Saturday, February 16, 2013

Trung Quoc hay Nhat Ban dang mac can o Senkaku ?


Trung Quoc hay Nhat Ban dang mac can o Senkaku ?

 

Chiến lược của Mỹ trên khu vực châu Á-TBD được công bố rõ ràng, nhưng của Trung Quốc thì không được công bố dù biểu hiện của nó như “đường lưỡi bò” hay “chuỗi đảo thứ nhất, thứ hai…” lại rất công khai.
 
Tuy nhiên dù có hay không chiến lược đó thì trên khu vực biển Đông, biển Hoa Đông của châu Á-TBD, dư luận đã không khó để thấy Trung Quốc đang bế tắc, lúng túng và có dấu hiệu mất bình tĩnh. “Mắc cạn” tại Senkaku/Điếu Ngư là Trung Quốc hay Nhật Bản?
 
 Senkaku/Điếu Ngư có lẽ sẽ được nổi tiếng, lưu danh vào lịch sử chiến tranh thế giới nếu như đó là nơi khởi đầu cho một cuộc đại chiến cấp châu lục của Trung Quốc đối đầu với Nhật và Mỹ. Đương nhiên, với 3 thế lực đó thì đã quá đủ để không nghi ngờ phạm vi cuộc chiến sẽ không dừng lại tại đó và hậu quả khủng khiếp sẽ xảy ra cho thế giới đương đại như thế nào.
 
 Do tính chất nghiêm trọng của nó cho nên, thành thật mà nói, trong 3 thế lực trên không ai thích và muốn bùng nổ một cuộc chiến này, dù cho phần thắng được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ thuộc về Nhật-Mỹ.
 
Trung Quốc, trước mắt không thể thắng được Mỹ-Nhật nên càng không muốn làm điều gì khiến cuộc chiến xảy ra. Nhưng hiện tại đã quá muộn để điều chỉnh, thay đổi, vì nếu Trung Quốc “giảm nhiệt”, “để thế hệ sau giải quyết”… thì “chủ nghĩa dân tộc” được các thế lực cực đoan trong thời gian qua, sẽ lại được thổi bùng.
 
Và, đáng tiếc là điều này không phải chỉ xảy ra ở Trung Quốc, Nhật Bản cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự. Giờ đây tình hình Senkaku/Điếu Ngư diễn biến như thế nào thì đã rõ. Trong sự đối đầu Nhật Bản và Trung Quốc, Trung Quốc như một cầu thủ bóng đá thiếu tỉnh táo phải lĩnh thẻ đỏ vì tranh chấp quá rắn tại một khu vực quá nhạy cảm, tạo lợi thế cho Nhật Bản.
 
Nhật Bản chỉ “cài số tiến” mà không có số lùi. Dù Trung Quốc đã hạ bớt giọng coi đó là khu vực “có tranh chấp” để đàm phán, nhưng Nhật Bản trước sau như một theo một quan điểm cứng rắn, “Senkaku là của Nhật, Nhật chẳng có gì mà đàm phán ở đây”.
 
Còn Trung Quốc, tiến không được, lùi cũng không xong, Trung Quốc, mà thực ra chính là “tư tưởng nước lớn” của Trung Quốc là nguyên nhân, như một con tàu bị mắc cạn tại tọa độ Senkaku/Điếu Ngư không hơn không kém. “Mắc cạn” tại Senkaku/Điếu Ngư khiến cho chiến lược “chuỗi đảo thứ nhất” của Trung Quốc bế tắc và không những thế, một loạt hệ lụy không lường có thể xảy ra gây hậu quả nguy hiểm.
 
 
Có thể nói, đến thời điểm này, thay vì “như thế nào?” thì điều khiến dư luận quan tâm là vấn đề tại sao Trung Quốc bị “mắc cạn” tại Senkaku/Điếu Ngư?



“Mắc cạn” tại Senkaku/Điếu Ngư khiến chiến lược “chuỗi đảo thứ nhất” của Trung Quốc bế tắc.

