group Inc đã mua 15% cổ phần trong Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng lớn nhất Việt Nam được niêm yết
theo giá trị thị trường, với khoảng 560 triệu đôla vào tháng Chín năm 2011.
Và Sumitomo Mitsui Financial Group Inc đã mua 15% cổ
phần tại Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam với 225 triệu đôla trong năm
2007, và hiện đang đàm phán để mua Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín,
(Sacombank).
"Ngân hàng Nhật Bản
cũng có những mục tiêu khá độc đáo. Quan tâm của họ ở Việt Nam một phần được
thúc đẩy bởi mong muốn của họ nhằm cho các công ty Nhật Bản vay để hoạt động
tại đây"
"Các
ngân hàng Nhật có cách nhìn dài hạn, và chịu nắm cổ phần thiểu số",
ông Joe Gallagher, từ Credit Suisse AG cho biết.
Ngân
hàng Nhật Bản cũng có những mục tiêu khá độc đáo. Quan tâm của họ ở Việt
Nam một phần được thúc đẩy bởi mong muốn của họ nhằm cho các công ty Nhật Bản
vay để hoạt động tại đây, đặc biệt là cho các nhà sản xuất, nhiều công ty
trong số họ đang tìm cách để bớt phụ thuộc vào Trung Quốc, và điều đó khiến
họ phải nắm cổ phần thiểu số trong một ngân hàng Việt Nam, một giám đốc tại
một ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản cho biết.
Kết quả
là, các thỏa thuận theo đó các ngân hàng Nhật mua cổ phần trong ngân hàng
Việt Nam không thể báo trước xu hướng ngân hàng nước ngoài có mua thêm cổ
phần hay không.
Hiện tại
các cổ đông nước ngoài không thấy có nhu cầu để bơm thêm vốn vào các ngân
hàng Việt Nam, theo Moody’s, bởi hầu hết đã nắm cổ phần gần giới hạn cho
phép, và yêu cầu về vốn theo quy định mới ngân hàng quốc tế, được gọi là
Basel III, khiến các ngân hàng miễn cưỡng nắm cổ phần thiểu số.
Giá trị
cũng là trở ngại khác. Nhiều giao dịch cho đến nay được chốt lại ở giá
trong khoảng từ 2.5 tới 3 lần giá trị trên sổ sách, tức là không phải là rẻ,
theo S&P. Giá mua như vậy là khó có thể là giá phải chăng cho một môi
trường kinh doanh còn mới và tăng trưởng bị chậm lại.
"Nếu
các ngân hàng Việt Nam vẫn còn chào bán ở giá quá cao thì ... tốc độ đầu tư
sẽ chậm lại trong năm nay", ông Tan nói.
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment