Sunday, March 16, 2014

Tên tội đồ ngây thơ


Tên tội đồ ngây thơ



Minh Dân (Danlambao) - Đánh dấu 26 năm ngày thảm sát Gạc Ma - Trường Sa, việc làm duy nhất nổi cộm của tên tội đồ chỉ có thể là tổ chức buổi giao lưu bình thường tại Đà Nẵng 13-3 giữa các người lính, thân nhân Gạc Ma, quan chức kết hợp phát động chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa - Trường Sa”.


Ở đây không có ý nghĩa gì gọi là tưởng niệm vì không có ban tổ chức. Phát động, giao lưu là hai việc khác nhau và việc này không phải việc của Liên đoàn lao động.

Ông Đặng Ngọc Tùng - chủ tịch Liên đoàn Lao động VN - xúc động nghẹn ngào bước lên bục phát biểu, nhưng đừng nghe ông Tùng nói miệng “ghi nhận công ơn”, hãy nhìn hành động thể hiện trang trọng nhất dành cho người hy sinh nằm xuống. 

Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng đã bật khóc khi nói đến trận hải chiến Hoàng Sa (1974) và Gạc Ma (Trường Sa 1988) (VTC News)

Ngài Nguyễn Trường Lưu, Hội KTS TP.HCM, người sẽ thiết kế Đài tưởng niệm Gạc Ma thì trả lời phỏng vấn báo chí rằng: “Một chiến thắng không nổ súng. Một chiến thắng xứng đáng với sự hy sinh, khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa là một phần máu thịt của đất nước Việt Nam”!!

KTS.Nguyễn Trường Lưu, Phó Chủ tịch Hội KTS TP.HCM

Tác phẩm lột tả được “Khúc bi tráng tháng 3” hòa tan với...”một chiến thắng không nổ súng”?

Đài tưởng niệm các chiến sỹ Gạc Ma là một “khúc bi tráng” với chiến thắng không cần nổ súng (VTC News)

Xin ông một chút, 64 cái chết bị động trước cuộc xả súng dã man của tên bạn thân mất nết đó gọi là gì? Xin ông xem tên tội đồ ngây thơ được một lúc ít nhất là 03 việc lớn: 

1- Dùng báo chí thay cho người phát ngôn quốc gia và đài truyền hình quốc gia mô tả một cuộc chiến đấu thay vì lên án tội ác Trung Cộng.

2- Không làm mất lòng tới kẻ thù đã giết đồng bào, kẻ chiếm đảo của mình để làm tăng chỉ số hài lòng Việt Nam - Trung Cộng.

3- Công khai không đòi mạng oan đồng bào, không đòi chủ quyền Gạc ma đồng nghĩa với tội danh tội đồ hèn nhát được ông Lưu cho đó là một chiến thắng.

Mùa tưởng niệm này nở rất rộ những nhân cách XHCN yêu nước, ngài Đại tướng Lê đức Anh có phán: 

“Anh nào để mất lãnh thổ là anh đó tự sát về chính trị, cấp nào để mất lãnh thổ về Trung Quốc là tự sát về chính trị, không xứng đáng là công dân Việt Nam. Không có nước nào, không cấp nào có quyền để cho chủ quyền lãnh thổ đất nước rơi vào tay kẻ khác. Lãnh đạo càng phải biết đâu là chủ quyền của ta...; Việt Nam phải kiên quyết đòi bằng được, nhưng không dùng... quân sự mà dùng chính trị và ngoại giao.

Rồi ngài nhấn mạnh hơn: “Lãnh đạo càng phải biết, càng phải đòi, đòi trong tình hữu nghị, hòa bình, hợp tác”.

Giống câu nói dân gian, “bắc thang lên hỏi ông Trời...” Không biết rồi những ai sẽ phải tự sát về chính trị đây? thương thay cho những tên tội đồ ngây thơ.

Ngài còn vô tư đổ tội cho thằng Mỹ: “Theo đó, Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam để đổi lấy việc Mỹ viện trợ kinh tế, mở cửa thị trường về vốn và công nghệ. Thời điểm đó, Mỹ đã viện trợ cho Trung Quốc 1 tỷ USD....; Trước sự chống phá Việt Nam trên bộ thất bại nên họ quay ra tiến công Việt Nam trên biển.

Bà mẹ VN anh hùng ơi, vậy là đế quốc Mỹ chưa cút, nó đang gián tiếp bắt tay với Trung Cộng để xâm lược VN, vậy là ta mới có đánh thắng 2 tên xâm lược, vậy còn một tên nữa đâu?

Đại tướng Lê Đức Anh cho hay: “Năm 1988, ngay sau khi Trung Quốc đánh 2 điểm ở Trường Sa, tôi đã ra Trường Sa để động viên chiến sỹ giữ cho bằng được Trường Sa. Tôi chỉ đạo rằng các điểm nào có thể đóng quân được là phải đóng quân hết kể cả đảo nổi và đảo chìm”.

Đại tướng nói đúng quá, phải trừ ra những cái đảo mà quân Trung Quốc nó đã lót ổ đẻ và đăng ký hộ khẩu lẫn bìa đỏ rồi.

Còn sau thảm kịch đó, thằng bạn thân đã “nhầy” trên vùng biển đảo máu thịt đó như thế nào, những tên tội đồ ngây thơ không công bố, chỉ biết rằng ngay sau trận tắm máu đó chúng đã xây thành đắp lũy, ụ nổi ụ chìm, bãi cọc nương chông coi Gạc Ma là chốn hương hỏa cha ông để sẵn.

Chỉ biết rằng có một chiến sỹ Gạc Ma dũng cảm Lê hữu Thảo đang ở trọ, không nhà, tay trắng, một Phạm Xuân Trường dân thường, chiến sỹ vô thừa nhận... và biết bao mảnh đời Gạc Ma thử thách lắt lay qua 26 năm giờ đây may có ông Đặng Ngọc Tùng “Ghi nhận công ơn đó, chia sẻ nỗi đau của những người mẹ, người vợ, người con có người thân đã hi sinh bảo vệ Hoàng Sa (1974), Trường Sa (1988) là việc làm rất cần thiết của cả cộng đồng và xã hội.”

Tấn kịch bản thứ 26 của tên tội đồ ngây thơ chưa biết vùng miền tòa án vẫn còn dài...




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link