Bế tắc chiến lược vì “tư tưởng nước lớn”. Thế giới luôn tồn tại các nước lớn (diện tích rộng, dân số đông và có thể là hùng mạnh) và các nước nhỏ (diện tích nhỏ, dân số ít và có thể không hùng mạnh). Nhưng, cậy nước lớn thôn tính nước nhỏ, hoặc đe dọa, bắt nạt, bất chấp, ngang ngược, chèn ép nước nhỏ…trong quan hệ đối ngoại, lại thuộc về ý thức hệ được gọi là “tư tưởng nước lớn”. Không thể phủ nhận rằng, trên con đường đi tới bá chủ thế giới, Trung Quốc không có chiến lược lớn của mình ở khu vực châu Á-TBD.
 
Thâu tóm biển Đông, Hoa Đông tạo ra chuỗi đảo thứ nhất, thứ hai…đều nằm trong chiến lước lớn đó. Và tất yếu chiến lược này, không sớm thì muộn sẽ đụng phải đối tượng chính là Mỹ.
 
Năm 2010, cuốn sách “Giấc mơ Trung Quốc – Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ" của đại tá Lưu Minh Phúc là tác phẩm đầu tiên của Trung Quốc công khai tuyên bố nước này đặt mục tiêu trong thế kỷ XXI sẽ trở thành quốc gia lớn mạnh nhất thế giới, thay Mỹ lãnh đạo thế giới. Sách được đón nhận hồ hởi và bán chạy, “đắt như tôm tươi”.
 
Đến đây, coi như thông qua thế lực “diều hâu”, Trung Quốc đã hoàn tất công việc trang bị “Tư duy nước lớn” cho toàn thể công dân Trung Hoa vĩ đại. Ngoại trưởng Trung Quốc khi bị chất vấn hành động gây hấn trên biển Đông năm 2010 tại Hà Nội, đã nói thẳng mặt ngoại trưởng Singapo rằng, “nên nhớ anh chỉ là nước nhỏ”, đã khẳng định “cấp quốc gia” cái “tư tưởng nước lớn” của Trung Quốc công khai, rõ ràng.
 
Chính vì thế mà từ năm 2010 trở lại đây thì tất cả, từ chiến lược cho đến các sách lược của Trung Quốc trên biển Đông, Hoa Đông…luôn bị “tư tưởng nước lớn” chi phối. Các hành động, tuyên bố của Trung Quốc chỉ luôn luôn dò xét thái độ, phản ứng của Mỹ, kiểm chứng sự hiện diện của Mỹ mà bất chấp các quốc gia khác có khi đến mức ngang ngược.
 
 Ý tưởng “chỉ cần khuất phục một nước nào đó là các nước khác trong khu vực phải đầu hàng” không những chỉ ăn sâu vào đầu óc của thế lực “diều hâu” hiếu chiến mà còn tác động, chi phối không ít đến giới lãnh đạo Trung Quốc, kết hợp với “tư tưởng nước lớn” đã khiến cho chiến lược đề ra của họ trên một cơ sở cực kỳ chủ quan coi thường, ngoài yếu tố Mỹ. Senkaku/Điếu Ngư, vì thế, Trung Quốc ra đòn rất mạnh tay chỉ là để kiểm chứng sự hiện diện của Mỹ, nên đã phạm 2 sai lầm nghiêm trọng khi hành động và phán đoán. Một là, hành động chủ quan khinh địch, coi thường yếu tố Nhật Bản. Trung Quốc coi Nhật Bản chỉ là một chi nhánh của Mỹ, chính sách đối ngoại của Nhật Bản chỉ để thực hiện chiến lược châu Á-TBD của Mỹ nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc mà thôi. Vì thế, Trung Quốc không coi trọng và quan tâm nhiều đến mối quan hệ với Nhật Bản trong chiến lược lớn của mình, đánh giá thấp “chủ nghĩa dân tộc” Nhật Bản, năng lực quốc phòng Nhật Bản…
 
Đặc biệt, khi Trung Quốc vượt Nhật Bản về GDP, chiếm vị trí thứ 2, sau Mỹ vào năm 2010 thì Trung Quốc coi Nhật Bản chỉ là “con gà” có thể giết để “dọa khỉ” (con khỉ là Mỹ) và thậm chí coi như cái cây để “rung, nhát bầy khỉ” là các nước có tranh chấp trên biển. Ý tưởng “giết gà dọa khỉ” hay “rung cây dọa khỉ”…không thể áp dụng được với dân châu Á (Nếu thế thì Đại Việt phải đầu hàng quân Nguyên Mông tức khắc ngay sau khi chúng đã làm cỏ Đại Tống ư?).
 
Trung Quốc hay Mỹ…cũng vậy thôi, có thể bắt một chế độ quỳ gối nhưng một dân tộc thì không bao giờ. Sự chủ quan khinh thường địch, trọng sức mạnh, trong một hành động quả quyết mà vấp phải một trở ngại, thách thức bất ngờ không thể vượt qua sẽ sinh ra lúng túng, hoảng hốt đến bế tắc là diễn tiến logic, tất yếu khách quan. Hai là, Mỹ là đương kim bá chủ thế giới nên không “ngố”, đơn giản như Trung Quốc tưởng. Mỹ có rất nhiều lựa chọn chiến lược chứ không chỉ một cách là hiện diện “đối đầu quân sự” để cho các nhà chiến lược Trung Quốc “nắn gân” xem Mỹ dám hay không dám.
 
Trung Quốc không tính đến bài của Mỹ là xóa bỏ hoàn toàn sự khống chế Nhật Bản, khuyến khích, ủng hộ Nhật Bản tái vũ trang.
 
Thật không may, điều này đã, đang xảy ra khiến Trung Quốc hoảng hốt, mất bình tĩnh. Tư thế của Mỹ “hiện diện” cho Trung Quốc “kiểm chứng” trong vụ Senkaku/Điếu Ngư là: Mỹ như vừa làm trọng tài trên sân, bất chấp kết quả trận đấu Trung-Nhật, vẫn luôn được lợi; đồng thời như vừa đá bóng cùng Nhật Bản.
 
Rõ ràng, kết quả này ngoài phán đoán của Trung Quốc. Sự ‘đụng chạm” của Trung Quốc vào Senkaku/Điếu Ngư quá mạnh khiến con hổ Nhật Bản đã thức giấc và đang nhe răng, vuốt móng. Với Trung Quốc, chắc chắn, đây không phải là con “hổ giấy”. Rốt cuộc Trung Quốc sẽ tiếp tục như thế nào?
 
Nhắm mắt cũng biết Trung Quốc sẽ tăng cường hiện diện để khẳng định chủ quyền, đặc biệt tăng cường tổ chức các cuộc tập trận đánh chiếm đảo, rồi kéo cả vũ khí tên lửa đạn đạo vào các bài tập, rồi một loạt các “hỏa lực mồm” chi viện, cảnh báo các nước khác chớ can thiệp vào khi Trung Quốc tấn công Senkaku/Điếu Ngư…rồi đến lúc sẽ phải dùng đến đòn kinh tế với Nhật Bản… Khi một chiến lược bị bế tắc thì dễ xảy ra ”hành động trước, suy nghĩ sau” và đây mới chính là điều nguy hiểm khó lường: Xảy ra “ẩu đả” 

 

 Lê Ngọc Thống

Thân chuyên,

Sâm set 52

***  

Việt Cộng, một lủ tham nhủng, bán nước, hại dân

                                                                        

alt
Hình Ảnh Chiến dịch thủ tiêu các cột mốc biên giới VIỆT TRUNG
Diễn Biến Sự Kiện Thủ Tiêu Cột Mốc Biên Giới Trung-Việt.
Chân Mây
Nhận thấy dư luận rất quan tâm về sự kiện thủ tiêu các cột mốc (cũ) phân chia biên giới Trung-Việt, là người đã đăng tải sự kiện kèm theo các hình ảnh đầu tiên trong bài viết “Từ lễ tế Mã Viện đến ngày Đảng CSVN cho Hai Bà Trưng mặc váy” (chuyên mục “Chuyện Phải Nói” của Diễn Đàn TGNV ngày 14.11.2010), Chân Mây sẽ trình bày rõ ràng hơn để giải tỏa các thắc mắc và ngờ vực về tính xác thực của sự kiện này. Những gì đang xảy ra…
alt
Mốc 18 trên Ải Nam Quan mà Đảng CSVN đã bịa đặt nên câu chuyện bị Trung Cộng cho xe tăng ủi nát trong chiến tranh biên giới. Thực tế của hình ảnh này cho biết mốc 18 vẫn còn tồn tại trong tấm ảnh chụp của quân Trung Cộng năm 1988.
alt
Mốc 19 tại Hà Giang (khu vực núi Đất, tức Lão Sơn) với sự chiếm giữ của quân đội Trung Cộng năm 1980.

Lãnh thổ bị chiếm đoạt nhưng Đảng CSVN và lực lượng “Quân Đội VN Anh Hùng” đã không dám kháng cự và năn nỉ qua nhiều năm xin đi vào đàm phán. Năm 1993, hai bên chính phủ CS Trung-Việt bắt đầu đi vào đàm phán các vùng “tranh chấp”. Đến ngày 30.12.1999, hai bên Trung-Việt hoàn thành 16 lần đàm phán và cho ra kết quả là bộ văn bản “Trung Việt Lục Địa Biên Giới Điều Ước” (中越陆地边界条约). Một phần nội dung “nổi” của văn bản này cho biết rằng có 227Km2 diện tích “tranh chấp” trên dường biên giới Trung-Việt được giải quyết sau đàm phán là …chia đôi: 113Km2 thuộc Việt Nam, 114Km2 thuộc Trung Quốc. Không khác gì văn bản dâng lãnh hải cho Trung Cộng của Phạm Văn Đồng vào năm 1953, những văn bản giải quyết đường biên giới lục địa Trung- Việt của Đảng CSVN là một trong nhiều vết dơ nhục nhã của Đảng CSVN chàm khắc lên tổ quốc của người Việt Nam và họ, những người người lãnh đạo Đảng CSVN, với kết quả giải quyết tranh chấp đường biên giới như trên vẫn vui mừng đặt thành “thắng lợi”. Khi bộ văn bản “Trung Việt Lục Địa Biên Giới Điều Ước” hoàn thành, hai bên Trung-Việt tiếp tục đi vào công tác giải tỏa các khu vực gài mìn, tức là những vùng đất biên giới trên lãnh thổ Việt Nam. Một cách tự nhiên, những vùng trong qui hoạch gỡ mìn được dựng bảng bằng tiếng Trung và người dân trong khu vực trở thành công dân Trung Quốc.
alt
Lực lượng công binh Trung Cộng đi vào lãnh thổ Việt Nam (Hà Giang) năm 2002 thực hiện chiến dịch gỡ mìn với sự đón chào niềm nở của Quân Đội NDVN Anh Hùng. Các chữ Trung văn trên đầu xe tải có thể đọc được là: “Vi Nhân Dân Bài Lôi…” (gỡ mìn cho nhân dân…). Nhân dân nào đây?
Lực lượng công binh Trung Cộng đi vào lãnh thổ Việt Nam (Hà Giang) năm 2002 thực hiện chiến dịch gỡ mìn với sự đón chào niềm nở của Quân Đội NDVN Anh Hùng. Các chữ Trung văn trên đầu xe tải có thể đọc được là: “Vi Nhân Dân Bài Lôi…” (gỡ mìn cho nhân dân…). Nhân dân nào đây?
alt
alt
alt
alt
alt
alt
Các khu tử thần trên núi đồi Việt Nam (vùng Hà Giang) và vô số nạn nhân nay đang được chính phủ Trung Quốc bảo hộ.
“Trung Việt Lục Địa Biên Giới Điều Ước” đặt ra 1537 tọa cột mốc biên giới cần thiết lập trên 1347 Km tuyến biên giới Trung-Việt. Vào tháng 9 năm 2002, Cục Đo Đạc Quốc Gia Trung Quốc phái 39 nhân viên kỹ thuật thường trú đến 12 tọa điểm biên giới kết hợp với công binh chính quyền Vân Nam, Quảng Tây và chính phủ CS Việt Nam thực hiện công tác gỡ mìn. Tháng 11 năm 2005 sơ bộ hoàn thành, đến năm 2008 thì tuyên bố hoàn thành công tác gỡ mìn, phân giới, cắm mốc. Ngày 23.2.2009 đặt thành Lễ Hoàn Thành Phân Giới Cột Mốc Trung Việt (Chân Mây đã đưa tin qua bài “Đại Lễ Dâng Ải Nam Quan Cho Trung Cộng”). Tuy nhiên những điều đó chưa phải là chấm dứt. Vào ngày 14.07.2010, phía Trung Cộng tuyên bố các văn kiện phát sinh hiệu lực là “Trung Việt Lục Địa Biên Giới Khám Giới Nghị Định Thư” (中越陆地边界勘界议定书), “Trung Việt Biên Giới Quản Lý Chế Độ Hiệp Định” (中越陆地边界管理制度协定), và “Trung Việt Biên Cảnh Khẩu Ngạn Cập Kỳ Quản Lý Chế Độ Hiệp Định” (中越边境口岸及其管理制度协定). Theo nội dung pháp luật yêu cầu trong nội dung các văn kiện, thì việc trước hết là phải tiến hành bài trừ ngay tất cả các cột mốc cựu thời. Phía Trung Cộng phát lệnh bài trừ các cột mốc cũ bắt đầu tại đoạn Vân Nam, Hà Khẩu vào ngày 20.07.2010, tại đoạn này có tất cả 22 cột mốc đã được bài trừ, hiện tại được biết có các cột 15, 17, 21 đã mang vào lưu trữ vĩnh viễn tại Phòng Quản Lý Văn Vật Huyện Hà Khẩu (河口县文物管理所), số còn lại chuyển lên trung ương quản lý. Căn cứ theo tài liệu “Trung Pháp Điều Ước”, 22 cột mốc quốc giới Việt Nam-Trung Hoa tại đoạn Vân Nam được xây dựng trong 12 năm, từ tháng 8 năm 1885 cho đến tháng 6 năm 1897. Khi Trung Cộng tiến hành bài trừ, trên các cột mốc này vẫn còn rõ các chữ “Trung Hoa” và “An Nam”. Tiếp theo đoạn Vân Nam, vào ngày 10.08.2010 tỉnh Quảng Tây tuyên bố đã hoàn thành sứ mệnh bài trừ 33 cột mốc cũ, một nữa số do các địa phương sở hữu bảo tồn, nữa số còn lại phân chia vào quản lý tại Bảo Tàng Quốc Gia Trung Quốc (中国国家博物) và Bảo Tàng Quảng Tây (广西博物) Hàng trăm trang mạng, báo đài Trung Cộng đang truyền tải sự kiện, nhưng bên Việt Nam thì không ai được biết đến. Vì sao? Không cột mốc cũ nào còn nằm trên lãnh thổ Việt Nam! Đây chính là những chứng cứ không thể chối cãi cho việc mất đất ở biên giới, lãnh thổ bị xâm phạm, mất chủ quyền hàng chục năm và sự đê tiện của Đảng CSVN khi họ vẫn tươi cười bất chấp dư luận! Chân Mây đã lên diễn đàn Trung Cộng thăm dò và nhận các câu trả lời như sau: Hỏi: Ni Hao! Có thể cho tôi biết tại sao Chính Phủ Trung Quốc phải loại trừ các bia giới cũ vùng biên giới Trung-Việt? Đáp: Tồn tại các bia giới cũ là điều không thể chấp nhận được. Hỏi: Bia giới cũ vẫn còn giá trị lịch sử chứ! Đáp: Việt Nam cũng như Triều Tiên là phiên thuộc của Trung Quốc từ thời xưa, các bia giới không có giá trị. Ngay cả các cột mốc hiện tại cũng không có ý nghĩa phân chia quốc giới.… Không như cách trả lời thô thiển của tên Trung Cộng này. Một thực tế man rợ là Đảng CSVN cấu kết với Trung Cộng nhằm xóa mọi dấu tích của đường biên giới cũ! Tập hợp rất nhiều hình ảnh thu thập từ các trang thông tin, diễn đàn của Trung Cộng sau đây sẽ làm rõ hơn vấn đề. Những hình ảnh có ghi rõ địa chỉ cần tham khảo, tuy nhiên nếu bạn đọc cần thêm chi tiết xin vui lòng dán các chữ Trung Văn sau lên Google để kiểm chứng: - 中越拆除陆地边界旧界碑工作正式启动 (Trung Việt Sách Trừ Lục Địa Biên Giới Cựu Giới Bài Công Tác Chính Thức Khải Động: Trung Việt chính thức khởi động công tác tháo bỏ mốc bia giới biên giới đất liền) - 中国云南河口县辖区内的旧界碑开始拆除 (Trung Quốc Vân Nam Hà Khẩu Huyện Hạt Khu Nội Đích Cựu Giới Bài Khai Thủy Sách Trừ: Bắt đầu tháo bỏ bia giới cũ trong địa hạt huyện Hà Khẩu, Vân Nam Trung Quốc). - 中越边界拆除旧界碑 (Trung Việt Biên Giới Sách Trừ Cựu Giới Bài) - Hoặc tham khảo hình ảnh nhiều nhất tại diễn đàn sau (truyền tải từ ngày 03.11.2010):hongdou.gxnews.com.cn/viewthread-5538500.html
alt
Mốc 15 tại Hà Giang
alt
alt
Mốc 17 tại Vân Nam (Hà Khẩu)-Hà Giang
alt
alt
“Tân Kinh Báo” (Quảng Tây) đưa tin tức ngày 13.08.2010
alt
Ảnh tham khảo: “Nhất xứ tam bài” (một nơi có 3 cột mốc) là hiện tượng sau các đợt đặt mốc quốc giới của hai bên Chính phủ CS Trung-Việt. Hình trên là giao giới Trung-Việt tại khu vực Đông Hưng, bờ bên kia sông là mốc mới của quốc giới Việt Nam (mốc 1325). Trên mỗi cột mốc xưa đều chia ra một mặt là Việt Nam, một mặt là Trung Quốc. Tình trạng của mốc mới tạo nên vùng đệm và rõ ràng lãnh thổ Việt Nam đã nằm ngoài đường biên giới xưa.
alt
Biên dân Việt Nam tham gia bài trừ cột mốc dược Trung Cộng gọi trìu mến là “đồng bào tôi ơi!”.
alt
alt
alt
alt
[IMG]Mốc giới mới (1050) và cũ "Trung Việt Quốc Giới, Khang Anh Ngoại Sách Số 5" trên đỉnh Bình Cương Lĩnh nay thuộc Quảng Tây. Có cả mốc cũ bị đập bỏ![/IMG]
alt
alt
alt
alt
alt
Tiêu mốc số 18 đoạn Quảng Tây-Việt Nam vẫn còn rõ hai mặt chữ "Đại Nam", "Đại Thanh" và năm tạo lập là 1893.
alt
Mốc "Đại Nam Quốc Giới" tại Phòng Thành-Quảng Tây
alt
alt
alt
alt
alt
Khu vực Quảng Tây: Có cái bị đập vụn, có cái bị chôn dưới đất nhờ dân địa phương chỉ điểm để đào lên. Trơ trọi chiếc lõi cột mốc trăm năm!
alt
alt
alt
alt
Việt Nam tham gia khuân vác cột mốc quốc giới dâng cho Trung Cộng
alt
alt
alt
alt
alt
Đưa lên xe tải phi tang!

Ai ban nuoc ?

Ai hai dân  ?

Dông bào oi !!! Hay dung lên...!!!







                                             

 

                                                              TẤT CẢ CÒN ĐÂY....

 

                                                        Khắc khoải, còn đây, những tấm lòng
                                                        Thất phu hữu trách trước tồn vong
                                                        Xót cho nòi giống, thương cho nước
                                                        Muốn đổi thay đời, chuyển núi sông

 

                                                        Dũng kiệt, còn đây, những trái tim
                                                        Coi thường phú qúy nhẹ bình yên
                                                        Ấm êm đổi lấy trời sương gió
                                                        Để thắp cho đời ngọn lửa thiêng

 

                                                        Dân tộc, còn đây, những ước mơ
                                                        Mà bao thế hệ thiết tha chờ
                                                        Mẹ già mặt đợi, rưng tròn lệ
                                                        Cơm áo mong đầy mộng trẻ thơ

 

                                                        Xã hội, còn đây, những bất công
                                                        Niềm đau nỗi khổ vẫn muôn trùng
                                                        Làm sao có thể quay lưng được
                                                        Khi máu tim ta, giống Lạc Hồng ?

 

                                                        Tất cả còn đâỵ Phải thế không?
                                                        Chờ ta hợp sức với chung lòng
                                                        Xin vì hạnh phúc cho dân nước
                                                        Dẹp tấm tình riêng, dựng  nghĩa chung !

                                                                                                    Ngô Minh Hằng

 

                                                        ~~~~~~~~~~~~~~

                                                        http://thongominhhang1trangthotinh.blogspot.com/

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link