Wednesday, March 19, 2014

90% Ukraine không giữ được Crimea'


'90% Ukraine không giữ được Crimea'

Cập nhật: 14:35 GMT - thứ ba, 18 tháng 3, 2014

Media Player

Thạc sỹ Phan Anh Dũng, một học giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu Nga và SNG thuộc Viện Nghiên cứu châu Âu của Việt Nam, nói với BBC từ Hà Nội rằng ‘ý nguyện người dân Ukraine chắc chắn không ai muốn mất Crimea’.

Tuy nhiên ông cũng dự đoán rằng ‘chắc chắn 90% Ukraine không thể giữ được Crimea’.

Về phía Nga, Thạc sỹ Dũng cho rằng nước này ‘chắc chắn muốn giữ Crimea và sẽ không thay đổi quan điểm về Crimea’.

Ông Dũng là người có nhiều thời gian sinh sống, học tập và nghiên cứu ở Ukraine.

Khi được hỏi Nga dựa vào lịch sử vùng đất này từng thuộc Liên Xô trước đây để đòi lấy lại vùng lãnh thổ có thỏa đáng không, ông nói: “Dùng lịch sử để đòi đất thì không ổn lắm”.
“Nếu thế thì trên thế giới có nhiều vùng đất trong lịch sử thuộc vùng này sau đó chuyển qua vùng khác nếu như dùng lịch sử để đòi thì sẽ gây ra những hậu quả không tốt,” ông giải thích.

Ông dẫn lời con gái ông Khrushchev, cựu tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, người đã cắt Crimea giao cho Ukraine quản lý hồi năm 1954, nói trên một tạp chí Nga mới đây rằng ông Khrushchev chỉ có ý định ‘chuyển Crimea sang cho Ukraine quản lý’ chứ ‘không nghĩ đó là một món quà’.
“Khi đó ở đấy (Crimea) có nhà máy điện cung cấp điện cho khu vực nên ông ấy (Khrushchev) nghĩ để cho Ukraine quản lý (Crimea) thì hợp lý hơn cho Nga quản lý,” ông nói.
“Lúc đấy Liên bang Xô viết là một nên người ta nghĩ đó là bình thường nhưng bây giờ là vấn đề,” ông nói thêm.

 

Putin: 'Crimea luôn thuộc về Nga'

Cập nhật: 15:51 GMT - thứ ba, 18 tháng 3, 2014
Tổng thống Nga Vladimir Putin và các lãnh đạo Crimea đã ký dự luật sáp nhập bán đảo vào Nga.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Ukraine nói: “Chúng tôi không và sẽ không bao giờ công nhận cái gọi là độc lập hay thỏa thuận Crimea gia nhập Liên bang Nga.”

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Đức, Pháp, Anh và Mỹ nhanh chóng lên án sự kiện.
Xuất hiện trên Quảng trường Đỏ ở Moscow, ông Putin nói với đám đông: “Crimea và Sevastopol sẽ trở về bến cảng quê hương, về với Nga!”

Cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố “trong trái tim nhân dân, Crimea luôn là một phần của Nga”.
Ông Putin chính thức thông báo với Quốc hội về yêu cầu gia nhập Nga của Crimea, trong bước thủ tục đầu tiên để thu nhận bán đảo này.

Ông Putin, người chính thức công nhận Crimea độc lập hôm thứ Hai, cũng thông qua dự thảo cho phép khu vực này trở thành một phần của Nga.

Ông Putin phát biểu tại phiên họp đặc biệt của cả thượng viện và hạ viện tại Điện Kremlin.

Phái đoàn của các lãnh đạo mới của Crimea cũng có mặt.
Tổng thống Nga nói những người đứng sau cuộc nổi dậy lật đổ Tổng thống Ukraine Yanukovych là “những kẻ cực đoan”.
Crimea, ông nói, “đã và vẫn là một phần không thể tách rời khỏi Nga”.

Trong diễn biến khác, các chính trị gia và giới vận động thân Nga tại vùng Trans-Dniester ly khai khỏi Moldova vừa đề nghị Quốc hội Nga ra luật cho phép họ gia nhập Liên bang Nga.

Vùng Trans-Dniester mà đa số dân là người Nga từng tách khỏi Moldova sau cuộc chiến ngắn 1991-91 khi Liên Xô sụp đổ.
Tin này được đưa ra trong lúc Moscow đang chuẩn bị các thủ tục để nhận vào Crimea sau cuộc trưng cầu dân ý của những người ủng hộ Nga tại bán đảo này, tách nó khỏi Ukraine.

Tổng thống Moldova, ông Nicolae Timofti trả lời báo chí hôm thứ Ba nói rằng bất cứ quyết định nào của Moscow chấp nhận vùng Trans-Dniester “sẽ là bước đi sai lầm".

Phương Tây 'trừng phạt'
EU và Hoa Kỳ hôm thứ Hai đã công bố các lệnh cấm vận các quan chức Nga.

Cơ sở của sắc lệnh này là cuộc trưng cầu dân ý mới đây tại Crimea - với 97% cử tri được cho là ủng hộ tách khỏi Ukraine.

EU và Hoa Kỳ xem cuộc bỏ phiếu này là bất hợp pháp và đã áp đặt các lệnh cấm vận lên 21 quan chức Nga và Ukraine.
Vấn đề Crimea đang tạo ra khủng hoảng trong quan hệ quốc tế
Crimea đã bị các tay súng thân Nga kiểm soát từ cuối tháng Hai.

Điện Kremlin vẫn chính thức phủ nhận những tay súng này là quân lính Nga, nhưng thừa nhận Quốc hội Nga cho phép Tổng thống Vladimir Putin được sử dụng vũ lực sau lời thỉnh cầu của ông Yanukovych.

Crimea là lãnh thổ của Ukraine từ năm 1954, nhưng đa số dân cư tại đây là người gốc Nga.

EU và Mỹ lần lượt công bố danh sách những quan chức bị cấm vận của cả Nga và Ukraine. Những người này bị cấm đi lại và đóng băng tài sản.

Trong danh sách này có lãnh đạo tạm quyền Crimea Sergei Aksyonov và Chủ tịch Quốc hội Vladimir Konstantinov.
Danh sách cấm vận của Mỹ còn gồm cả ông Dmitry Rogozin, một phó thủ tướng của Nga, và bà Valentina Matviyenko, Chủ tịch Thượng viện Nga, và ông Yanukovych.
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói trong buổi họp báo rằng Washington 'sẵn sàng áp đặt thêm các lệnh cấm vận', tùy thuộc vào việc Nga sẽ xuống thang hay leo thang căng thẳng tại Ukraine.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh vẫn còn cơ hội giải quyết khủng hoảng bằng con đường ngoại giao.

'Không thừa nhận thực tế'

Cao ủy phụ trách đối ngoại của EU, bà Catherine Ashton, nói những cá nhân bị cấm vận là những làm tổn hại đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Tuy nhiên, vẫn còn thời gian để ngăn ngừa tình hình 'leo thang tiêu cực', bà nói đồng thời kêu gọi Nga lui quân khỏi Crimea.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga, ông Sergei Ryabkov, cáo buộc Hoa Kỳ là 'không muốn thừa nhận thực tế'.
Ông nói 'họ muốn áp đặt cách tiếp cận đơn phương, không cân bằng của họ' lên phần còn lại của thế giới.

Tổng thống tạm quyền Ukraine Olexander Turchynov nói Kiev sẵn sàng đàm phán với Nga, nhưng sẽ không bao giờ chấp nhận Nga sáp nhập Crimea.

Những người gốc Nga tại Crimea ủng hộ việc gia nhập Liên bang Nga

Trước đó, chính quyền Kiev cho biết đã cho triệu hồi đại sứ của họ tại Moscow để tham vấn.

Quốc hội của Crimea, vốn bị chính quyền Kiev tuyên bố giải tán hồi tuần trước, đã tuyên bố độc lập khỏi Ukraine.
Các nghị sỹ Crimea nói luật pháp của Ukraine giờ đây không còn được áp dụng, và tất cả những tài sản quốc gia của Ukraine sẽ thuộc về nước Crimea độc lập.

Bán đảo này cũng sẽ sử dụng tiền tệ của Nga và chỉnh đồng hồ theo múi giờ của Moscow trước cuối tháng Ba, các nghị sỹ Crimea tuyên bố.

Lời tuyên bố này cũng kêu gọi 'tất cả các quốc gia trên thế giới' công nhận nền độc lập của Crimea.

Hơn 10% dân số tại Crimea là người Tatar, vốn đã bị nhà độc tài Liên Xô Joseph Stalin đày ải và chỉ được trở về Crimea sau khi Liên Xô tan rã.

Nhiều người trong số họ đã tuyên bố tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý.

Người có triển vọng trở thành tổng thống Ukraine, ông Vitali Klitschko, nói ông quan ngại rằng người Tatar sẽ bị 'thanh lọc sắc tộc' nếu Nga tiếp thu Crimea.

 

Liệu Nga có bị trừng phạt thêm?

Cập nhật: 13:19 GMT - thứ ba, 18 tháng 3, 2014
Nếu các hãng của Nga bị trừng phạt thì nhiều khả năng Gazprom nằm cao trong danh sách
Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ đã bắt đầu áp lệnh trừng phạt lên một số cá nhân người Nga và Ukraine sau vụ trưng cầu dân ý gây tranh cãi tại Crimea. Với khủng hoảng ngoại giao đang ngày càng trở nên căng thẳng, thì hành động kinh tế tiếp theo nhiều khả năng sẽ xảy ra.

Cho đến nay, hành động nào đã được thực hiện?

Hôm 06/03, EU và Hoa Kỳ đồng ý tiếp cận vấn đề theo từng giai đoạn một, bắt đầu với việc ngay lập tức ngưng các cuộc thảo luận nhằm xây dựng quan hệ hợp tác kinh tế gần gũi hơn giữa EU và Nga, và nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh G8 ở Sochi.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

EU cũng đang đưa ra các kế hoạch hợp tác tài chính và chính trị nhằm hỗ trợ tân chính phủ Ukraine.
Nay, sau cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea hôm 16/3, EU và Hoa Kỳ đã thực hiện lời đe dọa nhắm vào các cá nhân Nga và Ukraine.

Hoa Kỳ ra lệnh phong tỏa tài sản và áp lệnh cấm đi lại đối với 11 cá nhân, trong lúc EU áp lệnh trừng phạt tương tự đối với 21 người.

Các nhà lãnh đạo chính trị ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương đã tỏ rõ là sẽ có những hành động tiếp theo, nhất là nếu Nga tiến hành việc chính thức sáp nhập Crimea vào Nga.
Danh sách trừng phạt của EU có thể gồm danh sách trên 100 người.

Vào lúc này, mới chỉ có các chính trị gia và các quan chức bị nhắm tới.

Việc mở rộng lệnh trừng phạt sẽ tác động tới các doanh nhân Nga giàu có và những người có lợi ích to lớn ở EU và Hoa Kỳ.

Phương Tây có thể có những hành động nào khác nữa?

Lễ ký kết văn bản đưa Crimea trở về với Nga
EU và Hoa Kỳ có thể tìm cách cô lập Nga thông qua các mối liên hệ ngoại giao và đối thoại quân sự.

Một lựa chọn nữa là nỗ lực đưa Nga ra khỏi các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại Quốc tế, Quỹ Tiền tệ Quốc tế hay Ngân hàng Thế giới.

Tổng thống Vladimir Putin cũng rất muốn thúc đấy hợp tác đầu tư, nghiên cứu và giáo dục.

Hạn chế ông trên vũ đài quốc tế có thể là cú đánh lớn giáng vào uy tín của Moscow, nhưng dường như nó sẽ không mấy gây tổn hại về mặt kinh tế.

Phải nói rằng EU và Hoa Kỳ không muốn cắt đứt đối thoại với Nga.

Tranh cãi có đi tới mức bùng nổ thành cuộc chiến thương mại?

Nhập khẩu từ Nga vào EU chủ yếu là mặt hàng dầu thô và khí đốt. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), các nước châu Âu nhập 84% lượng dầu thô và khoảng 76% khí đốt tự nhiên xuất khẩu của Nga.

EU cho tới nay là đối tác thương mại lớn nhất của Nga.
Đức là nhà nhập khẩu đơn lẻ lớn nhất đối với mặt hàng dầu và khí của Nga, trong lúc Nga mua khoảng 6% khí đốt Nga.

Hành động cụ thể có thể là gì?

Việc áp dụng các lệnh trừng phạt kinh tế trực tiếp có thể là ra các lệnh cấm xuất nhập khẩu.

Nếu như có các công ty cụ thể bị nhắm tới, thì hãng năng lượng khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước, Gazprom, có lẽ sẽ nằm cao trong danh sách.
Chẳng hạn Gazprom có thể bị cấm giành thêm các hợp đồng trong phạm vi EU.

Hoa Kỳ và châu Âu cũng có thể hạn chế các ngân hàng Nga và các công ty trong việc tiếp cận nguồn tài chính.
Tin được tiết lộ trong tháng cho biết Anh đã cân nhắc tới việc đóng cửa trung tâm tài chính ở London đối với người Nga như một biện pháp trừng phạt có thể áp dụng.

Cuộc chiến thương mại cũng làm tổn hại cho cả phương Tây chứ?

Rất có thể. Ngành ngân hàng chẳng hạn, là hệ thống thông nhau.
Nina Schick từ Open Europe ước đoán rằng các công ty Nga có 653 tỷ USD nợ nước ngoài.

Bất kỳ cú sốc tài chính nào tại Nga cũng sẽ gây ảnh hưởng tới các hệ thống ngân hàng tại châu Âu và Hoa Kỳ.
Nhắm vào các công ty năng lượng Nga cũng sẽ gây hậu quả, nhất là với châu Âu.

Điều gì sẽ xảy ra với giá gas, nếu Gazprom trả đũa bằng cách hạn chế nguồn cung ứng.

Một hãng năng lượng khổng lồ khác của Nga, Rosneft, có những quan hệ gần gũi với hãng năng lượng BP của Anh.

Các công ty của Anh cũng như chính phủ Anh chắc chắn không muốn lợi ích của BP bị ảnh hưởng.

EU và Hoa Kỳ không có nhiều lựa chọn?

Rõ ràng là nó rất phức tạp và không phải không gây tác động tiêu cực tới các chính phủ phương Tây.
Một số lệnh trừng phạt khác nêu muốn áp dụng sẽ cần phải được sự đồng ý từ các quốc gia thành viên EU.

Do hậu quả của các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc sẽ là khác nhau đối với các quốc gia khác nhau, việc đạt được sự đồng ý đó có thể là một tiến trình kéo dài.

Vào lúc này thì có vẻ như Hoa Kỳ và EU muốn quyết tâm hành động với ý chí chính trị mạnh mẽ chứ không chỉ là có hành động mang tính biểu tượng.

"Nếu như Nga tiếp tục can thiệp vào Ukraine, chúng tôi sẵn sàng áp thêm các lệnh trừng phạt," Tổng thống Barack Obama nói.

Đó là một tuyên bố mà nhiều nhà quan sát nói ông không thể rút lại.


Chiến tranh Lạnh có đang trở lại?

Nguyễn Giang
bbcvietnamese.com
Cập nhật: 09:50 GMT - thứ ba, 18 tháng 3, 2014
Cuộc gặp lãnh đạo Mỹ và Nga từng thể hiện rõ không khí lạnh lẽo
Viết trên trang BấmThe New Republic, Paul Berman cho rằng với các diễn biến quanh Crimea, một cuộc Chiến tranh Lạnh lần hai có nguy cơ trở lại và theo ông đây có thể là câu chuyện kéo dài.

Nếu thế giới lại chia thành hai cực đối nghịch nhau giữa Phương Tây và Nga, các nước gần Nga đang đi theo Moscow hiện có Belarus, Kazakhstan, Turkmenistan cùng một số xứ sở chỉ có Moscow công nhận như Nam Ossetia và Abkhazia.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Nhưng báo chí châu Âu nói khu vực của người Serb tại Bosnia cũng có thể muốn tìm một sự hỗ trợ mạnh từ Nga.
Ông Milorad Dodic, lãnh tụ của người Serb tại Bosnia vừa thăm Moscow và được chào đón nồng nhiệt, khiến một số chính trị gia châu Âu như Paddy Ashdown ở Anh bày tỏ lo ngại về khả năng Moscow gây bất ổn tại Nam Tư cũ qua cách dùng khối người Serb theo Chính Thống giáo và thân Nga.

Tin mới nhất cho hay vùng BấmBấmTrans-Dniester ly khai khỏi Moldova cũng vừa đề nghị Nga cho họ gia nhập.

Tại Trung và Cận Đông, Nga giữa được đồng minh vững chắc ở Syria và càng về sau này càng gắn bó với Iran.
Với việc Hoa Kỳ, Anh Quốc và Nato rút dần khỏi Afghanistan, ảnh hưởng truyền thống của Moscow ở nước này cũng có thể tăng lên, thông qua một nhóm Tajik, theo ông Lutfullah Latif, biên tập viên Trung Á của BBC.

Bên kia bán cầu, tại Venezuela, dù tình hình ngày càng bất ổn, chính quyền thiên tả vẫn tiếp tục chính sách của cố tổng thống Hugo Chavez và tìm ở Nga một đối trọng với Hoa Kỳ.

"Sự thống trị của Nga là công thức cho các cuộc cách mạng liên tiếp"
Paul Berman

Báo chí quốc tế cũng trích lời Bấmquan chức Nganói Moscow đang ‘tìm kiếm trở lại các căn cứ hải quân của cựu đồng minh thời Chiến tranh Lạnh’ như Cuba và Việt Nam.

Khỏe như Putin

Hiện khó nói cuộc đối đầu Đông Tây sẽ ra sao nhưng một thực tế là mô hình Nga thời Putin có điểm hấp dẫn với giới chức nhiều quốc gia đang phát triển là vì nó đơn giản: một dân tộc chủ đạo, một nhà nước trên hết và một lãnh đạo tối cao.
Liên bang Nga có trên 20 nước cộng hòa và nhiều dân tộc nhưng chỉ có một dân tộc đứng đầu là dân tộc Nga.
Xã hội đơn tuyến cũng hấp dẫn về mặt văn hóa với các nhóm đa số đông đảo ở nhiều nước, như nhóm Hán ở Trung Quốc và Việt ở Việt Nam, khỏi cần ‘đa văn hóa’ và quan hệ dung hòa các khối công dân xuẫt xứ khác nhau như ở Âu Mỹ.

Ở Nga, tam quyền phân lập’ chỉ là phân vai hình thức vì Viện Duma luôn chuẩn thuận các yêu cầu của Hành pháp và bên Tư pháp xử án y như Điện Kremlin mong muốn trong các vụ quan trọng.

Và nhà nước Nga mạnh về tiền nhờ dự trữ ngoại tệ lớn, nguồn dầu khí to, và là cường quốc quân sự dưới trướng một lãnh tụ tối cao, cầm quyền vĩnh viễn nhờ cách ‘lách Hiến pháp’ của ông Putin.

Văn hóa Nga khó lan tỏa ra các khu vực không nói tiếng Nga

Tuy thế, nhìn ra ngoài khu vực sát Nga, thế giới ngày nay có độ liên thuộc cao, việc hà hơi tiếp sức để phục hồi một mô hình đơn tuyến kiểu Liên Xô xem ra khó khả thi.

Chưa kể quyền lực của ông Putin và cả hệ thống hậu Xô Viết gắn chặt với tiền xuất khẩu năng lượng.

Cần phân biệt giá trị của dầu và khí đốt trong cuộc chơi của ông Putin.
Nguồn dầu thô đã đem lại cho ông các khoản lợi nhuận cao, nhất là sau khi khối OPEC chủ động giảm sản lượng để giữa giá.
Nhưng khí đốt bán thẳng từ Nga sang châu Âu mới là vũ khí chính trị hữu hiệu để Moscow đối thoại cứng rắn với châu Âu và tạo ảnh hưởng ở vùng ‘cận biên’ của Nga.

Và về lâu dài, kinh tế Nga sẽ lao đao nếu giá dầu và khí đốt biến động.
Dân số nước này đang giảm, lão hóa và thái độ Đại Nga không giúp cho việc tạo ra một xã hội cởi mở, có nguồn lao động nhập cư thay thế.

Nếu Chiến tranh Lạnh trở lại, các nước đều phải xem xét lại vị trí của mình, tuỳ vào tính toán và quyền lợi của họ trong tương quan ngoại giao và kinh tế với Nga, Ukraine và Phương Tây.
Điều này không cản trở các quốc gia khác nhau, gồm cả Việt Nam, tìm đến Moscow vì các nguồn lợi quân sự và để có sự hỗ trợ, hoặc cân bằng lại trong quan hệ của họ với Hoa Kỳ, Trung Quốc.

Nhưng đối ngoại hữu hảo với Kremlin là một chuyện, còn áp dụng mô hình Nga lại là một chuyện khác.

Vì như Paul Berman viết, “các biến thể của Liên Xô đang tồn tại hiện nay chưa bao giờ thành công trong việc lập ra các không gian ổn định”.

Thậm chí, chính “khái niệm về sự thống trị của Nga là công thức cho các cuộc cách mạng liên tiếp,” theo Paul Berman.
Những người châu Âu phản đối ông Putin ví ông với Hitler
Tác giả này chỉ ra các cuộc cách mạng chống lại Moscow từ năm 1953, 1956, 1968, 1989, 2000, 2003, 2004 đến nay, năm 2014, lần lượt ở Đông Đức, Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc, và sau đến Serbia, Gruzia, Ukraine và lần nữa là Ukraine.

Có những người châu Âu ví ông Putin với Hitler nhưng theo tôi, ông Putin không bành trướng lãnh thổ vì chủ nghĩa gì cụ thể dù có ý kiến như của BấmIgor Panarin cho rằng Kremlin muốn xây đắp một ý thức hệ nhà nước cho riêng Nga.

Ngay cả chuyện ông ra tay với Ukraine cũng là để ngăn ngừa các thách thức với quyền lực của ông ở trong nước.
Vì ngay ở trong nước Nga đã và đang có những xu hướng đòi thay đổi ‘mô hình Putin’ mà theo họ chỉ là sự ‘thối rữa’ (decay) kéo dài của một nhà nước thời kỳ hậu Liên Xô.
Cũng về lâu dài, Hoa Kỳ và Phương Tây có thừa tiềm năng để ‘đối đầu’ với Nga nếu thực sự đổ vỡ về Ukraine tới mức không thể hàn gắn được, theo những ý kiến cứng rắn ở Washington.


Theo họ, Hoa Kỳ và EU có nền kinh tế gộp lại hiện vào khoảng 30 nghìn tỷ USD, vượt xa nền kinh tế 2,5 nghìn tỷ USD của Liên bang Nga.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link