Vào ngày 6:03 Thứ Tư, 26 tháng 2
2014, Chuyen Xe Thu <>
đã viết:
Ai ô nhục - hèn hạ - tay sai Trung Cộng ở Việt Nam?
Posted By Chinh Luan on
20 tháng 2 2014 | 05:34
Phạm
Trần - Ngày 16 tháng 02 năm 2014, tại Thủ đô Hà
Nội đã có những lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam bị lên án “ô
nhục”, “hèn hạ” và “tay sai ngọai bang”. Họ cũng là những người bị cáo buộc đã
đạo diễn hai cuộc nhảy múa vô liêm sỉ để chà đạp lên xương máu của
60,000 quân-dân đã hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lược 35 năm
trước đó.
Nhưng
họ là ai?
Không
ai biết tên người giấu mặt, nhưng ở Việt Nam việc gì cũng phải do 16 người
của Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam quyết định.
Ngoài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu còn có 15 người khác xếp hàng theo
thứ tự : Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Bộ trường Quốc
phòng Đại tướng Phùng Quang Thanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Sinh Hùng, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Bí thư Thành uỷ Thành phố
Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Tô Huy Rứa, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hà Nội Phạm Quang Nghị, Bộ trưởng Công an
Trần Đại Quang, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng
Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương Đinh Thế Huynh,
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Nguyễn Thiện Nhân.
TRÁCH
NHIỆM THUỘC VỀ AI ?
Trong
số 16 người, ai cũng chia sẻ trách nhiệm của mình nhưng có 4 người được
coi có nhiệm vụ chủ chốt trong quyết định tổ chức “nhảy múa lố bịch và
phản bội ” để phá buổi truy điệu 60,000 người đã hy sinh trong cuộc
chiến biên giới chống Trung Cộng xâm lược.
Họ
là các ông Nguyễn Phú Trọng,Phạm Quang Nghị, Trần Đại Quang và Đinh Thế Huynh.
Tại
sao ? Bởi vì việc gì của đảng, dù lớn hay nhỏ có liên quan đến Trung Cộng cũng
phải được bàn thảo và chấp thuận bởi Bộ Chính trị. Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người có tiếng “thân Bắc Kinh” có quyết định sau
cùng.
-Người
thứ hai, ở chức vụ Bí thư Thành uỷ Thành phố Hà Nội Ông Phạm Quang Nghị,
phải được báo cáo từ cấp dưới và tán thành cho áp dụng các kế họach của Ủy ban
Nhân dân Thành phố Hà Nội. Không thể ông không biết gì về việc cho công
an trá hình công nhân thực hiện “màn kịch cắt đá thi công” tại tượng đài
Lý Thái Tổ ngày 19/01/2014 để phá lễ 40 năm kỷ niệm và tri ân 74 Chiến sỹ
Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận chiến chống Quân Trung Cộng cưỡng chiếm
Hòang Sa ngày 19/01/1974.
Vào
dịp kỷ niệm 35 năm cuộc chiến chống xâm lăng của Trung Cộng qua 6 Tỉnh biên
giới ngày 17/02/1979, thành phố Hà Nội đã cho dựng lên một sân khấu chỉ để
choáng chỗ nhằm ngăn chặn buổi tưởng niệm dự trù diễn ra sáng ngày 16/02
trước tượng đài Lý Thái Tổ và dựng cái thứ 2 tại khu vực tượng đài Cảm Tử gần
đó để chận đứng mọi dự tính đến tưởng niệm của dân.
Ngoài
vật liệu để ngổn ngang tại cả hai nơi, thành phố Hà Nội đã đem đến một số
người ăn mặc hở hang, phô diễn áo quần dạo phố ăn chơi và đòan viên Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh mặc áo đồng phục xanh nhảy múa vô văn hóa theo điệu
nhạc chói tai phát ra từ các máy phóng thanh mở lớn với các bài hát
Con Bướm Xuân, Cha Cha Cha, Trống Cơm !
Riêng
bài “Con Bướm Xuân” của Hồ Quang Hiếu, theo Nhà báo tự do Thùy Trang đã sao
chép sang tiếng Việt từ bài hát nguyên thủy “Trung Quốc Chính Nghĩa” của Trung
Cộng ra đời cách nay 30 năm, đã từng được Ca sỹ nổi tiếng Kim Khánh của
Trung Hoa trình bày.
Như
vậy, có phải chính quyền Thành phố Hà Nội và Ban Tuyên giáo đảng muốn chà đạp
lên xương máu của những người đã nằm xuống, hay có dụng ý nào khác khi sử
dụng bài hát này ?
Nhưng
những “con thiêu thân” nhảy múa điên loạn này là lọai người nào, từ đâu
đến mà đã bị người dân lên án “bỉ ổi, đê tiện” hay có người còn gọi là
“trò khỉ của đám đười ươi,trong thành phố” ?
Nhà
báo Xã hội (Blogger) Người Buôn Gió (Bùi Thanh Hiếu) cay đắng viết : “Kịch bản
nhảy nhót đàng điếm của bọn sồn sồn và nhí nhố của lũ choai choai chắc chắn hài
lòng Trung Quốc gấp bội lần kịch bản bắt về trại Lộc Hà hỏi cung qua quýt cho
hết thời gian rồi thả về... Kẻ bán rẻ tài nguyên còn nhìn thấy, kẻ bán rẻ con
người cũng dễ nhìn thấy.
Nhưng kẻ bán tinh thần, văn hóa dân tộc rất khó nhận.
Cũng như kẻ xốc nách bạn quẳng lên xe buýt cũng dễ nhận thấy, nhưng kẻ bắt tâm
hồn của bạn mang đi rất khó nhận ra... Bởi chúng nham hiểm hơn những kẻ xốc
nách bạn rất nhiều. Bạn có nhận ra điều ấy trong ngày chủ nhật vừa qua?”
Nhà
báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh cũng viết khinh miệt từ Hà Nội : “Rồi hôm nay, họ
dùng những đám đàn bà trơ trẽn, thô bỉ đáng kinh tởm mà không biết xấu hổ đứng
nhảy nhót, dạng háng dạng chân trước mặt vua Lý nhằm chiếm chỗ người tưởng niệm
với những bó hương, những cành hoa và những băng nhỏ ghi ơn các anh hùng Liệt
sĩ đã bỏ mình vì Tổ Quốc trên biên giới trong cuộc chiến 2/1979 trên tay.”
Người
thứ ba có trách nhiệm là Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.
Ông đã cho phép Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc CATP
Hà Nội huy động hàng trăm công an, cảnh sát chìm nổi đến chụp hình, quay phim,
phóng loa phá rối, dồn ép, nói năng hồ đồ, giở giọng phản bác chụp mũ người dân
yêu nước để phá tan buổi lễ như họ đã phá lễ kỷ niệm 40 năm
(19/01/1974 – 19/01/2014) Hòang Sa bị Trung Cộng cưỡng chiếm.
Hôm
16/02/2014 một số công an Hà Nội còn gỉa dạng “nhân dân tự phát”
toan cướp đi các bó hoa tưởng nhớ có hàng chữ "17/2 - Nhân dân không
quên" đã được đặt ở Tháp Bút đền Ngọc Sơn, sau khi đòan biểu tình bị ngăn
chặn ở đền Lý Thái Tổ .
Báo
chí tự do cũng đã thu vào ống kính hình ảnh và tiếng nói của cán bộ tuyên
truyền sặc mùi “phù Trung chống Việt” Trần
Nhật Quang khi ông ta phải đối đầu với đòan người biểu tình đang hô
“Đả đảo Trung Quốc xâm lược”, “Đả đảo tay sai bán nước”.
Cán
bộ Quang nói như con vẹt vừa ra khỏi lớp tuyên huấn : “Mục đích của các ngươi
là gì? Các ngươi muốn thúc đẩy Việt Nam đối đầu với Trung Quốc. Để Trung Quốc
thù địch Việt Nam. Để Trung Quốc cấm vận Việt Nam".
"Trung
Quốc cấm vận Việt Nam thì nền kinh tế Việt Nam sẽ có phần bị suy giảm, đời sống
nhân dân có phần bị sụt xuống. Để nhân dân bất mãn, để nhân dân theo các ngươi.
Để đưa các ngươi lên cầm quyền".
Có
người hỏi lại : “Ai lên cầm quyền ?”, nhưng Quang không trả lời rồi bạnh hàm
nói tiếp:
"Cái
giã tâm của các ngươi cực kỳ nhâm hiểm và độc ác".
Chen
giữa tiếng “loa kèn” của Quang là những tiếng cười khinh bỉ khúc khích của
người biểu tình.
Trần
Nhật Quang còn hạch hỏi người dân tại sao không đòi tưởng niệm các chiến
sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến biên giới Tây nam giữa Việt Nam và Cao Miên
(Quân Khmer đỏ) từ 1977 đến 1978 mà lại đòi kỷ niệm cuộc chiến biên giới
Việt-Trung?
Đi
bên cạnh Quang là 2 cán bộ cò mồi trẻ hơn, người trước kẻ sau cùng đội mũ an
tòan, đã nhắc ông ta nói thêm về “giải phóng” và việc đòi tưởng nhớ công lao
bảo vệ Tổ quốc của các chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến chống Trung
Cộng ở Hòang Sa năm 1974.
Thế
là cán bộ Quang được trớn nói liều: “Cái ngày mà bọn bán nước Ngụy Sài Gòn đánh
nhau với bọn cướp Trung Quốc. Cái ngày mà hai bọn cướp đấy đánh nhau để tranh
ăn thì các ngươi lại kỷ niệm. Nhục nhã chưa?".
Rất
tiếc không ai hỏi lại Quang: “ Vậy chứ “bọn cướp Trung Quốc” năm 1974 và
“bọn giặc Trung Quốc “ năm 1979 ở biên giới và bây giờ ở Biển Đông có
khác nhau không ?
Sau
đó, Quang lại lên giọng giống hệt như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhiều
Lãnh đạo khác, kể cả Thượng tướng Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh khi
họ đem lá bài “cần ổn định” để dọa người biểu tình rằng:"Đất nước
cần phải được bình yên để mà xây dựng và phát triển, đừng có mà quấy phá!"
-
Người thứ bốn phải gánh trách nhiệm là Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ
tịch Hội đồng lý luận Trung ương Đinh Thế Huynh .
Ông Huynh cũng đã từng nói trong một số lần về chuyện “đất nước cần ổn
định để phát triển”, hay “mọi việc đã có đảng lo” khi có dân nổi lên biểu tình
chống Trung Cộng. Ông cũng là người đã chỉ thị cho các Ban Tuyên giáo
không để cho báo chí đăng những bài viết “nhậy cảm” làm phương hại
đến mối giao hảo Việt-Trung.
Nhiều
bài viết đụng chạm đến Trung Cộng ở Hòang Sa, trên Biển Đông và chung quanh
cuộc chiến biên giới 1979 đã bị gỡ xuống sau khi đăng.
Ông
Huynh còn có trách nhiệm trong việc ra lệnh cho các báo “chính thống” như Nhân
Dân, Quân đội Nhân dân, Sài Gòn Giải Phóng, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Tuyền
Giáo, Tạp chí Dân Vận không được viết hay đăng các bài nói về trận chiến Hòang
Sa trong lần kỷ niệm 40 năm 19/01/2014.
Một
số báo “ngọai ngạch” như ViệtnamNet, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động, Giáo dục
Việt Nam, Dân Trí, Dân Việt v.v… cũng được lệnh phải “hạ nhiệt” các bài viết về
trận chiến về Hòang Sa và chiến sỹ VNCH khi gần đến ngày kỷ niệm.
Tình
hình báo chí trong lần kỷ niệm 35 năm cuộc chiến chống xâm lược Trung
Cộng 17/02/1979 cũng không thay đổi. Các báo “chính thống” ngậm
miệng như thóc ngâm.
Có một số báo “ngoài luồng” được đăng lai rai theo dạng
phỏng vấn hay hồi ký về cuộc chiến biên giới, tiêu biểu như các báo Dân
Việt, VietNamExpress, VietNamNet, Petrotimes (báo Năng Lượng), Người Cao Tuổi,
Diễn đàn Công nhân, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tiền Phong, Một Thế Giới v.v…
Từ
Hà Nội, Nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh nhận xét về “thái độ quay
lưng” của các báo “chính thống” như thế này: “Những ngày này, những tờ báo mạo
danh nhân dân như: Nhân Dân, Quân đội Nhân Dân, Hà Nội mới và hàng trăm tờ báo,
Đài truyền hình dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng CS, đã không nửa lời nhắc
đến các anh. Trớ trêu thay, chính những tờ báo này lại là những tờ báo kêu gào
mạnh nhất, hối thúc mạnh nhất khi đưa các anh ra chiến trận để rồi bỏ mình trên
đó. Trớ trêu và độc ác hơn, những tờ báo này giờ đã trở thành mũi tên xung kích
chống lại chính người dân, chính đồng đội các anh, gia đình, bạn bè và anh em
của các anh, những người muốn đất nước tiến bộ, muốn dân tộc trường tồn và đó
cũng là mục đích của sự hy sinh của các anh.”
Người
thứ năm “có trách nhiệm liên đới” làm giảm tình thần yêu nước trong hai lần kỷ
niệm Hòang Sa và chiến tranh 1979 là Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Nguyễn Thiện Nhân.
Ông Nhân còn là Chủ tịch Ủy ban
chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung.
Trong
thời kỳ giữ chức Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo năm 2006, không ai nghe thấy ông
Nhân thắc mắc tại sao sách giáo khoa của Việt Nam không hề ghi hai cuộc
chiến Trung Cộng chiếm Hòang Sa và cuộc chiến xâm lược biên giới năm 1979.
Tại
“Đại hội đại biểu toàn quốc Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc nhiệm kỳ V
ngày 10/07/2012, ông Nhân nói rằng:“Tình hữu nghị truyền thống lâu đời
giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc là tài sản quý báu của nhân dân
hai nước”.
Ông
khẳng định: “Hai nước đã xây dựng quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện
theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt”, và “mong muốn, trong nhiệm kỳ tới,
Hội hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc sẽ quán triệt phương châm quan trọng này
trong các hoạt động cụ thể của mình để góp phần củng cố và thúc đẩy mối quan hệ
hữu nghị giữa nhân dân hai nước”.
Lời
tuyên bố của ông Nhân đưa ra vào đúng thời kỳ Trung Cộng gia tăng đàn áp và
giết hại các ngư dân Việt Nam trên Biển Đông khiến dư luận trong dân rất bất
mãn.
Phương
châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương
lai”, và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” là những
chữ của Trung Cộng trao cho Việt nam thi hành. Phiá Trung Cộng chưa bào
giờ giữ lời hứa “sống hòa bình” với Việt Nam, nhưng Lãnh đạo Việt Nam
không dám chống lại các hành động làm hại Việt Nam của Trung Cộng.
CÁC
ÔNG THANH- DŨNG – SANG THÌ SAO ?
Người
thứ sáu là Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng phải chịu trách nhiệm đã
“vô ơn bạc nghĩa” không hương khói cho những người lính đã
hy sinh tại 6 Tỉnh dọc biên giới Việt-Trung trong suốt 10 năm kháng chiến chống
quân xâm lược Trung Cộng từ ngày 17 tháng 02 năm 1979 đến tháng 9 năm 1989, sau
các trận đánh đẫm máu tại Huyện Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang.
Từ
35 năm qua các Binh đòan từng tham chiến ở biên giới không có bất cứ việc làm
nào để tưởng niệm các đồng đội hay trả ơn các gia đình tử sỹ nhân ngày 17/2.
Chẳng
những thờ ơ như thế mà Tướng Thanh còn “nịnh bợ” Trung Cộng tại
buổi lễ “kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Quân Giải phóng nhân dân Trung
Quốc (1-8-1927/1-8-2012)” tại Hà Nội hôm 28/07/2012: “QĐND Việt Nam luôn luôn
mong muốn đất nước Trung Quốc anh em phát triển hòa bình, thịnh vượng và có vai
trò quan trọng trong việc giữ gìn hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế
giới…Trong những năm tới, hòa bình, hữu nghị hợp tác trong khu vực và trên thế
giới vẫn là xu thế lớn.
Nhưng, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục đẩy mạnh các
hoạt động diễn biến hòa bình; lợi dụng các hoạt động dân chủ, nhân quyền, tôn
giáo nhằm xóa bỏ chế độ XHCN, chia rẽ quan hệ hữu nghị Việt – Trung, đang đặt
ra những khó khăn, phức tạp mới cho Đảng, Chính phủ, nhân dân và quân đội hai
nước”.
Có
lẽ chưa bị Trung Cộng “dạy cho bài học thứ hai” nên ông Thanh chưa hãi sau
1979, hay nghĩ cứ “co như giun” sẽ có ngày ông được đãi ngộ ?
Đến
phiên người thứ Bảy là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Khi có người nhắc đến biến cố Trung Cộng chiếm Hòang Sa
năm 1974 thì ai cũng nghe ông nói “phải kỷ niệm” ở buổi họp
với Hội Khoa học Lịch sử ngày 30/12/2013.
Ông
Dũng nói : “Phải kỷ niệm. Nhưng kỷ niệm thế nào để ổn định. Rồi còn biên giới
Tây Nam thế nào. Chứ không phải Bộ Chính trị không quan tâm”.
Trong
số ra ngày 30/12/2013 báo Thanh Niên online viết: “Thủ tướng cũng cho biết hiện
Bộ Ngoại giao đang soạn thảo đề án kỷ niệm sự kiện: biên giới phía Bắc, Hoàng
Sa. “Kỷ niệm thế nào cho vừa đạt yêu cầu đối nội, vừa đạt yêu cầu đối ngoại. Đó
cũng là lợi ích của nhân dân.
Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này”.
Đến
ngày 18/01/2014, Huyện Hòang Sa của Thành phố Đà Nẵng nhận được lệnh phải hủy bỏ
buổi lễ tri ân và hướng về Hòang Sa. Tại Đền Lý Thái Tổ ở Hà Nội vào sáng ngày
19/01/2014, Công an đội lốt công nhân đem đá đến cưa chơi cho bụi bay
tung toé để phá lễ tưởng niệm 74 Chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh
tại Hòang Sa.
Một đội ngũ Công an, dân phòng và côn đồ khỏang chừng 400 người
đã bao vây, không chế đòan người chừng 200 người biểu tình chống Trung
Cộng bằng cách la lối “ra khỏi nơi thi công” qua máy phóng thanh cực mạnh
chĩa thẳng vào mặt mọi người, kể cả các Phóng viên báo chí người nước ngòai !
THỦ
TƯỚNG DÙNG NÍN THINH
Rồi
ngày 17/02/2014 cũng “lạnh nhạt” qua đi im rơ sau màn nhảy nhót “cực
kỳ phản động” của đám “người Việt lạ dòng” diễn ra trước mắt Tượng Vua Lý
Thái Tổ.
Bỗng
dưng đến ngày 19/02 (2014) ông Dũng lại nói vuốt đuôi như “đinh đóng cột”
rằng : “ "Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng chí, đồng
bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh biên giới xâm
lược của Trung Quốc."
Thủ
tướng của CSVN đã nói như thế tại cuộc họp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
Quốc Việt Nam.
Báo
Lao Động viết thêm : “Tại cuộc họp nói trên, nhiều thành viên Hội đồng tư vấn
của Ủy ban T.Ư MTTQ VN đã khuyến nghị dư luận đang trông chờ một quan điểm
chính thống, sau khi xuất hiện nhiều bài viết, ý kiến về cuộc chiến tranh biên
giới phía bắc ngày 17.2.1979 trong thời gian qua.
Trước
các ý kiến trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Đảng, Nhà nước không
bao giờ quên sự kiện này, và công lao của các đồng chí đồng bào đã chiến đấu
trong cuộc chiến tranh chống xâm lược 1979”.
Thủ
tướng Chính phủ cho biết, hiện tất cả các liệt sĩ hy sinh đều được quy tập ở
các nghĩa trang để hương khói tưởng nhớ. "Song kỷ niệm thế nào để có lợi
nhất cho đất nước. Bộ Chính trị đã nghe 2 phiên về đề án biên giới phía bắc và
Trường Sa-Hoàng Sa. Bộ Chính trị chỉ đạo chặt chẽ về các vấn đề này, với tinh
thần vì lợi ích cao nhất của đất nước, chứ Đảng, Chính phủ, đất nước và dân tộc
Việt Nam không sợ ai. Chúng ta đã có đề án, phân công nhiệm vụ cụ thể về vấn đề
này" .
Nhưng
“chỉ đạo chặt chẽ” của Bộ Chính trị là làm gì mà chưa thấy thi hành, hay đến
bao giờ mới thi hành ?
Phải
chăng vì phải đặt lợi ích Việt-Trung lên “tầm cao chiến lược” mới, phải
luôn luôn vì “đại cục” và phải giữ lời hứa thi hành nghiêm chỉnh
phương châm 16 chữ và 4 tốt theo lệnh của Trung Cộng là “láng giềng hữu nghị, hợp
tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt,
bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” ?
Còn
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có trách
nhiệm gì quanh hai chuyện tưởng niệm Hòang Sa và cuộc chiến biên giới 1979
không ?
Cả
hai ông đều “miệng ngậm hột thị” . Riêng ông Hùng
thì phải trả lời nhân dân tại sao Quốc hội có tới 500 Đại biểu mà không thấy
ai, dù chỉ một người, dám mở mồm nói được đôi điều yêu nước cho mát ruột
các anh linh chiến sỹ và thân nhân 60,000 người đã hy sinh trong cuộc chiến
chống Trung Cộng ở biên giới ?
Tại
sao lại “lạnh như tiền” đến thế, hỡi những người Cộng sản Việt Nam ? Hay
là vì, như tiết lộ của Thiếu tướng Nguyen Đại sứ CSVN tại Bắc Kinh Nguyễn Trọng
Vĩnh tiết lộ : “Tại Hội nghị Thành Đô, do phía ta nhu nhược bị
phía TQ áp đặt. Từ đó, họ tùy tiện can thiệp vào nội bộ ta, ép ta về nhiều mặt,
lấn ta, phá kinh tế của ta... Họ ngăn ta không được nhắc đến cuộc xâm lược của
họ tháng 2/1979…” nên 60,000 quân-dân Việt Nam vẫn
chưa được thanh thản an giấc ngàn thu ?
Vậy
Nguyên Tổng Bí thư đảng Đỗ Mười, đang còn sống tại Hà Nội là người cùng
đi Thành Đô (Tỉnh Tứ Xuyên) với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Cố vấn Phạm Văn
Đồng dự họp với Tổng Bí thư-Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng Giang Trạch Dân và Thủ
tướng Lý Bằng có giám trả lời tướng Vĩnh không, hay sẽ giữ mãi nỗi hận lịch sử
này đến cuối đời ?
02/2014
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment